Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thúc đẩy những giá trị nhân văn

02/12/201404:29(Xem: 8321)
Thúc đẩy những giá trị nhân văn

THÚC ĐẨY NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN

Phúc Cường dịch

New Delhi, Ấn Độ, ngày 22 tháng 11 năm 2014



dailai lama-11-2014His Holiness the Dalai Lama speaking at a meeting organized 
by Ananta Aspen Centre in New Delhi, India
on November 22, 2014. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
 


Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viếng thăm trường 

Springdales. Ngài đã được hiệu trưởng, bà Ameeta Mulla Wattal và hội đồng cùng người sáng lập trường, Rajni Kumar, năm nay đã 90 tuổi, cung đón nồng nhiệt tại trường. Trường Springdales được bà thành lập vào năm 1955 với mục đích đem lại cho người học một chương trình đào tạo toàn diện và một hệ thống giá trị nhân văn bao gồm các giá trị phổ quát như tình yêu thương, chân lý và trí tuệ.

Ngài đã được cúng dường khăn cát tường truyền và cái cây còn sống. Ngài đã cùng đốt nến cầu nguyện trong khi các thành viên của dàn hợp xướng cùng ca một khúc ca đoàn kết. Bà Wattal chia sẻ rằng với tư cách là giáo viên, bà cùng các đồng nghiệp cảm thấy có trách nhiệm định hình trong tâm người trẻ ý niệm rằng tâm từ bi là giải pháp cho tất cả các rắc rối. Bà cho biết họ đã luôn mong nguyện thỉnh mời Ngài chia sẻ tại trường học và bây giờ đã rất hài lòng bởi giấc mơ đã trở thành hiện thực. Bà thỉnh cầu ngài ban huấn từ tới những tâm hồn trẻ trung ham hiểu biết.


dailai lama-11-2014-a

Members of the school choir performing at the start of 
His Holiness the Dalai Lama's interactive session 
with teachers and students at Springdale School 
in New Delhi, India on November 22, 2014. 
Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

"Kính thưa các hiệu trưởng, các thầy cô giáo và các học sinh. Bất cứ khi nào tôi gặp gỡ mọi người, tôi luôn ghi nhớ rằng tất cả chúng ta đều giống nhau, đều là con người. Chúng ta có cùng bộ não con người như nhau, tất cả chúng ta đều có tiềm năng. Đôi khi tiềm năng đó kết thúc bằng việc tạo ra nhiều rắc rối hơn, nhưng nói chung bản chất cơ bản của con người là tình thương và lòng bi mẫn.”

Ngài đã chia sẻ về việc các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với trẻ sơ sinh. Họ đã cho kết quả các  bản vẽ sinh động về các tình huống trong đó một người giúp đỡ hay gây khó khăn, kết quả cho thấy họ ủng hộ các trường hợp giúp đỡ. Ngài cho rằng điều này cho thấy rõ chúng ta là những động vật xã hội, chúng ta sống phụ thuộc vào nhau. Đây là lý do tại sao chúng ta phát triển ý thức cộng đồng. Và những cảm xúc mà cộng đồng nuôi dưỡng chính tình yêu thương và lòng bi mẫn, trong khi sân giận và ghanh tỵ tạo ra khoảng cách và chia rẽ. Chính bằng việc nuôi dưỡng một ý thức luôn quan tâm tới tha nhân mà chúng ta có thể học cách sử dụng trí tuệ của mình một cách đúng đắn.  


dailai lama-11-2014-b
His Holiness the Dalai Lama speaking at 
Srpringdales School in New Delhi, India 
on November 22, 2014. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
 
 

