Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy trở nên tươi mát và dễ thương

14/03/201520:16(Xem: 8373)
Hãy trở nên tươi mát và dễ thương

Hoa cuc quang duc (3)HÃY TRỞ NÊN TƯƠI MÁT & DỄ THƯƠNG.

 

Việc tu hành trên hết là để giải tỏa áp lực của tâm lý.

 

Và áp lực đó nếu nghĩ theo cách thông thường, thì nó luôn đến từ ngoại giới. Vì chúng ta sống trong đời sống, mà không có một tấm lòng để gió cuốn đi. Mà chúng ta chỉ sống với nhau luôn bằng tham, sân, si, cho nên áp lực sẽ đến với chúng ta liên tục là đương nhiên.

 

Nhưng nếu chúng ta quanh năm ngồi một chỗ không đi đâu cả, thì tâm lý vẫn có vấn đề khó khăn như thường. Đó là do chúng ta luôn sống trong vọng tưởng, và ảo tưởng mà thành ra như thế thôi.

 

Vậy thực chất thì áp lực luôn đến từ bên ngoài, theo con đường ngũ căn mà tràn vào tinh thần chúng ta. Và nó luôn gây cho chúng ta đủ thứ “cảm giác” sung sướng, vui mừng, buồn khổ này kia.vv. Đồng thời áp lực đó cũng do chính chúng ta tự tạo ra cho mình nữa.

 

Và chính từ việc chúng ta không biết cách hóa giải những áp lực tâm lý này, cho nên chúng ta khổ mãi. Vì rằng chúng ta khổ quá trời luôn nên chúng ta mới đi tu. Còn nếu như chúng ta đi tu mà vẫn thấy khổ như thường, thậm chí còn khổ nhiều hơn ngày trước nữa, thì đó là vì chúng ta tu tập chưa có được gì hết.

 

Vì khi trưởng thành thì con người sẽ trở nên tươi mát dễ thương.

 

Vì tu không có giỏi hay dở gì hết á. Mà chính là bạn có trở nên tươi mát và dễ thương hay không thôi. Vì chúng ta cũng biết rồi, thế giới vật chất này là chuyễn động không ngừng. Cho nên nó luôn tích tụ và sinh ra một nguồn năng lượng rất lớn, để tạo nên sự chuyễn động đó.

 

Và cái trí khôn hữu vi của chúng ta cũng như thế thôi.

 

Do đó chúng ta sống trên đời này là luôn quay cuồng tít mù mù. Vì người nào chấp thủ vào các việc làm của mình, hay ham muốn sở hữu vật chất và tiếng tăm thật nhiều, thì người đó đã tạo nghiệp khổ rồi. Vì phước đức hữu lậu là khổ chứ có gì ghê gớm đâu mà nổ chứ. Nhưng nếu sống mà kém phước quá thì cũng mệt thấy bà luôn…

 

Do đó các đại gia trên đời này, đôi khi còn khổ nhiều hơn người thường nữa. Và nếu người đi tu mà tâm lý muốn thành đạt như một đại gia, thì chỉ rước khổ vào thân. Vì cái con người đó lúc nào cũng thấy áp lực cùng mình, mà không sao giải quyết được cả. Tu hành mà một việc nhỏ tí cũng phiền não chất ngất, thì tu cái gì hả trời…

 

Và nếu bạn lúc nào cũng căng thẳng mệt nhọc vất vã quá, thì làm sao tâm tính bạn có thể trở nên tươi mát và dễ thương cho được đây. Và những ai có tư duy tuyệt đối, cái gì cũng muốn theo ý mình răm rắp hết, như một kẻ độc tài thì thôi hết thuốc chữa rồi. Vì người này có ý chí rất mạnh, nhưng đồng thời cũng là con người bất hạnh nhất trần gian.

 

Là vì anh ta không bao giờ thông thả để suy nghĩ cởi mở như bình thường, do đó anh ta cũng sẽ không dễ dãi với ai bao giờ. Vì nghiệp chướng quá nhiều trong tâm, mà anh ta còn cố gắng ôm thêm vào nữa, thì hỏi làm sao không khổ cho được đây. Và để sống được thì những con người này, liền lấy cái khổ đó làm niềm hạnh phúc. Và đó là niềm hạnh phúc giả tạo, như những người ham mê quyền lực và tham dục vô độ vậy.

