Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bây giờ mới thấy

20/01/201519:21(Xem: 7738)
Bây giờ mới thấy

bay gio moi thay
Những danh từ mà Nguyễn Du sử dụng về thời gian như bao giờ, bây giờ, bấy giờ, bấy lâu, có lúc, có khi, hôm nay, v.v... đã gây cảm hứng cho tôi viết ra tác phẩm Bây giờ mới thấy này.


Đến bây giờ mới thấy đây. 

Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian. 

Cái bây giờ đang gặp cái ở đây. Có thể nào gỡ cái bây giờ ra khỏi cái ở đây được không? Có thể gỡ cái không gian ra khỏi cái thời gian không? Cái bây giờ và cái ở đây là hai cái khác nhau, hoặc chỉ là một cái? 

Bạn sẽ mở to mắt mà nói: Ô hay, Nguyễn Du đâu có muốn nói tới cái chuyện rắc rối ấy? Nguyễn Du chỉ muốn nói: Tướng công Từ Hải ơi, ngày xưa lúc mới tiếp xúc với tướng công lần đầu, tuy chưa thấy tướng công là một ông vua, nhưng tiện thiếp đã biết tướng công là một ông vua rồi. 

Chứ không phải bây giờ lúc tướng công có mười vạn tinh binh trong tay thiếp mới thấy. Đến bây giờ mới thấy đây, mà lòng đã chắc những ngày một hai. Thì ra nhìn vào hiện tại cho thật sâu sắc thì đã có thể thấy được tương lai rồi. Rốt cuộc thì cái bây giờ và cái ở đây là quan trọng nhất. Nhìn vào cái bây giờ và cái ở đây thì có thể thấy được tất cả cái mười phương và cái ba đời. Cái thập phương và cái tam thế. 

Nguyễn Du cũng đã thấy được rằng phải về với cái bây giờ mới thấy được cái ở đây, có về được với cái ở đây mới thấy được cái bây giờ. Đến bây giờ mới thấy (ở) đây. Quả là mầu nhiệm! Hiện pháp là những gì đang được thấy trong giây phút hiện tại. Hiện pháp chính là giây phút hiện tại. Cái anh đang thấy cũng là thời gian. Cái anh đang thấy cũng là chính anh. Anh có thể loay hoay với cái máy tính của anh trong ba giờ đồng hồ và trong suốt thời gian ấy anh hoàn toàn quên rằng anh có một hình hài.

Nhờ thở vào một hơi thở có ý thức, anh đem tâm về được với thân và trở về với giây phút hiện tại. Về với cái bây giờ, cái anh thấy trước hết là hình hài anh. Cái ở đây là cái gì? Trước hết là cái hình hài của mình. Nhìn vào hình hài mình, mình thấy được lịch sử của sự sống. Mình thấy được cha mẹ, tổ tiên. 

Tổ tiên của mình không phải chỉ là con người homo sapiens, mà còn là những chủng loại động vật khác, những chủng loại thực vật và những chủng loại khoáng vật khác. Mình có tổ tiên tâm linh và tổ tiên huyết thống. Mình thấy đất Mẹ và cha Trời trong cơ thể của mình. Thì ra mình không phải là một cái ta riêng rẻ, đơn độc, mà là một dòng sinh mạng liên tục. Cái hình hài này chứa đựng cả tam thiên đại thiên thế giới. 

Cái một chứa đựng cái tất cả. Cái hình hài này cung cấp cho mình tất cả những thông tin cần thiết về vũ trụ, về thời gian vô cùng và không gian vô biên. Vậy thì cái ở đây cũng là cái ở bên kia, cái nơi đây cũng là cái khắp nơi. Và cứ như thế mà nhìn thì cái bây giờ cũng chứa đựng cái ngàn xưa và cái ngàn sau, nghĩa là cái thiên thu đang nằm gọn trong cái khoảnh khắc. Mặt trời, mặt trăng nằm trong lòng một hạt cải, và càn khôn được đặt gọn trên đầu một sợi tóc.

Nguyễn Du có lẽ là nhà thơ lớn nhất trên thi đàn Việt Nam. Hồi còn trẻ, đọc Nguyễn Du tôi rất kinh ngạc thấy một nhà nho đạo mạo như thế mà viết ra được những câu thơ tình tứ đến thế, những câu thơ nói lên được cả những đam mê, những liều lĩnh và ngông cuồng của tuổi trẻ. Nguyễn Du đã thấy được tất cả những xấu xa bỉ ổi của một xã hội băng hoại, nhưng Nguyễn Du cũng đã thấy được nét đẹp tinh thần và tâm linh cao khiết có thể có khả năng cứu độ cho một xã hội thối nát như thế. 