"Giáo dục hiện đại có xu hướng tập trung vào những mục tiêu vật chất mà không  chú trọng đầy đủ tới việc trưởng dưỡng từ tâm. Nếu nền giáo dục của chúng ta có đề cập đến các giá trị đạo đức thì lại thường liên quan đến niềm tin tôn giáo. Mặc dù có sự khác biệt về mặt triết học nhưng việc thực hành chính của tất cả các truyền thống tôn giáo chính là tình yêu thương. Và để thực hành tình yêu thương một cách hiệu quả, bạn cần sự khoan dung và tha thứ, kỷ luật tự thân và sự biết đủ. Những truyền thống này đều có một mục đích chung, để giúp chúng ta phát triển tình yêu thương. Nó có thể được thông qua niềm tin vào một đấng sáng tạo và ý thức rằng tất cả chúng ta đều sẵn có một tia sáng của ngài, hiện thân của tình yêu thương bên trong mỗi người. Hoặc chúng ta có thể làm theo truyền thống tin tưởng vào luật nhân quả và ý tưởng rằng nếu bạn làm điều thiện lành, bạn sẽ nhận được lợi lạc, nếu làm điều ác, sẽ nhận được hậu quả tiêu cực. Dù có sự khác biệt trong triết lý, thì những truyền thống tâm linh đều chia sẻ một mục tiêu chung.” 

dailai lama-11-2014-c

Members of the audience listening to His Holiness 
the Dalai Lama speaking at Springdales School
in New Delhi, India on November 22, 2014. 
Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
 
 

  

Ngài nhận xét ​​rằng ở Ấn Độ tất cả các truyền thống tôn giáo lớn từ lâu đã chung sống hòa thuận với nhau. Tuy nhiên, trong số 7 tỷ con người còn sống trong thế giới ngày nay, 1 tỷ khẳng định rằng họ không có niềm tin như vậy. Ngài đặt vấn đề vậy làm thế nào để giáo dục những người đó các giá trị của tình yêu thương và lòng bi mẫn. Ngài đề nghị cần phải áp dụng một cách tiếp cận thế tục và rằng Ấn Độ đã thông qua một cách tiếp cận lịch sử như vậy đã cho thấy một sự tôn trọng bình đẳng tới mọi tôn giáo và ngay cả đối với những người không có đức tin tôn giáo.   

" Do đó tôi tin tưởng rằng, ý tưởng về đạo đức thế tục là một lĩnh vực cho thể lợi ích cho tất cả. Về mặt sinh học chúng ta được sinh ra với tình yêu thương và lòng bi mẫn. Khi được sinh ra, chúng ta nương vào tình thương yêu của người mẹ để tồn tại.Tình yêu thương và lòng bi mẫn cho phép phát triển một cách lành mạnh và mang lại cho chúng ta sự tự tin. Nhiều thiếu nữ phí thời gian để là đẹp bằng sử dụng mỹ phẩm và những thứ như vậy, nhưng điều quan trọng thực sự tạo ra các mối quan hệ hạnh phúc, một cuộc hôn nhân hạnh phúc là vẻ đẹp nội tâm.  

"Chúng ta đều cần tình bạn và tình bạn được xây dựng trên sự tin tưởng, sự tin tưởng tới trên cơ sở tôn trọng và quan tâm đến người khác. Một gia đình có thể giàu có và quyền thế, nhưng nếu các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng bởi sự mất lòng tin và nghi ngờ họ sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Một gia đình nghèo mà các thành viên tin tưởng lẫn nhau thì chắc chắn sẽ hạnh phúc." 

Ngài nhắc tới các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng những người tham gia vào khóa rèn luyện tình yêu thương, lòng bi mẫn trong một thời gian ngắn chỉ ba tuần cho thấy sự giảm đáng kể mức độ căng thẳng và áp suất lên máu. Mối quan hệ của họ với bạn bè được cải thiện.Ngài cho rằng trích dẫn này là một minh chứng chúng ta có thể giáo dục con người trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm thông thường và ý thức thông thường. Do xu hướng quá con trọng vật chất của giáo dục hiện đại, công việc này đang được vận hành ở Mỹ và ở Ấn Độ để thiết kế một chương trình nuôi dưỡng nền đạo đức thế tục, phát triển trí tuệ và tình thương yêu.

