Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Không Sợ Hãi và Lo âu.

27/02/201508:14(Xem: 9373)
Sống Không Sợ Hãi và Lo âu.



LÀM THẾ NÀO

ĐỂ SỐNG KHÔNG SỢ HÃI VÀ LO ÂU
Hòa Thượng K. Sri Dhammananda
Dịch Việt: Tâm Quang Nguyễn Cảnh Lâm


Thien Su Dhammananda

Con người sinh ra, họ khổ đau, rồi họ chết. Theo Anatole France, đó là điều mà kẻ uyên bác đã từng tóm lược về thân phận loài người. Mặt khác, một số nhà tư tưởng tự do nói rằng: "Con người là guồng máy nhỏ, cấu tạo bởi sự sắp xếp ngẫu nhiên của các nguyên tử và phát triển theo quá trình tiến hóa tự nhiên. Đau khổ không thể nào tránh khỏi trong cuộc đấu tranh của con người cho sự sống còn. Không có ý nghĩa nào khác hơn, cũng chẳng mục đích chi cao cả. Chết là sự tan rã của các phần tử hóa học; không còn gì tồn tại."

Trong khi cả hai phần trên đều là điều quan sát chung trong số các người hoài nghi, duy vật gia, và thậm chí đến vài nhà tư tưởng vĩ đại; những triết gia và các bậc đạo sư của các tôn giáo đã cố gắng tìm kiếm một số ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề liên quan đến khổ đau.

Theo như Đức Phật, đặc tính của tất cả vạn vật là sinh, hoại, và diệt trong tiến trình không bao giờ kết thúc. Tất cả mọi yếu tố không ngừng thay đổi và luôn xung đột. Những chúng sinh tin vào một linh hồn hay một thực thể vĩnh cửu đều gia tăng thêm niềm khát vọng ích kỷ, mà họ không bao giờ có thể tự mãn nguyện, vì thế dẫn dắt đến nỗi sợ hãi và lo âu.

Đức Phật đặt nền tảng căn bản đạo đức vào giáo lý khi Ngài tuyên bố rằng, trong khi có khổ đau và ngờ vực giữa sự hiện hữu, con người mặc dù vậy cũng có thể trải nghiệm được cả hai niềm hạnh phúc tuyệt đối cũng như tạm thời, nếu họ học hỏi để phân biệt giữa khéo léo và vụng về trong các hành động.

Để đáp ứng, con người trước tiên phải có Chánh Kiến, có nghĩa là họ phải nhận thức ra bản chất bất toại nguyện của chính mình cùng những thú vui nhục dục, và hướng dẫn cuộc sống thật chánh đáng để chấm dứt những tư tưởng bất mãn và lòng không kiên định.

Tại Sao Lo Âu
Ấn bản đầu tiên Tại Sao Lo Âu đã được xuất bản vào năm 1967 (10.000 bản) và kể từ đó nhu cầu đòi hỏi càng nhiều và đã được in lại không ít hơn sáu lần với tỷ lệ 5,000 quyển cho mỗi lần tái bản. Những lá thư tri ân và cảm ơn đã đổ về từ các nơi trên thế giới - Mỹ, Anh, Đức, Nam Phi và hầu hết các nước Á Châu.

Những người bày tỏ lòng tri ân cho cuốn sách không chỉ riêng Phật tử, nhưng có cả người Ấn giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo và thậm chí một số "nhà tư tưởng tự do". Sức hấp dẫn của cuốn sách là do một phần được viết đơn giản, chẳng tích trữ kỳ vọng, và cũng vì mục đích chính của nó là để tiết lộ sự thật về cuộc sống không chỉ từ quan điểm của Phật giáo, mà còn qua quán chiếu hợp lý của những tôn giáo khác cùng các nhà tư tưởng lớn. Quyển sách được viết chủ yếu để mang lại sự an lạc và niềm khuây khỏa cho những ai đang cần sự hướng dẫn, để đối mặt với bao bối rối và đầy phức tạp của nền văn minh hiện đại.

Một số người viết đến để nói họ ngăn chặn được ý tưởng tự tử ra sao bằng cách đọc sách, những người khác nói rằng họ đọc một vài trang mỗi đêm để giúp họ bình tĩnh tâm trí và vững vàng tự nhắn nhủ với chính họ rằng, thật sự có những giải quyết đơn giản và thực tiễn cho các vấn đề bao trùm trên thế giới.

Nhiều điều đã xảy ra kể từ khi Tại Sao Lo Âu xuất hiện lần đầu tiên, bao thay đổi đã luân chuyển. Trong những năm qua, tác giả đã quán nhập được nhiều hiểu biết mới liên quan đến vấn đề nhân sinh qua kết quả thâu nhận vô ngần những lá thư đã viết cho Ngài, cũng như trong các cuộc thảo luận giá trị với những người gặp khó khăn từ các tầng lớp xã hội. Chính vì thế đã dẫn đến quyết định cho ra đời ấn bản mới vào thời điểm này.