Những danh từ mà Nguyễn Du sử dụng về thời gian như bao giờ, bây giờ, bấy giờ, bấy lâu, có lúc, có khi, hôm nay, v.v... đã gây cảm hứng cho tôi viết ra tác phẩm Bây giờ mới thấy này. Đây là một quán chiếu về thời gian, về tình yêu và về hạnh phúc. Bạn chỉ nên đọc mỗi lần một đoạn ngắn. Cũng như khi bạn đọc đoạn văn Hữu Thời của thiền sư Đạo Nguyên.


(Làng Mai)

Bây giờ mới thấy

Bây giờ mới thấy nghĩa là bấy lâu nay chưa từng thấy. Bấy lâu nay có thể mình đã đi tìm, nhưng mình chưa thấy. Và có thể là vì bây giờ mình không đi tìm nữa, cho nên mình mới có cơ hội thấy. Thấy cái gì, và mình đã đi tìm cái gì? Mình đã đi tìm cái gì nhỉ? Mình đã đi tìm ai? Có thể mình đã đi tìm chính mình, để biết mình là ai? Ai là người đang niệm Bụt? Ai là người đang thực tập quán chiếu, ai là người đang tu?

Ngày xưa cách đây khoảng 50 năm, tại chùa Bảo Liên, đảo Lantau, trên vách nhà khách có viết một bài kệ như sau:

Hữu độ tức phi tịnh
Ngôn thuyên hà sở vi?
Phật thuyết nguyên vô ngã
Thiền sư vấn thị thùy?

Hễ có một cõi, thì cõi ấy không thể gọi là cõi tịnh được. Có cõi thì có sự sống. Có sự sống nghĩa là có ăn uống, có bài tiết. Có thiền đường mà cũng có cầu tiêu. Có cầu tiêu thì không phải là tịnh rồi. Vậy thì cõi ấy, cõi Tịnh độ của Bụt A Di Đà mà những người tu tịnh độ đang cầu về có thật sự là một cõi tịnh hay không?

Ngôn thuyên hà sở vi có nghĩa là ngôn thuyết dùng để làm gì? Hễ mở miệng là mắc quai. Chỉ cần nói ra hai tiếng tịnh độ là đã bị kẹt. Hễ có độ là không thể có tịnh.
Hữu độ tức phi tịnh nghĩa là thế.

Nếu điều Bụt dạy về vô ngã là đúng thì thiền sư là ai? Theo Tịnh độ thì bị kẹt đã đành mà theo thiền cũng bị kẹt. Vị thiền sư mà mình đang tham vấn có phải là một cái ngã không? Mình là ai, và vị thiền sư là ai? Ai là người niệm Bụt, và ai là người đang ngồi tham vấn với vị thiền sư?

Ai là người đang niệm Bụt?
Mình chứ ai? Mình chưa biết mình là ai cho nên mình mới đi tìm. Làm như mình đã biết Bụt là ai rồi, mình chỉ chưa biết mình là ai thôi. Có thật như thế không? Có phải mình đã biết Bụt là ai rồi thật không? Nếu quả thật mình đã biết Bụt là ai rồi thì mình cũng đã biết mình là ai rồi. Chỉ vì chưa biết Bụt là ai cho nên mình chưa biết được mình là ai đó thôi. Mình đi tìm Bụt mà chưa thấy, mình đi tìm mình mà chưa thấy. Bây giờ không đi tìm nữa thì mình thấy. Mình thấy Bụt. Mình thấy mình.

Bây giờ mới thấy. Dữ hông?
Mình đi tìm Bụt ở đâu? Mình đi tìm mình ở đâu? Tìm ở quá khứ? Trở về quá khứ? Tìm ở tương lai? Hướng về tương lai? Nhưng quá khứ đã không còn, mà tương lai thì chưa tới. Cả quá khứ và tương lai chỉ là ảo ảnh. Chỉ có cái bây giờ là có thật. Chỉ có cái hiện tại là có thật. Vậy thì phải trở về với giây phút hiện tại mình mới mong tìm được Bụt, mình mới mong tìm được mình. Bây giờ mới thấy, có nghĩa là khi về được với giây phút hiện tại mới thấy. Thì ra thế! 
 
