Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa hậu Võ Bích Liên đi tu

05/04/201521:33(Xem: 388022)
Hoa hậu Võ Bích Liên đi tu

HOA HẬU VÕ BÍCH LIÊN

NGƯỜI CON GÁI LÀNH CỦA ĐỨC THẾ TÔN

                                                                                               

                                                                                                 bài: Võ Văn Tường, ảnh: tư liệu

 

 Hoa Hau di tu (1)

Lễ thế phát xuất gia của Hoa hậu Võ Bích Liên

 

Vào ngày 15 tháng 02 năm 2015 tại Như Lai thiền tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ; được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới Thích Giác Nhiên cùng chư Tôn đức chứng minh, Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Hồi đã cắt tóc cầu nguyện và chứng minh cho Phật tử Tâm Hoa, thế danh Võ Elizabeth Bích Liên xin xuất gia, ban pháp hiệu là Liên Ngọc và chỉ dạy cô về tịnh xá Ngọc Vân ở Việt Nam làm lễ thế phát xuất gia.

Ni Co Lien Ngoc (2)Ni Co Lien Ngoc (1)

 

 

Hoa Hau di tu (2)

 

 

Buổi lễ thế phát xuất gia của Phật tử Tâm Hoa được tổ chức trang nghiêm, trọng thể tại tịnh xá Ngọc Vân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam vào lúc 09 giờ sáng ngày 26 tháng 02 năm 2015, nhằm ngày mùng 8 tháng giêng năm Ất Mùi. Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Giác Hoằng và Ni trưởng Thích Nữ Diệu Liên, trụ trì tịnh xá Ngọc Vân. Sau lời giáo huấn của Hòa thượng chứng minh, với chất giọng trầm ấm, sâu lắng, Ni cô Liên Ngọc đã tác bạch đến chư Tôn đức Giáo phẩm và đại chúng tham dự. Lời tác bạch có đoạn:

 

“Thế gian này bản chất là khổ, chính lòng tham của con người làm cho thế gian này đau khổ.  Lòng ham muốn vị kỷ không có điểm dừng đã thúc đẩy tạo nghiệp và kéo ta cứ mãi trôi lăn trong luân hồi, sinh tử. Cuộc đời là vô thường, mọi vinh quang của thế gian không thể nào sánh với điều mầu nhiệm của đạo lý, chỉ có Phật pháp mới mang đến hạnh phúc thật sự.


Con có mặt trên cuộc đời này là thêm một lần bước vào vòng luân hồi đau khổ. Thế nhưng, trước đây con không hề biết điều này, cứ nghĩ sự có mặt của mình là điều kỳ diệu, và phải sống thật hạnh phúc để không uổng kiếp người.Từ lúc nhỏ, con luôn nghe mọi người xung quanh mình định nghĩa về hạnh phúc, và lập trình cho thế hệ sau về một hành trình lý tưởng để truy tìm hạnh phúc. Suốt một đời con phải lăn lộn, bon chen để tìm cái gọi là “hạnh phúc” đó, nhưng hạnh phúc là gì? Là ăn ngon, là mặc đẹp, là nhà lớn, là cao sang, là danh vọng và những nhu cầu mà cái thân tội lỗi này đòi hỏi. Theo dòng đời cuốn trôi, con mê mờ tăm tối, cứ mãi loay hoay đi tìm hạnh phúc. Trong suốt quãng đường đi tìm cái hạnh phúc đó, cũng đã bao lần con với tay lên những nấc thang danh vọng diễm lệ và cao sang, nhưng cũng không thiếu những lần thất bại đớn đau ê chề. Cứ đuổi bắt với cuộc đời, cứ đua tranh với đồng loại khiến con nhận thức sự hiểm nguy của tham lam, sân hận và si mê, để rồi nhiều đêm con tự hỏi, ta sẽ vĩnh viễn nắm giữ hiện tại của vật chất danh vọng, hay nó sẽ là của cuộc đời mà ta là người khách tạm? Làm sao để thoát khỏi sự xoay chuyển của cuộc đời nếu ta cứ mãi trầm luân như thế này qua ngày tháng thoi đưa?

