Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Nơi không thích hợp

10/04/201511:52(Xem: 8293)
02. Nơi không thích hợp

 

TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN 
TENZIN PALMO và CUỘC SUY TẦM CHÂN LÝ 
Nguyên tác : Cave in The Snow Tenzin Palmo and The Quest For Enlightenment 

Tác Giả: Vickie Mackenzie - Người Dịch: Thích Nữ Minh Tâm


CHƯƠNG HAI  

NƠI KHÔNG THÍCH HỢP 
  
Tenzin Palmo sinh ra tại căn nhà truyền thống lịch sử Woolmers Park ở Hertfordshire. Đúng ra đó là một thư viện nổi tiếng. Không phải vì Tenzin thuộc dòng dõi qúy tộc nên cô được sanh ra ở đó; mà bởi vì đúng vào ngày sanh của cô 30 tháng 6 năm 1943, nhà độc tài Đức quốc xã Hitler Luftwaffe đã tấn công Luân Đôn trong trận Đệ Nhị Thế Chiến. Những bệnh viện đều trở thành hầm trú ẩn, cứu thương, và tạm cư.  
  
Khi mới sanh ra, Tenzin trông rất xấu xí, không có tóc, không có lông mi, và cả móng tay nữa; nhưng người mẹ vẫn cưng yêu đứa bé gái và âu yếm đặt tên con là Diane.  
  
Tenzin lớn lên trong cửa tiệm bán cá của gia đình số 72 đường Old Bethnal Green Road, khu London East End. Ngày nay, khu phố này không còn nữa; nhưng vào thập niên 40, khu phố này rất đông đúc, chật hẹp, và ám khói.  
  
Tenzin kể lại:  
  
"Từ bé, tôi đã có cảm giác rất mạnh mẽ là nơi này không thích hợp với tôi. Ngay bây giờ, tôi vẫn có các cảm giác là Anh Quốc không phải là đất sống của tôi."  
  
Cha của Tenzin, ông George Perry, là chủ của cửa hàng bán cá. Ông là một người nhỏ con, và lớn hơn vợ ông đến 20 tuổi; vì thế, ông rất cưng chìu vợ con. Ông hay lui tới những trường đua ngựa, nuôi chó, và các nhà hát kịch. Năm Đại Thế Chiến thứ I, ông gia nhập quân đội, và khi tàn chiến tranh, ông trở về với căn bịnh viêm phế quản nặng. Làm việc trong cửa hàng bán cá vừa ướt vừa lạnh, căn bệnh quái ác đó đã tàn phá cơ thể ông và ông đã chết lúc 57 tuổi khi Tenzin chỉ mới lên 2.  
  
Tenzin kể lại rằng:  
  
 - "Thật đau buồn vì tôi không biết gì về cha tôi; nhưng tôi nghe nói lại rằng ông là một người rất tử tế và dễ thương. Tôi nhớ là người ta nói rằng mẹ tôi trẻ hơn cha tôi đến 20 tuổi, và bà thường đi khiếu vũ với các bạn nhẩy của bà. Cha tôi luôn khuyến khích mẹ tôi vui hưởng tuổi xuân của bà. Ông thường dọn đồ ăn sẵn để dành cho bà mỗi lần bà đi chơi khuya về. Tôi biết là cha tôi rất muốn có đứa con gái vì ông đã có hai đứa con trai với người vợ trước. Nhưng đối với tôi, ông chỉ còn trong tấm ảnh mà thôi."  
  
Khi cha của Tenzin mất, mẹ của Tenzin, bà Lee Perry, một người nội trợ, phải vất vả lắm mới nuôi nổi hai con, Tenzin và anh trai của cô, Mervyn lớn hơn cô 6 tuổi.  
  
Mẹ của Tenzin là một phụ nữ vui tánh, lạc quan, phóng khoáng, và giúp đỡ Tenzin trong mọi hoàn cảnh suốt cả cuộc đời bà. Họ rất thương yêu và gần gũi nhau.  
  
 - "Mẹ tôi thật đáng yêu. Tôi vô cùng tôn trọng bà." Tenzin nói."Mẹ tôi đã làm việc rất vất vả và luôn luôn để ý đến ý kiến hay tư tưởng mới lạ. Bà là người có đầu óc tân tiến, cởi mở. Khi bà gặp cha tôi, ông đã sống ly thân nhưng chưa ly dị. Mẹ tôi không cho điều đó là quan trọng và đã sống với cha tôi và có 2 con với ông. Thời bấy giờ, việc một ngườI phụ nữ lấy một người đàn ông chưa ly dị vợ là một sự kiện khó chấp nhận. Nhưng đến khi cha tôi ly dị người vợ trước rồi, mẹ tôi cũng không công khai kết hôn với ông; vì bà thích tự do và độc lập của riêng mình." 
  
