Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời giới thiệu

10/04/201511:44(Xem: 9808)
Lời giới thiệu
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN  

Tenzin Palmo Và Cuộc Suy Tầm Chân Lý 

blankDianne Perry, (sau này được biết đến qua pháp danh Tây Tạng của cô là Tenzin Palmo) là một vị ni cô người Anh đầu tiên, đã ẩn cư thiền định suốt 12 năm trong một hang động cao 12.300 bộ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách ngăn khỏi thế giới trần tục bởi những rặng núi phủ đầy tuyết trắng quanh năm. 

Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn; cô tự trồng lấy thực phẩm và ngủ ngồi trong cái hộp gỗ rộng cỡ 3 bộ vuông (theo truyền thống Tây Tạng, các vị tu sĩ đều tọa thiền trong một cái hộp gỗ như vậy). Cô không bao giò ngủ nằm. Mục đích của Tenzin Palmo là chứng đạo trong hình tướng một người nữ. 

Sanh vào năm 1943, Tenzin Palmo lớn lên ở trung tâm khu London's East End. Cô là con gái một người bán cá. Khi còn bé, Tenzin Palmo đã thích sống lặng lẽ một mình. Cô đã tìm hiểu nghiên cứu các tôn giáo phương Đông và khát khao được giác ngộ chân lý. 

Năm 20 tuổi, thể theo tiếng gọi tâm linh, Tenzin Palmo đã bỏ việc làm tại thư viện và đáp tàu đi Ấn Độ. 

Năm 1964, sau ba tuần lễ diện kiến và học hỏi với một vị đạo sư, Tenzin Palmo đã trở thành vị ni cô Tây Phương đầu tiên xuất gia tại Ấn Độ. Cô sống trong một tu viện Phật Giáo Tây Tạng và cũng là người phụ nữ duy nhất trong số hàng trăm tăng sĩ. Do đó, cô đã kinh nghiệm sự đối xử cách biệt đối với hàng nữ tu. Cô đơn và đau khổ, cô đã thề nguyện sẽ chứng đạo trong hình tướng một người nữ, dù phải trải qua vô lượng số kiếp.

Với tư tưởng đó, năm 1970, cô bắt đầu cuộc sống độc cư tại một nơi tĩnh mịch vắng vẻ; và 3 năm sau, cô tìm đến một động tuyết cao chót vót trên dãy Hy Mã Lạp Sơn để ẩn cư thiền đĩnh. 

Năm 1988, cô rời khỏi động Tuyết Sơn với ý định sẽ thành lập một nữ tu viện ở miền Bắc Ấn để giúp cho các phụ nữ khác đạt tới cảnh giới giác ngộ. Từ lúc bắt đầu sống đời ẩn sĩ chỉ với 80 Anh kim một năm, Tenzin Palmo đã trở thành một người nổi tiếng với những cuộc du thuyết toàn cầu; và tổ chức quyên góp xây nữ tu viện của cô càng lúc càng hoạt động sôi nổi. Tenzin Palmo đã đến với cuộc đời này, rời bỏ nó, và rồi lại trở về một lần nữa để giúp đỡ mọi người. 

Tenzin Palmo đã kể lại cuộc sống ẩn cư của cô cho Vickie Mackenzie với tất cả lòng nhiệt thành cởi mở. Cô nói về những trở ngại, gian nan cô đã vượt qua, những thôi thúc thử thách mãnh liệt, và những xúc cảm tâm linh mà cô đã chứng nghiệm. Cô cũng có đủ can đảm để trung thực diễn tả những dằng co khắc khoải mâu thuẫn giữa tình yêu trai gái và tiếng gọi nội tâm đầy ân sủng. 

"Trong Động Tuyết Sơn" là một kiệt tác phẩm diễn tả sự can đảm, khí phách, và trí tuệ của một vị ni cô Tây Phương đầu tiên đầ đối phó và vượt qua một cách dũng mãnh những chướng ngại thiên nhiên; cũng như sinh lý và tâm lý để đạt tới cảnh giới giác ngộ giải thóat. 

