Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Bước đầu tiên

10/04/201511:57(Xem: 8744)
04. Bước đầu tiên

 

TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN 
TENZIN PALMO và CUỘC SUY TẦM CHÂN LÝ 
Nguyên tác : Cave in The Snow Tenzin Palmo and The Quest For Enlightenment 

Tác Giả: Vickie Mackenzie - Người Dịch: Thích Nữ Minh Tâm


CHƯƠNG BỐN  

BƯỚC ĐẦU TIÊN 

  
Tenzin không khóc khi chuyến xe lửa lăn bánh, bỏ lại sau lưng mẹ cô, quê hương cô, và cũng không biết bao giờ cô mới trở lại; còn hai người bạn gái của cô là Ruth Tarling và Christine Morris thì lệ rơi đầm đìa. Cả ba cô gái đều trực chỉ tới tu viện của bà Freda Bedi.  
  
 - "Tôi cũng không hiểu tại sao tôi không cảm thấy buồn gì khi xa gia đình, xa đất nước tôi như vậy. Tôi chỉ cảm thấy vô cùng sung sướng. Đây là giây phút tôi đã mong đợi từ bao năm qua."  
  
Con tàu "Le Vietnam" là con tàu cũ từ thực dân Pháp. Thủy thủ đoàn gồm có người xứ Ethiopie, Vịêt Nam, Sudan, và Algérie. Vì là tàu cũ nên gía vé đi Ấn Độ rất rẻ. Trên tàu chẳng có quầy rượu hay hồ bơi gì cả; chỉ có một dúm hành khách mà thôi. Chuyến đi mất hai tuần, dừng lại Barcelona, Port Said Aden, và Bombay trước khi dong buồm thẳng về hướng đông.  
  
Trên tàu, Tenzin quen với một thanh niên người Nhật. Chàng thanh niên này vừa thấy Tenzin đã choáng váng và yêu ngay người thiếu nữ duyên dáng, xinh đẹp này; và Tenzin cũng có cảm tình với anh chàng Phật tử người Á Đông này.  
  
Một đêm đẹp trời, Tenzin đang ngồi hóng mát trên boong thì anh ta tiến đến gần và ngỏ lời cầu hôn cô.  
  
Tenzin cười phá lên và cho anh ta đùa cợt. Nhưng không, anh ta có vẻ đứng đắn thật sự. 

- "Tôi không hề nghĩ tới chuyện bất ngờ đó cả. Nhưng tôi cảm thấy hơi phân vân nghĩ ngợi. Thực ra anh ta rất đẹp trai và nồng hậu vô cùng. Các bạn tôi đều nói, nếu tôi không lấy anh ta thì có lẽ không bao giờ tôi kiếm được một người chồng tử tế đáng yêu như vậy. Tuy nhiên, tôi đã cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định. Đức Phật đã dạy "Đời là bể khổ" - một ngày nào đó, anh ta sẽ chán tôi, và cuộc sống gia đình thực tế cũng chẳng có gì hay ho thơ mộng cả. Tôi sẽ là một ni cô - Cuộc đời xuất gia mới đúng là cuộc đời của tôi."  
  
Tenzin ước hẹn với chàng thanh niên Nhật Bản là Tenzin sẽ ở lại Ấn một năm thử thách, và nếu cô không tu được, cô sẽ đi Nhật để gặp anh ta.  
  
Tenzin và hai người bạn gái đến Dalhousie, Bắc Ấn vào tháng 3.  
  
- "Khi tôi đến Dalhousie, tôi gặp cả ngàn vị tăng sĩ Tây Tạng đang ở đó; và tuyết , tuyết rơi trắng xóa phủ khắp nơi, nổi bật trong nền trời xanh lơ. Tuyệt vời quá ! Đẹp quá !  
  
Cô kể tiếp tục :  
  
- "Chúng tôi thấy bà Bedi đang nấu ăn trong bếp. Bedi là một phụ nữ to lớn, đẫy đà, với đôi mắt xanh to, mũi cao thẳng, và tóc đã hoa râm. Trông bà độ khỏang 50 tuổi. Trong chiếc áo cổ truyền Tây Tạng mầu đỏ xậm, bà Bedi trông còn to lớn kinh khủng hơn; nhưng bà ấy rất cởi mở và thân thiện."  
  
Cuộc đời bà Bedi kể ra cũng rất lý thú. Bà thuộc dòng dõi qúy tộc Anh quốc; và cuộc tình giữa bà và người sinh viên gốc Ấn tại đại học Oxford (sau này là chồng bà) đã chấn động cả thành phố bà đang ở với gia đình. Bà quyết định lấy người bà yêu và chống lại thành kiến phân biệt giai cấp và chủng tộc của chế độ phong kiến Anh quốc. Bà và người chồng rời khỏi xứ Anh, nơi đã đem lại cho bà nhiều đau khổ hơn là sung sướng.  
  
