Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xã hội lành mạnh....

20/01/201505:52(Xem: 7180)
Xã hội lành mạnh....
Hoa Cuc Chau Phi_Quang Duc (228)

PHÁT TRIỀN MỘT XÃ HỘI LÀNH MẠNH CĂN CỨ TRÊN PHẬT GIÁO TÂY TẠNG,

HỒI GIÁO, KI TÔ GIÁO, KHỔNG GIÁO VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CĂN BẢN CỦA LOÀI NGƯỜI

Nguyên tác: Developing a Healthy Society Based on Tibetan Buddhist, Muslim, Christian, Confucian and Basic Human Ethical Values
Tác giả: Alexander Berzin /Fourth World Youth Buddhism Symposium /Hong Kong, China /August 3, 2014
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
 



GIỚI THIỆU

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ  nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới trong tổng quát.

Đạo đức cũng đóng một vai trò thiết yếu trong việc mang lại cả cá nhân và xã hội lành mạnh. Nếu mọi người không thực hiện đạo đức tự giác hay kiềm chế khỏi những lối sống và thái độ không lành mạnh, và thay vì dấn thân trong hoạt động lành mạnh, thì họ sẽ bệnh hoạn. Tương tự thế, nếu những nhóm khác nhau trong xã hội không gìn giữ những nguyên tắc đạo đức mà họ cùng chia sẻ, xã hội cũng sẽ rơi vào bệnh hoạn. Điều quan trọng nhất trong những  nguyên tắc đạo đức  này là kiềm chế khỏi hạnh kiểm vị kỷ, và thay vì thế dấn thân trong những thái độ vị tha với sự quan tâm chân thành đến lợi ích của những người khác.

Trong những xã hội đa văn hóa, mỗi nhóm thành viên có tôn giáo hay triết lý đặc thù của nó để tổ chức và hướng dẫn thái độ đạo đức của nó và một số thành viên nào đó của xã hội không theo bất cứ tôn giáo hay triết lý đặc thù nào cả. Phương pháp cho việc giảm thiểu vị kỷ và làm lớn lòng vị kỷ có thể khác nhau trong mỗi nhóm, nhưng nếu mục tiêu là giống nhau - việc tạo nên một xã hội đa văn hóa hòa hiệp và hạnh phúc - một xã hội như vậy sẽ sinh khởi một tùy thuộc vào sự thấu hiểu, tôn trọng và hợp tác hổ tương của tất cả những nhóm thành viên.

Để làm sáng tỏ điểm này, hãy tưởng tượng là một trong những hành khách trên một chuyển tàu nghiên cứu bị kẹt trong băng ở Nam Cực trong tháng 12, 2013. Năm mươi hai nhà khoa học và du khách bị giam lỏng ở đấy trong 10 ngày, và những thủy thủ bị kẹt lại ở đấy lâu hơn sau khi các hành khách được máy bay đưa đi an toàn tới một tàu khác đến để cứu họ. Trong tai nạn ấy, không ai biết bao lâu nữa họ sẽ được cứu khỏi nơi mắc kẹt. Cách duy nhất cho nhóm ấy sinh tồn với môi trường khắc nghiệt và thực phẩm giới hạn là sự hợp tác với nhau giữa họ. Nếu mỗi người ích kỷ chỉ biết đến họ thì sẽ là một thảm họa. Chìa khóa cho sự tồn tại của mỗi người, là tuân theo những nguyên tắc đạo đức căn bản, mặc dù họ đến từ những tôn giáo và nền tảng văn hóa khác nhau.

Hãy tưởng tượng rằng trong những người hành khách là những lãnh tụ tâm linh của Phật Giáo, Hồi giáo, Ki tô giáo, và Khổng giáo, và cũng là một lãnh tụ thế tục được mọi người trên tàu tôn kính, kể cả những người không theo một tôn giáo hay triết lý nào. Những lãnh tụ này, mỗi người sẽ đối diện với thử thách như thế nào? Cung cách suy nghĩ của mỗi người và mỗi người đã khuyên bảo người khác trong nhóm như thế nào. Cuối cùng mọi người lo lắng và sợ hãi, và mỗi hành khách ngay cả giận dữ vào những gì đã xảy ra hay trở thành kẻ gây sự, và hầu hết thì thất vọng.

Phương Pháp Của Việc Phát Triển Đạo Đức Căn Cứ Vào Phật Giáo Tây Tạng

Lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng có thể đã nhắc nhở mọi người Phật tử trong nhóm lời của một đại đạo sư Ấn Độ, Tịch Thiên, liên quan đến sự kiên nhẫn: "Nếu có phương pháp, tại sao phải lo lắng? Và nếu không có phương pháp thì lo lắng có ích gì?" Nói cách khác, nếu có điều gì đó mà quý vị có thể làm để thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, thế thì không có gì phải khó chịu, chỉ thực hiện. Nhưng nếu không có gì có thể làm, thế thì tại sao khó chịu? Sẽ không có ích gì. Trong thực tế, nó chỉ làm quý vị cảm thấy lo lắng hơn. Cho nên không có lý do gì để giận dữ hay chán nản. Thay vì thế, quý vị cần phát triển sự kiên nhẫn và can đảm để đối diện với thử thách.

Bây giờ thì, những gì sẽ hổ trợ trong một hoàn cảnh chẳng hạn như ở trên một chiếc tàu kẹt trong băng là phải có một thái độ thực tiển. Trước tiên nhất, hoàn cảnh đã sinh khởi lệ thuộc trên nhiều nhân tố; không có người nào hay nhân tố bị quy cho trách nhiệm và để làm ta giận dữ. Sự thật là mỗi người trên chuyến tàu ấy sinh trưởng một cách lệ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Trước nhất, có những lý do khác nhau cho mỗi người để tham gia vào chuyến thám hiểm, và những lý do ấy liên hệ với sự kiện mỗi người đã từng phát triển năng khiếu trong một lãnh vực khoa học nào đó hay có sự thích thú và tiền bạc để hiện diện cùng nhau. Thế  rồi có những nguyên nhân nghiệp chướng từ đời trước đã chín muồi trong sự hiện diện của quý vị trong chuyến tàu ấy, trong kiếp sống hiện tại. Cũng có sự ảnh hưởng của những người khác không tham gia chuyến thám hiểm ấy, nhưng cũng trong việc quý vị có thể tham gia, như không có sự phản đối của gia đình quý vị hay các ông chủ của quý vị. Rồi thì có những lý do tại sao các nhà khoa học thám hiểm cam đoan, tại sao nó được chọn, vị trí địa lý ở Nam Cực, thời tiết, và v.v… Bị kẹt trong băng ở đấy đã lệ thuộc vào tất cả những nhân tố này. Đấy là thực tại. Nếu bất cứ một trong những nhân tố ấy thiếu vắng, quý vị sẽ không ở đây trong tình trạng hiểm nguy này. Nơi mà, trong trường hợp này, là của một mạng lưới khổng lồ về các nguyên nhân và điều kiện. Có bất cứ điều gì đặc thù để mà than phiền đến và đề giận hờn đến không? Cho nên khi quý vị để ý rằng quý vị đang bắt đầu sân hận hay khó chịu không, hay quý vị có vô số phiền não lo lắng, hãy lắng dịu xuống bằng việc tập trung vào hơi thở của quý vị, hãy thở một cách chậm rãi qua lỗ mũi và, nếu thích, hãy đếm hơi thở của quý vị trong một vòng 10 hơi thở.

