Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học

03/04/201511:54(Xem: 22331)
Ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học

xa loi



Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có dạng tròn hoặc các dạng khác. 


Một số hạt nhỏ có thể trông giống ngọc trai hoặc pha lê, với màu sắc khác nhau. Đó là bảo vật của Phật giáo toàn thế giới, cần lưu ý rằng, tất cả những gì thuộc về Phật tổ và các vị Thánh tăng như y bát, tóc, móng tay... cũng được xem là xá lợi.

Dân gian vẫn thường đồn thổi về ngọc xá lợi với thực hư lẫn lộn. Chẳng hạn một vị chân tu 64 tuổi đã ngồi thiền 49 ngày rồi viên tịch tại chùa Vĩnh Bình thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình nên có nhiều xá lợi. Còn ngọc xá lợi của Phật tổ thì có công năng kỳ diệu như phát quang, tự di chuyển hoặc có thể phân ra thành các viên ngọc khác.


Nguyên nhân hình thành xá lợi

Hiện có ba giả thuyết chính về xá lợi là sức mạnh tinh thần và lòng đại từ, đại bi của các vị cao tăng kết thành xá lợi; do thói quen ăn chay, ngồi thiền và do tình trạng bệnh lý (sỏi).

Đầu tiên là giả thuyết sức mạnh tinh thần của các vị cao tăng biến thành xá lợi. Nói cách khác, đó là quá trình tinh thần biến thành vật chất. Đây là cách giải thích thường thấy khoảng vài ngàn năm trước, khi hiểu biết của loài người còn rất hạn chế. Tuy nhiên, theo khoa học, điều đó không đúng. Nếu như thế thì các vị cao tăng ai cũng có xá lợi, và đạo đức càng cao thì càng nhiều xá lợi, nhưng chúng ta không thấy điều đó trong thực tế.

Theo giả thuyết ăn chay, các cao tăng thường xuyên sử dụng nhiều chất xơ và chất khoáng, nên quá trình tiêu hóa và hấp thụ dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy trong cơ thể và dần biến thành xá lợi.

Nhiều người không đồng ý với giả thuyết này, cho rằng nhiều người ăn chay nhưng không có xá lợi khi hỏa táng. Tuy nhiên nếu thêm yếu tố ngồi thiền thì giả thuyết này cũng có một phần sự thật. Ngồi thiền nhiều (như các cao tăng) sẽ làm tăng khả năng hình thành tinh thể muối trong cơ thể. Người ăn chay hoặc Phật tử bình thường không có nguy cơ đó, vì thời gian ngồi thiền không nhiều.

Nhiều người không đồng ý với giả thuyết bệnh lý (xá lợi là sỏi bệnh lý), do hỏa táng người bị bệnh không thấy xá lợi, và các cao tăng thường khỏe mạnh, ít bệnh tật. Tuy nhiên, chỉ có thể công nhận hay bác bỏ giả thuyết này khi tiến hành thử nghiệm hỏa táng trên rất nhiều người bệnh. Riêng tôi thì cho rằng, nếu có thì đây cũng chỉ là một nguyên nhân thứ yếu.

Sự thật về xá lợi

Sự thật về ngọc xá lợi đã được hé lộ khi theo ba nhà vật lý Holden, Phakey và Clement thuộc Đại học Monash, bang Victoria, Úc, thấy rằng trong quá trình tinh thể hóa xương do hỏa táng, các tinh thể hình dạng khác nhau sẽ được hình thành nếu quá trình hỏa táng ở nhiệt độ thích hợp. Trên tạp chí Khoa học pháp y quốc tế số tháng 6-1995, họ cho biết đã dùng kính hiển vi điện tử quét để theo dõi quá trình tinh thể hóa xương đùi của những người từ 1 tới 97 tuổi trong dải nhiệt độ 200 - 1.600°C trong khoảng thời gian 2, 12, 18 và 24 giờ.

Kết quả là sự tinh thể hóa các khoáng trong xương (chiếm 2/3 trọng lượng xương) bắt đầu xuất hiện từ nhiệt độ 600°C với nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, lục giác, hạt nhỏ và hình dạng không đều. Các hạt nhỏ đó có thể kết tinh thành các khối lớn hơn trong khoảng 1.000 - 1.400°c. Và khi nhiệt độ đạt tới 1.600°C, các khối tinh thể bắt đầu tan rã. Như vậy, nếu điều kiện hỏa táng thích hợp, xá lợi có thể xuất hiện do quá trình tinh thể hóa các khoáng vốn có rất nhiều trong xương người.


xa loi-2



Vậy tại sao người bình thường không có xá lợi? Chúng ta có thể trả lời bằng cách hỏi ngược lại: Vậy tại sao không phải cao tăng nào cũng có xá lợi? Câu trả lời là nếu nhiệt độ hỏa táng ban đầu khoảng 600°C, sau đó tăng lên 1,000°C, nhiều khả năng các khối tinh thể sẽ xuất hiện, miễn là nhiệt độ không quá cao. Hiện các lò hỏa táng thường có giới hạn nhiệt độ khoảng 1.200°C, khá thích hợp để xương được tinh thể hóa.

Tôi xin cung cấp thêm thông tin về việc phân tích thành phần hóa học của xá lợi. Theo Quỹ Forshang thế giới thuộc Trung tâm Phật giáo Forshang thế giới tại Đài Loan (hiện đã có cơ sở tại Mỹ, Canada và Hồng Kông), xá lợi chứa các yếu tố hóa học của cả xương và sỏi.