"Thế kỷ 20 chứng kiến nhiều sự phát triển đáng ghi nhận," Đức Đạt Lai Lạt Ma bình luận, "nhưng đó cũng là một kỷ nguyên của bạo lực chưa từng có. 200 triệu người, theo ước tính của nhiều nhà sử học, đã chết vì bạo lực. Hàng tỷ đôla đã được chi vào việc phát triển các loại vũ khí hủy diệt, nhưng chúng đã không mang đến sự thay đổi tích cực. Ngay cả bây giờ, khi ở nơi của chúng ta đang được hưởng sự uyên bình thì nhiều nơi khác nhiều những con người như chúng ta vẫn đang bị giết hại và bị tổn thương. Chúng ta không thể tạo ra một thế giới hòa bình hơn qua việc sử dụng vũ lực; thay vào đó, phải trưởng dưỡng sự bình an nội tâm." 

Nhìn rộng khắp tới thính chúng, ngài chia sẻ những ai dưới 20 tuổi thuộc thế kỷ 21. Trong khi không có gì có thể làm để thay đổi quá khứ, thì nếu thế hệ này cố gắng, họ sẽ có thể thay đổi tương lai. Ngài cho rằng ngày nay nếu chỉ quan tâm tới lợi ích của riêng đất nước mình thì đã quá lỗi thời, đây là thời đại cần hướng sự quan tâm tới toàn nhân loại. Ấn Độ, với truyền thống bất bạo động và hòa hợp tôn giáo ngàn đời nay, có thể đóng góp to lớn cho sự nghiệp này.

dailai lama-11-2014-d


His Holiness the Dalai Lama speaking 
at Srpingdales School in New Delhi, India 
on November 22, 2014. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
 

 

 

 

 

"Tôi đã sống 55 năm ở đất nước này như một người tị nạn," ngài nói. "Tôi xem mình là một sứ giả của tư tưởng Ấn Độ cổ. Đôi khi tôi cũng coi mình là người con của đất nước Ấn Độ bởi vì là một người tu học truyền thống Nalanda. Đây nguồn gốc tất cả kiến thức của tôi. Trong khi thân của tôi được nuôi dưỡng bằng gạo và thực phẩm Ấn Độ. Văn hóa Ấn Độ không chỉ có tác dụng trong hình thức bề ngoài của ca nhạc và vũ đạo, mà còn tồn tại trong trái tim. Nếu chúng ta chú ý đến điều đó, nó sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Chúng ta vận hành nền giáo dục hiện đại một cách nghiêm túc, nhưng cũng xin hãy ghi nhớ những gì mà Ấn Độ cổ đại đã dạy chúng ta về thực tại, về bản chất của tâm và cảm xúc của chúng ta. Những kho tàng tri thức Ấn Độ này, đặc biệt hữu ích ngày nay, đang nhận được sự trân trọng to lớn từ nhiều nhà khoa học hiện đại." 


\dailai lama-11-2014-f
Many of the assembled students raising their hands in 
response to a question from His Holiness the Dalai Lama 
during their interactive session at Springdales School
in New Delhi, India on November 22, 2014. 
Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
 

 

  

 

Trả lời một số câu hỏi từ thính chúng, ngài luận giải  rằng sự cạnh tranh để đảm bảo thành công cho tất cả các thành viên tham gia là hữu ích, nhưng sự cạnh tranh chỉ để phục vụ lợi ích một số ít trong khi lại loại trừ những người khác thì không được phép. Ngài minh định rõ rằng, hành động nghiêm khắc có thể được sử dụng một cách tích cực, ví dụ như một giáo viên có thể sử dụng hoàn toàn để giúp đỡ cho sinh viên của mình. Với câu hỏi ngài có thường xem phim, ngài trả lời rằng ngài từng đi xem phim trong đầu những năm 60, nhưng ngày nay ngài không xem truyền hình hay phim ảnh.  