Ấn bản cải tiến này tìm cách giải đáp những vấn đề có từ muôn thuở và những đặc thù trực diện trong hiện tại. Nhưng trọng tâm chính của sách vẫn không thay đổi: đó là, thể hiện phương cách hướng dẫn một người có thể sống mà không có sự sợ hãi và lo âu, với điều kiện người đó phải có Chánh Tư Duy (suy nghĩ đúng).

Quyển sách này sẽ cố gắng thảo luận về các vấn đề từ quan điểm thực tiễn và nhân văn. Để kết thúc, nhiều trích dẫn, những giai thoại, những câu nói dí dỏm, những truyện ngụ ngôn đã được gom lại để cho thấy những người sáng suốt đã quán xét tình trạng nhân sinh như thế nào qua thời gian và không gian. Nhiều người trong số này có tư tưởng Đông phương, còn một số độc giả khác có thể gặp khó khăn thấu hiểu được và họ cảm thấy chỉ thích hợp với một văn hóa có đặc thù riêng khác hơn.

Tuy vậy những độc giả đó cũng được hưởng lợi ích nếu họ có thể phân biệt giữa cốt lõi của những mẫu chuyện và quan điểm được hình thành. Kết cuộc, những vấn đề đại đồng và các chân lý đều có thể ứng dụng chính chắn cho tất cả mọi người.

Thiết tha hy vọng cuốn sách này sẽ mang lại nguồn cảm hứng mới mẽ và đầy hy vọng cho bất cứ một ai đọc nó mà không có ý nhạo báng và nghi ngờ.

K. SRI DHAMMANANDA
WESAK DAY 19/5/89 B. E. 2533


LỜI DỊCH GIẢ

Bao kiếp vòng quay bánh luân hồi
Vô thường trần lụy mãi vậy thôi
Ngã vô minh chấp nên ảo tưởng
Nghiệp chướng vô biên ngập núi đồi

Đâu là vô thỉ khởi đầu tiên
Gieo nhân, gặt quả, rước nhân duyên
Chính cuộc tử sanh, sanh tử mãi
Trần gian vô vọng phút bình yên

Con tự biết khả năng còn quá yếu kém, kiến thức lại thô thiển, và Phật pháp rất nông cạn, nhưng thiết nghĩ cuốn sách “How To Live Without Fear And Worry” của Hòa Thượng K. Sri Dhammananda có thể mang lại nhiều ích lợi cho mọi thân hữu, nên con nỗ lực phiên dịch ra Việt Ngữ. Kính mong các bậc thức giả cao minh xin vui lòng tha thứ cho những sai sót lỗi lầm. Dịch giả không giữ bản quyền Việt Ngữ và mọi ấn tống đều tùy tiện quý độc giả.

Với sự khuyến khích và giúp đỡ của các Đạo Hữu: Tuệ Đăng Phan Viết Cường, Từ Hạnh Võ Xuân Hảo, Thiện Phúc Võ Thanh Phong, và Nhuận Thuận Nguyễn Minh Phương Thảo, bản dịch Việt Ngữ “Làm Thế Nào Để Sống Không Sợ Hãi Và Lo Âu” được thành hình. Tất cả chúng con xin hồi hướng công đức hoằng pháp này lên Ngôi Tam Bảo và thập phương pháp giới chúng sinh. Cầu nguyện Hồng Ân Tam Bảo thùy từ gia hộ cho Quý Vị và Bửu Quyến thân tâm thường an lạc và hạnh phúc.

