Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế giới ảo

06/03/201512:43(Xem: 7957)
Thế giới ảo


the gioi ao

THẾ GIỚI ẢO

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Mai năm nay nở sớm trước Tết. Qua Tết thì những cánh hoa vàng đã rụng đầy cội, và trên cây, lá xanh ươm lộc mới. Quanh vườn, các nhánh phong lan tiếp tục khoe sắc rực rỡ giữa trời xuân giá buốt. Đêm đến, trời trong mây tịnh, vườn sau đón ngập ánh trăng, tạo một không gian huyền ảo lung linh.

Đã không có những ngày xuân rực nắng, không có những đêm xuân ấm cúng tiếng đàn câu ca và những chung trà bằng hữu; nhưng chân tình của kẻ gần người xa, vẫn luôn tỏa sự nồng nàn, tha thiết. Cái gì thực thì còn mãi với thời gian thăm thẳm, vượt khỏi những cách ngăn của không gian vời vợi.

 

Nhân loại ngày nay đang tiến, và còn tiến xa hơn, trong công nghệ thông tin điện tử, thế giới mạng, không gian mạng. Kỹ thuật hiện đại như trao cho mỗi cá nhân phép thần thông biến hóa để giao tiếp, liên lạc, tìm và thấy nhau qua cầu nối có dây (internet), cầu nối không dây (wifi), trên màn ảnh lớn, màn ảnh nhỏ, nơi bàn làm việc, và ngay cả trên bàn tay nhỏ bé. Nhưng thần thông cách nào thì thế giới mà họ đang đắm mình, tiêu phí gần hết thời gian của mình vào đó, vẫn được xem như là thế giới ảo (the virtual world), không gian ảo (the virtual landscape, cyberspace).

Ảo ở đây không có nghĩa là không có, mà là có trong ý nghĩa không thực, không hiện hữu như thực tế (fact, reality). Biết là ảo, nhưng người ta không thể phủ nhận nó; trái lại, đối với một số người, đó là cả đời sống thực của họ, không thể thiếu vắng mỗi ngày. Hậu quả là có những nhân vật ảo, công ty ảo, hàng hóa ảo, tiền bạc ảo, trò chơi ảo, tình yêu ảo… tạo thêm khổ đau, khủng hoảng, bất an cho cuộc đời và những con người đang tìm kiếm hạnh phúc. Các nhà giáo dục luôn cảnh giác tuổi trẻ (mà cũng ngầm nhắc luôn cho những người lớn ham vui), chớ đắm mình trong thế giới ảo mà hãy trở về với thực tế đời sống—tức là phải đủ can đảm và nghị lực để rời khỏi máy vi tính, máy chơi game, điện thoại cầm tay… Nhưng theo khảo sát của các nhà tâm lý, đa phần những người nghiện “thế giới ảo” đều không có hạnh phúc, hoặc có nhiều khúc mắc trong đời sống thực—những người này tìm quên trong thế giới ảo, hy vọng có thể khỏa lấp sự bất toàn của cuộc sống hoặc biết đâu, may mắn tìm ra một nhân dáng hay sự việc ảo (mà cũng là người thật, việc thật) cho đời mình.

Suy cho cùng, dù có ra khỏi thế giới ảo, trở về với đời sống gọi là “thật” đi nữa, chưa hẳn là con người có thể tìm thấy hạnh phúc, an lạc cho đời mình. Bởi vì, hãy tự hỏi đời sống “thật” này có thực sự là “thật” không. Nếu là thật thì phải còn mãi trong không gian, thời gian. Thực tế cho thấy không có gì, từ vật chất đến tinh thần, có thể giữ nguyên vẹn tính nguyên thủy của nó. Những lâu đài, tượng đài nguy nga kiên cố có thể tan thành tro bụi trong vài phút; những ngai vàng, các chế độ, các tổ chức và đảng phái được cho là bền vững, trường trị muôn năm, có thể bị lật đổ bởi các cuộc cách mạng, canh tân; và tình yêu, dù là tình yêu chân thật, keo sơn, thủy chung nhất, cũng phải có lúc dẫn đến chia lìa khổ đau.