 

Vì chúng ta làm việc thật nhiều, nhưng đồng thời cũng phải biết giải phóng năng lượng xấu đi, chứ không nên “để tâm” thêm làm gì cho khổ mãi. Vì chính khi bạn dồn tụ nhiều năng lượng ức chế quá, thì bạn sẽ trở thành một tên độc tài thôi.

 

Và những tên độc tài, thì thường là nuôi dưỡng một bầy phản bội.

 

Vì kẻ độc tài nhìn thấy ai cũng đáng ghét hết. Vì cái gì nó cũng chẳng vừa lòng hết. Là bởi vì nó không giải quyết được cái áp lực nội tại trong con người mình. Vì thế một ngày nào đó khi hắn sa cơ thất thế, thì sẽ bị đám đàn em của hắn phản bội ngay. Và những kẻ độc tài thường là có dấu hiệu bị thần kinh rồi. Vì vấn đề ở đây là tục đế thì nó phải xảy ra như vậy thôi. Và người tu hành nói gì thì nói, thì cũng phải sống hết một cuộc đời mình trong cỏi tục này, chứ đừng nói quá nó lên, theo kiểu bùa phép huyền thoại, mây gió biến hóa trên trời, thì cũng là một dạng thần kinh luôn.

 

Nhưng con người thường không chịu nỗi đau thương, thì lại hay thích chơi liều mạng. Vì con người thù ghét nhất là thời gian phải chịu đựng chính mình. Và cái thời gian đó luôn nóng bỏng như một thanh sắt nung đỏ, nên người ta mới tìm đường chạy ra ngoài gây chuyện lung tung. Tuy nhiên, một đời sống ngắn ngũi thì sẽ không có chỗ cho những giận hờn vu vơ mãi được. Mà chúng ta cần phải cầm vũ khí lên, để đối diện với chính con quái vật bên trong mình đi.

 

Vậy nên chúng ta cần phải đối diện với chính những khổ đau bên trong của mình, để trưởng thành hơn chứ không có mất mát gì hết á. Và nếu chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến đấu này, thì mỗi ngày chúng ta sẽ dễ thương và tươi mát hơn. Và những nụ mầm tươi xanh của cây đời sống của chúng ta, sẽ vươn lên mạnh mẽ nhất. Còn những ai chạy trốn chính mình mãi, thì sẽ không thể lớn lên thành người được đâu. Lúc đó bạn có thể biết đủ thứ trên đời này kia, nhưng hở chút là lùng bùng, hậm hực và phiền não mãi, thì cuộc sống đó cũng vô nghĩa vậy.

 

Vì những kẻ không giải quyết được áp lực trong tâm lý của mình, nên thường nhìn ai cũng thành kẻ thù của mình cả. Và đó chính là sự thất bại trong ý nghĩa làm người của mình rồi. Vì ít nhất đối với chính mình, thì chúng ta phải bao dung và tha thứ cho nó chứ. Và nếu bạn có thể thông qua cách nhìn đó, thì sẽ thấy cuộc sống này thật đáng sống biết bao. Vì dù sao đi nữa, thì những gương mặt người kia cũng thật đáng yêu mà…

 

Chúng ta phải ý thức nghiệp chướng của con người là không ai giống ai cả. Vì nó nhiều ít ẩn tàng khác nhau. Nên chúng ta cần thông hiểu cái này để thông cảm cho nhau thì hơn. Vì người đang nằm trong vũng sình lầy, thì bao giờ hắn cũng chẳng thấy rõ gương mặt mình đâu. Vì hắn ta cứ bôi trét bùn sình lên mặt mình mãi, mà còn cảm thấy đẹp nữa chứ. Do đó phải biết “lắng nghe để hiểu – nhìn lại để thương” thì mới được. Và chính vì có tình thương rộng rãi chứa chan như thế, thì chúng ta mới hóa giải được áp lực dồn tụ trong tâm lý mình, như những mối hận thù truyền kiếp của hai dân tộc anh em.