Với câu hỏi Đức Phật có phải là một vị thần linh, ngài trả lời là không phải. Đức Phật bắt đầu là một con người nhưng thông qua những nỗ lực phi thường, ngài đã trở thành một vị Phật giác ngộ. Ngài chia sẻ với thính chúng, thách thức lớn nhất ngài phải đối mặt là khi tìm hiểu tính Không và lý duyên khởi được dạy bởi ngài Long thọ. Khi còn nhỏ tuổi, ngài chỉ muốn chạy nơi này nơi kia, không quan tâm nhiều đến tu học, nhưng hôm nay ở tuổi gần 80, đọc và tu học là những điều ngài yêu thích làm. Ngài nhìn trìu mến xuống bà Rajni Kumar và hài ước rằng, ngài bày tỏ mong nguyện trường thọ đến 90 hoặc 100 tuổi như bà.   

Khi được đặt câu hỏi, ai là người mang lại nguồn cảm hứng cho ngài, đức Đạt Lai Lạt Ma đã không do dự nhắc đến các Đạo sư của truyền thống Nalanda như ngài Long Thọ và ngài Tịch Thiên. Ngài chia sẻ rằng, lắng nghe luận giải các trước tác của đạo sư Tịch Thiên đã làm thay đổi đời sống của ngài. Nhắc đến tên một số nhân vật đương thời, ngài nhắc tới Mahatma Gandhi, vị Tổng thống đầu tiên của Ấn Độ, Tiến sĩ Rajendra Prasad, người có kiến thức uyên bác và sự khiêm nhường đã gây ấn tượng sâu sắc tới ngài. Cuối cùng, ngài kết luận ​​rằng mang lại hạnh phúc cho người khác không phải là vấn đề phải hy sinh hạnh phúc riêng của bản thân. Nỗ lực mang lại hạnh phúc cho người khác, ngay cả khi chúng ta không luôn luôn thành công, là nguồn cội của sự viên mãn hoàn hảo. Sân giận và hận thù là dấu hiệu của sự yếu đuối, trong khi tình thương yêu là một dấu hiệu chắc chắn của sức mạnh.

Trong buổi chiều Ngài đã được thỉnh mời tới một buổi gặp gỡ được tổ chức bởi Trung tâm Aspen Ananta, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận. Trung tâm có mục đích  củng cố sự thay đổi tích cực trong xã hội thông qua việc phổ biến tri thức. Ngài chia sẻ ba tâm nguyện của mình. Thứ nhất, thúc đẩy các giá trị nhân bản sâu sắc hơn như là nguồn cội của hạnh phúc và sức khỏe thể chất; củng cố ý niệm nguồn gốc tối hậu của hạnh phúc là ở trong tâm. Ngài nhận xét ​​rằng cuộc sống của chúng ta bắt đầu dưới sự chăm sóc, yêu thương của người mẹ và với tư cách là động vật xã hội, chính tình thương yêu và lòng bi mẫn đã đưa con người xích lại gần nhau.

Tâm nguyện thứ hai của ngài là thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Ngài lấy dẫn chứng về Mẹ Teresa và các hội Truyền giáo Bác Ái đã cống hiến hết mình cho phúc lợi của người nghèo và cơ nhỡ. Đó là một sự thể hiện cho đức tin của họ. Ngài nhắc lại rằng các truyền thống tôn giáo có thể có sự khác biệt về mặt triết học, nhưng lại chia sẻ một mục tiêu chung.  

dailai lama-11-2014-f
A member of the audience asking 
His Holiness the Dalai Lama during his talk organized
by Ananta Aspen Centre in New Delhi, India 
on November 22, 2014. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
 

 

 