Rồi hạnh phúc thay, con được biết đến Tam Bảo, đến tôn tượng Phật Ngọc Hòa Bình Thế giới, đến những bài pháp huyền diệu của chư Tôn đức, những lời đạo lý của các bậc thiện tri thức bạn hữu… và rồi biết rằng, con như những người đang quờ quạng trong đêm tối bỗng nhìn thấy ngọn đuốc soi đường. Con biết rằng chân lý là đây, con đường giải thoát là đây. Không có hạnh phúc nào bằng sự yên tĩnh của tâm hồn. Nếu ta vẫn tìm hạnh phúc ở bên ngoài tâm, thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ tìm được an lạc thật sự.

Đã đi một quãng đời, con mới có được duyên lành đến với Phật Pháp, mới gặp được thầy lành bạn đạo. Và con biết đây mới chính là con đường mà con phải đi trong phần đời còn lại và mãi mãi những kiếp sau. Ơn mà con phải nương với Tam Bảo là không thể tính kể được, đó là cái ơn cho con bước vào con đường đi về với ánh sáng tuệ giác vô tận, con đường đi đến nơi an lạc vĩnh hằng, con đường bước ra khỏi luân hồi sinh tử.

 

… Con nguyện tinh tấn tu hành, phụng sự Tam Bảo, phụng sự chúng sinh để làm món quà hiếu đáp đền công ơn cha mẹ. Con cầu nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ cho Cửu huyền thất tổ được siêu thăng và thân bằng quyến thuộc hiện tiền nhiều phước lành, đạo tâm rộng mở và an lành trong đạo lý. Xin hãy yên tâm, vì con đường mà con đi là con đường đưa đến hạnh phúc, an vui cho nhiều người, chứ không ích kỷ cho riêng mình. Ơn đời trĩu nặng, thế nên con sẽ nguyện lòng đền trả xứng đáng.

Xuất gia không phải là trốn chạy cuộc đời, mà là hòa nhập vào cuộc đời, đem Chánh pháp đến với chúng sinh, giúp người tin hiểu nhân quả, giáo lý tu hành, thoát bể khổ, hướng bờ giải thoát. Cuộc đời vốn đã vô thường, tương đối và tạm bợ; danh lợi cuốn hút con người không có ngày ra khỏi, những luyến ái ràng buộc con người trong tăm tối đau khổ không có ngày dừng lại được.

Chọn con đường xuất gia là tự chiến đấu với chính mình suốt cả cuộc đời và nhiều kiếp khác nữa. Chính phải qua thử thách mới có thể củng cố đạo lực của mình. Con không dám tự mãn vì tự hiểu rằng mình nhỏ bé như giọt nước giữa đại dương, như hạt bụi dưới ngọn Thái Sơn.Con nguyện mãi mãi tu hành chân chính, đi theo con đường Chánh Pháp, nguyện tìm về sự vô ngã và lòng đại bi.”

Sau lời tác bạch chân thành, cô đã nhận được nhiều bó hoa thắm tươi tình cảm yêu thương nơi xứ sở cát nóng và gió biển. Tiếp theo, tứ chúng cùng nhau tụng vang bài kệ xuất gia trong khi chư Tôn đức cạo tóc cho cô. Từng mảng tóc của cô rơi xuống cùng với những giọt nước mắt tuôn rơi của thân quyến và nhiều Phật tử tham dự. Biết bao sự xúc động, nghẹn ngào diễn ra trong niềm hỷ lạc và tình đạo vị !

 

 

 

Hoa Hau di tu (3)

 

 

 

                                    Ni trưởng trụ trì tịnh xá Ngọc Vân đang xuống tóc

                                               Phật tử Võ Elizabeth Bích Liên

 

 Ni Co Lien Ngoc (3)

Hoa hậu Võ Bích Liên bây giờ là Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc, đang hòa nhập vào sinh hoạt chốn thiền môn. Mỗi ngày, thức dậy từ 3 giờ 30 sáng, Ni cô tụng kinh, ngồi thiền, học giới luật, học Phật pháp, làm việc chùa …

 

 

Hoa Hau di tu (5)

  Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc chụp ảnh chung với người thân trong gia đình

Ni Co Lien Ngoc (6)

 

Ni Cô tụng Kinh cùng quý Phật tử


Ni Co Lien Ngoc (4)

 

                                                               Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc chụp ảnh chung với quý Phật tử



Viên ngọc quý Võ Bích Liên giữa cuộc đời

 

Võ Bích Liên gốc ở tỉnh Quảng Nam, sinh ra và lớn lên tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Cô cùng anh và hai em gái đến Hoa Kỳ năm 1980. 35 năm trên quê hương thứ hai, cô đã vươn lên bằng chính nghị lực, trí tuệ và tài năng, trở thành người phụ nữ thành đạt, và đã cống hiến cho xã hội nhiều điều tốt đẹp.

