Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ của một giới tử trong ngày Thọ Bát Quan Trai

19/03/201510:36(Xem: 7704)
Cảm nghĩ của một giới tử trong ngày Thọ Bát Quan Trai

 khoa-tu-hoc-13

 

Cảm nghĩ

của một giới tử trong ngày Thọ Bát Quan Trai

 

 

Đây không phải là lần đầu tiên tôi được Thọ Bát, được làm “Ni Cô chải tóc bên dòng suối“ một ngày một đêm đâu các bạn ạ! Từ bao năm nay hễ chùa Linh Thứu có lên lịch trình Thọ Bát là có mặt tôi, cho dù ngày ấy tuyết phủ ngập chùa, hay mưa dầm giăng lối. Nhưng chẳng bao giờ tôi tu trọn vẹn được đầy đủ 24 giờ tinh khôi cả, cứ buổi cháo chiều vừa dùng xong tôi đã tìm đường ra xe về nhà để sáng mai lên chùa sớm cho kịp buổi công phu khuya. Hay nhiều khi không thể tham dự được tôi cũng cố lên chùa nghe cho được bài Pháp mới thật hả dạ. Tất cả cũng chỉ vì Gia Duyên còn ràng buộc như câu các Thầy truyền giới vẫn thường đọc trong những buổi Thọ Bát Quan Trai, nên sự thể mới như vậy mà thôi.

Nhưng lần Thọ Bát này đã gây nhiều ấn tượng khiến tôi phải trải dài cảm nghĩ của mình lên trang giấy. Ấn tượng thứ nhất, chưa bao giờ lực lượng các Thầy về truyền giới lại hùng hậu như lần này. Về đến 3 vị đều ở phương xa, Thầy Hạnh Tấn từ sông Hằng của xứ Ấn, Thầy Quảng Điền từ đồng bằng sông Cửu Long đổ về đây và Thầy Hạnh Sa mới lưu lạc trên những rặng núi tuyết của ngọn Hy Mã Lạp Sơn (cái này tôi đoán mò thôi, chỉ dựa theo bài thuyết pháp của Thầy).

Ngoài ra còn có 2 Thị Giả đi theo Điệu Vân và Chú Đồng Tài, một cao một thấp trông thật khí thế.

Tôi ngồi xếp bằng kiểu bán già ở phía dưới, nhìn 3 Cao Tăng trên Pháp tòa chuyền nhau mi-crô trả lời những câu hỏi hóc búa của các giới tử. Liên tưởng đến hình ảnh của Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, đeo gươm báu Trí Tuệ bên mình, xông pha trong Biển Khổ của thế gian để cứu vớt các chúng sanh còn ham vui lạc lối... cỡ như tôi.

Nhưng thôi, đừng tưởng tượng nhiều nữa! Hãy tập trung nhớ lại bài Pháp về Bồ Tát Hạnh của Thầy Hạnh Sa đi, rồi kể lại cho các bạn không được tham dự cùng nghe có phải lợi lạc nhiều hơn không?

Các bạn ơi! Vì không có được bộ nhớ dai như thần đồng Lê Quí Đôn ngày xưa, hay các Thầy Tuệ Sĩ, Trí Siêu ngày nay. Nên tôi chỉ nhớ lõm bõm được có một câu Kệ trong rất nhiều bài Kệ của ngài Krông Pa trên xứ tuyết của Tây Tạng. Các bạn đừng phiền hà tôi tại sao tu lâu mà chẳng chịu phát sinh trí tuệ, có vài ba câu kệ mà học hoài vẫn không thuộc, lại còn đòi viết lách cho thiên hạ cùng nghe nữa chứ. Không sao, trong nhà Phật chỉ quan trọng ở sự thực hành, thuộc được câu nào xay nhuyễn ra hòa với nước uống vào trong bụng cho tan biến ra thành máu nuôi khắp tứ chi. Còn phần bài bản nếu cần các bạn chỉ việc gọi điện về chùa Viên Giác, tìm cho ra tung tích Thầy Hạnh Sa là có tất cả.