Giây phút hiện tại là nơi chốn duy nhất để mình có thể tìm thấy cái mình đi tìm. Mình đi tìm chi? Mình đi tìm Tình yêu. Mình đi tìm Hạnh phúc. Mình đi tìm Niết bàn. Mình đi tìm Thượng đế. Mình đi tìm Giải thoát. Mình đi tìm Tịnh độ. Mình đi tìm cái Vô sinh bất diệt. Thì ra tất cả những cái gì mình đang đi tìm đều đang có mặt trong giờ phút hiện tại. Và chìa khóa của sự tìm kiếm là trở về với giây phút hiện tại.

Bây giờ rõ mặt đôi ta
 
Chính trong cái bây giờ mà ta có thể thấy được mặt mũi của chính ta, và cũng chính trong cái bây giờ mà ta có thể nhận diện được sự có mặt của người yêu. Ngoài cái bây giờ, tất cả chỉ là ảo tưởng. Cái bây giờ chứa đựng sự sống đích thực với tất cả những mầu nhiệm của nó. Người yêu của ta là một mầu nhiệm. 
 
Chính trong khung cảnh của cái bây giờ mà chúng ta nhận diện được sự có mặt của người yêu. Anh có cái bây giờ hay không? Nếu anh không có cái bây giờ thì làm sao anh có thể yêu? Cho nên mỗi hơi thở, mỗi bước chân của anh phải đem lại cho anh cái bây giờ.
Không có cái bây giờ thì anh không có cái gì hết, kể cả bản thân anh.

Nếu anh không có mặt trong cái bây giờ thì tất cả sẽ chỉ là một giấc chiêm bao. Chính trong cái bây giờ mà ta có thể nhận diện được sự có mặt của nhau. Ngoài cái bây giờ thì tất cả chỉ còn là một giấc mơ. Bây giờ rõ mặt đôi ta, vì biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Ngay lần đầu gặp Kiều, Từ Hải đã mời nàng xích lại gần chàng để nhìn chàng cho rõ: Lại đây, xem lại cho gần. Đúng là ngay trong cái bây giờ ta phải thấy được cho rõ ràng mặt mũi của nhau. Và Kiều đã nhìn và đã thấy được rất nhiều. Nàng nói nàng thấy mây, thấy rồng, thấy ước nguyện sâu sắc của Từ Hải. Thấy được nhau, thấy được ước nguyện sâu sắc của nhau, mình trở nên người tri kỷ của nhau.

Bây giờ là bao giờ
Cái bây giờ có thể là cái đẹp nhất. Đẹp cho đến nỗi bạn có thể không tin đó là sự thật. Nhưng sự thật đang là như thế: cái bây giờ có thể đẹp hơn bất cứ một giấc mơ nào. Không, đây không phải là một giấc mơ. Đây là sự thật. Bạn hãy cứ cắn vào ngón tay của bạn xem. Đau lắm. Bạn đang tỉnh chứ không phải đang mơ. 
 
Bạn đã từng mơ, nhưng chưa bao giờ có được một giấc mơ nào đẹp như là sự thật đang xảy ra bây giờ và ở đây. Đất Mẹ là một vị Bồ tát xinh đẹp vô cùng. Đất Mẹ chưa bao giờ đẹp như bây giờ. Bạn tha hồ làm thơ để ca tụng Mẹ. Bốn mùa, mùa nào cũng đẹp. Không có họa sĩ nào, không có nhạc sĩ nào, không có kiến trúc sư nào, không có nhà toán học nào tài ba như Mẹ. 
 
Đất Mẹ là mẹ của tất cả các vị Bụt và các vị Bồ tát, là mẹ của tất cả các thiên thần. Một con hạc, một dòng suối trong, một trái đào tiên, một đêm trăng huyền hoặc, một đỉnh núi tuyết hào hùng, tất cả đều là những nét đẹp của Mẹ. Mẹ đã đưa anh ra đời và Mẹ đang có mặt trong anh. Anh cũng xinh đẹp như Mẹ, anh cũng vô sinh bất diệt như Mẹ. Em là liễu lục, em là hoa hồng, em là hoa vàng và trúc tím. Em hãy trở lại với cái bây giờ đi. Và em sẽ gặp Mẹ. Em sẽ gặp được tất cả những gì em đã đi tìm. Cái bây giờ ôm trọn tất cả những cái bao giờ, và cả những cái chưa từng bao giờ. 
 