 

 

 Hoa Hau di tu (10)

Hoa Hau di tu (6)Hoa Hau di tu (7)Hoa Hau di tu (8)Hoa Hau di tu (9)

Năm 1986, cô đã đoạt giải Hoa hậu Áo dài Kansas, Hoa Kỳ. Năm 1996, trong chương trình vinh danh phụ nữ vùng Bắc California, cô đoạt giải đệ nhất Á hậu. Năm 2004, tại thành phố Rosemead, quận hạt Los Angeles, cô được bầu làm Hoa hậu Phu nhân. Năm 2006 tại Trung tâm giải trí và điện ảnh Hollywood, cô đoạt danh hiệu Hoa hậu Công nương Á Châu. Đặc biệt, cô đã đem vinh dự về cho phụ nữ Việt Nam khi đoạt giải Hoa hậu Asia International 2012. Đây là cuộc thi lần thứ 24 của Virgelia Production, Inc. nhằm vinh danh sắc đẹp, tài năng, trí tuệ và giá trị văn hóa truyền thống của hàng ngàn thí sinh gốc Á Châu đến từ 58 quốc gia trên toàn thế giới được tổ chức hàng năm tại Hoa Kỳ. Cô tâm sự sau khi đăng quang Hoa hậu Phu nhân Á Châu Thế giới: “ Bích Liên muốn chứng minh nét độc đáo của phụ nữ Việt Nam với thế giới. Bích Liên chỉ là người phụ nữ mở đường, chỉ là viên gạch lót đường, để những năm kế tiếp, sẽ có những phụ nữ Việt Nam khác trẻ đẹp, tài giỏi hơn Bích Liên đoạt được chiến thắng vẻ vang như Bích Liên ngày hôm nay hầu làm rạng rỡ hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trên thế giới”.

 

Sang năm 2013, cô đã tham gia nhiều cuộc tuyển lựa Hoa hậu tại Hoa Kỳ với tư cách là nhà bảo trợ chính, là giám khảo, là chánh chủ khảo, như cuộc thi “Miss & Mrs Việt Nam International 2013” tổ chức tại thành phố San Francisco; cuộc thi Miss Global 2013 tại Orange County; đặc biệt là cuộc thi “Hoa hậu Việt Nam Thế giới” tại Long Beach, California ngày 13 tháng 7 năm 2013 do cô làm Chánh Chủ khảo. Năm 2014, Ban tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Việt Nam Thế giới” đã mời cô làm “Đại sứ Sắc đẹp” kiêm Chánh Chủ khảo cuộc thi tại Las Vegas ngày 31 tháng 10 năm 2014.

 

 

Hoa Hau di tu (11)

 

Hoa hậu Võ Bích Liên đã tốt nghiệp Cao học ngành Thẩm mỹ tại Hoa Kỳ. Cô còn tiếp tục đi tu nghiệp ở các trường Thẩm mỹ danh tiếng tại Pháp, Ý, Đức, Nhật. Cô là Tổng Giám đốc hệ thống Công ty EV Princess Cosmetics, BL Miracle và Dược thảo EV. Trung tâm thẩm mỹ Bích Liên và Dược mỹ phẩm EV Princess do cô thành lập đã hoạt động hơn 20 năm qua, là thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng hiện có mặt tại 15 quốc gia như: Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Việt Nam … Cô là một chuyên gia thẩm mỹ có uy tín trên thế giới, là giảng viên thẫm mỹ của hai trường thẩm mỹ ở Bắc và Nam tiểu bang California (International Beauty College). Cô được chọn làm Doanh nhân nữ (Business Women of the Year) của Hoa Kỳ năm 2005 và năm 2006. Cô là người phụ nữ gốc Việt duy nhất được Hiệp hội Tiểu thương California vinh danh năm 2010.

Hoa Hau di tu (12)

 

Qua tài năng và sự cống hiến của Hoa hậu Bích Liên, năm 2006, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã tự tay trao tặng cô phần thưởng cao quý và tuyên dương là Phụ nữ xuất sắc trong những người mang quốc tịch Mỹ gốc thiểu số, đồng thời mời cô dự tiệc cùng các nghị sĩ Quốc hội tại Washington, D.C. Đến tháng 7 năm 2012, cô lại được Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama mời đến thủ đô dự tiệc với cương vị khách mời danh dự.