Dù lớn lên trong một môi trường ồn ào, náo nhiệt của dân cư vùng đông Luân Đôn với bản tánh dí dỏm, khôi hài của họ; và dù ngay cả khu East End là một thị trấn đáng yêu, dễ sống, Tenzin Palmo, ngay từ hồi còn bé, đã là một cô bé thích sống yên tĩnh và đầy nội tâm. Tenzin cũng có bạn nhưng không hề dẫn bạn về nhà chơi. Cô nói: "Tôi không bao giờ quan tâm về chuyện bạn bè cả. Tôi biết có một cái gì khác mà tôi cần phải làm hơn. Tôi chỉ thích ngồi yên lặng và đọc sách. Tôi nhớ là các thầy giáo của tôi thường cho tôi mượn sách. Các bạn tôi thì không bao giờ được như vậy."  
  
Tenzin rất chú tâm đến những gì liên quan đến phương Đông, mặc dầu lúc bấy giờ, đối với người dân Anh và gia đình Tenzin, Đông Phương là một cái gì hoàn toàn xa lạ.  
  
 - "Tôi đã bỏ nhiều thì giờ một mình ngồi vẽ các cô gái Nhật Bản duyên dáng xinh tươi trong tà áo kimono. Tôi còn nhớ từng chi tiết nhỏ nhặt tôi đã vẽ họ. Khi người Trung Hoa đầu tiên đến khu vực West End mở tiệm ăn, tôi đã năn nỉ mẹ tôi dẫn tôi đến đó để xem mặt mũi người phương Đông thế nào." Và cô nói rằng: "Nhất là đối với giới nữ tu và tông phái Thiền, tôi cảm thấy có một cái gì hấp dẫn, lôi cuốn tôi không thể giải thích được." "Tôi rất thích các dòng tu kín. Nếp sống khổ hạnh, giản dị, những buổi cầu nguyện không dứt và lời thề dâng trọn đời cho hạnh phúc mọi người thực sự làm tôi rung động và ngưỡng mộ. Có lần một người bán hàng thực phẩm đã hỏi tôi sau cùng muốn làm gì, tôi trả lời không do dự "Làm nữ tu". Bà ta phá lên cười và nói rằng tôi sẽ đổi ý khi tôi lớn lên. Tôi nghĩ thầm "Bà lầm rồi"; nhưng lúc đó, tôi không hiểu là tôi muốn trở thành nữ tu tôn giáo nào." 

Còn vài sự kiện khác thường nữa như Tenzin Palmo luôn luôn nghĩ là mình đã sanh lầm làm con gái. "Người lớn nói với tôi rằng thân thể con người sẽ thay đổi khi họ trưởng thành, và tôi rất thích thú khi suy tưởng tôi sẽ thành con trai khi tôi lớn lên" 

Ngay từ tấm bé, Tenzin là một đứa trẻ yếu đuối, ốm đau luôn. Cô sanh ra đã bị dị dạng; xương sống bị vặn vẹo về phía trái và do đó, cả cơ thể lệch hẳn đi, không ngay thẳng. Năm cô độ vài tháng tuổi, cô bị viêm màng não, nằm bịnh viện chữa khỏi độ ít lâu, sau lại bị đau lại. Cứ vài tháng, cô lại vào nhà thương chữa trị; một tuần độ 3, 4 lần đi điều trị dược liệu pháp. Tenzin ốm yếu bịnh hoạn luôn đến nỗi nhà trường tài trợ cho cô bé được đi dưỡng bịnh ở một vùng ven biển để dưỡng sức. 

- "Không một ai có thể tìm ra nguyên do xác đáng, nhưng cứ một năm độ 2, 3 lần, tôi lại bị những cơn sốt cao độ quật ngã và chứng bịnh đau đầu kinh khủng lại hành hạ tôi kịch liệt. Sau này, khi lớn lên, tôi tự biết đó là quả báo của những  
kiếp trước của tôi, bởi vì những căn bịnh đó từ từ biến mất theo thời gian và nhất là tôi không hề bị bịnh nặng lúc tôi ở trong động tuyết." túc cho lắm; vì sau khi cha cô qua đời, mẹ cô không biết quản lý cửa hàng cá nên bị người anh họ gạt sạch tiền. Nợ nần ngập lụt đầu, mẹ Tenzin phải làm việc cật lực ngày đêm mới xoay sở nổi qua ngày và trả nợ. Mặc dù mất cha và sống thiếu thốn như vậy, anh em Tenzin vẫn vui vẻ an ổn trong tình thương của mẹ và tuổi thơ anh em họ êm đềm trôi qua. Cô học rất giỏi, nhất là về môn Anh văn, Lịch sử, và những môn trắc nghiệm tâm lý hay trí thông minh; nhưng cô kể lại rằng cô vẫn không thích thú các môn học này bởi vì cô biết chúng không ích lợi gì cho mục dích cô đã chọn.  
  
Mẹ của Tenzin, bà Lee Perry, là một người sùng đạo và rất tin về thuyết linh hồn có thực sau khi chết.  
  