Hãy nhớ rằng, cho đến khi thời tiết trong sáng và một chuyến tàu cấp cứu đến, thì không có việc gì mà bất cứ người nào có thể làm để làm tăng tốc việc cấp cứu. Sẽ là một phép mầu để nghĩ rằng bất cứ ai trong chúng ta có thể kiểm soát tình hình, bởi vì những gì xảy ra và vấn đề tất cả chúng ta xoay sở tình cảnh như thế nào cũng sinh khởi một cách lệ thuộc vào vô số các nhân tố. Hơn thế nữa, thực tế là tất cả chúng ta ở trong cùng một hoàn cảnh. Đấy không chỉ là rắc rối của tôi hay rắc rối của bạn. Vấn nạn của việc sống còn là vấn nạn của tất cả mọi người, và vì thế chúng ta cần nhìn xa hơn quan điểm vị kỷ của chúng ta để nghĩ về vấn đề tất cả chúng ta phải đối phó thế nào với hoàn cảnh khó khăn này? Chúng ta không thể kiểm soát thời tiết hay việc đến nơi của chuyến tàu cấp cứu, nhưng những gì chúng ta có thể tác động là thể trạng tâm thức của chúng ta, một cách đặc biệt vấn đề chúng ta quan tâm đến mỗi người bên cạnh như thế  nào?

Một cách để vượt thắng chỉ suy nghĩ về mình là hãy nhận ra rằng mọi người ở đây đã từng là mẹ hay cha của bạn trong một kiếp sống trước nào đó và đã đối xử thật ân cần và từ ái với bạn. Vì thế hãy nhìn mỗi người ở đây như người mẹ hay cha đã lưu lạc từ lâu những  người mà quý vị đã không gặp trong nhiều kiếp sống. Với một lòng cảm kích chân thành sâu xa về sự tử tế mà bạn đã tiếp nhận trong quá khứ từ mỗi người trên tàu, bạn sẽ tự nhiên phát triển một cảm giác nồng ấm bất cứ khi nào bạn thấy họ. Hãy đem cảm giác nồng ấm xa hơn và phát triển nguyện ước cho mỗi người trong họ được hạnh phúc và không ai phải khổ sở. Tất cả chúng ta là bình đẳng trong sự tôn trọng ấy. Xa hơn nữa, mỗi người có cùng quyền để hạnh phúc và không khổ đau. Giống như với sự cung cấp thức ăn giới hạn, mọi người muốn và cần ăn. Tự ta không muốn đói, và mọi người khác cũng vậy. Với thái độ  này về lòng từ ái và bi mẫn, căn cứ trên sự bình đẳng thái độ của chúng ta về tự thân và người hãy, hãy lãnh lấy trách nhiệm, rồi thì cố gắng để đem hạnh phúc đến mọi người và giải tỏa tất cả mọi khổ đau cho  họ. Điều này có nghĩa là hãy chăm sóc đến lợi ích của toàn thể mọi người trong hoàn cảnh khó khăn này và thể hiện sự hổ trợ tối đa mà ta có thể, như quý vị hành động vì người cha và người mẹ của quý vị trong kiếp sống này.

Lãnh đạo Phật Giáo có thể cũng khuyến tấn những Phật tử  khác trong nhóm để triển khai sức mạnh và can đảm để giúp người khác bằng việc thực tập điều gọi là "cho và nhận." Vài lần trong ngày, người ấy sẽ nói với họ, hãy ngồi im lặng thiền quán, và bắt đầu làm lắng dịu xuống bằng việc tập trung vào hơi thở và tái củng cố động cơ của quý vị về từ ái và bi mẫn. Với nguyện ước bi mẫn mạnh mẽ cho người khác được thoát khỏi khổ đau của họ, tưởng tượng rằng nổi sợ hãi và lo lắng của mỗi người rời họ trong hình thức của ánh sáng màu đen và đi vào lổ mũi của quý vị khi quý vị thở vào một cách chậm rãi trong vài lần. Hãy tưởng tượng nó đi xuống tim của quý vị và đi tan biến ở đấy vào trong sự tĩnh lặng và trong sáng của tâm thức quý vị. Hãy ngơi nghĩ trong thể trạng tĩnh lặng và trong sáng trong một lúc.

Rồi thì với niềm hạnh phúc tĩnh lặng sẽ tự sinh khởi từ sự khuây khỏa sự xáo động tinh thần của những người cha người mẹ quá khứ của quý vị, hãy tưởng tượng rằng cảm giác tĩnh lặng của  hạnh phúc, ấm áp và từ ái, trong ánh sáng trắng, đi từ tim của quý vị, qua lỗ mũi của quý vị khi quý vị thở ra từ từ. Làn ánh sáng trắng này của từ ái và hanh phúc đi vào mọi người, tràn đầy thân thể họ và bây giờ hãy tưởng tượng tất cả họ đều có tâm tư hòa bình và một thái độ yêu mến, tích cực. Trong khi làm việc này, nếu quý vị trì tụng mật ngôn bi mẫn, “Om mani padme hum,” nó sẽ giúp cho quý vị tĩnh lặng tâm thức và tập trung, và duy trì sự chính niệm về bi mẫn.

Mặc dù hành thiền như thế này có thể không có bất cứ hiệu quả trực tiếp nào đối với những người khác trên tàu, nhưng nó sẽ cho quý vị sức mạnh, lòng can đảm và sự tự tin để đối phó với hoàn cảnh, và chính quý vị sẽ tự nhiên có sự hòa bình trong tâm hồn và một thái độ yêu mến tích cực. Tuy nhiên, sự thực tập này có một hiệu quả gián tiếp đến những người khác, bởi vì cách mà quý vị cư xử và sự tương tác với họ do bởi sự thiền tập của quý vị sẽ là một kiểu mẫu tốt đẹp có thể truyền cảm hứng đến những người khác.

