Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng lỗi hẹn với thực tại

02/04/201516:57(Xem: 12060)
Đừng lỗi hẹn với thực tại
Hoa cuc quang duc (5)
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi thường ra một quán cà phê hay tiệm sách gần nhà để ngồi đọc sách.  Ở bên này có những tiệm sách lớn, bên trong có hàng bán cà phê với những chiếc bàn nhỏ, chúng ta có thể ngồi uống nước, đọc sách hay viết lách gì cũng được, rất thích và tiện lợi.

Có một lần ngồi nơi chiếc bàn nhỏ trong góc phòng, tôi nghe họ mở bài hát "Send In the Clowns".  Bài hát có nhịp điệu chậm, với những nốt nhạc đều đều như một lời thở than.  Tôi vẫn nghe bài hát này rất nhiều lần nhưng có lẽ chưa bao giờ hiểu ý tác giả!  Có người bạn giải thích rằng, ngày xưa trong những gánh xiếc, mỗi khi có những màn trình diễn nào nguy hiểm nếu lỡ có tai nạn xảy ra, thường có một anh hề chạy vào sân khấu làm trò để che lấp, đánh lạc hướng chú ý của khán giả.  Và trong cuộc đời cũng vậy, mỗi khi gặp khổ đau, đôi khi người ta cũng muốn tìm kiếm một niềm vui tạm bợ nào đó, để khoả lấp vấn đề.   Bài hát ấy là của một nhân vật nữ trong một vỡ nhạc kịch, cô ta than thở và mỉa mai những thất vọng trong cuộc sống của mình, send in the clowns.  Và cô hy vọng rằng, sang năm sau đời cô sẽ có nhiều hạnh phúc hơn, well, may be next year…

Mà cuộc đời này thì có bao giờ mà lại không còn những thất vọng bạn nhỉ?  Chắc bạn còn nhớ câu truyện về người mẹ trẻ mất một đứa con nhỏ.  Cô tìm gặp đức Phật và cầu xin Ngài làm cho đứa con yêu dấu được sống lại.  Đức Phật bảo cô hãy đi xin một hạt cải từ một căn nhà nào mà trong gia đình chưa từng có người chết.  Cô đi từ sáng đến chiều, nhưng nhà nào cô gõ cửa hỏi cũng đều có người đã qua đời.  Rồi đến một lúc cô tự nhiên chợt thấy ra!  Điều cô mong muốn, nó không hiện hữu trên cuộc đời này.

Bạn nghĩ gì về lời khuyên của Phật cho người mẹ trẻ ấy!  Đức Phật không thuyết giảng cho cô nghe về lý vô thường, về khổ đau, về những mất mát trong cuộc đời.  Ngài chỉ khuyên cô hãy tự nhìn và lắng nghe đi, và rồi mình sẽ thấy ra.  Và nhờ vậy mà cô thôi không còn ôm ấp một khổ đau chung, và nhận đó là chỉ của riêng chính mình.  Có những khổ đau to tát quá, câu hỏi bao la quá, mà ngôn ngữ không thể nào diễn đạt được.  Nhiều khi sự giải thích chỉ làm người ta vướng mắc thêm thôi.

Nhìn thấy chứ không cần tìm kiếm

Mấy ngày nay trời mưa thật nhiều.  Tôi nghe nói mùa đông năm nay sẽ lạnh hơn mọi năm.  Mới đầu tháng chín mà đã thấy có vài chòm lá đổi màu.  Sáng nay trời vần vũ mây đen âm u cả ngày.  Sau những ngày mưa, con suối ngập nước, những làn nước trong chảy mạnh mẽ tràn qua các khe đá lớn.  Con suối nhỏ nhưng tiếng nước chảy róc rách vang thật xa trong khu rừng.