 

Thời gian ngoài kia trôi vùn vụt không chờ đợi ai cả, vậy cớ sao chúng ta phải bận lòng mãi ở một chỗ này. Hãy biến những vết thương trên đường đời, trở thành những viên ngọc sáng lấp lánh. Do đó, chúng ta phải cố gắng mà khéo sống với cuộc đời của mình, để còn có thể yêu quý nó nữa. Vì không có gì bất hạnh hơn, là khi chúng ta phải từ chối ngay chính cuộc đời của mình.

 

Có hy sinh thì mới thấy cuộc sống có ý nghĩa. Và cuộc sống có ý nghĩa thì mới có hạnh phúc. Và có hạnh phúc thì chúng ta mới sống tiếp được trên cỏi đời khô cằn lắm thị phi này...

 

Vui trước buồn sau là tạo nghiệp.

Buồn trước vui sau là thoát nghiệp.

 

Và trở thành như thế nào cũng được, miễn là mình chấp nhận được mình thôi.

 

Vì con người là luôn sống trong cái vòng suy nghĩ của mình, nên phải trái, đúng sai, yêu ghét gì đó, thì cũng là do mình tự dựng lên thôi. Hãy im lặng để biết cách thoát ra khỏi nó thì sẽ có được tự do.

 

Vì đối với loài người nỗi đau bao giờ cũng dường như là có thật, còn niềm vui thì như một ảo ảnh xa vời khó nắm bắt lắm. Vì chúng ta không hiểu nỗi mình thiếu cái gì và cần cái gì đây? Và từ đó chúng ta luôn chạy theo những niềm vui đời sống, với những hiện tượng bên ngoài thật khác lạ làm sao. Nhưng các niềm vui đó đều là rất ngắn ngũi, mà trong tâm của chúng ta vẫn còn đó một câu hỏi lớn chưa có lời giả đáp.

 

Nhưng câu hỏi đó thì phải do chính mình trả lời thì mới được. Vì những con người cá nhân sẽ không thể lừa dối nhau mãi được đâu. Nhưng một chính thể chính trị quá lý tưởng, thì có thể làm được điều đó, một cách sai lầm mà không biết. Do đó lý tưởng của chúng ta giờ đây đã đi vào ngõ cụt rồi. Và nếu bạn dấn thêm một bước nữa thì sẽ trả về số không thôi. Cho nên chúng ta không cần ca tụng hô hào một cách rình rang nữa. Và bây giờ hãy dành chút năng lực đó mà tìm hiểu về chính mình đi. Điều đó sẽ giải đáp cho chúng ta tất cả. Và nó sẽ làm cho chúng ta trở nên thông thái hơn, và dễ thương tươi mát hơn rất nhiều.

 

Vậy nên nếu không đủ sức mạnh để suy tư, thì hãy kiếm việc gì đó mà làm đi.

 

Vì những khoảng thời gian tróng trãi vô nghĩa trong cuộc sống của chúng ta, sẽ giống như những cái lổ thủng trên chiếc thuyền không bến đổ của cuộc đời bé nhỏ này. Vì thế nếu ai xác định được mục đích sống của mình càng sớm, thì càng có cơ hội thành công hơn. Vì chỉ với cái mục đích kia, thì chúng ta mới tìm thấy hạnh phúc cho mình được thôi.

 

Nếu không có việc gì làm thì hãy đọc sách đi. Vì những khoảng thời gian thất nghiệp để chúng ta đọc sách, là rất tốt cho tương lai sau này. Và đừng tưởng không làm gì cả là sướng, mà đó là khi chúng ta phải suy nghĩ tìm xem, cái bản ngã của mình đang ở đâu, thì cũng rất là mệt đó. Do đó nếu chúng ta đã tận dụng triệt để tất cả các khoảng thời gian sống thừa thải của mình, để sống cho xứng đáng nhất với cuộc đời này rồi, thì niềm hạnh phúc sẽ đến ngập tràn thôi…

 

Vì căn bản sự có mặt của con người trên cuộc đời này là vinh quang, cho dù bạn là ai đi nữa thì cũng vậy hết. Do đó hãy yêu chính cuộc đời của mình, và đừng nghe lời lũ ma quỷ xúi dục mà chê bai oán thù nó nữa. Vì chỉ khi nào bạn thấy mình sống có ý nghĩa, thì bạn mới tìm thấy hạnh phúc đích thực được. Vậy bạn hãy đứng dậy đi chứ đừng ngồi đó mà nguyền rũa bóng tối mãi. Vì nếu không suy nghĩ được thì tất cả sẽ sụp đổ hết...

