Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Nguyên Nhân Của Hành Động

19/03/201507:31(Xem: 7073)
Những Nguyên Nhân Của Hành Động
 
nhan-qua
Những Nguyên Nhân Của Hành Động 
Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

Những Nguyên Nhân Của Hành Động
Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si). [32]

Một hành động khi làm với lòng tham lam, sinh ra từ lòng tham lam, gây ra bởi lòng tham lam, phát sinh ra từ lòng tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. [33]

Một hành động khi làm với lòng thù hận, sinh ra từ lòng thù hận, gây ra bởi lòng thù hận, phát sinh ra từ lòng thù hận, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó.

Một hành động khi làm với sự si mê, sinh ra từ sự si mê, gây ra bởi sự si mê, phát sinh ra từ sự si mê, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó.

Nầy các Tỳ Kheo, giống như những hạt giống không bị hư hại, không bị hư thối, không bị hư hỏng bởi gió và mặt trời, hạt có khả năng nẩy mầm, khi chúng được gieo trồng đúng đắn vào trong một thửa ruộng tốt, cắm hạt sâu vào một mảnh đất mầu mỡ: và nếu chúng được tưới tẩm đầy đủ bởi mưa gió, những hạt giống nầy sẽ tăng trưởng, cao vụt lên, và phát triển dồi dào.

Nầy các Tỳ Kheo, cũng như thế, bất cứ một hành động nào khi làm với lòng tham sân si, sinh ra từ lòng tham sân si, gây ra bởi lòng tham sân si, phát sinh ra từ lòng tham sân si, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó.

Nầy các Tỳ Kheo, đấy là ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động.

Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân khác bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng không tham lam, lòng không thù hận, và sự không si mê (không tham, không sân, không si).

Nếu một hành động khi làm với lòng không tham lam, sinh ra từ lòng không tham lam, gây ra bởi lòng không tham lam, phát sinh ra từ lòng không tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. Một hành động khi làm với lòng không thù hận, sinh ra từ lòng không thù hận, gây ra bởi lòng không thù hận, phát sinh ra từ lòng không thù hận, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. Một hành động khi làm với sự không si mê, sinh ra từ sự không si mê, gây ra bởi sự không si mê, phát sinh ra từ sự không si mê, một khi lòng tham sân si biến mất thì hành động lúc đó không còn nữa, đã bị cắt bỏ tận gốc rễ, giống như gốc cây cọ trơ trụi không còn ra hoa trái nữa, bởi vì lòng tham sân si đã bị hoàn toàn xóa sạch, nên chúng không thể nào phát sinh ra trong tương lai. [34]

Nầy các Tỳ Kheo, giống như những hạt giống không bị hư hại, không bị hư thối, không bị hư hỏng bởi gió và mặt trời, hạt có khả năng nẩy mầm, và được gieo trồng đúng đắn: nếu người nào đốt những hạt giống nầy thành tro bụi, sau đó để những luồng gió mạnh thổi chúng bay đi, hoặc là để chúng trôi theo giòng suối đang chảy mạnh mẽ, nghĩa là những hạt giống nầy đã bị phá hủy hoàn toàn, hoàn toàn bị loại bỏ, hạt không còn nẩy mầm, và không thể nào phát sinh trong tương lai. [35]

Nầy các Tỳ Kheo, cũng như thế, những hành động khi làm với lòng không tham lam, với lòng không thù hận, và với sự không si mê. Một khi lòng tham sân si biến mất thì những hành động lúc đó không còn nữa, đã bị cắt bỏ tận gốc rễ, giống như gốc cây cọ trơ trụi không còn ra hoa trái nữa, bởi vì lòng tham sân si đã bị hoàn toàn xóa sạch, nên chúng không thể nào phát sinh ra trong tương lai.

Nầy các Tỳ Kheo, đấy là ba nguyên nhân khác bắt nguồn của hành động.

32. Lobha, dosa, moha: (tiếng Phạn, nghĩa là tham sân si), tham sân si là "nguồn gốc của sự bất thiện (akusala-mūla). Từ ngữ "lòng tham lam" gồm có mọi mức độ của sự ưa thích, từ những tỳ vết nhỏ của sự dính mắc cho tới hình thức thô thiển của lòng tham lam và sự tự phụ; "lòng thù hận" bao gồm mọi mức độ của sự ác cảm, từ sự vi tế của sự hài hước bệnh hoạn đến hình thức cực đoan của cơn thịnh nộ của bạo lực và sự trả thù; "sự si mê" thì giống y hệt như sự vô minh (avijjā), nhưng lại được nhấn mạnh về tác động tâm lý và đạo đức của nó.

33. Đức Phật ở đây muốn nói đến một quá trình có ba phần trong sự chín muồi của nghiệp. Một nghiệp có thể mang kết quả đến trong đời nầy (diṭṭhadhamma-vedanīya), hoặc trong đời sau (upapajja-vedanīya), hoặc trong bất kỳ đời nào, kế tiếp theo sau đó (aparapariyāya-vedanīya).

34. Các khía cạnh tích cực của ba nguồn gốc thiện lành là: sự không dính mắc (sự từ bỏ, (thí dụ như sự xuất gia), sự buông bỏ), lòng từ bi và trí tuệ. Ở đây, hành động phát sinh từ lòng không tham lam, lòng không thù hận, và sự không si mê không nên được hiểu là một hành động thiện lành bình thường, mà nên hiểu là "nghiệp không tối cũng không sáng, với kết quả không tối cũng không sáng, dẫn đến sự hủy diệt của nghiệp", có nghĩa là, người có ý chí trong sự phát triển Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (Bát Chánh Đạo). Những hành động trần tục phát sinh từ ba nguồn gốc thiện lành không nên chỉ diễn tả như là "chúng (những hành động thiện lành) không còn phát sinh trong tương lai." Những người có các hành động như vậy, được xem là người làm "nghiệp sáng với kết quả sáng", sẽ mang đến cho họ kết quả tốt đẹp và giúp cho họ được tái sinh vào cõi an lành.

35. Thí dụ nầy được giải thích như sau: những hạt giống ở đây tượng trưng cho các nghiệp thiện và bất thiện. Người đàn ông đốt cháy chúng bằng lửa tượng trưng cho thiền giả. Ngọn lửa tượng trưng cho sự hiểu biết về con đường cao quý. Thời gian khi người đàn ông đốt cháy các hạt giống tương tự như thời gian khi thiền giả đốt bỏ những sự ô nhiễm nương vào con đường hiểu biết. Tương tự như thời gian khi các hạt giống biến thành tro bụi là thời gian gốc của năm uẩn bị cắt tận rễ (tức là trong cuộc đời của vị A La Hán, thời gian kể từ khi ông không còn tham ái). Tương tự như thời gian khi tro đã bị gió thổi bay đi mất, hoặc tro bị dòng suối cuốn đi mất và hạt giống nầy không bao giờ mọc lại, là thời gian khi năm uẩn hoàn toàn ngừng lại (khi vị A La Hán đạt đến Niết Bàn) và không bao giờ còn trở lại luân hồi sinh tử.

Picture-Hình: www.thunderboltkids.co.za
(Causes Of Action, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi - Source: www.bps.lk)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2010(Xem: 6902)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8937)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10141)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8948)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7830)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5651)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 10339)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7152)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8463)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 6979)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]