Trung Quốc: Trụ trì Thiếu Lâm Tự vận động duy trì phát triển truyền thống Cháo Bát Lạp Kỷ niệm ngày đức Thích Ca thành đạo
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này.
Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
09 giờ trước cửa Thiếu Lâm Tự chính thức chuẩn bị cho các bếp ăn phục vụ công cộng, toàn thể chư Tăng và Phật tử nhịp nhàng từng khâu được phân công mang Cháo Bát Lạp đến các bếp ăn, đã được Hòa thượng Trụ trì Thiếu Lâm Tự bố trí khắp nơi, phục vụ cho công chúng .
Hòa thượng Thích Vĩnh Tín trả lời phóng viên rằng: “Thiếu Lâm Tự đã khôi phục truyền thống Cháo Bát Lạp, và đã trãi qua hoạt động liên tục bảy năm, chủ yếu tạo phúc duyên cho tín chúng, đem lại phúc đức cho bách tính. Lịch sử Thiếu Lâm Tự đã cùng thăng trầm cùng dân tộc hơn một nghìn năm, Thiếu Lâm Tự đã gìn giữ và phát huy giá trị của truyền thống Cháo Bát Lạp, và kỷ thuật độc đáo trong chế biến vẫn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, kế tục truyền thừa hàng nghìn năm, đây là Di sản thiên niên kỷ. Cháo Bát Lạp Thiếu Lâm Tự là một thứ di sản văn hóa phi vật thể, truyền thống tốt đẹp này cần phải phát triển mạnh hơn nữa, góp phần tăng đậm nét bản sắc văn hóa tâm linh dân tộc.
Người dân Trung Quốc xem đây là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng, vào ngày này dân khắp nơi đều đến các Tự viện Phật giáo, Kính mừng kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, ăn Cháo Bát Lạp, cầu nguyện được sức khỏe và hạnh phúc, một di sản văn hóa lịch sử rất sâu sắc, hy vọng ngày này có thể trở thành một ngày Lễ hội truyền thống cấp Quốc gia trong tương lai”.
10 giờ, Thiếu Lâm Tự đã hoàn thành tất cả cho 20 nghìn Cơ sở, 12 điểm phân phát Cháo Bát Lạp tại Thành phố Trịnh Châu, sự kiện tổ chức được thập phần viên mãn.
(Báo Đại Hà-Ký giả: Chu Kim Trung-Ảnh: Lý Khang)
Trung Quốc:
Thiện nguyện 300.000 hộp cháo Lạp Bát nhân ngày đức Phật thành đạo
Hôm thứ Ba, ngày 01/12/Giáp Ngọ (20/01/2015) Cổ sát Linh Ẩn tự, Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc tổ chức từ thiện 300.000 hộp cháo Lạp Bát. Quý phật tử mặc đồ trắng, mũ trắng cùng chư tăng bổn tự hoàn thiện việc múc cháo Lạp Bát vào các hộp, đậy nắp lại.
Nữ cư sĩ phật tử mặc quần áo màu trắng, đội mũ trắng bưng khay sắp xếp cháo vào các kệ tủ. Cô nói rằng: “Hôm nay là ngày mồng 01/12/Giáp Ngọ, cô dâng các bát cháo Lạp Bát cúng chư Phật Bồ tát, thứ đến dâng cúng Thiên Vương điện...
Trầm cư sĩ cả hai tay cung kính bưng từng bát cháo Lạp Bát lên các điện Thiên Vương, Vi Đà Thiên Hộ pháp Bồ tát, Đại hùng Bảo điện, Quan Âm điện, Tế Công điện . . . Linh Ẩn tự mỗi bàn thờ đều dâng cháo Lạp Bát, đảnh lễ cúng dường xong đem phân phát cho các nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi.
Cháo Lạp Bát Linh Ẩn tự, đa số phật tử và người dân Hàng Châu ưa thích, trong đó có các tài liệu chế biến đặc biệt không thể tách rời.
Pháp sư Thánh Mẫn, phụ trách Trai đường Linh Ẩn tự giới thiệu ý nghĩa cháo Lạp Bát như sau: “Ngày nay món cháo Bát Bảo chúng ta thường ăn được bắt nguồn từ “Cháo Lạp Bát”. Theo truyền thuyết, đức phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia tu hành, đó đây khắp bốn phương tham vấn học đạo. Một hôm, vì đói và mệt đức Phật Thích Ca bị ngất xỉu trên đường, được một cô gái nhà nông phát hiện, cô bèn chạy về nhà tìm một ít đồ ăn.
Nhưng nhà cô rất nghèo, cơm chẳng đủ ăn, áo không đủ mặc. Nguồn lương thực do gia đình tự trồng cấy cũng đã ăn gần hết, trong nhà chỉ còn lại một ít các loại hạt ngũ cốc. Cô gái xưa nay vốn hay giúp đỡ mọi người, cô bèn gom một chút lương thực còn sót lại cùng với những loại ngũ cốc do gia đình cô trồng được đem nấu thành một bát cháo mang đến cho đức Phật ăn. Sau khi ăn xong bát cháo thơm ngon, đức Phật nhanh chóng tỉnh lại, Ngài đến con sông gần đó tắm rửa rồi ngồi lại tĩnh tâm dưới gốc cây Bồ đề, cuối cùng vào ngày mùng 8 tháng Chạp Âm lịch năm ấy đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành đạo Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác (quả Phật).