Phật Lịch 2557, Arlington, Texas
Tâm Quang Nguyễn Cảnh Lâm


pdf

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2017(Xem: 8339)
1) Xin ngài cho biết thuyết tái sanh trong Phật giáo làm việc như thế nào? Trà lời: Tất cả những kinh nghiệm về thân và tâm của chúng ta, trong đời nầy cũng như đời quá khứ và tương lai, đều do hành động (nghiệp) của thân khẩu ý trong quá khứ và hiện tại. Hành động lành đem đến kết quả mong muốn, sự tái sanh và đời sống tốt đẹp. Trong khi đó hành động xấu ác đem đến hậu quả bất thiện, sự tái sanh và đời sống không tốt đẹp. Chúng ta sẽ liên tục tái sanh theo nghiệp báo, trong vòng luân hồi, cho đến khi nào đạt được sự giác ngộ tối hậu.
01/04/2017(Xem: 13144)
Từ khi loài người có mặt trên thế gian này, sống giữa trời đất bao la với hiểu biết và việc làm còn giới hạn, nên thường lo lắng và sợ hãi bởi những suy nghĩ cạn hẹp. Họ tưởng tượng ra có một đấng tối cao toàn quyền ban phước, giáng hoạ; nhìn đồi núi chập chùng, cao vót, họ tưởng ra vị thần núi; nhìn biển rộng bao la, mênh mông, họ nghĩ có vị thần biển đang cai trị ở đó, và vô số vị thần có nhiệm vụ cai quản muôn loài vật ở thế gian này. Đó là niềm tin của con người ở thời kỳ sơ khai, tin vào thế giới thần linh một cách tuyệt đối và chấp nhận giao phó số phận của mình, uỷ thác cho thần linh sắp đặt, định đoạt. Về sau, loài người chúng ta thật diễm phúc khi có được nhân duyên tốt đẹp gặp được Tam bảo, tức ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng trên cõi đời này.
01/04/2017(Xem: 11876)
Đề tài oan gia đã được thuyết giảng nhiều lần từ năm 2010 đến 2013. Tập sách này đúc kết lại các buổi giảng trên. Cốt lõi oan gia chỉ có một, nhưng mỗi lần giảng thì tôi thêm vào nhiều câu chuyện rút tỉa từ kinh sách, báo chí, internet hoặc nghe kể lại. Sống ở đời, ai cũng đi tìm hạnh phúc, muốn có một gia đình vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau, muốn có con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, anh em hòa thuận. Sự mong ướcrất đơn giản như vậy nhưng nhiều người suốt đời tìm hoài không được. Ngược lại, nhiều khi những người thân thương mà ta trông chờ hạnh phúc lại là người làm khổ ta nhiều nhất. Ta muốn họ làm vừa ý ta thì họ lại luôn làm trái ý ta, chưa kể họ bắt ta phải theo ý họ, hoặc họ bỏ bê, hất hủi, mắng chửi, đánh đập ta. Tại sao cuộc đời lại trớ trêu như vậy? Tại sao những người "thân thương" không thương yêu ta đúng như nghĩa "thân thương" mà lại làm khổ ta? Mời bạn đọc tìm câu trả lời trong tập sách này.
31/03/2017(Xem: 9398)
Ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa mồng 3 tháng 3 thầy trò chúng tôi quy tụ tại Pháp Loa Thiền Tự, huyện Sóc Sơn, Thủ đô Hà Nội để tưởng nhớ đến Ngài. Có mặt trong ngày đặc biệt nay có khoảng vài chục quý thầy, quý sư cô đang thực hành thiền cùng các thiền sinh cư sỹ. Buỗi lê thật đơn giản và sâu sắc, ngắn gọn và ý nghĩa.
31/03/2017(Xem: 6140)
Nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc "mối lái" cho chuyến xe giá rẽ, đi trong hai ngày - Sài Gòn-Di Linh, một tài xế trẻ, có tâm đạo, cũng là xe nhà, thân quen với gia đình nữ sĩ, vì thế, vừa "ngon - bổ và rẻ". Vấn đề là phải tìm đủ người cho xe bảy chỗ.
30/03/2017(Xem: 6077)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
29/03/2017(Xem: 6918)
Phật giáo đã mọc rễ vững chắc ở Úc châu trong mấy thập niên vừa qua, nhờ vào di dân từ các xứ có văn hóa Phật giáo khác nhau và thế hệ thứ hai gồm những người di cư từ nhỏ và những người sanh ra tại đây. Cũng nhờ phần nào sự quan tâm của người Úc tới giáo pháp quí báu và nếp sống (cao đẹp) đã được chứng min
29/03/2017(Xem: 6540)
..."Hơn nữa, nghề nghiệp và công việc ở thế gian giống như cơn mộng, như ào ảnh, nhự bọt nổi, như tiếng vang - chỉ tồn tại trong phút chốc rồi trở về hư không. Những thứ nầy không có lợi chi cho người tu hành trên đường giải thoát. Dầu cho quí ngài có xây được chùa viện đồ sộ, trang nghiêm, có tạo được ảnh hưởng rộng lớn và địa vị cao tột, làm bạn với nhiều nhân vật sang trọng quyền quí - và với tâm tự mãn nghĩ rằng quí ngài đã thành công trên con đường tu hành, quí ngài không nhận ra mình đã vi
28/03/2017(Xem: 9645)
Gần đây có người hỏi tại sao tôi yêu thích Phật giáo. Sau đây là 7 lí do tại sao tôi yêu thích, hâm mộ, kính ngưỡng, học tập, thực hành và chia sẻ giáo pháp quí báu của đức Phật. Có vài câu trả lời ngắn nhưng ngọt ngào, những câu khác có nhiều chi tiết hơn. Dĩ nhiên tôi có thể đưa ra nhiều giải đáp và chi tiết khác, nhưng để dễ dàng cho bạn đọc, tôi chỉ đưa ra 7 giải đáp thôi.
27/03/2017(Xem: 6529)
Hôm nay là ngày 21/2/2017, tại Thiền đường Chùa Từ Ân, Phật Quang Sơn, Thành phố Cebu, Philippines. Phái đoàn Phật giáo Việt nam chúng tôi, lần đầu tiên đến đất nước này và đến Phật Quang Sơn tại Philippines. Nhân cơ hội gặp gỡ này, tôi xin cám ơn Phật giáo Phật Quang Sơn cũng như Ni Sư Hữu Lâm trú trì và các bạn trẻ ở đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]