Thực tế cũng cho thấy, ngay trong đời sống thực, chúng ta lại luôn sống trong ảo tưởng, quá nhiều ảo tưởng. Từ người ít học đến hàng trí thức, từ kẻ vô danh đến kẻ nổi danh, từ hàng thuộc cấp để kẻ lãnh đạo… từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ văn học đến chính trị, xã hội, tôn giáo… đều dễ vướng cái bệnh ảo tưởng, hoang tưởng—được vài tiếng khen đã cho mình là thiên tài, trung tâm vũ trụ; được người khác bầu chọn (hoặc ép họ bầu chọn, hoặc tự mình bầu chọn mình) đã cho mình là trên hết, nổi trội hơn hết. Tự cao tự mãn, say đắm trong ảo tưởng về sự vĩ đại của bản ngã, thì sẽ không bao giờ thấy được thực tánh, thực chất của con người và cuộc đời.

Theo kinh nghiệm và tuệ giác của những bậc minh triết để lại, muốn tìm ra sự thực, chân lý, trước hết phải nhận thức đúng đắn về cái ảo, cái không thực. Phải “giải ảo” thì may ra mới thấy được cái Chân. Một khi cái Chân xuất hiện, mọi điều tốt (Thiện) và đẹp (Mỹ) mới thực sự có mặt, trong cuộc sống toàn diện, cũng như trong văn học nghệ thuật. Và điều mà tất cả chúng ta có thể áp dụng là hãy sống rất thực, rất chân tình, như là bước khởi đầu để thoát khỏi thế giới ảo và các ảo tưởng.

 

Dù thế nào, hai vầng nhật nguyệt vẫn luôn lơ lửng trên bầu trời ngày đêm. Có hay không nền công nghệ thông tin hiện đại, có hay không thế giới ảo và không gian ảo, thì trời và trăng vẫn thế, vẫn tỏa sáng từ vạn cổ.

Dưới ánh trăng xuân, chiêm nghiệm trần gian ảo hóa: Như giấc chiêm bao của người mỏi mệt, như trò huyễn mị của ảo thuật gia, như bọt nước lao xao bờ sông mé biển, như ảo ảnh xuất hiện trên sa mạc bỏng cháy khô khan, như sương mai đọng trên đầu ngọn cỏ, như ánh chớp xuyên qua trời đêm mịt mùng… (*) Thế giới ảo không có gì xấu xa, tội lỗi. Nó huyền diệu và đẹp như thơ, nếu được lặng nhìn và lắng nghe như là chính nó.

 

 

___________________

 

(*) Ý kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật.



frontpagenew 40

Ý kiến bạn đọc
06/03/201513:15
Khách
Ảo

Băng đèo trèo dốc vượt sông
Đuổi theo ảo vọng tang bồng vinh hoa
Triêu dương mắt rọi Ta Bà
Bần thần liễu ngộ chỉ ta mắt mù
Lao đao tất bật phập phù
Bọt bèo bong bóng vẫy từ tương lai
Tung tăng đắc thắng đường dài
Dừng chân thở giốc: bi hài vọng mê...
Đường tình lặn lội tái tê
Sướng vui, hờn dỗi, khen chê, đau buồn
Nồng nàn, lạnh nhạt, chán chường
Mới hay nghiệp dĩ cõi luân hồi đầy
Ảo tình ảo ảnh đắm say
Một đêm quán tịnh sáng ngày xốn tim

Ừ thì tôi đã gặp em
Yêu nhau một kiếp cho thêm nợ trần
Đôi khi thấy ảo cũng cần
Đời là ảo mộng hay chăng do mình
Biết là ảo cứ lặng thinh
Hòa cùng trời đất chúng mình yêu nhau...