Ngỡ bây giờ là bao giờ, rõ ràng trước mắt còn ngờ chiêm bao. Bạn còn đi tìm gì nữa? Bạn cần chứng đắc gì nữa? Bạn đã là cái mà bạn muốn trở thành. Không có con đường nào dẫn về tịnh độ, dẫn về thiên quốc. Tịnh độ chính là con đường. Thiên quốc chính là con đường. Mỗi bước chân của bạn chứa đựng Tịnh độ, chứa đựng Thiên quốc. Ngoài cái bây giờ, làm gì có Tịnh độ, làm gì có Thiên quốc.

Bao giờ và bấy giờ
Bạn đừng đi tìm hạnh phúc trong tương lai. Bạn đừng chờ đợi cái ngày ấy, cái bao giờ ấy. Bạn đừng nói chỉ khi nào, chỉ bao giờ tôi có được cái ấy thì tôi mới có hạnh phúc. Cái ấy là cái gì? Cái ấy là cái danh, cái ấy là cái lợi, cái ấy là cái quyền hành, cái ấy là cái sắc dục. 
 
Đừng dại dột nói rằng chỉ khi nào, chỉ bao giờ anh có được những cái ấy thì anh mới thật sự có hạnh phúc. Hãy nhìn quanh. Có bao nhiêu người đang có những cái ấy, thế mà họ vẫn không hạnh phúc. Họ không bao giờ thấy họ có đủ những cái ấy. Bởi vì túi tham không có đáy. Khát nước mà cứ ăn muối thì lại càng khát. Họ không biết được rằng chỉ có cái tri túc mới làm cho ta hết khát và đem lại cho ta hạnh phúc. 
 
Ngày xuân, người thiếu phụ trang điểm và leo lên lầu nhìn xuống. Sắc màu của những cây dương liễu mùa xuân mầu nhiệm quá, nhưng nàng không có hạnh phúc. Tại vì chàng không có mặt đó. Mùa đông năm rồi nghe lời nàng, chàng đã ra đi để kiếm chút công hầu, nghĩ rằng có nhau thì chưa đủ, phải có một chút danh vọng và quyền hành nào đó thì họ mới thật sự có hạnh phúc. Và người thiếu phụ bắt đầu hối tiếc đã để cho chồng ra đi tìm kiếm một chút danh lợi trong cuộc đời.

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu
Hốt kiến bạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu.

Từ Hải nói với Thúy Kiều: Mình sống nếp sống lứa đôi như thế này thì chưa đủ. Cả ngày chỉ có nhau. Chưa có quyền hành và danh vọng. Anh phải đi. Anh phải có mười vạn tinh binh trong tay, anh phải có quyền hành của một vị chúa tể thì lúc đó anh mới thật sự có hạnh phúc. Em là người yêu của anh, nhưng anh chỉ thật sự được thỏa mãn khi có ngày được rước em về với tư cách một vị hoàng hậu.


Bao giờ mười vạn tinh binh 
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường 
Làm cho tỏ mặt phi thường 
Bấy giờ ta mới rước nàng nghi gia.

Chúng ta có nhau chưa đủ. Chúng ta phải có thêm một cái gì đó nữa, như danh lợi và quyền uy thì mới đủ. Cái bao giờ trở thành cái điều kiện cho cái bấy giờ. Cho nên ta phải chờ đợi. Cho nên em phải chờ đợi. Đó là cái quan niệm thông thường về hạnh phúc. Hạnh phúc không được nhận diện trong cái bây giờ. Hạnh phúc phải được tìm kiếm trong cái bao giờ. 
 
Cái bao giờ luôn luôn nằm ở tương lai. Nó là một cái bóng ma không bao giờ trở nên hiện thực. Vì cái bao giờ ấy cho nên Từ Hải đã bỏ Kiều ở lại vò võ một mình trong suốt một năm trời. Kiều đã không xúi  giục Từ Hải đi kiếm công hầu. Từ Hải tự mình dứt áo ra đi để Kiều ở lại một mình chiếc bóng song mai, để sớm hôm đằng đẳng nhặt cài then mây.