Chánh niệm có nghĩa là ta có ý thức sáng tỏ về những gì đang xảy ra trong giờ phút này.  Và tôi cũng ý thức được một điều là chánh niệm không phải để ta tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, mà là giúp ta thấy được điều gì đang thật sự xảy ra.  Điều ấy đã giúp tôi rất nhiều trong sự tu học.  Tôi kinh nghiệm rằng, chỉ cần thấy và cảm nhận được những gì xảy ra trong ta thôi, cũng mang lại một năng lượng giải thoát rất lớn.  Mỗi khi giận, ta chỉ cần ý thức được biểu hiện của cơn giận ấy trong ta như thế nào, trong cảm giác nơi thân, qua những xúc động của mình…

Chúng ta không cần hỏi tại sao, không cần tìm hiểu nguyên nhân, và cũng không cần thay đổi gì hết, chỉ cần nhận diện thôi cũng là đủ!  Thấy được rồi, ta sẽ bớt để bị chúng sai xử mình thêm.  Bạn có thấy vậy không?  Mỗi khi ta càng cố gắng tìm hiểu vấn đề bao nhiêu, là ta lại càng bị nó dẫn dắt đi theo con đường mòn cũ, của một cái tôi nhỏ bé của mình mà thôi.

Thấy được cả bầu trời

Nhưng muốn thấy cho rõ thì ta cần phải biết để cho mình được rỗng lặng và trong sáng phải không bạn!  Có ai cứ hấp tấp, vội vã mà lại thấy được việc gì đang xảy ra bao giờ đâu!  Ông Trang Tử có viết “Người ta, không ai lại soi mình ở dòng nước chảy, mà soi mình ở dòng nước đứng.  Chỉ có cái gì ngưng lặng mới có thể làm cho người khác ngưng lặng được.”  Tôi nghĩ, trong đời sống bận rộn hằng ngày chúng ta khó có một khả năng dừng lại!  Thỉnh thoảng ta cũng cần có một không gian mới giúp ta ngưng lặng lại để soi thấy chính mình.  Chỉ có cái gì ngưng lặng mới có thể làm cho người khác ngưng lặng được.  Khi mặt nước lặng yên ta sẽ thấy được cả một bầu trời.

Chánh niệm có khả năng chuyển hoá những khó khăn và vấn đề nào nó soi sáng, nhưng sự chuyển hoá ấy phải là một tiến trình hữu cơ, an organic process.  Sự chuyển hóa ấy là do một cái thấy và biết đơn thuần.  Ví dụ như khi trong ta có một cơn giận khởi lên, nếu như ta có chánh niệm và ý thức được là mình đang giận, thì chuyện gì sẽ xảy ra?  Ta sẽ trở nên hết giận chăng?   Thật ra tôi nghĩ, chánh niệm về cái giận không có nghĩa là ta sẽ trở nên hết giận, mà là ta thấy  được cái giận của mình.  Đó mới là quan trọng.  Và khi ta thấy được cơn giận ấy trong ta, biểu hiện qua những cảm thọ và ý nghĩ của mình, thì sự chuyển hóa sẽ xảy ra tự nhiên thôi.
Một cái thấy sâu sắc sẽ mang lại cho ta một tự do rất lớn.  Tôi thấy mình có tự do hơn khi ta tập nhìn, chú ý, và không cần hỏi tại sao nữa!  Mỗi khi phải đối diện với những hoàn cảnh khó khăn, bước vào những trường hợp khó xử, thay vì phân tách và lo âu, mong cầu hay lo sợ, thì tôi chỉ tự nhớ quay lại nhìn những cảm xúc của chính mình.  Khi ta thật sự có mặt với những gì đang xảy ra, thực tại sẽ trở nên sáng tỏ, và sự chuyển hóa sẽ là việc tự nhiên.

Thiền Tập là một việc làm tự nhiên

Khi nói đến thiền tập chúng ta thường nghĩ rằng đó là một công việc của tâm ý.  Chúng ta nghĩ rằng ngồi thiền có nghĩa là ta tập luyện, quán chiếu, hoặc suy tưởng sâu xa về một vấn đề nào đó.  Tông phái thiền Tào Động có một phương châm thực tập là “Just Sitting”, chỉ cần ngồi thôi.  Ngồi cho yên là đủ rồi.  Ta ngồi cho thoải mái, ngồi sao cho thân mình được nguyên vẹn và tỉnh giác, ta không cần phải phân tách, suy tư, quán chiếu, hay tìm một sự an lạc nào hết.  Ta chỉ cần ngồi thư giản, buông thả cho thật tự nhiên.  Khi thân yên rồi thì tâm cũng sẽ được an.  Ngọn đèn của mình còn lao chao quá thì những gì ta thấy cũng chỉ là những bóng dáng xưa cũ của chính mình mà thôi, phải thế không bạn?

