Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài diễn văn của ông Seattle

17/01/201521:13(Xem: 11543)
Bài diễn văn của ông Seattle


Chief_seattle

BÀI DIỄN VĂN CỦA ÔNG SEATTLE.

Người dịch : Vi Tâm

LỜI GIỚI THIỆU.

Trái đất đang đi vào chỗ chết: rừng rú, tài nguyên đang bị khai thác kịch liệt, ô nhiễm tràn đầy mọi xứ, nhiệt độ khắp quả đất ngày càng lên cao, cả ngàn súc vật bị giết để tế thần, đất đai của người nghèo bị chính quyền mua rẻ để xây cất... Lúc này hơn lúc nào hết chúng ta phải đọc lại các bài học của người xưa để lại, để suy ngẫm và hành sự.

Xin mời quí vị đọc lại bài diễn văn của ông Seattle, trưởng tộc da đỏ bên châu Mỹ, nói lên long trân quý của người da đỏ với thiên nhiên, cây cối súc vật nơi họ sống, khi người da đỏ bị bắt buộc phải “bán” đất đai của họ cho người da trắng. Bài diễn văn bi hùng này đã được coi là một tác phẩm để đời cho nhân loại.

Năm 1853, sau khi người da trắng đã tạo nên khu vực Washington, chính phủ Washington « đề nghị » người da đỏ ký các hiệp định để mua đất của họ. Nói là đề nghị mua, nhưng thực ra là chiếm đất. Người da đỏ biết là không thể nào từ chối được.

Lúc đó, ông Seatle (1786-1866) là trùm các bộ lạc da đỏ Duwamish và Suquamish, sinh sống bên vùng đông nước Mỹ.

Dưới đây là bài diễn văn hùng hồn và đau đớn của ông Seattle, đọc trước thống đốc Isaac Stevens, đại diện chính quyền Washington, đến để “mua” đất. Những lời ông Seattle căn dặn kẻ cưỡng bức mua đất phải biết quí trọng thiên nhiên và các súc vật, được nhắc đi nhắc lại rất thấm thiết.

 

Tôi đã dịch bài này, đăng trong một trang web, nhưng trang đó không còn nữa. Bài dịch được đăng lại nhiều nơi, nhưng hay bị cắt xén sửa đổi. Hôm nay kiểm lại bản gốc đã chỉnh lại vài chỗ chưa được tất, xin đăng ở đây để quí vị đọc.

 

Có nhiều bản dịch sang tiếng Pháp và nhiều bàn luận về các bản dịch đó. Đây là nguồn tiếng Pháp bài tôi dịch :

http://fr.wikisource.org/wiki/Discours_du_Chef_Seattle_en_1854

Tài liệu đọc thêm :

http://fr.wikipedia.org/wiki/Seattle_(chef_am%C3%A9rindien)

 
Chief_seattle-2

BÀI DIỄN VĂN CỦA ÔNG SEATTLE.

 

 

Làm sao các người có thể mua bán khung trời và hơi ấm của đất ?

Ý nghĩ đó đối với chúng tôi thật kỳ lạ. Thế nếu chúng tôi không sở hữu cái mát mẻ của không khí và cái lung linh của mặt nước, thì các người làm sao mà mua ?

Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi.

Mỗi cái kim óng ánh của lá thông, mỗi bờ cát, mỗi mảnh sa mù trong khu rừng âm u, mỗi bờ suối, mỗi tiếng vo vo của côn trùng, đều là thiêng liêng trong ký ức và từng trải của chúng tôi.

Nhựa chấy trong thân cây mang đầy kỷ niệm của người dân da đỏ.

Linh hồn những người da trắng đã quên xứ mình sinh ra khi đi vào giữa các vì sao. Linh hồn những người chết chúng tôi không bao giờ quên trái đất tuyệt vời này, vì trái đất là mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là thành phần của đất và đất là thành phần của chúng tôi. Hoa thơm là em gái chúng tôi, con hươu, con ngựa, con đại bàng là anh em chúng tôi. Các đỉnh núi, các chất ngọt trong cánh đồng, hơi ấm con ngựa nhỏ, và con người, tất cả đều cùng một gia đình.