Từ đó vào ngày mùng 8 tháng Chạp hàng năm, các tăng ni phật tử đều dâng cháo cúng Phật. Bởi vậy, “Cháo Lạp Bát” còn được gọi là “Cháo nhà Phật”. Mỗi năm cứ đến ngày này, chư tăng, ni, phật tử trong các tự viện Phật giáo đều dùng các thực phẩm chay nấu thành cháo, dâng lên đức Phật, sau khi cúng Phật đem chia cho những người nghèo ăn. Sau này, “cháo Lạp Bát” được lưu truyền rộng rãi, trở thành một tập tục đẹp trong dân gian. “Cháo Lạp Bát” cũng trở thành một món ăn mang đậm những nét đẹp dân gian, có ý nghĩa mang lại một năm được mùa, thu hoạch thành công trong năm cũ cũng như đem lại sự cát tường như ý, mưa thuận gió hòa cho năm mới”.
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
Tất cả mọi người, mọi loài, mọi thứ trên hành tinh này đều đi về phía chết, phía không tìm, phía mà khi đang sống không mấy ai quan tâm. Trái đất không là ngoại lệ dù nó to lớn dềnh dàng đến đâu và quay tít như thế, cho dù sự đi về của nó vượt ngoài thời gian hạn hẹp, ngoài phạm vi hiểu biết của con người nhưng nó cũng phải đi về trên hành trình, quy luật của nó, không mảy may sai khác. Loài người không sinh ra trái đất nhưng có thể hủy hoại, giết chết trái đất. Loài người cũng có thể cứu sống trái đất, giúp trái đất trường thọ hơn, như đứa con hiếu thảo giúp bà mẹ vĩ đại của mình vượt trở ngại, ốm đau, bệnh tật; giúp trái đất xanh hơn, của để dành tươi tốt, ấm cúng yên bình, chốn dung thân các thế hệ kế tiếp của hằng ngàn ngàn sau. Đừng là những đứa con hư, cướp bóc, tàn phá mẹ mình đến khánh kiệt sức lực, tàn úa vì dục vọng hư huyễn, nhu cầu thái quá của chính mình.
"Giữ chánh niệm." "Sống trong giây phút hiện tại." "Chú ý đơn thuần." Trên con đường tu học, chắc chúng ta đều có nghe vềnhững lời khuyên này. Và nếu bạn có kinh nghiệm về thực tập thiền quán, những câu ấy là một tiếng chuông nhắc nhở chúng ta từ sáng đến khuya, rằng ta có thể tìm thấy tất cả những gì là chân thật ngay trong giờ phút hiện tại này.
Từ nhiều năm nay, Christian Maes đã đưalên mạng Internet (http://majjhima.perso.neuf.fr/) một tuyển tập dịch thuật gồm những bài kinh chọn lọctrong bộ Trung A Hàm(Majjhima Nikaya) tức là "Các bài thuyết giảng có chiều dài trung bình"và cũng là một trong số các bộ Kinh quan trọng nhất của Phật giáo nguyên thủy.
Dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn đề cao tinh thần đoàn kết bền chặt, luôn tạo nên một sức mạnh có thể vượt qua tất cả những thử thách chông gai, những nỗi áp bức nặng nề. Lịch sử đất nước ta đã trải qua biết bao thăng trầm, khi cam chịu nô lệ, lúc độc lập tự chủ, khi thống nhất một dải, lúc phân đôi sơn hà. Qua đó, lịch sử cũng đã để lại những trang sử oanh liệt, hào hùng cũng như những đêm dài đen tối nô lệ hàng thế kỷ. Do đó, con người Việt Nam vừa có tinh thần độc lập, tự cường rất cao, với tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn nên đã giành lại đất nước, đánh tan quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
Dưới đây là phần chuyểnngữ toàn bộ chương I (tr.13-20) của một quyển sách nhỏ về Phật Giáo, mang tựa đề"Phật Giáo nhập môn" (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008). Tuy bàn về những vấn đề rất căn bản thế nhưng tập sách lại đượcviết bởi một triết gia Phật Giáo sâu sắc nổi tiếng hiện nay là Fabrice Midal.
ĐứcThích-ca Mâu-ni là vị Phật lịch sử và cách nay đã lâu lắm, đã khám phá ra một ConĐường thật độc đáo, đấy là Con Đường giúp chúng ta loại bỏ mọi khổ đau và tìmthấy một sự tự do đích thật. Sau khi khám phá ra Con Đường đó thì Đức Phật, lúcấy còn rất trẻ, đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh cuối cùng của mình đểtrỏ cho chúng ta trông thấy Con Đường ấy bằng ngón tay của chính Ngài. Hôm naychúng ta là những người đang tu tập bằng cách hướng theo ngón tay của Ngài vàbước theo các vết chân của Ngài vẫn còn in đậm trên Con Đường ấy.
Trong đờisống hằng ngày, cho để nhận là một chuyện rất bình thường trong mọi sự trao đổilẫn nhau. Tôi trả tiền, tôi nhận món hàng. Vậy, chođể nhận là một quy luật tự nhiên hay còn là một nguyên tắc đạo đức? Đó là mộthành động tự nguyện, bất vụ lợi, xuất phát từ lòng thương người? Nhưng có điều chắc chắn là lòng vị tha bác ái, cho qua con tim, mới thật sự đem đến cho tanhiều hạnh phúc.
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.