Trong những khóa tu học tôi thấy người ta thường thắc mắc và đặt những câu hỏi như là tại sao, làm sao, thực tập như thế nào…  Phải chi mình hãy cứ thử ngồi lại cho thân tâm được thong thả tự nhiên trước đã.  Mà thật ra, không phải khi ngồi yên rồi ta sẽ tìm thấy được câu trả lời đâu!  Nhưng rồi, ta sẽ thấy thật sự mình không có một câu hỏi nào hết, không có gì quan trọng cần phải được giải đáp hết.  Vì mọi việc đều có mặt rất tự nhiên.

Nhìn thấy để mỉm cười

Có những vị thiền sư còn khuyên chúng ta hãy mỉm cười với những gì đang có mặt với ta.  Ta mỉm cười với mặt trời hồng buổi sáng, với áng mây tím buổi chiều.  Chúng ta mỉm cười với buổi sáng thứ hai trong sở làm, mỉm cười với một ngày mưa, với một chiếc lá đẹp, một bài nhạc hay, khi chiếc xe của mình có vấn đề, khi lòng mình đang bất an, khi trong thân mình có một cơn đau…

Mấy tháng trước nướu răng tôi bị đau, tôi có đi bác sĩ vài lần nhưng cũng không thấy bớt.  Thấy tôi cứ trở lại phàn nàn, vị bác sĩ nói “Anh biết không, nướu anh bị đau vì nó đang yếu, cần thời gian mới lành hẳn lại.  Mà anh cũng nên mừng đi vì nó còn tốt nên anh mới còn thấy đau đó.  Chứ khi nào nó không đau nữa thì chừng đó anh hãy lo và phàn nàn!”  Cái đau cũng là một dấu hiệu của sự sống bạn hả?  Và mỗi ngày tôi mỉm cười với cái đau của mình.  Chúng ta hãy làm hết tất cả những gì mình cần làm để cuộc sống nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng nhớ mỉm cười với tất cả bạn nhé!

Trong cuộc sống sẽ có những vấn đề, những khó khăn xảy đến cho chúng ta, không tránh được.  Chúng như là một mũi tên bắn vào thân ta.  Nhưng chúng ta lại thường tự bắn thêm cho mình một mũi tên thứ hai trong tâm, đó là sự buồn khổ, lo âu, tưởng tượng... của mình đối với chúng.  Đức Phật khuyên chúng ta đừng nên mang khổ đau chồng lên thêm khổ đau làm gì.  Đừng tự bắn cho mình thêm mũi tên thứ hai!  Hãy nhìn thấy và mỉm cười với mũi tên thứ nhất, để mũi tên thứ hai trở thành một bàn tay ấm áp chở che của tâm từ, nhờ vậy mà vết thương của ta cũng sẽ được mau lành hơn.

Hạnh phúc ở nơi mình đang ngồi

Tôi đến mua một ly cà phê nóng và đi xuống dãy kệ sách về tâm lý học, self-help, và tôn giáo trong tiệm sách.  Bạn có biết những quyển sách bán chạy ngày nay có tựa đề liên quan đến đề tài nào nhiều nhất không?  Hạnh phúc!  Trên kệ tôi thấy có rất nhiều quyển sách với tựa đề về “happiness”!  Chúng ta đang sống giữa một xã hội có đầy đủ hết những nhu cầu vật chất, nhưng người ta vẫn cảm thấy trống vắng, thiếu thốn, và đi tìm kiếm hạnh phúc.  Tôi thấy ngày nay những quyển sách viết về hạnh phúc thường nhắc đến việc sống trong giây phút hiện tại.  Điều này có thể khiến ta nghĩ rằng khi ta có mặt trong hiện tại thì mình sẽ có hạnh phúc.