Hàng tuần vào tối thứ tư, lúc 8 giờ, những người hàng xóm thưỡng tụ tập tại nhà của Tenzin để cầu cơ gọi hồn. Cô kể lại:  
  
- "Chúng tôi thường ngồi quanh một cái bàn tròn bằng gỗ rất nặng, và người ngồi ở giữa sẽ là người cầm cơ để chuyển đạt lại những gì người chết nói. Tôi nhớ có một đêm nọ, mẹ tôi đùa nói là những người chết không có sức mạnh đâu và họ đánh cá với nhau xem ai thắng. Họ mời bà chủ tiệm tạp hóa rất nặng ký ngồi lên bàn và họ yêu cầu người chết nhấc bàn lên. Thật dễ sợ, cái bàn gỗ nặng nề và người phụ nữ mập mạp đó như được bàn tay vô hình nào đó nhấc bổng lên một cách nhẹ nhàng và từ từ di động xung quanh căn phòng."  
  
Từ những buổi cầu cơ đó, mẹ con chúng tôi thường nói chuyện với nhau về thế giới vô hình bên kia. Có nhiều người sợ không dám nói, thâm chí không dám nghĩ đến cái "Chết"; nhưng đối với chúng tôi, "Chết" là một cái gì tự nhiên và tất yếu sẽ xảy đến cho mọi người.  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2021(Xem: 4778)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4800)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5166)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
22/01/2021(Xem: 5334)
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org
22/01/2021(Xem: 6601)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.
21/01/2021(Xem: 6872)
Nhân ngày Lễ Phật Thành Đạo năm nay, trong tâm tình hộ trì Tam Bảo, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ tu hành nơi xứ Phật, đặc biệt là chư Tăng thường trú tại khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo.. Xin tường trình cùng chư vị một số hình ảnh của buổi cúng dường chư Tăng các truyền thống Đạo Phật (International Maha Sangha), chư Tăng Tibet, India, Lào, Miến, Thái, Bangladesh, Việt Nam.. tai Bồ Đề Đạo Tràng. (Với tổng số 500 vị, mỗi vị thọ nhận 1 phong bì với tịnh tài 1000Rupees- tương đương 14usd và cúng dường thọ trai)
21/01/2021(Xem: 4862)
Trường phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng tổ chức Pháp hội Nyingma Monlam Chenmo lần thứ 32 tại Đại Giác Ngộ Tự (Mahabodhi Temple), thành phố Bodh Gaya, tiểu bang Bihar, nơi mà ngày xưa, cách đây 2550 năm, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã giác ngộ chân lý tối thượng dưới gốc cây Bồ-đề sau 6 năm khổ hạnh tinh chuyên. Sự kiện bắt đầu khai mạc vào ngày 14 tháng Giêng và sẽ kết thúc vào ngày 23 tháng Giêng năm 2021. Tuân theo nguyên tắc và hạn chế tập trung đông người do đại dịch Covid-19, sự kiện diễn ra chỉ có khoảng 100 vị Tăng sĩ Phật giáo tham dự.
21/01/2021(Xem: 4519)
Cư sĩ Matthew Kapstein, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1949, Giáo sư thỉnh giảng, nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm, học giả triết học Phật giáo Đại học Chicago, chuyên về lịch sử triết học Ấn Độ, Tây Tạng, và lịch sử văn hóa Phật giáo Tây Tạng, nghiên cứu những ảnh hưởng văn hóa trong việc Trung cộng cưỡng chiếm Tây Tạng. Ông là Giáo sư thỉnh giảng về Nghiên cứu Phật học tại Trường Đại học Thần học Chicago, Hoa Kỳ và Giám đốc Nghiên cứu Tây Tạng tại École pratique des hautes études ở Paris, Pháp.
20/01/2021(Xem: 5043)
Mỗi năm đến ngày mùng 8 tháng Chạp, giới Phật giáo Bắc tông cử hành lễ kỷ niệm Ngày Thành đạo của đức Phật Thích Ca (theo truyền thống Phật giáo Nam tông, ngày đức Phật Đản sinh, Xuất gia, Thành đạo và Niết bàn đều là ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch). Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của sự thành đạo. Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, và đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ở cõi trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới.
20/01/2021(Xem: 5808)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng mọi người và mọi vật có thường xuất hiện đến chúng ta trong cách này hay không. Khi chúng ta bị tác động bởi những tư tưởng trong một trình độ vi tế, thật khó để xác định chúng ta nắm bắt chúng như thế nào. Do thế, hãy xem xét một thời điểm khi mà chúng ta cảm thấy thù hận và khao khát mạnh mẽ. Một con người và sự kiện thù hận và khao khát dường như cực kỳ cụ thể, ngay cả hoàn toàn không thay đổi, có phải thế không? Khi chúng ta nhìn một cách sát sao, chúng ta sẽ thấy rằng không có cách nào để thừa nhận là chúng ta đã thấy những hiện tượng như lệ thuộc trên tư tưởng rồi. Chúng ta sẽ thấy rằng chúng dường như tồn tại trong những điều kiện của chính chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]