Huyền thoại về thầy Krông Pa và các vị thầy của ngài, hình như tôi đã được nghe qua trong cuốn băng Đường Mây Qua Xứ Tuyết nhiều lần rồi. Đang tính định đưa các Link, chuyển địa chỉ về thầy Hạnh Sa và cuốn Đường Mây Qua Xứ Tuyết để khỏi phải thuật lại bài pháp trong ngày Thọ Bát, nhưng sợ các bạn xuống chùa phản đối nên tôi phải vặn đầu vặn óc nhớ lại kể được đoạn nào hay đoạn ấy. Nếu có chỗ nào kể sai bài bản, các bạn cứ việc gọi về chùa Viên Giác mách vốn với thầy Hạnh Sa là xong chuyện ngay.

Thuở ấy trên rặng núi tuyết của ngọn Hy Mã Lạp Sơn của xứ Tây Tạng, có một vị vua trị vì rất anh minh và nhân đức. Nhà vua muốn chấn hưng lại đạo Phật đang trên đà thoái hóa trong đất nước mình. Ông ta quyên góp tiền của ở khắp nơi rồi bí mật sai sứ thần mang số châu báu cùng tịnh tài, sang Ấn Độ thỉnh ngài Alisha một Cao Tăng đạo hạnh đến Tây Tạng hoằng pháp và trùng tu lại chánh pháp. Nhưng ước nguyện của vị vua bị các cận thần ngoại đạo diệt trừ đến tận gốc, họ uy hiếp nhà vua, bắt ông phải thu hồi mệnh lệnh đem số tiền đi thỉnh cao tăng trở về gấp, nếu không sẽ cho vị vua đi chầu tiên đế sớm. Nhà vua là hóa thân của một vị Bồ Tát nên bằng lòng vì đại nghĩa chịu thiệt thân.

Tin chẳng lành này đến tai ngài Alisha, cảm động vì cái chết của vị vua cho đạo pháp, ngài chống gậy trúc trèo đèo vượt suối sang Tây Tạng trùng tu lại Phật pháp cho xứ sở có một vị vua đã dám chết vì ngài. Tôi không dám viết là ngài Alisha có thần thông đã cưỡi mây trắng bay qua Tây Tạng, vì sợ phạm tội nói dối khi mắt mình chưa được nhìn thấy tận nơi.

Từ đấy đất Tây Tạng trở nên Xứ Phật, đệ tử của ngài Alisha có rất nhiều, rồi đến dòng kế tiếp cho đến ngài Krông Pa, tác giả của các bài Kệ nói về Bồ Tát Đạo, đề tài thầy Hạnh Sa định gửi gấm cho các giới tử của chùa Linh Thứu, nhưng thời gian quá eo hẹp Thầy chỉ giảng được mỗi một bài kệ có tám câu. Giới tử như tôi chỉ thu nhận được mỗi một câu, diễn Nôm đại loại như, ta phải xem và đối đãi với chúng sanh như là chư Phật, chư Bồ Tát.

Ôi chao ơi! Đề tài sao mà khó thế, cái con mẹ mặt mày hắc ám, vào chùa cứ vênh vênh cái mặt, trong nhà bếp lại lên giọng chị hai sai bảo mọi người. Cái người ấy ta phải cung kính đối xử như là chư Bồ Tát được sao? Chỉ có Bồ Tát Thường Bất Khinh mới làm nổi điều này, chứ ta thì còn khuya mới làm nổi đấy.

Các bạn ơi! Đừng vội nổi bồ đề gai, lúc chưa tu tập ta mới nghĩ như thế mà thôi, nhưng khi đã thấm nhuần tương chao rồi, ta nhìn ai cũng thấy họ là Bồ Tát, là những vị Phật tương lai sẽ thành, còn ngày nào họ thành Phật xa hay mau tùy theo khả năng tu tập của họ mà thôi. Ta chỉ cần rửa mắt và rửa tâm của ta để thấy được cái tâm Phật của họ là đủ rồi.