Cho nên khi ông Sếp Lớn ở Hoa Thịnh Đốn cho người tới nói ông muốn mua đất của chúng tôi, thì ông đã đòi hỏi rất nhiều ở chúng tôi. Ông Sếp Lớn cho nói là ông sẽ dành một nơi để chúng tôi có thể sống thoải mái với nhau. Ông sẽ là cha chúng tôi và chúng tôi sẽ là con cái của ông. Chúng tôi cũng đành phải xét đề nghị mua đất của ông. Nhưng cái đó quả thật là rất khó. Bởi vì đất này thiêng liêng đối với chúng tôi.

Nước lung linh chảy trong các giòng suối và giòng sông không phải chỉ là nước mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán đất cho các ông, thì các ông phải nhớ đất là của thiêng và mỗi phản chiếu đầy mấu sắc của mặt nước trong dưới hồ luôn nhắc nhở những biến cố và kỷ niệm cúa dân tộc chúng tôi. Tiêng nước suối thì thầm là tiếng của người cha của cha tôi.

Các con sông là anh em chúng tôi, đã cho chúng tôi đỡ khát. Các giòng sông mang thuyền chèo và nuôi các con chúng tôi. Nếu chúng tôi bán đất cho các ông, thì các ông từ đây phải nhớ, và phải dậy cho con các ông, là các giòng sông là anh em chúng tôi và cũng là anh em các ông, và các ông phải thân thương với giòng sông như các ông thân thương huynh đệ các ông. Chúng tôi biết người da trắng không hiểu tập quán chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất kia, vì họ là người ngoại xứ ban đêm đến lấy của đất cái gì họ cần. Đất không phải là anh em họ, mà là kẻ thù, khi họ lấy được thì họ sẽ tiến nữa. Họ bỏ mồ mả của tổ tiên mà không trăn trở gì. Họ lấy đất của con cái mà không trăn trở gì. Mồ mả của tổ tiên và gia tài của con cái, họ bỏ rơi vào quên lãng. Họ coi mẹ, đất đai, anh em, trời đất, như là đồ vật mua bán, cướp phá, bán đi như bán những con cừu, hay những hạt ngọc óng ánh. Lòng tham lam sui họ nghiến ngấu đất đai và chí còn để lại một cái sa mạc.

Không có nơi nào an bình trong các tỉnh của người da trắng. Không có chỗ nào để nghe tiếng lá cuộn mình trong mùa xuân, hay tiếng cọ sát của các cánh con bọ. Cũng có thể vì tôi là người man rợ nên tôi không hiểu. Những tiếng động đó hình như chỉ làm nhức tai họ. Sống làm chi nếu con người không nghe thấy tiếng kêu lẻ loi của con én hay tiếng trò chuyện tào lao của các con ếch trong cái ao ban đêm ? Tôi là người da đỏ nên tôi không hiểu. Người chúng tôi ưa tiếng gió êm ru lườn trên mặt hồ, ngay cả mùi của gió đã được nước mưa trưa nay rửa sạch, hay đã được lá thông cho thêm hương thơm.

Không khí rất trân quí cho người da đỏ, vì mọi sự đều chia nhau một hơi thở.

Súc vật, cây cối, con người. Đều chung với nhau một hơi thở.

Người da trắng hình như không để ý đến không khí họ thở. Như một người phải để ra mấy ngày mới tắt thở, nên không biết mùi hôi thối. Nếu chúng tôi bán đất này cho các ông, các ông phải nhớ là không khí rất quý cho chúng tôi và nhớ là không khí chia xẻ hồn nó với nhứng sinh vật nó nuôi sống. Cơn gió đã cho ông cha chúng ta hơi thở đầu cũng là cơn gió đã nhận ở ông cha chúng ta hơi thở cuối cùng. Nếu chúng tôi bán đất này cho các ông, các ông phải giữ riêng nó và coi nó là thiêng liêng, là nơi mà cả người da trắng các ông cũng được đến để hưởng làn gió đã được dịu lại với hương hoa của đồng nội. Chúng tôi cũng đành phải xét đề nghị các ông mua đất của chúng tôi. Nhưng nếu chúng tôi nhận lời, tôi cho các ông một điều kiện : người da trắng phải coi các sinh vật trên mảnh đất này như những anh em !

Tôi là người man rợ, tôi không biết cách sống nào khác !