 Hoa Hau di tu (13)

Ngoài những danh hiệu Hoa hậu trên, Võ Bích Liên còn được mệnh danh là “Hoa hậu từ thiện” và là “Thiên thần của những người bất hạnh”, bởi vì năm 2006, tổ chức từ thiện Bích Liên Charity Foundation ra đời do cô làm Chủ tịch, đã sẵn sàng tham gia tài trợ hầu hết các tổ chức của người Việt còn gặp khó khăn trên đất Mỹ và những công tác từ thiện tại quê nhà … Cô đã tâm sự:“ Đời đã cho em biết thế nào là đói khát và nghèo khổ. Ngày nay, đời cũng cho em ăn nên làm ra. Con người ta đến lúc ra đi thì chỉ có hai bàn tay trắng. Của đời thì phải trả lại cho đời. Không riêng gì ở Mỹ mà những năm tháng gần đây, em thường về quê nhà và cũng làm từ thiện ở nhiều nơi, mong sao xoa dịu được phần nào nỗi đau của bà con …”

 

Hoa Hau di tu (14)

 

Website: www.hovuvovietnam.com của Hội đồng dòng họ Vũ - Võ Việt Nam, trong bài “Elizabeth Võ Bích Liên – Thiên thần của những người bất hạnh” có đoạn viết: “Vào năm 2007, tại Vĩnh Long, Trà Vinh và Gò Công Tây, tổng số mấy trăm người già bị bệnh đục thủy tinh thể đã lấy lại ánh sáng cuộc đời dưới sự tài trợ của Bích Liên.

Tại Vĩnh Thuận và Tân Thuận, cô đã tháo gỡ bỏ những cái cầu lắc lẻo và thay thế bằng cầu bê-tông cốt thép.

Tại Kiên Giang và Tiền Giang, cô đã xây dựng hai phòng học cho các em học sinh là người có cùng quê hương Phú Quốc đang theo học ở các tỉnh này. Cũng tại Kiên Giang, những nơi hẻo lánh thiếu nước sinh hoạt, cô đã xây dựng hàng chục giếng nước.

Nhiều nơi khác, cô đã xây nhà ở cho trẻ em bất hạnh, mồ côi và người già neo đơn; làm đường bê tông giúp học sinh tiểu học hàng ngày không phải đi qua con đường lầy lội. Tại nhiều nơi, cô đã tham gia tài trợ quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ trẻ em khuyết tật, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam và quỹ nạn nhân thiên tai lũ lụt.

Đối với bà con đồng hương trên huyện đảo, cô đã tặng quà và lương thực cho các hộ nghèo và xây dựng bốn căn nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình các ông: Bùi Văn Hùng, Nguyễn Văn Khương, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Khắc Cảnh.

 

 Hoa Hau di tu (15)

 

Về mặt xã hội và đời sống, cô đã tài trợ đúc hai tượng đồng nhà bác học Lê Quý Đôn và anh hùng Nguyễn Trung Trực để tặng cho hai tỉnh Bến Tre và Kiên Giang. Cô cũng đã bỏ tiền ra mua 1.500m2 đất để xây dựng từ đường dòng họ Vũ - Võ ở Phú Quốc …”

 

Website: www.nhatbaovanhoa.com (Vietnamese American Artists & Media Association Inc.) tại Hoa Kỳ, trong bài “Vài nét về chặng đường hoạt động 13 năm đầu thế kỷ 21 của Hoa hậu Bích Liên, Tổng Giám đốc EV Princess Cosmetics” đã điểm qua một số sinh hoạt nổi bậc của người phụ nữ thành công vượt bực trên thương trường, vừa là người phụ nữ được đánh giá là một nhà mạnh thường quân rộng rãi đối với các sinh hoạt cộng đồng trong mọi lãnh vực văn hóa, chính trị, xã hội … khắp nơi.

Ngày 12 tháng 5 năm 2012, Hội từ thiện chùa Phổ Minh, thành phố Rạch Giá đã tổ chức khánh thành cầu Nam Tiến 5 thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Cầu được xây với tổng kinh phí hơn 100.000.000 đồng do Hoa hậu Bích Liên tài trợ chính.