 

Và đừng có theo đuổi giấc mơ bằng cách tiếp tục ngủ thêm nữa nha!

 

Vì hạnh phúc là điều khó tìm nhất trong thế gian này. Và nếu ai tìm được nó thì đó như là đã nhận được một món quà của thượng đế ban tặng rồi. Và từ đó bạn có thể đem món quá đó cho bớt những người khác, thì nó cũng không bao giờ hết được đâu.

 

Vì những kẻ nói xấu Ta bao giờ cũng đứng ở phía cuối chiều gió....

 

Vì những con người thật sự vĩ đại trên thế giới này, đều không còn ai có thể chú ý tới sự nghiêm túc làm gì nữa. Hãy nhìn vào trào lưu Đa Đa hay Hậu Hiện Đại mà xem. Nơi đó toàn là thiên tài vĩ nhân không à! Vì thế các giáo sư, các nhà khoa học của thế giới tự do phương tây thường để tóc dài, và tung tăng vui chơi như các nghệ sĩ lớn. Họ biết sống hết mình từng giây phút của cuộc đời, nên họ không còn giữ mãi cái mặt nạ đạo đức giả rẽ tiền đó làm chi nữa.

 

Vì rằng sự nghiêm túc của hình thức, đã gây ra áp lực quá lớn cho con người có thiên tính tự do. Và thà sống vô tướng còn sướng hơn là làm một kẻ nô lệ cho hình thức rỗng không. Vì kẻ nào còn giữ mãi vẽ đạo mạo nghiêm túc kể cả là đạo đức giả, và là kẻ kém cỏi lắm đó! Nhưng sổ sàng thô tục quá thì cũng khó coi. Vì thế chúng ta hãy sống theo tự nhiên là đúng đạo. Vì thật sự con người có cố tình che đậy mấy đi nữa, thì có dấu được gì đâu. Vì bản chất con người là như thế rồi mà, có gì là xấu đâu mà lo quá.

 

Và sẽ chẳng có cái gì làm cho chúng ta phải áy náy buồn phiền, trong cuộc sống này cả. Vì chúng ta thật sự tự do và đồng cảm trong niềm tin, và mục đích sống cao cả của mình. Khi chúng ta nhìn ngắm lá cờ của Tổ Quốc thân yêu tung bay trong gió. Vì chúng ta yêu quý Quê Hương Tổ Quốc mình. Vì chúng ta yêu quý tất cả mọi người. Và vì ngoài kia gió lay động những vì sao rung rinh trên trời. Vì chúng ta đã trở nên tươi mát dễ thương quá đỗi. Vì chúng ta là những con người đã trưởng thành. Là những con người mạnh mẽ giàu tình cảm yêu thương nhất trên đời...Hí hí!

 

Tuy nhiên, một đất nước sùng đạo thì đáng lo hơn là nên mừng đó.

 

Vì người đời sẽ không biết chúng ta là ai, khi cùng nhau chúng ta đứng chung dưới vòm trời này. Và nếu họ có thể nhận ra chúng ta với cái bản sắc anh hùng đó, thì họ cũng sẽ nhầm lẫn tất cả thôi. Vì họ cứ nghĩ đến những sự mơ hồ viễn vong, trong khả năng thần lực cứu cánh của chúng ta sẽ có trong tay. Họ sẽ ôm ấp những giấc mơ kì vĩ phi lý nhất, mà đi suốt trong cuộc sống hiện đại này. Vì họ nghĩ rằng bây giờ phép màu kỳ diệu, đã tác thành trong cuộc sống của chúng ta rồi.