Này nhé! Bồ Tát cần Chúng Sanh như cá cần nước, không có Chúng Sanh làm sao có Bồ Tát. Nhạc phải được đổi lời như thế này mới phải: Bồ Tát vắng chúng sanh rồi... đi cứu ai? Do đó đời của các vị Bồ Tát sẽ mất hết ý nghĩa, họ sẽ trở thành Phật, cái khổ ở đây là họ thuộc tuýp người năng động, suốt ngày đi cứu khổ cứu nạn quen rồi, bây giờ không có chúng sanh quấy rầy đâm buồn nản, đi ra đi vào không có chuyện gì làm chịu sao nổi. Chẳng hạn chúng sanh khi buồn họ hay bày trò ăn nhậu, nhảy nhót, yêu đương vớ vẩn để giải sầu cho qua hết tháng ngày. Trái lại hàng Bồ Tát không thể bắt chước chúng sanh, vì có quá nhiều trí tuệ nên hiểu rằng: Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Thấy hết trơn nhân rồi, ai dám đụng đến quả làm gì cho thiệt đến thân.

Qua các nhận định như trên, tôi cảm nghiệm được bài Kệ của ngài Krông Pa là đúng, thầy Hạnh Sa không nói chuyện trên trời dưới biển đâu. Các chị bạn Đạo ngồi bên cạnh cũng gật gù khen đúng, Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ mà lị.

Ấn tượng thứ hai trong buổi Thọ Bát này là màn vấn đáp Phật pháp, buổi tối các giới tử được quyền viết câu hỏi bỏ vào chuông, hay chất vất trực tiếp những câu hỏi sẽ làm điên đầu người bị hỏi. Tuy nhiên lần này cán cân hơi bị lệch về phía bên kia, các thầy có đến 3 vị, gặp câu khó cứ việc đẩy mi-crô sang bên phải hay bên trái, tả xung hữu đột thế nào cũng thoát vòng vây.

Có một giới tử đã hỏi trực tiếp thầy Hạnh Tấn về một đề tài thầy rất thông hiểu, nhờ giảng về Lửa Tam Muội xem lửa này thuộc loại lửa gì, có đủ thần lực để dập tắt ngọn Lửa Tình đang quấy phá hay không? Nhờ khơi trúng mạch nước suối nguồn tươi trẻ của Thầy nên Lửa Ba Em (bản dịch tiếng Nôm) đã được khai triển rất cặn kẽ rõ ràng.

Thầy Quảng Điền đã chỉ dẫn cho các giới tử phương pháp ngồi Thiền, nên tập ngồi theo tư thế kiết già sẽ được nhiều lợi lạc hơn, đỡ bị mỏi chân hay đau lưng.

Sau khi mọi người xả Thiền xong, từng toán rút lui từ từ ra khỏi chánh điện, lo vệ sinh cá nhân rồi tiếp tục Thiền nằm trên giường cho đến khi nghe chuông chùa điểm tiếng công phu. Tôi vì gia duyên còn ràng buộc nên phải ra xe về nhà, trong tiếng dặn với của các bạn đạo, nhớ đến sớm để tụng công phu khuya. Là một giới tử tôi cẩn thận tắt máy radio trong xe để khỏi phạm giới, không được xem trò ca nhạc hay ngủ giường cao. Giường nhà tôi thuộc loại chân thấp kiểu Nhật nên không hề phạm phải giới nào. Buổi sáng phải dậy thật sớm đến chùa cho kịp dự buổi công phu khuya, mới thật gian nan. Nhưng phải ráng thôi, chỉ một ngày một đêm thôi mà cũng không làm được hay sao. May quá! Tôi đến kịp giờ cho buổi công phu.