 

 

Hoa Hau di tu (16)

 

Ngày 08 tháng 8 năm 2012, Hoa hậu Bích Liên đã tham dự lễ khánh thành và bàn giao công trình lò hỏa táng từ thiện tại chùa Thôn Dôn, phường An Bình, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tổng kinh phí công trình là 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng) do Hoa hậu tài trợ chính. Đây là tâm nguyện của cô muốn giúp đỡ cho những người nghèo khổ khi qua đời có nơi hỏa táng miễn phí, và phần hài cốt được chuyển về thờ phụng tại chùa Phổ Minh (người kinh và người dân tộc Hoa) hoặc chùa Thôn Dôn (người dân tộc Khmer).

Nhân dịp lễ Vu Lan báo hiếu năm 2012, tại chùa Phổ Minh, thành phố Rạch Giá, Hoa hậu Bích Liên đã tặng 130.000.000 đồng cho 200 người khuyết tật và 200 học bổng cho học sinh cấp 2 vượt khó, học giỏi, hạnh kiểm tốt.

 

Hoa Hau di tu (17)

 

Sáng ngày 05 tháng 7 năm 2013, Hoa hậu Bích Liên đã tham gia chương trình kỷ niệm một năm thành lập sân khấu kịch Lạc Long Quân tại sài Gòn với chủ đề “Trái Tim Yêu Thương”. Cô đã trao tặng 100.000.000 đồng giúp đỡ các mái ấm tình thương, chăm lo đời sống trẻ em mồ côi, khuyết tật tại Sài Gòn và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

 

Tại Hoa Kỳ, cô đã gắn bó với Hội người Việt cao niên vùng Vịnh Kim Sơn hàng chục năm qua, ủng hộ tiền để Hội lo hậu sự cho những đồng hương neo đơn, kém may mắn.

Với Hoa hậu Bích Liên, nơi đâu có thiên tai, đau khổ, hoạn nạn cần có sự tiếp tay hỗ trợ đều có sự hưởng ứng nhiệt tình với tất cả tấm lòng nhân ái của cô. Điển hình, trong vụ thiên tai sóng thần và động đất tại Nhật Bản vào năm 2011, cô đã tham gia Ban tổ chức hai buổi gây quỹ tại vùng Bay Area và là một trong hai nhà bảo trợ chính của chương trình.

 

Trang thời sự Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 23 tháng 7 năm 2007 cho biết vào ngày 12 tháng 7 năm 2007, Hoa hậu Bích Liên đã đến Campuchia tặng quà cho cộng đồng người Việt sống ở làng nổi trên Biển Hồ và hỗ trợ 100 ca mổ mắt cho Việt kiều nghèo ở đây.

 

 

Hoa Hau di tu (18)

 

 

Thông tin từ Bích Liên Charity Foundation cho biết số tiền chi từ thiện của Hoa hậu mỗi năm từ 100.000 USD đến 150.000 USD, trong đó những công việc chính là: cúng dường Tam Bảo để xây dựng pháp viện, tịnh xá; tài trợ 500 ca mổ mắt đem lại ánh sáng cho những người bị đục thủy tinh thể; chăm lo đời sống cho trẻ em nghèo, khuyết tật; xây dựng 10 cầu nông thôn; xây nhà dưỡng lão, xây lò hỏa táng, xây giếng nước ở những vùng hẻo lánh …

 

Nhiều bài báo đã ca ngợi tấm lòng từ ái của Hoa hậu Bích Liên là tấm lòng của biển. Cô đã mang trong mình vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm của biển trời nơi xứ đảo gió sương. Công việc từ thiện cô đã làm thấm đẫm tình người trong hơn hai chục năm qua. Bây giờ, Giám đốc điều hành toàn bộ công việc kinh doanh của Công ty Dược mỹ phẩm EV Princess & BL Miracle là cô em gái Võ Thu Nga cùng chồng là nhạc sĩ Lê Minh Hiền, hai thành viên chính trong nhóm thiền ca Tuệ Đăng, nhóm đã đem tiếng hát phục vụ cộng đồng qua các sinh hoạt tại các tự viện Phật giáo và các tổ chức từ thiện tại Hoa Kỳ trong nhiều năm qua. Rất mong ca sĩ Võ Thu Nga phát triển sự nghiệp kinh doanh tốt đẹp bội phần và tham gia công việc từ thiện cũng bội phần người chị khả kính của mình.