Có người nói yêu nhau không phải là ngồi đấy để nhìn nhau mà là cùng nhìn về một hướng. Có thật sự như thế không? Nếu cả hai cùng phải nhìn về một hướng, thì hướng ấy là hướng nào? Hướng của công hầu ư? Như vậy có nghĩa là tình của ta chưa đủ làm cho ta có hạnh phúc. Hoặc nếu đó là hướng của chiếc máy truyền hình. Nếu đó chỉ là hướng của cái Tivi thì sự thật quả là sầu thảm. Ngày xưa chỉ cần nhìn nhau là hạnh phúc. Bây giờ nhìn nhau thì không còn hạnh phúc nữa, bởi vì cả hai đứa đã từng làm khổ nhau. Cho nên nhìn về phía máy truyền hình chỉ là để khỏa lấp sự trống vắng và khổ đau trong bản thân của mỗi người.

Còn nếu cái hướng cả hai người đang nhìn về đó là hướng của lý tưởng, thì cái lý tưởng ấy là gì? Cố nhiên không phải là cái hướng của quyền hành và danh lợi. Bởi vì quyền hành và danh lợi không phải là lý tưởng. Lắm khi cái vỏ ngoài lý tưởng mà mình ca ngợi chỉ chứa đựng được cái nội dung quyền hành và danh lợi bên trong. Chúng ta tự đánh lừa chúng ta và chúng ta đồng thời đánh lừa những kẻ khác. Đạo pháp, dân tộc, nhân loại, chủ nghĩa xã hội, chân, thiện, mỹ.

Tại sao ta không có quyền ngồi đó để nhìn nhau? Nhìn nhau để thấy được cái mầu nhiệm của nhau, và cũng để thấy được cái mầu nhiệm ấy nơi chính mình, để cho mình biết trân quý nó. Nhìn nhau là để nhận diện được những mầu nhiệm trong cái bây giờ và ở đây. Nhìn nhau cũng là để thấy được những thao thức, những khổ đau của người kia và cũng là của chính mình. Thấy và hiểu được những nỗi khổ niềm đau ấy làm cho cái hiểu biết và cái thương yêu lớn lên: đó là bí quyết của phép nuôi lớn tình yêu.

Không có gì có thể sống mãi nếu không có thực phẩm. Tình yêu cũng vậy. Dù đẹp cách mấy thì tình yêu cũng là vô thường. Ta phải học nuôi tình yêu. Nuôi tình yêu bằng thực phẩm nào? Bằng cái hiểu và cái thương.
Mà chỉ khi ta biết cách nhìn nhau, và biết cách nhìn lại bản thân mình, ta mới chế tác được hai loại năng lượng quý báu ấy để nuôi lớn tình yêu. Nuôi lớn tình yêu, không những ta trị liệu được cho bản thân mà ta còn trị liệu được cho người bên cạnh. Tình yêu càng được nuôi lớn càng có đối tượng lớn. 
 
Người yêu ơi, tình yêu của anh nếu là tình yêu chân thật thì nó sẽ lớn lên không ngừng và sẽ ôm từ từ hết cả mọi người và mọi loài. Tình yêu của anh không những nuôi dưỡng được anh mà còn nuôi dưỡng được tất cả chúng tôi. Đó là tình yêu không biên giới, không kỳ thị. Đó là trái tim chứa đựng được thái hư. Đó là vô lượng từ, vô lượng bi. Nó đem niềm vui cho tất cả cho nên nó là vô lượng hỷ. Nó không loại trừ bất cứ ai cho nên nó là vô lượng xả. Tình yêu không lớn lên là tình yêu đang bắt đầu chết. 
 
Cho nên nhìn nhau là để nuôi lớn tình yêu. Nhìn vào nỗi khổ niềm đau của người yêu, ta thấy được nỗi khổ niềm đau của mọi loài, và tâm bi của ta sẽ lớn lên, hùng tráng như sấm động, lòng từ của ta sẽ là mưa cam lộ thấm vào trái tim của mọi loài. Một đám mây trông hiền lành như thế nhưng có khả năng tạo thành sấm sét. Tình thương chân thật không bao giờ là sự yếu đuối. Đại bi là đại dũng. Đại từ cũng là đại dũng.
 
Trích sách: BÂY GIỜ MỚI THẤY
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông 2014
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5205)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5626)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4491)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5082)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4643)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5337)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4827)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9541)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4925)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4156)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]