Các bạn ạ! Cảm giác của tôi khi ngồi trong chánh điện của chùa Linh Thứu, nghe các Thầy tụng kinh Lăng Nghiêm, sao thấy xuất hồn như lạc vào thần lực của những buổi công phu khuya tại chùa Viên Giác với hàng chục chiếc Y Vàng. Hồn như bay bổng trong tiếng kinh tiếng mõ, rồi tiếng trống đệm quyện vào trong những tiếng ngân nga. Tôi khỏi cần tụng theo làm chi cho rớt điệu, cứ lim dim thưởng thức cho sảng khoái khắp toàn thân, cho lời kinh chạy dọc lẫn chạy ngang, thấm vào hồn người giới tử một cách nhẹ nhàng đến an lạc.

Ấn tượng ấy dễ gì có được phải không các bạn, tôi không chịu viết ra chia bớt cho các bạn cùng hưởng chung có phải phí của trời không?

Trước khi xả giới, thầy Hạnh Tấn còn nhắn nhủ và kiểm điểm tác phong tu tập của các giới tử. Căn bệnh thời đại của các giới tử, hễ có dịp xáp lại gần nhau là phải chuyện trò, không cần biết nội dung câu chuyện sẽ dẫn về đâu, bàn về Phật pháp cao siêu hay hỏi thăm sức khỏe của nhau xem đã bị mấy lần trúng gió, đã cạo gió chưa. Thầy hỏi ai là người trong suốt khóa tu, miệng câm như hến không nói đến một nửa lời, xin giơ cao tay. Dĩ nhiên đạo tràng im phăng phắt, không một tiếng cử động, không một câu giỡn đùa. Biết mình hỏi câu quá khó, Thầy giảm tốc độ xuống cho hợp với căn cơ, ai có nói chuyện nhưng chỉ bàn về Phập pháp. Đã hạ trình độ đến thế mà chỉ có một bàn tay bác Tâm Bích dám mạnh dạn đưa lên, còn tất cả vẫn bình chân như vại cho lý tưởng ăn to nói lớn của mình.

Thầy Hạnh Tấn hứa sẽ làm cho xong các bảng hiệu đeo trên cổ áo, phát cho các giới tử thích ồn ào câu, Tôi là người nhiều chuyện. Anh Thiện Bảo giơ tay xin nói cảm nghĩ của mình, cảm thấy rất khó chịu khi một ngày một đêm không được nói câu nào, không quen. Thầy bảo, tất cả chỉ là thói quen, bị đeo bảng tên Tôi là người nhiều chuyện chừng vài lần, quê quá sẽ chuyển thôi.

Nghe tin phong phanh, Thầy Hạnh Tấn yêu quí của chúng ta sắp đi nhập thất, không biết ở nơi nào, các giới tử cứ việc buồn năm phút, hay buồn tàn thu gì cũng được. Riêng tôi lúc thoạt nghe cứ mong đấy là tin “vịt giời“ cho đỡ đau khổ, nhưng sau suy nghĩ lại, cần tôn trọng quyết định của Thầy, chỉ mong sao cho Thầy đạt được vạn sự như ý trong đường tu.

 

                                                   Hoa Lan.