 

Và đó là điều hoang tưởng nhất trần gian.

 

Vì sự đau khổ cô đơn của con người trong sa mạc cuộc đời mình, là chỉ dẫn chúng ta đi loanh quanh mãi trong đó thôi, chứ không biết đường ra đâu. Cái đó gọi là thế giới cảm giác của siêu hình học thuộc tiềm thức. Vì những sương khói bùa phép mê tín dị đoan theo kiểu thần thánh duy tâm, thì đều là những thứ bùa mê thuốc lú làm mụ mị con người đi. Vì sự ngu si theo kiểu đó là để xoa dịu đau khổ, chứ không phải là để giải thoát đâu.

 

Vì bây giờ là lúc chúng ta phải dắt con người ra khỏi sa mạc, để họ được sống tự do.

 

Chứ không phải là quậy cho nó bốc khói mù mịt thêm. Vì nếu bạn không thoát ra khỏi những hóa thành xinh đẹp trong cái sa mạc cuộc đời kia, thì bạn đừng hy vọng tới kiếp sau làm gì nữa. Vì hiện đời này bạn cũng chưa giải thoát được, và cũng chưa biết ra sao, mà nói mãi tới kiếp trước kiếp sau làm gì mệt quá đi. Thời đại này đã khác rồi, và nó sẽ không cho phép Phật giáo thời hiện đại, cứ nói mãi tới những lời mộng mị bùa phép mơ hồ, để đánh lừa con người nữa. Vì đó là một tội ác đối với tính thực tế của giáo pháp tối thượng của Như Lai.

 

Vì trời đất có đức hiếu sinh nên chúng ta mới tồn tại tới bây giờ...

 

Hãy nhớ! Thành công vĩ đại nhất của cuộc đời con người, là vứt bỏ tất cả chứ không phải là chiếm hữu tất cả.

 

Cho nên sống trên đời phải biết quên đi càng nhiều càng tốt, thì chắc chắn bạn sẽ tìm được niềm hạnh phúc lớn lao. Và sự vứt bỏ ở đây, là sự vứt bỏ cái chấp thủ của mình đối với sự vật, hay ý niệm ảo tưởng mơ hồ trong cách nghĩ của mình. Chứ không phải là sự vứt bỏ tất cả tài sản và thân xác của mình đi đâu nhe.

 

Vì tận cùng của thế giới này là không có gì cả, và đó chính là cái thiện lớn nhất. Và chính vì cái thiện này mà chúng ta mới tồn tại được và sẽ có tất cả. Do đó, cái gì bỏ được thì bỏ, cái gì quên được thì quên, đừng rạch ròi mãi để mất lòng nhau thêm.

 

Vì đối với con người, cái tận cùng trong tinh thần hữu vi của chúng ta là cái bản ngã. Đó chính là cái tôi đáng ghét. Là cái linh hồn đau khổ trong tù ngục của chính mình. Vì đó là do tất cả áp lực tâm lý của đời sống, dồn tụ lại mà tạo ra nó cũng được gọi là ý chí, là tham vọng mù quáng của con người. Và khi chúng ta sống đây đều chỉ phục vụ cho nó mà thôi.

 

Có nghĩa là chúng ta phải “có” tất cả, cho đầy cái bản ngã của mình. Nhưng đó không phải là sự thành công lớn nhất. Vì đó chẳng qua là những thành công về đời sống, nhưng nó không thể cứu vớt cái sinh mệnh của mình. Vì cánh cửa địa ngục bao giờ cũng được đúc bằng vàng. Và nếu ai thật sự có sức mạnh, thì cái thành công đó của họ, là cái không có gì cả.

 

Và điều này có thể lý giải cho chúng ta biết rằng. Trên thiên đường thì không có gì cả luôn. Nó khác hẳn với những ước vọng sai lầm của chúng ta bấy lâu nay. Rằng trên trời có rất nhiều vàng bạc của cải. Nhưng thật ra chỉ có thiên đường là không có gì cả, kể cả cạm bẩy, vì nó tróng không mà. Còn tất cả thế gian này đâu đâu cũng đầy cạm bẩy, kể cả trong suy nghĩ của con người. Cho nên thiên đàng là một cuộc sống không sầu lo buồn khổ. Nhưng khi bạn muốn cái gì, thì chỉ cần đưa tay lên thì cái đó sẽ hiện ra ngay.

