Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vườn Thiền Chùa Tôi

07/02/201516:38(Xem: 12976)
Vườn Thiền Chùa Tôi

Tsukiyama gadern

"Ở đâu đó, tại một chỗ vượt lên trên mọi đúng và sai có một khu vườn, nơi đó có bạn và tôi…”

Rumi (1207-1273)

         Chùa tôi là cái chùa mà gọi nhà cũng được gọi chùa cũng xong. Bởi, Phẩm Diệu Hạnh trong kinh Pháp bảo đàn có đoạn Lục Tổ Huệ Năng dạy thiện tri thức “tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo”.

Chùa tôi có khoảnh vườn nhỏ khoảng 100m2. Trước đây ai cho gì trồng nấy. Đi đâu thấy cây, cỏ, hoa lạ liền mua về dúi vào vườn rồi chăm sóc, rồi ngắm nghía, rồi thỏa thích. Ngày qua ngày cái vườn nhỏ xíu mà trăm cây giành khoe sắc.

Vào một buổi sớm trời rét đậm báo Xuân về. Tôi, một tay cầm chén trà Gạo Lứt nóng, một tay vịn khăn quàng cổ, lặng lẽ ngắm khoảnh vườn chợt thảng thốt, “Ủa vườn của mình sao giống cửa hàng cây cảnh quá”. Và rằng, người ta nói, “vườn nhà là một nửa tâm hồn của chủ”, lẽ nào tâm hồn của tôi cũng “trăm cây giành khoe sắc” như vườn của tôi?

Ý tưởng thiết kế lại khoảnh vườn nảy ra trong đầu. Tôi muốn vườn chùa tôi giống vườn Thiền trong những ngôi chùa Nhật Bản, khu vườn mà sách mô tả “hướng về tâm linh, hướng về chiều sâu thẳm của tâm hồn”. Nhưng, khu vườn “hướng về tâm linh, hướng về chiều sâu thẳm của tâm hồn” là như thế nào? Nhật Bản có bao nhiêu loại vườn Thiền? và nhất là loại vườn Thiền nào hợp với 100m2 vườn chùa tôi ?

 Ý dẫn dắt thân, tôi bắt đầu tìm hiểu một số vườn Thiền Nhật Bản rồi cân nhắc, lựa chọn, tìm một mô hình thích ứng cho khoảnh vườn của mình…

1/ Vườn Karesansui chăng?

Nếu rảo quanh nước Nhật rồi tìm viếng chùa Nhật bất chợt bạn gặp những khu vườn không có nước, không có cỏ, cây, hoa, lá mà chỉ có đá, cát, sỏi và màu xanh hiếm hoi là những mảng rêu bạc màu thời gian thì đó là vườn Karesansui. Là vì, Karesansui có nghĩa là “vườn khô”, “vườn đá” hoặc vườn có “dòng suối khô”.

“Vườn khô” là vườn không có nước, không cần nước.

“Vườn đá” là những hòn đá, những mảng rêu được quý sư đặt trên mặt cát, hoặc sỏi đầy sự tinh tế và nghệ thuật. Nhìn ở góc này những hòn đá cỏn con mà như núi chập chùng núi; người ngắm thấy đất trời rộng thênh thang. Nhìn ở góc khác các mảng rêu như những hòn đảo nổi trên mặt sóng nhấp nhô; đưa người ta đến cõi mây, cõi nước.

“Dòng suối khô” là gậy bút của quý sư trong chùa vẽ trên cát những vòng tròn khiến người ngắm tưởng rằng ai đó vừa quăng hòn đá xuống mặt nước phẳng lặng tạo sóng xôn xao. Cũng có khi sư múa gậy bút trên sỏi tạo những dợn sóng trải dài khiến người ta liên tưởng trước mặt mình là suối, là hồ, là sông, là biển. Đôi chỗ trong khu vườn, sư cố tình để mặt cát tự nhiên, như muốn thể hiện mặt hồ phẳng lặng, như chuyển đến người ngắm sự êm đềm.