Phương Pháp Căn Cứ Vào Hồi Giáo

Vị lãnh đạo tinh thần của Hồi Giáo rồi thì có thể nói với những người Hồi Giáo trên tàu. Ông ấy sẽ giải thích rằng chính ý chí của Thượng đế mà tất cả chúng ta đã bị kẹt ở đây trong băng. Chúng ta không thể kiểm soát được những gì sẽ xảy ra; cho dù chúng ta được cứu thoát hay tất cả chúng ta chết bây giờ ở trong tay Thượng đế. Nhưng hãy nhớ, Thượng đế  hoàn toàn thương xót từ bản chất và một cách đặc biệt thương xót đối với những ai đã hối cải với những lỗi lầm của họ. Cho nên nếu quý vị đã mất  niềm tin trong Thượng đế  và đã bắt đầu nghi ngờ, thì hãy hối cải và yêu cầu Thượng đế  tha thứ. Hoàn toàn tin tưởng trong sự phán xét của Thượng đế, không có gì cần phải lo lắng.

Vị ấy đã nói với họ hãy nhớ ba chiều kích của Hồi Giáo: quy phục hay giao mình cho Thượng đế  và Ý chí của Ngài, tin tưởng trong Thượng đế  căn cứ vào sự khiêm hạ trong khuôn mặt của tất cả mọi tạo vật của Thượng đế, và tuyệt vời trong cả bản chất và hành động của việc phụng sự đối với tất cả những tạo vật này của Thượng đế . Vị ấy có thể động viên họ bằng việc nhắc nhở họ rằng nếu quý vị vững vàng với niềm tin trong Ý chí của Thượng đế , quý vị sẽ hoàn toàn an bình. Không có gì để nghi ngờ hay lo lắng đến.

Vị ấy có thể nói với họ xa hơn rằng Thượng đế  đã tạo ra tất cả quý vị với Tâm Linh của Ngài trong tim của quý vị, trong thể trạng thuần khiết nguyên sơ, và đã phú cho mỗi người trong quý vị với những phẩm chất tốt đẹp, chẳng hạn như yêu thương. Sự yêu thương của Thượng đế  cho tất cả chúng ta là cảm giác về sự gần gũi của Ngài đối với tất cả sự tuyệt vời mà Ngài đã tạo ra. Cách tốt nhất cho quý vị là biểu lộ lại lòng yêu thương của quý vị đối với Thượng đế  là sự tôn sùng Ngài qua những hành động tuyệt vời của quý vị trong việc phụng sự những tạo vật của Ngài, một cách đặc biệt bằng hành động ân cần tử tế của quý vị và giúp đở tất cả những hành khác đồng hành với quý vị. Cuối cùng, kinh Koran dạy chúng ta rằng Thượng đế  yêu thương những ai hành động với đạo đức và chí nguyện của họ, chẳng hạn như cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, và những ai công bằng và chính trực.

Hãy nhớ rằng, khi quý vị triển khai lòng yêu thương cho người khác trong cung cách tinh khiết nhất của nó, lòng yêu thương của quý vị không phải chỉ cho chính những này mà thôi, mà là lòng yêu thương cho Thượng đế  người đã tạo ra đặc tính tuyệt vời và tốt đẹp trong họ. Cho nên đấu tranh chống lại sự sợ hãi, nghi ngờ, và những tư tưởng vị kỷ của quý vị. Sự đấu tranh cao nhất, cuối cùng là chống lại những sự bức chế tiêu cực của trái tim bối rối của quý vị mà đã làm cho quý vị quên lãng Thượng đế  và điều ấy đã kích động quý vị đến những tư tưởng và thái độ tiêu cực.

Những Phương Pháp Căn Cứ Trên Ki Tô Giáo

Tiếp theo vị lãnh đạo của Ki Tô Giáo có thể phát biểu với những Ki Tô hữu trên tàu. Vị ấy cũng có thể nhắc nhở họ rằng Thượng đế , Cha của chúng ta, đã tạo ra tất cả chúng ta từ lòng yêu thương của ngài. Càng tỉnh thức về lòng yêu thương ấy, quý vị càng gần gũi hơn với cảm nhận của Thượng đế . Cách tốt nhất để trải nghiệm sự gần gũi với Thượng đế  là qua việc tôn trọng triệt để những đạo đức và các giá trị căn cứ trong lòng yêu thương mà với nó quý vị được tạo ra. Thượng đế  đã tạo ra tất cả quý vị trong hình ảnh của Ngài, với tia sáng từ lòng yêu thương của Ngài trong tất cả quý vị. Vì thế tất cả quý vị có khả năng để biểu lộ lòng yêu thương ấy.

Hãy nghĩ về Chúa Giê-su, người, không có tư tưởng nào về sự thoải mãi hay sự an toàn riêng cho ngài, đã đau khổ vì lợi ích của tất cả chúng ta, chết trên thánh giá và rồi sống lại từ sự chết để cứu rỗi chúng ta từ những tội lỗi của chúng ta. Nếu quý vị tin tưởng trong Giê-su, hãy tuân theo gương vị tha của ngài trong việc săn sóc người bệnh, người nghèo và túng thiếu với lòng yêu thương vị tha của Giê-su. Thượng đế  cũng đã tạo nên tất cả họ và Thượng đế  phải có một mục tiêu trong việc tạo ra họ. Do thế, quý vị cần tôn trọng tất cả họ, một cách đặc biệt người túng thiếu, như con cái của Thượng đế . Hơn thế nữa, Thượng đế  đã đưa chúng ta đến hoàn cảnh này, bị kẹt trong băng như một thử thách với đức tin của chúng ta. Sẽ có nhiều người trên tàu sẽ đầy sợ hãi và tuyệt vọng. Hãy củng cố đức tin của quý vị bằng việc chăm sóc những con cái túng thiếu của Thượng đế , như Giê-su đã chăm sóc chọ, với lòng yêu thương và thiện ý.

Phương Pháp Căn Cứ Trên Những Nguyên Tắc Của Khổng Giáo

Tiếp theo, vị lãnh đạo Khổng Giáo có thể nói với các hành khách cùng niềm tin. Vị ấy có thể nói với họ đừng lo lắng. Quý vị cần hành động với nghĩa (义), công bằng với mọi người, vị ấy có thể nói, phù hợp với lễ (礼), những gì thích đáng và phù hợp khi đối diện với những lúc khó khăn. Cho dù quý vị sống còn hay chết sẽ là kết quả của [số] mệnh (命), nhưng cho đến khi mà quý vị làm những gì đúng đắn thì sẽ không có gì hối tiếc. Việc thích đáng để làm là tuân thủ tất cả những chương trình chính thức của chiếc tàu cho việc đối phó với tình trạng khẩn cấp. Phù hợp với thuyết chánh danh (正名), nếu thuyền trưởng hành động thì hành động như thuyền trưởng nên làm, và hành khách hành động như hành khách phải làm, và nếu các hành khách hành động đối với mỗi người như những hành khách đồng hành nên làm, thế thì quý vị sẽ hòa hiệp với những gì mà hoàn cảnh kêu gọi.