Như vậy việc hình thành xá lợi có thể là sự kết hợp của cả ba giả thuyết: ăn chay và ngồi thiền; sỏi bệnh lý; và sự tinh thể hóa xương khi điều kiện hỏa táng phù hợp. Theo tôi, đây là giả thuyết thuyết phục nhất mà chúng ta có hiện nay. Tuy nhiên cần nhấn mạnh tính “may rủi” của sự kết hợp này: Đó là một quá trình ngẫu nhiên mà sự xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố đôi khi không kiểm soát được. Có lẽ vì thế mà không phải vị cao tăng nào cũng có xá lợi.

(Đây chỉ là một trong những quan điểm khoa học giải thích về việc hình thành xá lợi để bạn đọc tham khảo).

 TS Đỗ Kiên Cường 

Ý kiến bạn đọc
31/05/202116:19
Khách
Phật giáo đâu nói cứ cao tăng là có xá lợi đâu? Và xá lợi tim của bồ tát Thích Quảng Đức nung ở 4000 độ C đâu có thành tro. Chỉ những bậc cao tăng, niêm mật tu tập tới một trình độ nào đó mới có vd như Đức Phật, đại đệ tử Sá Lợi Phất, Mục Kiền Liên,... là những vị Phật, vị đắc quả alahan mới có xá lợi chứ thời Đức Phật cũng chẳng phải tất cả đệ tử có xá lợi chứ là thời nay. Rồi bảo ngồi thiền hả, các hành giả Yoga họ cũng thiền dữ dội, họ cũng ăn chay và có lối sống lành mạnh sao họ k có sá lợi. Thế giới 7 tỷ người trải qua 2021 năm rồi trước công nguyên nữa sao chưa ghi nhận đc trường hợp nào ngoài Phật Giáo có xá lợi, chưa ghi nhận đc bệnh nhân sỏi thận nào có xá lợi, mà hàng trăm ngàn viên sỏi như thế trong người liệu có sinh hoạt được bình thường k trong khi các cao tăng Phật giáo đều rất khoẻ manh và ít bệnh tật. Người bình thường thử bị vài hòn sỏi trong người xem đã đau đứng đau ngồi. Bài viết còn quá nhiều lỗ hổng và chưa hề thuyết phục được người đọc. Với tôi thì tin những bậc cao tăng thực sự tu hành niêm mật khi mất mới kết tinh thành xá lợi, Phật Pháp nhiệm màu!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2020(Xem: 4175)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
21/12/2020(Xem: 7418)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
20/12/2020(Xem: 6002)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5409)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
19/12/2020(Xem: 6165)
Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam (Tib: ཐུགས་ དམ་).
19/12/2020(Xem: 5323)
Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan, thủ đô Thimphu, Bhutan. Hôm thứ Năm, ngày 10 tháng 12 vừa qua, cả hai Nghị viện Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính, biến Vương quốc Himalaya nhỏ bé trở thành quốc gia châu Á mới nhất thực hiện các bước, nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các mối quan hệ đồng giới. Trước đó, mục 213 và 214 của bộ Luật Hình sự Vương quốc Phật giáo này quy định xu hướng “Tình dục trái với tự nhiên”, được hiểu rộng rãi là đồng tính luyến ái – không được phép.
19/12/2020(Xem: 5148)
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, theo Bình Nhưỡng đưa tin (KCNA) – Trong số những Di sản Văn hóa quý giá đất nước Triều Tiên có “Cao ly Bát Vạn Đại Tạng kinh” (고려 팔만 대장경, 高麗八萬大藏經, 80.000 Wooden Blocks of Complete Collection of Buddhist Scriptures” được khắc mộc bản vào nửa đầu thế kỷ 11, triều đại Vương quốc Koryo (918-1392).
19/12/2020(Xem: 5067)
Lối xưa người đến dạo chơi, Hoá thành chú Tiểu, học lời Thầy Trao. Thênh thang mây trắng hôm nào, Ra vào chốn tịnh, trăng sao gối tình.
13/12/2020(Xem: 6089)
Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sách vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm “Cuộc Đời của Thánh Tăng Huyền Trang, The Life of Hsuan-Tsang”. Cư sĩ Samuel Beal sinh vào ngày 27 tháng 11 năm 1825, nguyên quán tại Greens Norton, một ngôi làng ở Nam Northamptonshire, Vương quốc Anh, vị học giả nổi tiếng Phương Đông học, vị Phật tử người Anh đầu tiên trực tiếp dịch những tác phẩm văn học Phật giáo từ tiếng Hoa sang Anh ngữ, ban đầy những ghi chép kinh điển Phật giáo, do đó góp phần làm sáng tỏ lịch sử Ấn Độ.
11/12/2020(Xem: 6093)
Phật giáo Hàn Quốc phải chịu đựng nỗi đau chưa từng có của “Pháp nạn 27.10” (10·27 법난, 十二七法難), nhưng chư tôn tịnh đức tăng già đã biến đau thương thành sức mạnh. Chẳng bao lâu, nỗi đau ấy đã thăng hoa thành động lực để sớm hồi sinh trong phúc lợi xã hội, và những thành tựu đáng kể bắt đầu đạt được trong các lĩnh vực xã hội dân sự, thông qua tổ chức phi chính phủ (NGO), nhân quyền, giao lưu liên Triều (Nam Bắc Hàn) và phúc lợi xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]