Tôi đã thấy xác một ngàn con bò rừng thối rữa trên cánh đồng, bỏ lại khi các người da trắng từ trên các chuyến tầu hỏa đi qua bắn chúng nó chết. Tôi là một người man rợ, tôi không hiểu tại sao con ngựa sắt phun khói của các ông lại quan trọng hơn những con bò rừng mà chúng tôi chỉ giết để sinh sống.

Con người là gì nếu không còn các thú vật ? Nếu tất cả thú vật đều mất hết, con người sẽ chết trong một tâm linh lẻ loi. Bởi vì cái gì đến cho thú vật rồi sẽ đến với con người. Mọi sự trên đời đều liên can với nhau.

Các ông phải dạy cho con cháu các ông là đất chúng bước lên được tạo bởi hương hỏa của tổ tiên. Dạy cho chúng biết tôn trọng đất, bảo chúng là đất được giầu có bởi đời sống của giòng giõi. Dạy cho con cái các ông những điều mà chúng tôi dạy cho con cái chúng tôi, là đất là người mẹ. Cái gì xẩy đến cho đất sẽ xẩy đến cho con cái của đất. Ai khạc nhổ lên đất là khạc nhổ lên chính mình.

Ít nhất chúng tôi cũng biết điều này : là đất không thuộc về người mà người thuộc về đất. Điều đó chúng tôi biết. Mọi điều đều liên đới với nhau như máu mủ trong một gia đình. Mọi sự đều liên đới với nhau.

Cái gì đến với đất sẽ đến với con cái của đất.

Không phải con người đã tạo lên cái khung của cuộc đời. Người chỉ là một sợi giây. Cái gì người làm cho cái khung của cuộc đời là họ làm cho chính mình.

Người da trắng được thượng đế của họ đi cùng và nói chuyện như những người bạn, nhưng cũng không thể vượt qua được số mạng chung. Nói cho cùng, chúng tôi và người da trắng có thể cũng là anh em. Để rồi xem sao. Có một điều chúng tôi biết, điều mà người da trắng có thể một ngày kia sẽ khám phá ra, là chúng ta có cùng một thượng đế. Có thể bây giờ các người cho là đã có được thượng đế của các người như các người muốn sở hữu đất đai của chúng tôi. Nhưng các người không làm được điều đó. Vì thượng đế là của mọi người và lòng từ bi dành cho người da trắng và cho người da đỏ đều như nhau. Đất là của quý của trời. Phá hại đất là mang nặng khinh khi với đấng tạo hóa đã sanh ra đất. Rồi người da trắng cũng sẽ bị tiêu diệt, có thể trước các bộ lạc khác. Làm lây trùng cái giường, các người đêm sẽ ngủ trong xu uế của chính mình.

Rồi khi chết các người sẽ huy hoàng với đầy sức mạnh của thượng đế đã đem các người đến vùng đất này, rồi vì một sứ mạng nào đó, đã giúp các người ngự trị vùng đất này và ngự trị dân da đỏ. Cái định mệnh đó là một bí hiểm cho chúng tôi, vì chúng tôi không hiểu khi tất cả những con bò rừng đã bị tàn sát, các con ngựa đã bị chế ngự, những góc bí mật của các khu rừng đã mang đầy hơi của những nhóm người, và các ngọn đồi đầy hoa đã bị tàn lụi bởi những người đến nói bi bô.

Thì dẫy rừng đâu ? Đã biến mất. Và con đại bàng đâu ? Đã biến mất.

Ngày tận cùng của sự sống, ngày bắt đầu của sự sống còn.

Trùm da đỏ, 1854.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2021(Xem: 16026)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
01/07/2021(Xem: 3711)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận. Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch. Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ. Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian. Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đ
29/06/2021(Xem: 6084)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
29/06/2021(Xem: 6277)
Phật giáo dùng từ bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả. Giả như nếu bất hạnh gặp gian nguy, vì cứu thân mình, thà bỏ tất cả vật ngoài thân, để cầu được sinh tồn riêng mình.Con người đã tham sống sợ chết, sanh mạng con vật nhỏ bé như con muỗi, con ve, sâu bọ, kiến mối, còn biết tránh chạy cái chết cầu mong được sống, thì các động vật khác chúng nó sao lại không như thế?
28/06/2021(Xem: 3973)
Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.” “Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
27/06/2021(Xem: 8313)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5597)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 15590)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 10829)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 7917)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]