 Ni Co Lien Ngoc (5)
 
              Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc cùng hai em là ca sĩ Võ Thu Nga và nhạc sĩ Lê Minh Hiền,
                 người kế tục sự nghiệp kinh doanh và công việc từ thiện của Hoa hậu Võ Bích Liên

 

 

Ở Việt Nam, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không, Ni sư Thích Nữ Trí Hải và nhiều vị ni  xuất thân từ danh gia vọng tộc, khi lớn lên đã quyết tâm thế phát xuất gia, tu hành chân chính, đạo đức sáng ngời, là những người con gái lành của đức Thế Tôn.

 

Ở Hoa Kỳ, Ni sư Karuna Dharma, sinh năm 1940, thế danh là Joyce Adele Pettingill, trong một gia đình Tin Lành ngoan đạo, cư ngụ tại Wisconsin. Năm 1969, cô gặp được vị thầy người Việt là Hòa thượng Tiến sĩ Thích Thiên Ân, đã giúp Hòa thượng sáng lập Thiền viện Phật giáo Quốc tế ở Los Angeles vào năm 1970, trở thành nữ Viện trưởng vào năm 1980. Năm 1976, Ni sư là người phụ nữ đầu tiên trở thành vị nữ tu trong tăng đoàn Phật giáo ở Hoa Kỳ, là người con gái lành của đức Thế Tôn.

 

Phật tử Tâm Hoa Võ Bích Liên, với nhan sắc tuyệt trần, với nghị lực và tài năng hiếm có, với tấm lòng từ ái bao la, đã nhận thức trong lời tác bạch: “Cuộc đời là vô thường, mọi vinh quang của thế gian không thể nào sánh với điều mầu nhiệm của đạo lý, chỉ có Phật pháp mới mang đến hạnh phúc thật sự.” Cô đã nhận thức buông bỏ, đã thế phát xuất gia dưới ánh từ quang của Như Lai, bước vào con đường ánh sáng tuệ giác vô tận. Hoa hậu Võ Bích Liên - Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc là người con gái lành của đức Thế Tôn./.

 

 

 

 

 

 

 

 

casi_vo_thu_nga_4
Ý kiến bạn đọc
30/04/201823:52
Khách
Sao ni cô lại có trang điểm phấn son và tay còn nước sơn?? A di đà phật.
14/03/201803:27
Khách
Tự hào cho người việt nói chung và phụ nữ việt nam nói riêng. Ngưỡng mộ. Con xin đảnh lễ cô
27/09/201707:11
Khách
Tôi rất ngưỡng mộ ni sư Liên Ngọc,tôi cảm thấy đây đúng là người Tu chính pháp mà tôi thường ước nguyện có được ở thế kỷ 21 này, cầu mong được trọn vẹn ,để có người noi gương tiếp theo hửu ích cho đời, đẹp cho Đạo
24/06/201603:00
Khách
Nam mo a di da phat
15/06/201616:17
Khách
Mo Phat. Minh rat cam dong va nguong mo Ni Lien Ngoc, nguoi phu nu VN tai duc ven toan. Hy vong duoc duyen lanh de hoi ngo voi Ni LN va tham gia vao hoat dong cua BL Foundation.
Tan Phuong, Houston, Texas 2016.
29/09/201518:43
Khách
Bồ Đề nở đóa Từ Bi
Chân Như bổn tánh Tam Quy cửa Thiền
Đường trần mỏi gót du miên
Quay về bờ Giác khởi duyên nghiệp lành
03/09/201523:46
Khách
Tôi rat Cam-Dong khi thay Su Xuat-Gia cua Ni Cô Bich-Liên , That là Cô Co Duyên voi Cua Phât ... Dâu phai De tim den Cua-Phat khi Tâm chua Tinh ... Ni Cô Bich Liên that là vua co Duyên , lai duoc Cua Phat Mo Rong de don Cô ... Chuc Ni Cô Bich Liên và Gia-Dinh duoc Tran-Day On-Trên . Nam Mô A Di Dà Phât... ( Mot Phât Tu Paris ) .
04/06/201517:30
Khách
tuyệt vời.đúng là kiếp trước chỉ có tu rồi
13/05/201522:07
Khách
Mot doi song huy hoang va xung dang ,ma su co lien ngoc chon , cho toi va moi nguoi chiem nguong khong it , chuc mung va chuc mung .........,
06/05/201515:18
Khách
chuc mung co. da co duyen lam con nha ho thich . chucc co than tam thuong an lac . de dieu dac nhung ai con lenh denh tren be kho
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2021(Xem: 5404)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10409)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9218)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6509)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8896)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5080)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
17/02/2021(Xem: 5281)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5706)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4574)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5163)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]