Tất cả quý vị có lòng nhân (仁), khả năng nội tại để làm những gì tốt đẹp, những gì đúng đắn trong mối quan hệ với người khác. Nhân là cội nguồn của tất cả những phẩm chất lương thiện, chẳng hạn như yêu thương, trí tuệ, chân thành và công bằng trong việc đối diện với mọi người. Quý vị cần trau dồi năng lực nội tại này vì sự tốt đẹp, vì không có nó, quý vị không thể chịu đựng nổi khó khăn, quý vị sẽ không thể làm điều gì thích đáng.

Khi được hỏi điều gì là năng lực nội tại, Khổng Tử nói, "Nhân giả tiên nan nhi hậu hoạch, khả vị nhân hĩ." (“仁者先難而後獲,可謂仁矣。” người nhân là trước tiên là làm những việc khó khăn, sau đó đạt được - như vậy gọi là nhân). Nói cách khác, khi đối diện với một hoàn cảnh khó khăn, như chúng ta hiện có, quý vị sẽ có thể nắm lấy hoàn cảnh và đối phó với nó trong một thái độ kiên nhẫn, với sự công bằng với mỗi người, bằng việc trau dồi năng lực nội tại của quý vị cho việc làm điều gì là đúng. Trong một cách thay đổi để thấu hiểu, điều này nói là "Người nhân trước tiên có những khó khăn và sau cùng là lúc nắm lấy cơ hội, đấy gọi là nhân (仁)." Điều này chứng tỏ rằng trong những hoàn cảnh khó khăn, quý vị làm điều gì là đúng đơn giản bởi vì nó đúng, không có bất cứ quan tâm đến lợi lạc nào về nó hay việc đạt được cho riêng mình bất cứ điều gì.

Quý vị có thể học cách trau dồi năng lực nội tại này như thế nào bằng việc nhìn vào những tấm gương từ trong lịch sử những người cao thượng đã làm những việc đúng với đạo đức khi đối diện với một thảm họa xã hội. Khổng Tử nói, "Phù nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân; kỷ dục đạt nhi đạt nhân." ("“夫仁者,己欲立而立人;己欲達而達人。” Một người đã trau dồi năng lực nội tại cho sự tốt lành, khi mong ước cho chính mình được thiết lập một cách thích đáng, thì cũng thiết lập cho người một cách thích đáng, và khi mong ước cho chính mình được thành công, thì cũng làm cho người đươc thành công.) Khổng Tử cũng nói, "Khắc kỷ phục lễ vi nhân. Nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên" (“克己復禮為仁。一日克己復禮,天下歸仁焉。” Để vượt thắng vị kỷ và tuân theo những gì thích đáng, đấy là năng lực nội tại cho tốt lành. Nếu trong một ngày ta có thể vượt thắng vị kỷ và tuân theo những gì thích đáng, rồi thì mọi người trong thiên hạ sẽ quay về với điều nhân.) Khi được hỏi xa hơn về nhân (仁) là gì, Khổng Tử đáp rằng đấy là lòng thương mọi người. Những ai với nhân, ngài giải thích, là can đảm và gan dạ. Cho nên trau dồi năng lực nội tại là làm những gì đúng như những hành khách thích đáng nên làm, tuân theo những thủ tục đúng như thuyền trưởng chỉ dẫn, và rồi thì cho dù điều gì xảy ra đi nữa, quý vị sẽ không bao giờ có bất cứ sự hổ thẹn nào.

Phương Pháp Căn Cứ Trên Những Giá Trị Căn Bản Của Nhân Loại

Vị lãnh đạo thế tục sau đó có thể phát biểu đến toàn bộ hành khách. Vị ấy có thể nói với họ rằng mặc dù có những tín đồ của Phật Giáo, Hồi Giáo, Ki Tô Giáo và Khổng Giáo trong quý vị, cũng có nhiều người không theo một tôn giáo hay triết lý nào. Tất cả chúng ta cần hành động trong một thái độ đạo đức đối với mỗi người nhằm đề sống còn qua sự thử thách này. Điều này cũng bao gồm những người không tín ngưỡng. Nếu chúng ta đấu tranh với nhau, chúng ta sẽ không bao giờ tồn tại. Những ai trong chúng ta theo một hệ thống tôn giáo hay triết lý hãy có đức tin và tin tưởng trong hệ thống giáo lý của quý vị để hướng dẫn thái độ đạo đức của quý vị, và như vậy là tuyệt vời. Mặc dù những lý do cho việc hành động trong một cung cách đạo đức có thể khác nhau trong quý vị, tuy thế sự tự tin sẽ cho quý vị sức mạnh nội tại cần thiết để hành động trong một cung cách yêu thương đối với người khác. Tất cả những hệ thống tôn giáo và triết lý dạy chúng ta từ ái, bi mẫn, tha thứ, toại nguyện và giảm thiểu thái độ vị kỷ tàn phá của chúng ta. Tuy nhiên, đây là những giá trị mà những ai thiếu vắng một đức tin hay tín ngưỡng trong một hệ thống tổ chức cũng chấp nhận như đáng giá để phát triển. Những điều này được gọi là "những giá trị đạo đức căn bản của nhân loại."

Nếu chúng ta nghĩ trên trình độ của những giá trị nhân loại căn bản này, thế thì tất cả chúng ta cùng chia sẻ một căn bản cho thái độ đạo đức của chúng ta, và điều này sẽ là chìa khóa cho sự sống còn của chúng ta như một nhóm. Chúng ta cần duy trì sự an bình, hòa hiệp và hợp tác giữa chúng ta, nhưng nền hòa bình ngoại tại lệ thuộc vào sự hòa bình nội tại. Nói cách khác, nền hòa  bình ngoại tại sẽ tùy thuộc vào việc mỗi chúng ta duy trì một tâm hòa bình, tĩnh lặng. Sự hòa bình của tâm hồn liên hệ rất nhiều đến thái độ của quý vị đối với nhau. Nếu quý vị chấp chứa những tư tưởng không yêu thương đối với nhau, và luôn luôn nghĩ chỉ về chính quý vị và làm sao quý vị thành công, thế thì khi quý vị tương tác với người khác, quý vị lo sợ họ sẽ làm tổn thương quý vị trong một cách nào đó và ngăn ngừa quý vị thành công. Quý vị không tin tưởng họ và vì thế đầy ấp với sợ hãi và nghi ngờ. Họ, đáp lại, sẽ cảm thấy điều này trong quý vị và, hậu quả cũng sẽ không tin tưởng quý vị. Điều này tạo nên một khoảng cách giữa chính quý vị và người khác; nó làm một rào cản để có bất cứ sự đối thoại thật sự nào giữa họ. Khoảng cách và rào cản này làm quý vị cảm thấy không an toàn và cô đơn. Cảm giác bất an, quý vị thiếu sự tự tin để đối diện với những thử thách về hoàn cảnh khó khăn của chúng ta. Quý vị trở nên thất vọng. Trái lại, càng cảm thấy gần gũi với người khác trong nhóm, thì quý vị sẽ càng cảm thấy rằng quý vị là một bộ phận của cộng đồng. Quý vị cảm thấy quý vị thuộc vào nhóm và điều này sẽ làm quý vị cảm thấy an toàn hơn. Một khi quý vị cảm thấy an toàn hơn, thì quý vị sẽ tự nhiên đạt được sự tự tin hơn.