                                                   Mùa Đông 2007.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/07/2020(Xem: 5015)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một ngôi làng gọi là Taktser ở đông bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông dân. Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, phù hợp với truyền thống Tây Tạng, như tái sanh của người tiền nhiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, nguyện tái sanh để phụng sự loài người. Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là “Đại dương của trí tuệ.” Người Tây Tạng thường liên hệ đến Đức Thánh Thiện như Yeshe Norbu, “Viên ngọc ước,” hay đơn giản là Kundun, có nghĩa là “Thị Hiện.”
25/06/2020(Xem: 6697)
Câu nói: ướp xạ xông hương như đã trở thành quen thuộc với mọi người nên cũng chẳng mấy ai quan tâm tới, tuy nhiên áp dụng “xông ướp” vào huân tập là điều không đơn giản, nên cần phải quan tâm sâu rộng hơn tới hai điểm: thứ nhất là từ Hán Việt có những nghĩa: tập nhiễm, xông ướp, in sâu nơi tâm thức; thứ hai là khó hiểu, vì không thể hình dung rõ ràng. Huân tập là động từ như lực làm thay đổi tâm sinh lý con người rất tinh vi nên cần phải gia tâm hơn, vì nó ảnh hưởng về hai mặt tiêu cực và tích cực, cũng như thiện và bất thiện.
24/06/2020(Xem: 5287)
Tạo ra một cuộc sống Hạnh phúc cho riêng bản thân và gia đình là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người Mỹ. Mặc dù những điều cụ thể làm cho chúng ta Hạnh phúc có thể khác nhau đối với mỗi chúng ta, nhưng tất cả chúng ta đều biết Hạnh phúc khi chúng ta trải nghiệm nó: Đó là cảm giác hài lòng chung mà chúng ta đang sống một cuộc sống có mục đích, thỏa mãn.
24/06/2020(Xem: 5711)
Một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với tư thế ngồi cao 13,7 mét (45-foot) được dựng lên ở khu Chittagong Hill, Bangladesh trên cơ sở của ngôi Già lam Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha Vihar (TSSSV) đã trở thành một biểu tượng của sự hợp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự xung đột và bất ổn.
24/06/2020(Xem: 5898)
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử và khảo cổ học cho biết, những bức bích họa tranh tường màu sắc rực rỡ và tàn tích Phật giáo được khai quật tại Cộng hòa Uzbekistan, một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3, đã làm sáng tỏ sự hấp dẫn về sự lan tỏa nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa cổ đại.
24/06/2020(Xem: 8648)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
22/06/2020(Xem: 7646)
Truyện tích kể rằng sau khi đi một vòng châu du hoằng Pháp ở các làng mạc, Đức Phật trở về tịnh xá, và giữa chúng Tăng có cuộc thảo luận về trạng thái gồ ghề hay bằng phẳng của các con đường đã trải qua. Đức Phật nói rằng thảo luận về các con đường ấy không thích hợp cho sự giải thoát, đó chỉ là những đoạn đường ở bên ngoài thân tâm. Ngài khuyên chư Tăng nên lưu tâm đến con đường cao thượng là “Bát Chánh Đạo” thuộc giáo lý “Tứ Diệu Đế” và những việc cần phải làm khác để sớm đắc được đạo quả. Những giáo lý căn bản của Đạo Phật đưọc tóm tắt như sau đây:
20/06/2020(Xem: 8471)
Hai sự phân biệt được giới thiệu mà trước đây không được nêu rõ trong tài liệu về lòng bi mẫn, điều này có thể làm rõ những gì đang được nghiên cứu và khuyến khích sự chú ý đến các hình thức bi mẫn đã bị bỏ qua phần lớn. Sự khác biệt đầu tiên là liệu mục tiêu của hành vi bi mẫn là gần (ví dụ, nhìn thấy ai đó ngã xuống, trầy xước đầu gối của mình) hoặc xa (ví dụ, một người không quan sát trực tiếp ai có thể bị thương hiện tại hoặc trong tương lai). Gần là ngay lập tức, khắc phục nếu có thể cho những đau khổ chứng kiến; xa ngăn ngừa tác hại trong tương lai xảy ra. Nhóm phân biệt thứ hai đề cập đến việc lòng bi mẫn là sự thấu cảm, liên quan đến hành động hay là một khát vọng.
19/06/2020(Xem: 13386)
Tặng quà cho 285 hộ nghèo Ấn Độ ở 2 ngôi làng Katorwa-Mucharim (gần chùa Kiều Đàm Di VN- Bodhgaya) địa điểm cách Bồ Đề Đạo Tràng nơi đức Phật thành Đạo 7 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree cho phụ nữ, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200 Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác.)
17/06/2020(Xem: 9560)
Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]