Qua những sự kiện và kinh nghiệm chứng đạt của cô, Tenzin Palmo đã chứng tỏ cho chúng ta thấy cô là một nữ anh hùng của thời đại chúng ta,một ngọn đuốc sáng đốt cháy hàng rào cản ngăn bước tiến của giới phụ nữ, và san bằng mọi ranh giới phân chia cách biệt giữa người và người, giữa nam và nữ từ ngàn xưa cho đến tận thế kỷ 20 này. 


Vickie Mackenzie

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 7512)
Một lần nọ, tôi hỏi một vị Sư “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”có phải là câu hay nhất trong kinh Kim Cang không thì Sư nhẹ nhàng bảo không, trong kinh Kim Cang câu nào cũng hay cả! Quả thật dần dần tôi cũng thấy ra kinh Kim Cang chỗ nào cũng hay cả, mà hình như ngày càng hay hơn, nhất là khi… áp dụng vào đời sống hằng ngày, đúng như Edward Conze nói. Cách viết, cách trình bày từng chữ từng câu trong kinh Kim Cang chặt chẽ, thuyết phục và nói chung là… hấp dẫn! Tôibị cuốn hút vào Kim Cang cũng như trước kia với Tâm Kinh. Tâm Kinh- dạycho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử thông tuệ, trí thức nhất của Phật- hình như là để trả lời rốt ráo cho câu hỏi Tại sao,mang tính lý thuyết; còn Kim Cang thì nói cho Tu Bồ Đề
31/03/2013(Xem: 8023)
Một ngạn ngữ nhà Thiền vẫn thường được nhắc đến để sách tấn, khuyên răn Tăng Ni trong việc tùng chúng tu tập, giữ mình không rơi vào những sa ngã, kéo lôi của dòng thế tục, đó là câu: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại” (Tăng mà rời đại chúng thì tăng suy tàn; cọp mà xa rừng thì cọp thất bại).
30/03/2013(Xem: 7098)
Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy… như vầy… “Ông hãy lắng tai nghe cho kỹ đây. Ta sẽ vì ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang rất muốn nghe!”.
29/03/2013(Xem: 7606)
N ăm nay (2006) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Chi Bộ Đức Quốc và Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đăng cai tổ chức kỳ thứ 18 Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu, từ ngày 27 tháng 7 năm 2006 đến ngày 5 tháng 8 năm 2006 tại địa điểm
29/03/2013(Xem: 8104)
Trong buổi thiền tọa hôm nay chúng ta đã kết nối được với tổ tiên. Chúng ta biết tổ tiên đang có mặt trong từng tế bào cơ thể. Một người mất gốc, một người bị cắt đứt liên hệ với tổ tiên không thể là một người có hạnh phúc. Cũng như cây không có gốc rễ thì cây không thể sống, nếu chúng ta không tìm tới gốc rễ thì chúng ta không sống được. Tết là một dịp để chúng ta tìm về nguồn và tiếp cận được với gốc rễ của mình.
29/03/2013(Xem: 8871)
Có hai thầy trò nhà kia làm nghệ sĩ xiếc. Thầy là một người đàn ông góa vợ và học trò là một cô gái nhỏ tên Kathullika. Hai thầy trò đi khắp đó đây trình diễn để kiếm sống. Màn trình diễn thường xuyên của họ là ông thầy đặt một cây tre khá cao trên đỉnh đầu mình, rồi bé gái leo dần lên đầu cây và dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao để giữ thăng bằng và ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
29/03/2013(Xem: 6736)
Thầy Chỉnh Tuệ, sư cô Trí Hải và một số thi văn hữu định làm một tập văn về cố thi sĩ BÙI GIÁNG. Chỉnh Tuệ biết Bùi Giáng thường tới thăm tôi nên đã ngỏ ý xin tôi viết ít dòng tưởng niệm?
29/03/2013(Xem: 7402)
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư: - Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: - Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
26/03/2013(Xem: 8781)
Sự phát triển của khoa học y sinh hiện đại và công nghệ sinh học đã tạo ra những tình huống phức tạp mà chúng đang gia tăng mạnh mẽ mỗi ngày. Những tình huống này đưa ra những nan đề đạo đức lớn hơn bao giờ hết. Xã hội và loài người đang đương đầu với những nan đề đạo đức sâu sắc, cần đến một lĩnh vực đạo đức hoàn toàn mới, được gọi là “đạo đức y sinh”(biomedical ethics).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]