Loài người chúng ta là những động vật xã hội. Giống như một xã hội động vật, như một con trừu, bị tách rời khỏi đàn, nó cảm thấy rất bất an và sợ hãi, nhưng khi nó gia nhập lại vào đàn, nó cảm thấy vui sướng hơn, tương tự thế chúng ta cũng đau khổ khi chúng ta bị cô lập với người khác. Tuy nhiên, thường thường ngay cả khi quý vị hợp đoàn với người khác, nếu tâm tư quý vị đầy ấp với sự không tin tưởng và nghi ngờ, thái độ của quý vị cô lập quý vị với việc tiếp nhận bất cứ sự thoải mái hay hổ  trợ từ tập thể. Cho nên xin hãy vui lòng nhận ra rằng sự thoải mái căn bản của tâm tư quý vị và khả năng duy trì hy vọng cho một kết quả đáng mừng của việc bị kẹt ở đây trong băng lệ thuộc vào thái độ của quý vị đối với người khác trong nhóm. Khi quý vị  phát triển một cảm giác gần gũi với mỗi người trong nhóm, cảm giác ấy cho bạn sức mạnh nội tại và sự tự tin. Quý vị không còn cảm thấy yếu đuối và nghi ngờ. Sự tự tin của quý vị và cảm giác an toàn cho phép quý vị tin tưởng nhau, và sự tin tưởng đem đến mối thân hữu chân thành.

Một số người nghĩ rằng họ sẽ có nhiều bạn hơn nếu họ có tiền bạc và quyền lực. Nhưng những người bạn như vậy chỉ là bạn của tiền và quyền của quý vị. Khi tiền bạc và quyền lực không còn nữa, những người bạn như vậy biến mất. Những người bạn chân thật không như vậy. Những mối quan hệ thân hữu chân thành vốn mang đến niềm vui và hạnh phúc được xây dựng trên căn bản của sự tin tưởng hổ tương căn bản. Khi quý vị cởi mở và chân thành với nhau, quý vị cảm thấy không chỉ an toàn hơn và tự tin hơn, mà tâm tư quý vị cũng thanh thản hơn. Trong một thể trạng như vậy, quý vị có thể thâm nhập vào sức mạnh với những  người khác và đối phó với khó khăn mà tất cả chúng ta như một nhóm đang hiện hữu. Sau cùng, không chỉ tôi bị kẹt trong băng hay không chỉ quý vị bị trong băng; mà đúng hơn tất cả chúng ta bị kẹt trong băng.

Ngay cả khi chúng ta ra khỏi tình trạng khó khăn này, nếu quý vị duy trì thái độ cởi mở tích cực này đối với người khác, quý vị sẽ tiếp tục có những mối thân hữu ấm áp, tin tưởng. Sẽ luôn luôn có những khó khăn trong đời sống. Thật là khờ dại nếu tưởng tượng rằng quý vị sẽ không bao giờ gặp phải bất cứ rắc rối nào nữa trong tương lai. Nhưng với sự cởi mở, chân thành, và tự tin và tin tưởng có từ chúng, quý vị sẽ được chuẩn bị sẳn sàng để tham gia với những người khác, và người khác sẽ nhiệt tình hơn để tham gia với quý vị trong việc đối phó với bất cứ điều gì có thể xảy ra - tốt hay xấu.

Nếu quí vị hỏi, lý do gì phải sống đạo đức, đơn giản chỉ bởi vì chúng ta là những con người. Chúng ta phải đạo đức bởi vì chúng ta sống với nhau và lệ thuộc vào mỗi người nhằm để sống. Nếu quý vị không quan tâm đén hạnh phúc và lợi ích của kẻ khác, và thay vì thế tạo rắc rối, thì chính là quý vị cuối cùng sẽ đau khổ bằng việc tự cô lập khỏi họ và tự tách rời mình ra khỏi sự chăm sóc và quan tâm của họ.

Có hai loại chăm sóc và quan tâm cho người khác. Một là căn cứ trên cảm xúc và tự định hướng về với cá nhân mình và những gì quý vị có thể đạt được từ người khác. Cho đến khi mà người khác dễ thương với quý vi hay họ tế nhị chung chung, thế thì quý vị thích họ và quan tâm đến hạnh phúc của họ. Quý vị không muốn họ khổ đau hay bất hạnh. Nhưng đến khi mà họ bắt đầu cư xử không đứng đắn và hoặc là tổn thương quý vị, hay ngay chỉ đơn giản là không đồng ý với quý vị, thái độ của quý vị đối với họ sẽ thay đổi. Quý vị không còn thích họ và không quan tâm vấn đề họ có hạnh phúc hay không. Quý vị loại bỏ họ bởi vì thái độ của họ. Điều này đơn giản là tình cảm - căn cứ trên lòng yêu thương và thấu cảm đơn thuần, và nó không bao giờ là một căn bản ổn định cho một tình thân hữu chân thật.

Những loại chăm sóc và quan tâm đến người khác không tùy thuộc vào thái độ hay cách cư xử của họ. Nó căn cứ đơn thuần trên sự kiện rằng họ là những con người, giống như chính ta. Quý vị muốn cho mình hạnh phúc, bất kể quý vị hành động như thế nào hay thể trạng tâm thức của quý vị là gì. Và nó chỉ căn cứ trên sự kiện rằng quý vị muốn hạnh phúc cho nên quý vị chăm sóc chính mình; quý vị tìm kiếm lợi ích cho quý vị. Nhưng điều ấy cũng đúng với mọi người khác, kể cả những người mà ta không thích do bởi thái độ của họ như thế nào đấy hay cách cư xử của họ ra sao đấy. Tuy nhiên, họ cũng muốn hạnh phúc; họ cũng phát triển mạnh sự chăm sóc và yêu thương. Trong dạng thức của nguyện ước được hạnh phúc, tất cả chúng ta là bình đẳng. Mọi người muốn hạnh phúc. Không chỉ chúng ta bình đẳng trong việc muốn được hạnh phúc, mà tất cả chúng ta cũng có cùng quyền để được một đời sống hạnh phúc; và một đời sống hạnh phúc hình thành khi quý vị quan tâm chân thành đến những người khác và chú ý rằng họ cũng muốn hạnh phúc.Nó căn cứ trên việc có tình thân hữu chân thành với mọi người, bất chấp quý vị là ai.