Năm 1959, khi dân Tây Tạng lưu vong theo chân Đức Đạt Lai Lạt Ma chạy trốn qua Ấn, bà Bedi xin xuất gia và được Ngài cho pháp danh là Khechock Palmo. Bà đã giúp đỡ người Tây Tạng thật nhiều và ngay cả Trungpa cũng đã theo học Anh văn cơ bản tại học viện do bà sáng lập. Tuy nhiên, bà Bedi không biết nắm lấy thời cơ; khi thị trường đất đai tại Ấn sụt giá, bà lại đi mua những thứ không cần thiết - vì thế, khi giá cả thay đổi, bà Bedi đã mất sạch tiền. Nhưng dù sao đi nữa, Bedi vẫn là người cống hiến rất nhiều cho Phật giáo Tây Tạng trong những năm đầu lưu vong tại Ấn.  
  
Dalhousie là vùng đồi núi đẹp phủ đầy thông xanh. Hàng ngàn con khỉ đủ loại đang chen chúc nhau ở tại đó. Khi Tenzin đến Dalhousie, cô thấy vẫn còn những ngôi nhà thờ Chính Thống giáo Anh quốc, vài trụ sở, và những căn nhà cổ kiểu Anh với trần nhà cao, hành lang rộng và vườn hoa đầy hoa hồng, hoa thược dược. Khi ta leo lên tới độ cao 7.000 bộ, Dalhousie không những cống hiến cho ta một cảm giác sảng khoái lâng lâng tuyệt đỉnh của tâm hồn, mà còn phơi bầy trước mắt ta một phong cảnh thần tiên diễm lệ tuyệt vời của những cánh đồng xanh mướt chân trời xứ Ấn và dãy Hy Mã Lạp Sơn hoành tráng sừng sững như một vị thần linh đầy uy quyền đang dang tay che chở toàn dân Tây Tạng. Đứng trước quang cảnh hùng vĩ đó, Tenzin cảm thấy con người thật nhỏ bé, quá yếu đuối trước thiên nhiên.  
  
Qua bà Bedi, Tenzin biết rằng Dalhousie là trạm dừng chân đầu tiên của 5.000 dân lưu vong Tây Tạng. Sau đó họ di chuyển xuống vùng Dharamsala, đi Nam Ấn và vài vùng định cư khác; nhưng năm 1963, khi dân số lưu vong Tây Tạng đã lớn rộng, các vị Lạt Ma cao cấp đã quyết định dựng tu viện như các tu viện lớn Sera và Drepung tại Tây Tạng, và họ cố gắng tái tạo và gìn giữ những di tích cổ truyền hay phong tục Tây Tạng tại xứ người.  
  
Tenzin nhớ lại :  
  
- "Dalhousie là nơi tu học lý tưởng, tuyệt vời. — đó, không có xe hơi và bụi bặm dơ bẩn. Không khí trong lành, mát mẻ. Sáng và chiều, mọi người đều ra đồng làm việc, các vị Lạt Ma tụng đọc kinh điển. Ai nấy đều vui vẻ tự do, ca hát sảng khoái."  
  
Là một phụ nữ Tây Phương đầu tiên trong số rất ít người ngoại quốc đến Dalhousie, Tenzin được sự lưu ý đặc biệt của dân Tây Tạng cũng như các vị Lạt Ma.  
  
Lần đầu tiên được gọi đến chào hỏi ngài Karmapa, vị Lạt Ma cao cấp nhất của tông phái Kargyu, Tenzin thấy run sợ trước vẻ nghiêm khắc của Ngài. Ngài Karmapa được tôn sùng không kém Đức Đạt Lai lạt Ma.  
  
Ba tháng sau ngày Tenzin đến Dalhousie, cô được diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, "Phật Sống" của dân Tây Tạng. Tenzin mặc quốc phục của người nữ Tây Tạng để vào đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma.  
  
Vừa thấy cô, Ngài nói :  
  
- "Ồ, trông cô giống như người ở vùng Lhasa. Thế nào, ni cô, sự tu tập của cô có tiến bộ chút nào không?"  
 

Câu hỏi của Đức Đạt Lai Lạt Ma làm Tenzin sửng sốt.  
  
 - "Tôi không hiểu sao Ngài lại gọi tôi là "Ani-la" (ni cô) giống như cách của hai vị tu sĩ gặp nhau và chào hỏi nhau. Không lẽ Đức Đạt Lai Lạt Ma thấy được quá khứ và tương lai của tôi?"  
  