Nhưng bạn biết không, tôi trở về với hiện tại không phải để đi tìm hạnh phúc, mà là để tiếp xúc lại với những gì đang có mặt.  Hễ ta còn tìm kiếm và mong cầu thì ta sẽ không bao giờ gặp.  Tôi có đọc một câu thư pháp,Có khi lỗi hẹn một giờ, lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm.”  Tôi nghĩ, chúng ta lỡ hẹn với giây phút hiện tại này không phải vì mình chần chờ, do dự, mà phần lớn cũng tại vì mình cố gắng và mong cầu quá đi thôi.  Ta hãy mỉm cười tự nhiên và ngồi lại đây, để mình không phải lỗi hẹn với giây phút này.

Hôm nay trời trở lạnh và nhiều mây.  Dường như trời đất cũng vừa mới sang mùa vào cơn mưa buổi sáng nay!

Nguyễn Duy Nhiên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2021(Xem: 4030)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
27/01/2021(Xem: 4787)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4806)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5172)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
22/01/2021(Xem: 5336)
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org
22/01/2021(Xem: 6606)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.
21/01/2021(Xem: 6875)
Nhân ngày Lễ Phật Thành Đạo năm nay, trong tâm tình hộ trì Tam Bảo, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ tu hành nơi xứ Phật, đặc biệt là chư Tăng thường trú tại khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo.. Xin tường trình cùng chư vị một số hình ảnh của buổi cúng dường chư Tăng các truyền thống Đạo Phật (International Maha Sangha), chư Tăng Tibet, India, Lào, Miến, Thái, Bangladesh, Việt Nam.. tai Bồ Đề Đạo Tràng. (Với tổng số 500 vị, mỗi vị thọ nhận 1 phong bì với tịnh tài 1000Rupees- tương đương 14usd và cúng dường thọ trai)
21/01/2021(Xem: 4867)
Trường phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng tổ chức Pháp hội Nyingma Monlam Chenmo lần thứ 32 tại Đại Giác Ngộ Tự (Mahabodhi Temple), thành phố Bodh Gaya, tiểu bang Bihar, nơi mà ngày xưa, cách đây 2550 năm, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã giác ngộ chân lý tối thượng dưới gốc cây Bồ-đề sau 6 năm khổ hạnh tinh chuyên. Sự kiện bắt đầu khai mạc vào ngày 14 tháng Giêng và sẽ kết thúc vào ngày 23 tháng Giêng năm 2021. Tuân theo nguyên tắc và hạn chế tập trung đông người do đại dịch Covid-19, sự kiện diễn ra chỉ có khoảng 100 vị Tăng sĩ Phật giáo tham dự.
21/01/2021(Xem: 4522)
Cư sĩ Matthew Kapstein, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1949, Giáo sư thỉnh giảng, nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm, học giả triết học Phật giáo Đại học Chicago, chuyên về lịch sử triết học Ấn Độ, Tây Tạng, và lịch sử văn hóa Phật giáo Tây Tạng, nghiên cứu những ảnh hưởng văn hóa trong việc Trung cộng cưỡng chiếm Tây Tạng. Ông là Giáo sư thỉnh giảng về Nghiên cứu Phật học tại Trường Đại học Thần học Chicago, Hoa Kỳ và Giám đốc Nghiên cứu Tây Tạng tại École pratique des hautes études ở Paris, Pháp.
20/01/2021(Xem: 5049)
Mỗi năm đến ngày mùng 8 tháng Chạp, giới Phật giáo Bắc tông cử hành lễ kỷ niệm Ngày Thành đạo của đức Phật Thích Ca (theo truyền thống Phật giáo Nam tông, ngày đức Phật Đản sinh, Xuất gia, Thành đạo và Niết bàn đều là ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch). Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của sự thành đạo. Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, và đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ở cõi trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]