Chi có loài người mới có khả năng để quan tâm đến những người khốn khổ khác. Chỉ có con người mới có khả năng để chăm sóc đến lợi ích của kẻ khác. Khả năng này có thể đến từ tính thông minh nhân bản của quý vị hay từ đức tin của quý vị trong một số hệ thống tôn giáo hay triết lý của những niềm tin. Động vật không có những thứ này - chúng thiếu tính thông minh và đức tin. Nếu một con vật nào khác đe dọa hay làm chúng tổn thương, chúng chỉ đơn giản tấn công.Tuy nhiên, như những con người, không phải tất cả chúng ta đều có đức tin hay niềm tin trong hệ thống tôn giáo và triết lý, nhưng tất cả chúng ta có tính thông minh căn bản của nhân loại. Chúng ta cần sử dụng tính thông minh ấy để thấu hiểu những lý do tại sao quan tâm đến lợi ích và hạnh phúc của người khác là chìa khóa cho hạnh phúc của chúng ta.

Cho dù quý vị có tin tưởng trong một đấng tạo hóa, hay những kiếp sống quá khứ, hay sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tổ tiên quý vị, thì không ai có thể phủ  nhận rằng bạn đến từ một bà mẹ. Không có sự chăm sóc và tình cảm của mẹ bạn, hay của ai đấy chăm sóc cho bạn như một bà mẹ khi bạn là một hài nhi bất lực, thì bạn sẽ không thể sống còn. Các nhà khoa học đã từng cho thấy rằng những ai tiếp nhận tối đa tình cảm và sự yêu thương như một đứa bé cảm thấy an toàn hơn, tự tin hơn và hạnh phúc hơn trong cả đời sống của chúng; trái lại nhưng ai bị lãng quên hay ngược đãi khi còn bé cảm thấy bất an bất kể điều gì xảy ra với chúng. Chúng luôn luôn cảm thấy không thoải mái. Chúng cảm thấy sâu bên trong là điều gì đấy thiếu sót trong đời sống của chúng và vì thế một cách căn bản chúng không hạnh phúc. Các bác sĩ cũng chỉ rằng sự tiếp xúc thân thể tình cảm của một bà mẹ là cần yếu cho việc phát triển thích đáng não bộ đứa bé. Hơn thế nữa, các bác sĩ cũng chứng minh bằng tư liệu vấn đề giận dữ, sợ hãi, và thù hận ăn dần mòn hệ thống miễn nhiễm như thế nào.

Mọi người chăm sóc để có một thân thể khỏe mạnh, vì vậy để có một thân thể khỏe mạnh, quý vị cần phải chú ý hơn để có một tâm thức lành mạnh và tĩnh lặng. Câu hỏi quan trọng là làm thế nào để có một tâm thức lành mạnh tĩnh lặng. Ngay cả nếu quý vị được sinh trưởng như con một, với nhiều tình cảm và chăm sóc, nhưng nếu quý vị đối diện với một áp lực lớn để thành công trong một xã hội cạnh tranh, cho dù ở trường học hay ở sở làm, quý vị có thể vẫn phải cảm thấy bất an và căng thẳng. Nhưng nếu quý vị cảm thấy cần để đánh bại người khác nhằm để thành công, và vì thế tâm tư quý vị đầy dẫy sự nghi ngờ, sợ hãi và ganh tỵ, thế rồi như một kết quả, tâm thức quý vị quấy rầy và không ổn định.

Nếu trái lại, trong khi cố gắng để làm hiệu quả nhất, chúng ta cũng quan tâm đến lợi ích của kẻ khác, quý vị sẽ nhận ra rằng giống như quý vị muốn nhận sự khích lệ, giúp đở và tình cảm thân hữu hổ trợ từ họ, họ cũng muốn giống như quý vị. Nếu quý vị phát triển một lòng bi mẫn chân thành cho họ - nguyện ước cho họ không bị thất bại, mà cũng thành công - điều này ban cho quý vị sức mạnh nội tại và lòng tự tin để áp dụng nổ lực toàn triệt của quý vị đến trách nhiệm hành động vì sự thành công của mọi người. Biểu lộ lòng bi mẫn và quan tâm cho người khác là một dấu hiệu của sức mạnh, không phải là một biểu hiện yếu đuối. Trong thực tế, nó là một cội nguồn của sức mạnh và tĩnh lặng của tâm thức.

Sự phân tích giống như vậy áp dụng đến hoàn cảnh của chúng ta ở đây của việc bị kẹt trong băng. Nếu quý vị không tin tưởng  nhau và tranh cải và tranh chấp qua những nguồn nguyên nhiên liệu hạn chế, thì tất cả chúng ta sẽ khổ đau. Tất cả chúng ta sẽ trở nên yếu đuối hơn. Nếu quý vị triển khai lòng quan tâm chân thành cho mỗi người và an ủi mỗi người khi bất cứ ai trong quý vị trở nên quẫn trí, rồi thì như một bà mẹ an ủi một đứa con đang khóc, cả bà mẹ và đứa con sẽ cảm thấy khá hơn. Với tâm tư tĩnh lặng và một cảm giác thuộc về một nhóm yêu thương của những người bạn chân thành, thì tất cả chúng ta sẽ có sức mạnh để sống còn.

Do thế hãy sử dụng sự thông minh của loài người. Khi ai đấy bắt đầu làm phiền quý vị và khi quý vị bắt đầu giận dữ và cảm thấy muốn hét lên vào người ấy, hãy nhớ rằng làm như vậy chỉ làm cho mọi thứ tệ hại hơn. Nó sẽ làm tình trạng tâm thức của quý vị phiền não và tác động đến không khí của toàn nhóm. Mọi người sợ hãi và lo lắng, và vì thế nếu bất cứ người nào trong họ cư xử không đúng, đó là bởi vì người này cảm thấy không an toàn và kinh sợ. Xin hãy cố gắng để làm cho những người như vậy cảm thấy an toàn hơn và không đánh mất hy vọng bằng việc biểu lộ sự chăm sóc và thấu hiểu họ.

Hạnh phúc đến từ việc có hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn, và hy vọng đến với sự hổ trợ của những người bạn đồng cảm và đồng tâm nhất trí. Nói tóm lại, rồi thì, trên căn bản của những giá trị nền tảng và cộng hưởng của nhân loại, thì tất cả chúng ta sẽ có thể hành động trong một thái độ đạo đức. Nếu đức tin tôn giáo hay triết lý tin tưởng của quý vị tăng cường những giá trị đạo đức này, thì điều này thật sự là diệu kỳ. Nếu quý vị thiếu một đức tin tôn giáo như vậy, thì hãy dựa hoàn toàn vào sự thông minh nhân bản và những giá trị đạo đức căn bản của loài người mà thôi. Với sự hòa hiệp tôn giáo trong chúng ta và mọi người nuôi dưỡng những giá trị nhân bản này, thì tất cả chúng ta sẽ sống còn với thảm cảnh này và được thấy như những con người tốt đẹp hơn do bởi kinh nghiệm cộng trú này.