Tenzin nhìn Đức Đạt Lai Lạt Ma và tự nhiên cô buột miệng nói :"Không, tôi không phải đến từ Lhasa. Tôi là Khampa, người xứ Kham." (Khampa là một sắc dân thuộc miền Đông Tây Tạng)  
  
 - "Cô có những kế hoạch, phương án như thế nào?" Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi tiếp.  
  
 - "Những chương trình dự án, dù vĩ đại đến đâu, cũng đều tan thành tro bụi. Ngài biết rõ như vậy." Tenzin bướng bỉnh trả lời. Cô biết là Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ hỏi đố vậy thôi. Vạn vật đều vô thường. Cô không có một chương trình dự án gì cả; ngoài sự nỗ lực đi tìm chân lý.  
  
Một tuần lễ sau, Tenzin gặp được người quan trọng nhất đời cô - người mà cô đã bỏ xứ sở để qua Ấn Độ tìm kiếm. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2021(Xem: 5405)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4900)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9636)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 5267)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4275)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
07/02/2021(Xem: 5131)
Nhà thiền có danh từ Tọa Xuân Phong để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực! Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng tới kiếp nhân sinh?
07/02/2021(Xem: 5348)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo. Đôi mắt hiền lành của nó nhìn chú như mỉm cười, tin tưởng và thuần phục. Những con trâu bé hơn lại nhìn bước đi vững chãi, an lạc của con trâu đầu đàn mà nối nhau, cùng thong thả qua sông. Đây là khúc sông cạn mà chú đã dọ dẫm kỹ lắm. Đáy sông lại không có những đá nhọn lởm chởm có thể làm chân trâu bị thương. Bên kia sông, qua khu rừng có những cội bồ đề râm mát là tới đồng cỏ rộng. Mùa này, sau những cơn mưa, cỏ non vươn lên xanh mướt, đàn trâu gồm bẩy con mà chú có bổn phận chăm sóc tha hồ ăn uống no nê sau những giờ cực nhọc cầy bừa ngoài đồng lúa.
07/02/2021(Xem: 8144)
Khi những cơn bảo và áp thấp nhiệt đới hung hãn nhất vừa tạm qua đi, khí trời phương Nam cũng trở buồn se lạnh. Nhiều người cho đó là hoàn lưu của những cơn bão miền Trung mà tất cả con dân “bầu bí chung dàn” vẫn còn đang hướng về chia sẻ, nhưng ít người nhận ra rằng đó chính là cái se lạnh của mùa đông phương Nam, báo hiệu mùa xuân sắp đến nơi ngưỡng cửa của bộn bề lo toan hằng năm.
06/02/2021(Xem: 6273)
Mười bức “Tranh Chăn Trâu” trong phần này là của họa sư Nhật Bản Gyokusei Jikihara Sensei, vẽ vào năm 1982 nhân một cuộc thăm viếng thiền viện Zen Mountain Monastery ở Mount Tremper, New York, (Hoa Kỳ). Họa sư vẽ để tặng thiền viện. Các bài thơ tụng thời nguyên gốc của thiền sư Quách Am viết vào thế kỷ thứ 12. Thơ tụng được chuyển dịch ở đây bởi Kazuaki Tanahashi và John Daido Loori, sau đó được nhuận sắc bởi Daido Loori để mong tạo lập ra những hình ảnh và ẩn dụ cho thêm giống với phong cảnh núi sông ở quanh thiền viện Zen Mountain Monastery. Thiền sư Daido Loori là người lãnh đạo tinh thần và là tu viện trưởng của thiền viện này.
04/02/2021(Xem: 5717)
Hôm qua mình có giới thiệu cuốn sách Buddhism in America (Phật Giáo Mỹ) của Richard Hughes Seager. Có bạn hỏi thêm muốn tìm hiểu Phật Giáo Mỹ nên nhờ mình giới thiệu vài cuốn. Nghĩ rằng đây là câu hỏi hay nên mình xin viết giới thiệu 7 cuốn sách để nhiều người lợi lạc. 1. Cuốn The Faces of Buddhism in America (Diện Mạo của Phật Giáo ở Mỹ) do Charles Prebish 2. Buddhist Faith in America (Đức Tin Phật Giáo ở Mỹ) tác giả Michael Burgan 3. Buddhism in America của Richard Huges Seager (1999, tái bản 2012) 4. Buddhism in America của Scott Mitchell 5. Altered Traits: Science Reveals How Meditation Changes Your Mind, Brain, and Body, 2017 6. A Mindful Nation: How a Simple Practice Can Help Us Reduce Stress, Improve Performance, and Recapture the American Spirit, 2012, 7: American Dharma: Buddhism Beyond Modernity
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]