Quý sư chùa Nhật Bản tạo cho Karesansui một không gian vắng lặng, tĩnh tại, hoang vu là nhằm mục đích trợ duyên cho con người quay về với thiên nhiên vi diệu, về với tâm hồn rỗng rang, về với tự tánh trong trẻo.



pdf

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/02/2016(Xem: 5849)
Được sự phát tâm lành từ quí vị, vào hôm mồng 4 Tết (Feb 11-2016) chúng tôi đã thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một mái trường làng không tường vách đơn sơ. Đây là một ngôi trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Chúng tôi đã cố gắng để các em nhỏ em nào cũng có quà của quí vị cho. Hiện nay trường có 3 lớp học với tất cả là 154 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India.
16/02/2016(Xem: 5671)
Một chàng thanh niên thuộc giai cấp nô lệ hạ tiện, là giai cấp thấp nhất ở Ấn Độ, đang gánh phân đi trên con đường làng. Hôm đó đức Phật theo thứ lớp đi khất thực không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, Ngài bình đẳng đi hết xóm này đến làng khác và tình cờ gặp chàng gánh phân. Vì quá sợ sệt nên anh ta né qua đường khác nhưng trong lòng vẫn ao ước và tiếc nuối “biết đến bao giờ mình mới được như các Ngài”. Đang trong vòng suy nghĩ miên man, anhkhựng hẳn người bởi trước mặt anh là một bóng hình từ ái, trang nghiêm với ánh hào quang rực rỡ. Anh hoảng hốt định quay đầu bỏ đi vì sợ bị bắt nhưng Phật từ bi cất tiếng, “này chàng trai trẻ
13/02/2016(Xem: 7372)
Phước đức là phước báo, hạnh phúc có được nhờ đức hạnh. - Từ tâm đức và hạnh đức ấy mà con người nhận lãnh phước báo.
10/02/2016(Xem: 8489)
Xuân - Tết Bính Thân đã về trên quê hương Việt Nam và đã có mặt nơi cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ: California, Houston, New York, Washington... Đồng hương Phật tử trong vùng San Diego County đã cùng Pháp Thuận Thiền viện chào đón một mùa xuân an bình, thịnh vượn và lắng động tâm hồn trong năm mới với hương Thiền ngào ngạt ngát Tâm đăng mỗi người trong bầu không khí của Thiền môn.
10/02/2016(Xem: 6665)
Đầu xuân kính chúc mọi người - Cát tường như ý vui tươi mỗi ngày - Luôn luôn tỉnh giác đừng say - Sống đời đơn giản đừng bày biện ra -
10/02/2016(Xem: 8424)
Từ Úc Châu, Hoà Thượng Thích Minh Hiếu - Bậc Tôn túc Lãnh đạo Phật Giáo Úc gởi Thư Chúc Tết đến Pháp Thuận Thiền Viện:
09/02/2016(Xem: 8354)
Khánh Hòa: Linh Phong Cổ tự đón giao thừa KH-khoalechonKH-htthichchivien miên huong Đúng 0 giờ, giao thừa, ngày mùng một Tết Bính Thân, Linh Phong Cổ tự toạ lạc trên đồi Trại Thủy đường Hải Đức, phường Phương Sơn, tp.NhaTrang, tỉnh Khánh Hòa, trong không khí trang nghiêm, nghi ngút khói hương trầm quyện tỏa, ba hồi chuông trống bát nhã linh thiêng trầm hùng vang vọng khắp đất trời đón mừng ngày đầu tiên của năm mới...năm Bính Thân, Mừng Xuân Di Lặc…
07/02/2016(Xem: 6030)
Ngày cuối cùng của năm tôi thường ngồi một mình. Người ta mê rượu, mê bia, tôi thích uống trà. Trà độc ẩm ngày cuối năm thú vị lắm. Ngồi một mình ngẫm về 1 năm trôi qua. Thời khắc chuyển giao này linh thiêng vô cùng. Ít nhất là đối với tôi.
06/02/2016(Xem: 7553)
Thế giới loài người có vẻ như vừa thức dậy, vươn vai làm bạn với nhau trên đường từ thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21. Sự phát minh những phương tiện truyền thông đại chúng như điện thoại, vi tính, điện thoại thông minh, máy thu hình điện tử và các trang mạng xã hội đã làm cho hành tinh xanh nầy dần dần có khả năng biến thế giới thành một “làng địa cầu”.
06/02/2016(Xem: 6563)
KHI CÒN LÀ MỘT cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên, vì sự thực tập về bất bạo động áp dụng không phải chỉ với con người mà đến tất cả chúng sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]