Tóm Lược

Chúng ta có thể thấy từ sự phân tích này là mỗi một tôn giáo, triết lý và những quan điểm thế tục này đưa đến kết luận rằng khi đối diện một hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, chìa khóa để tồn tại là nguyên tắc đạo đức tự giác. Điều này có nghĩa là việc vượt thắng sự vị kỷ, sợ hãi và thất vọng, và hợp tác với người khác trên căn bản của từ ái, bi mẫn, ân cần và tôn trọng. Mỗi một quan điểm trong 5 thứ - Phật Giáo Tây Tạng, Hồi Giáo, Ki Tô Giáo, Khổng Giáo và không tôn giáo - có những phương pháp của chính nó cho việc phát triển những phẩm chất tốt đẹp này:

  • Phật tử Tây Tạng thấy những hoàn cảnh khó khăn như duyên sanh trong vô số nguyên nhân và điều kiện. Không nhân tố nào hay người nào có thể kiểm soát hiện trạng, tuy thế mọi người có thể cống hiến điều gì đó tích cực mà sẽ tác động đến những gì phát triển. Họ xem mọi người như bình đẳng, cả trong việc từng là cha mẹ chúng ta trong những kiếp sống trước và trong việc muốn được hạnh phúc và không phải khổ đau.
  • Người Hồi Giáo thấy các khó khăn như đến từ ý chí của Thượng đế , và việc giải quyết vấn nạn là nằm trong tay của Thượng đế . Họ tuân phục ý chí của Thượng đế  và phụng thờ Thượng đế  qua những hành động tuyệt vời của việc phụng sự đối với tất cả những tạo vật của Thượng đế .
  • Người Ki Tô hữu xem những hoàn cảnh khó khăn như những thử thách được Thượng đế  gởi đến để thử thách chúng ta, và theo gương của chúa Giê-su trong việc phụng sự người nghèo và cần giúp đở.
  • Những người theo nguyên tắc của Khổng Tử thấy những khó khăn như điều không thể tránh khỏi sinh khởi từ lúc này đến lúc khác. Những gì xảy ra tùy thuộc vào số mệnh của chúng ta. Để đối phó với khó  khăn, họ theo những thủ tục thích đáng như thuyền trưởng đã hướng dẫn họ và trau dồi sức mạnh nội tại của họ về kiên nhẫn và lương thiện để đối xử với mọi người một cách công bằng, với sự thích đáng và yêu thương.
  • Những người chỉ theo những giá trị nền tảng nhân bản thấu hiểu rằng bất chấp khó khăn thế nào đi nữa, mọi người đánh giá cao yêu thương và sự chăm sóc tình cảm. Như những động vật xã hội, chúng ta cần hợp tác với nhau để tồn tại, và nếu chúng ta chăm sóc mỗi người của nhau, thì chúng ta sẽ đạt được sức mạnh và niềm tin vững chắc để chiến thắng bất cứ khó khăn nào.

Vì vậy, mỗi nhóm trong 5 nhóm này có hệ thống đạo đức của riêng họ; tuy thế, những ai chân thành tuân theo giáo huấn và khuyên bảo của mỗi hệ thống này sẽ đạt đến cùng kết quả. Họ sẽ có thể chấp nhận hoàn cảnh mà không giận dữ. Ngay cả nếu họ thấy một hành khách hành động trong một cách đe dọa lợi ích của toàn nhóm, thí dụ dấu diếm thực phẩm, và là điều cần đòi hỏi có sự lượng định quy tắc để điều chỉnh rắc rối này, giá trị đạo đức của mỗi hệ thống sẽ giúp họ hành động để không phải sân hận, nhưng vì sự quan tâm đến toàn bộ hành khách bị nạn. Họ sẽ duy trì hòa bình trong tâm thức và cống hiến một cách tích cực đến lợi ích của mọi người trên tàu. Như một kết quả, cộng đồng sẽ không chỉ sống còn với tai họa, mà những thành viên sẽ trở nên gần gũi với nhau hơn trước đây, do bởi sự chia sẻ kinh nghiệm của họ với việc lãnh lấy trách nhiệm vì lợi ích của nhau.

Kết Luận

Thí dụ về chiếc tàu bị kẹt trong băng ở Nam cực là một sự tương đồng hữu ích cho việc thấu hiểu vấn đề một xã hội đa văn hóa có thể được đối diện một cách tốt đẹp nhất, trong một cung cách lành mạnh, những thử thách và khó khăn không thể tránh sinh khởi trong cuộc sống. Để hoàn thành điều này, mọi người cần học hỏi về những nền văn hóa và các tín ngưỡng của những nhóm quan trọng trong xã hội của họ. Sợ hãi và nghi ngờ về người khác đến từ sự thiếu vắng kiến thức về những niềm tin của họ. Với sự giáo dục thích đáng, chúng ta có thể khám phá ra rằng tất cả mọi tôn giáo và triết lý có một hệ thống đạo đức và rằng đạo đức của những hệ thống này chia sẻ chung với nhau là cũng phù hợp với những đạo đức nhân bản nền tảng mà mọi người chấp nhận, kể cả những người không tín ngưỡng. Đây là những giá trị của từ ái, bi mẫn, và chăm sóc tình cảm cho người khác với lòng quan tâm sâu xa cho những lợi ích của họ.

Khi bày tỏ những giá trị nhân bản nền tảng này một cách chân thành, bất chấp hệ thống đức tin mà người ta đến từ những  nhóm khác nhau, thế thì xã hội biểu hiện chức năng một cách hòa hiệp, trong những lúc tốt hay xấu. Đây là bởi vì mỗi nhóm tôn trọng nhau, căn cứ trên sự thấu hiểu hổ tương; và từ sự tôn trọng hổ tương căn cứ trên sự thấu hiểu hổ tương đi đến sự tin tưởng hổ tương. Khi người ta từ những nền văn hóa khác nhau tôn trọng và tin tưởng nhau, họ sống mà không lo sợ nhau. Điều này làm cho một xã hội lành mạnh, hòa hiệp, căn cứ trên những nguyên tắc đạo đức nền tảng mà mọi người cùng chia sẻ.

Do thế, vì một xã hội lành mạnh sinh khởi một cách lệ thuộc vào nhiều nhân tố - kinh tế, môi trường, những hệ thống xã hội, hợp pháp và giáo dục, và, như chúng ta đã thấy, đạo đức và sự hòa hiệp tôn giáo - nếu bất cứ một nhân tố nào yếu kém, xã hội sẽ không thăng tiến. Chúng ta cần khởi đầu trên trình độ cá nhân, một cách đặc biệt trong những khu vực đạo đức của chúng ta và tôn trọng người khác và niềm tin của họ. Nếu chúng ta phát triển một tâm tĩnh lặng và một thái độ bi mẫn đối với người khác, và rồi mở rộng việc ấy đến gia đình chúng ta, bạn hữu chúng ta, cộng đồng bên cạnh chúng ta, thế thì từ từ chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội lành mạnh. Sức mạnh của toàn xã hội sẽ phát sinh lệ thuộc vào mỗi một thành viên phát triển một tâm lành mạnh và ý thức đạo đức. Điều này đúng một cách đặc biệt trong những xã hội đa văn hóa và trong thế giới đa văn  hóa rộng khắp.