Tâm Không- Vĩnh Hữu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2016(Xem: 6720)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
22/01/2016(Xem: 7075)
Đó là chuyện ông Darwin với chuyện khỉ vượn thành người. Tôi không có tham vọngviết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882). Nhưng đã nhắc tới tên vị bác học cha đẻ củaThuyết tiến hóa thì không thể không nhắc sơ lược về cuộc đời của con người vĩ đại ấy.
21/01/2016(Xem: 11255)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
21/01/2016(Xem: 5717)
Thiền Viện Phước Hoa (xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), là một nơi đặc biệt như thế. Ba mươi năm qua, kể từ ngày cố Hòa thượng Thích Thông Quả, đặt nhát cuốc đầu tiên xuống mảnh đất khô cằn hoang hóa này, có những giọt mồ hôi nhọc nhằn hòa lẫn với bao lo toan trăn trở, bằng tâm nguyện nhiếp hóa đồ chúng, phổ độ quần sanh, đã biến nơi đây thành chốn yên bình không những cho tông môn hậu tấn mà còn là nơi dành cho những cánh chim của thơ ca và nghệ thuật Phật giáo ghé tựa đôi chân, cùng góp phần vào công hạnh truyền thừa Chánh pháp một cách rất tự tại và khẳng khái.
21/01/2016(Xem: 5152)
Phẩm Tâm Của Mình Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo. - Bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
21/01/2016(Xem: 7812)
Doanh Nhân Phật tử Vũ Chầm, người cư sĩ uyên thâm, giản dị và đôn hậu. Sáng nay, cũng như thường lệ, trước giờ làm việc, chúng tôi dành 15 phút cùng nhau tọa thiền dưới sự dẫn dắt của TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hà Books. Vì là ngày cuối tuần nên hôm nay, sau thời tọa thiền, chúng tôi cùng ngồi bên nhau hàn huyên và nghe thầy Hùng chia sẻ về những tấm gương doanh nhân Phật tử. Sáng nay thầy Hùng kể về bác Vũ Chầm, chủ tịch HĐQT tập đoàn Vina Giầy và được xem là tấm gương lớn vượt khó, vượt nghèo, một tấm gương lớn của phụng sự Đạo Phật.
20/01/2016(Xem: 6381)
Ông giám đốc Aoyagi Yosuke người Nhật rất tin Đạo Phật Tôi viết bài này sau khi mới đến tụng kinh tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản trên đường Phó Đức Chính, quận Tây Hồ TP Hà Nội (rất tiếc rằng tôi không nhớ số nhà là số nào). Tôi viết bởi thấy vừa ngạc nhiên, vừa kính trọng vị giám đốc người Nhật đang điều hành bệnh viện này. Ông tên là Aoyagi Yosuke.
20/01/2016(Xem: 8180)
Nhà Giàu là người sở hữu nhiều cơ sở vật chất và nhiều tài sản có giá trị. Bồ Tát là người có tâm tỉnh giác, có tâm nguyện rộng lớn, luôn hành trì để giải thoát cho mình không còn tham, sân, si, biếng nhác, kiêu mạn; luôn hành đạo để giúp người thoát khỏi vô minh, phiền não, đói rách, bệnh tật. Con đường từ Nhà Giàu đến Bồ Tát được đo bằng sáu phẩm hạnh: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tại sao? Là vì, bố thí là diệt trừ lòng tham, trì giới là diệt trừ thân ô nhiễm, nhẫn nhục là diệt trừ tánh kiêu mạn, tinh tấn là diệt trừ sự biếng lười, thiền định là diệt trừ tâm loạn động.
15/01/2016(Xem: 9678)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
10/01/2016(Xem: 7309)
Cuốn hộ chiếu của một kỹ sư người Nhật tên là Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu mang tên ông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]