 

Và tại sao trái đất này là một hành tinh xanh có sự sống? Đó không phải là cái thiện hay sao? Vì trong hệ mặt trời này còn có những hành tinh đầy lửa đỏ, đầy a xít và các phản ứng hóa học nổ ẩm ầm, như là cái lò phản ứng hạt nhân vậy. Và các hành tinh đó chưa có thể đạt được cái thiện như trái đất của chúng ta đang sống. Vì nó không có sự sống.

 

Vì trời đất là bù trừ lẫn nhau, theo kiểu chỗ cao chảy xuống chỗ thấp, chỗ nhiều cho qua chỗ ít, chứ không như sự chiếm hữu của con người, là chỉ muốn nhiều thêm cho mình thôi.

 

Vì thế nếu tách trời đất riêng ra mà xét, thì tận cùng của nó là toàn thiện, (vì cái ác chân đế của trời đất thì cũng là thiện). Nhưng cạnh đó con người là toàn ác, (vì cái thiện tục đế của con người thì cũng là ác). Do đó, vì có con người làm đối tượng quan sát trời đất, và xác nhận cho chính nó có mặt trong trời đất là chúng ta đang sống đây. Cho nên nếu cộng hai cái trời đất và con người lại với nhau, thì sẽ có thiện có ác. Còn khi con người nghĩ rằng, mọi thứ trên đời này là toàn ác, hay toàn thiện, thì sai lầm rồi. Vì thế con người nên hướng đến cái thiện trên trời thì sẽ có lối thoát, bằng không cứ chúi mũi xuống đất mãi thì sẽ tiêu tùng luôn.

 

Vậy nên thực tại thuộc trái đất này, là cái mà con người không bao giờ chạm tới được. Vì thế con người cũng không thể biết được thực tại là như thế nào. Cũng như thực tại bao giờ cũng là lá ngọc cành vàng, rừng thiên thu rung động, đầy kim ngân lưu ly bích châu mã não vang lừng. Còn sông hồ biển cả ngoài kia, thì toàn là nước mát cam lồ thiên thanh vĩnh thúy bất diệt.

 

Chứ thực tại không như dự đoán của chúng ta, là nó luôn là cơn cuồng phong ào ào cuốn trôi tất cả. Vì căn bản trong nhận thức của con người, là nhìn thực tại như người mù sờ voi vậy thôi. Vì chúng ta quá tham lam, nên chúng ta không có gì cả. Và điều đó chính là sự thất bại trong ý nghĩa sống cao cả nhất của con người.

 

Vậy nên con người sống được là nhờ thiên nhiên luôn tươi mát và dễ thương che chở. Và điều đó lý giải tại sao con người khi bị bội thức bội thực, thì liền tìm về thiên nhiên để khuây khỏa chút ít. Vì thiên nhiên rất gần gũi với tâm hồn con người vốn rất tươi mát và dễ thương của chúng ta đó!

 

……………………………………………..

 

Cứ mặc kệ hết đi thì bạn sẽ trở nên tươi mát và dễ thương lắm!


Hoa cuc quang duc (5)

 

HÓA THÀNH

 

Em từ niệm khởi hóa thành

Tung tăng sải bước trên cành nhân gian

 

Bổng đâu có trận gió vàng

Thổi em bay mất vô hang hóc nào

 

Còn anh từ độ chiêm bao

Gặp em gái nhỏ cúi chào một khi

 

Đầu mày cuối mắt mê ly

Dấu chân thiên cổ hữu hy muộn màng

 

Sông trôi nước chảy thẳng hàng

Tìm em anh gặp cô nàng chết trôi

5.8.2013
Thích Hoằng Toàn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2021(Xem: 4751)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6195)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5342)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12185)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5377)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
15/05/2021(Xem: 4955)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5101)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4447)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4125)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4708)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]