Mỗi một tôn giáo và triết lý quan trọng, chẳng hạn như chúng ta thấy trong trường hợp của Phật Giáo Tây Tạng, Hồi Giáo, Ki Tô Giáo và Khổng Giáo, đã chia sẻ cùng một nền tảng đạo đức nhân bản mà những người không tôn giáo hay triết lý có thể cũng thừa nhận. Chúng ta cần giáo dục trẻ con chúng ta trong những giá trị đạo đức nhân bản nền tảng này, vì thế từ từ toàn bộ thế giới sẽ trở thành một nơi lành mạnh hơn vì lợi ích của tất cả. Cảm ơn.

Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, January 06, 2015

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2017(Xem: 8221)
Tôi đã dành nhiều năm để quán chiếu những tiến bộ đáng chú ý của khoa học. Trong một khoảng không gian ngắn của đời tôi, sự tác động của khoa học và kỷ thuật với nhân loại là không thể tưởng tượng nổi. Mặc dù việc quan tâm khoa học của tôi đã bắt đầu với sự tò mò về một thế giới, xa lạ với tôi vào lúc ấy, bị thống trị bởi kỷ thuật, không bao lâu trước khi toàn bộ ý nghĩa khổng lồ của khoa học đối với loài người trở nên rõ ràng đối với tôi – đặc biệt sau khi tôi lưu vong năm 1959.
10/08/2017(Xem: 5402)
Chị Chân Bảo Niệm (Cheri Maples), người Mỹ, từng là một cảnh sát và có trên hai mươi năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tư pháp Mỹ. Chị được Sư Ông Làng Mai truyền đăng năm 2008. Dưới đây là chia sẻ của chị trong khóa tu 21 ngày “Đường về Núi Thứu” tại Làng Mai, ngày 15.06.2016; được chuyển ngữ từ tiếng Anh.
08/08/2017(Xem: 9856)
Tình Như Cánh Hạc - HT Thích Thái Hòa
07/08/2017(Xem: 6014)
Một y sĩ trẻ ở Đông Kinh tên là Kusuda gặp một người bạn từ hồi đại học, người này đang nghiên cứu về Thiền. Anh y sĩ trẻ hỏi người đó Thiền là gì. "Tôi không thể nói được cho bạn cái đó là gì," người bạn trả lời, "nhưng có một điều chắc chắn. Nếu anh hiểu được Thiền, anh sẽ không còn sợ chết nữa."
02/08/2017(Xem: 8029)
Sáng chủ nhật ngày 30 tháng 7, dưới sự chứng minh của Thượng toạ Thích Đức Thiện - Tổng thư ký Trung ương GHPG Việt Nam, Trụ trì chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh và Thượng toạ Thích Bửu Chánh - ủy viên Hội Đồng Trị Sự TWGHPGVN, phó ban Hoằng Pháp Trung Ương, phó viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM, viện chủ Thiền viện Phước Sơn TP Biên Hòa, CLB Trí thức Doanh nhân Sư sỹ Phật tử Hà Nội đã chính thức ra mắt.
01/08/2017(Xem: 11450)
Với truyền thống tốt đạo đẹp đời đất nước ta đã có chiều dài lịch sử bốn nghìn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam có tín ngưỡng lâu đời là thờ cúng ông bà tổ tiên. Thế cho nên đạo thờ ông bà tổ tiên nói lên tinh thần hiếu thảo là văn hóa đạo đức bất di bất dịch đối với đời sống đạo đức con người.
29/07/2017(Xem: 8935)
Đó là một trong những phương pháp mình phải thực tập. Đó cũng là một trong những phương pháp mình phải thiền tập. Khi nảy có một Phật tử nói khi đó mình niệm Phật. Câu trả lời rất hay. Hay ở chỗ mình không đi theo cái bực bội của mình, mình không đi theo cái phiền muộn của mình, mình không đi theo cái bất như ý của mình mà chỉ nhớ tới Phật, thì rõ ràng những cái kia không có cơ hội tồn tại trong tâm thức mình. Mình nghĩ tới Phật thì không có tâm nào nghĩ tới những bất như ý đó nữa, cho nên những cái đó tự lặn xuống
29/07/2017(Xem: 11325)
Nhận được bản thảo quyển sách Con Đường Duy Nhất do ban biên tập Thư Viện Hoa Sen kết tập từ các bài viết của chúng tôi gửi đăng, chúng tôi rất lấy làm vui vì sách sẽ được chính thức xuất bản và phát hành rộng rãi trên toàn cầu bởi đại công ty Amazon. Con Đường Duy Nhất – tựa sách mà ban biên tập Thư Viện Hoa Sen đã lấy từ bài đầu tiên trong số 21 bài, sẽ trở thành một quyển sách có ý nghĩa và giá trị như tên gọi. Con đường duy nhất ở đây nói lên triết lý sống theo quan điểm đạo Phật, xây dựng con người biết cách hoàn thiện chính mình để sống dấn thân, cống hiến, và phục vụ nhân loại mà không bị dòng đời cuốn trôi.
28/07/2017(Xem: 6020)
Thưa Thượng tọa Trụ trì, Thượng tọa Tâm Hiền cùng tất cả Phật tử quý mến. Hôm nay là ngày 7 tháng 7 năm 2017, tại chùa Từ Đàm thành phố Birmingham, vương quốc Anh. Tôi có duyên được gặp hai Thượng tọa và các nam nữ Phật tử hiện diện trong ngôi chùa ấm cúng, đạo vị này. Nhân đây, tôi xin chia sẻ pháp thoại đến quý vị với đề tài Làm Mới Thân Tâm.
28/07/2017(Xem: 6796)
Hòa Thượng Thích Thông Hải đang thực hiện một đài truyền hình toàn cầu, nơi Phật tử từ khắp thế giới, kể cả từ Việt Nam hay Anh, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Nga... có thể xem được qua các thiết bị di động. Chương trình truyền hình 24 giờ này có thể xem qua điện thoại di động hay máy tính bảng, với một app miễn phíđược hạ tải một lần. Phật tử muốn dùng miễn phí app này, có thể vào mạng gbtvapp.com để cài đặt miễn phí. Hòa Thượng Thích Thông Hải đã trình bày về chương trình này với ba vị khách văn nghệ tới thăm Tu Viện An Lạc ở Ventura, California, hôm Thứ Ba 11 tháng 7/2017.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]