Mặc dù ngài đã hoàn toàn rút lui khỏi trách nhiệm chính trị, nhưng ngài vẫn giữ tâm nguyện cho sự hưng thịnh của văn hóa Phật giáo Tạng. Người Tạng lưu giữ một truyền thống Phật giáo toàn diện, kết quả của những cá nhân nghiên cứu và thực hành nghiêm cẩn qua nhiều thế kỷ. Phật giáo Tây Tạng có thể đem lại lợi ích không chỉ người Tây Tạng, mà còn hàng triệu Phật tử ở Trung Quốc. Ông chia sẻ rằng Tạng ngữ có thể là phương tiện chính xác nhất để tìm hiểu và luận giải các tư tưởng Phật giáo. Ngài cũng chia sẻ thêm mối quan tâm của ngài đối với môi trường tự nhiên của Tây tạng bởi một tỷ người trên khắp châu Á phụ thuộc vào dòng chảy từ các con sông ở đây.  "Chúng tôi là tất cả giống như con người," ngài kết luận. "Tất cả chúng ta cần phải có trách nhiệm tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn và một nhân loại an bình hơn. Hãy luôn ghi nhớ trong tâm điều này. " 

Trả lời câu hỏi của thính chúng, ngài đã chia sẻ về ý tưởng xây dựng nền đạo đức thế tục, tầm quan trọng của từ tâm, và thực tế là tương lai của thế giới phụ thuộc vào chúng ta và cách thức chúng ta sống như thế nào. Ngài cho nói rằng trong việc tìm cầu hạnh phúc, chúng ta cần một bản đồ tâm thức và các cảm xúc trong tâm. Chúng ta cần phải phát triển ý thức về trưởng dưỡng tâm, một sự hiểu biết làm thế nào để đối trị các cảm xúc tiêu cực và trưởng dưỡng các phẩm chất tích cực. Đó là cách để tìm sự bình an nội tâm.

Nguồn: Dalailama.com

Người dịch: Phúc Cường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2020(Xem: 6854)
Thời gian vừa qua, thật hết sức ngạc nhiên khi tôi tình cờ xem được trên dòng Facebook những bức ảnh lưu niệm của bạn bè, đạo hữu khoe cho thấy họ đã ở rất gần bên Kim Các Tự, một danh lam nổi tiếng ở Kyoto, Nhật Bản. Thoạt đầu, cứ tưởng là mọi người được phước duyên xuất ngoại ngao du qua tận xứ sở hoa anh đào, được “tận mục sở thị” ngôi chùa “Gác Vàng” được dát vàng, còn mình thì cứ quanh quẩn với chùa chiền tự viện trong tỉnh, trong nước…
26/09/2020(Xem: 6509)
Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok hoan nghênh tuyên bố của 63 Nghị sĩ thuộc Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc (IPAC) kêu gọi các chính phủ điều tra các báo cáo về lao động cưỡng bức và đàn áp sắc tộc tại Trung Quốc, đồng thời xử phạt những người chịu trách nhiệm về các hoạt động tồi tệ này.
24/09/2020(Xem: 8840)
Thông thường hàng năm vào những ngày chớm thu cũng là lúc những người con Phật từ khắp muôn phương tìm về xứ Ấn hành hương các thánh tích Phật giáo, nhưng năm nay cho đến thời điểm này Thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng vẫn vắng hoe, thế mới biết tầm ảnh hưởng của trận dịch không hề nhỏ, sự cộng nghiệp của thế gian đã lan dần đến bên cội Bồ Đề đức Phật.
23/09/2020(Xem: 7643)
Vượt qua được đoạn dốc núi vừa dài vừa gập ghềnh lên mô xuống hụp với lởm chởm đá cục đá hòn, đất bụi sạn sỏi để lên đến được khuôn viên của chùa, đứng ngay dưới chiếc cổng mang dáng dấp kiến trúc Torii ở các đền chùa Nhật Bản, hít thở thật sâu và đều không khí trong lành của núi rừng cây cỏ mà phóng tầm mắt về hướng đông ngắm cảnh trời xanh biển rộng, thấy rõ những hòn đảo nhỏ ngoài vịnh nối nhau như bức bình phong che chắn cho thành phố Nha Trang hiền hòa, ta mới cảm nhận được sự sảng khoái an vui như vừa từ cảnh giới u minh hầm hố bước qua thiên đường tịnh lạc.
23/09/2020(Xem: 7852)
Người chồng ở Ấn Độ ‘đã mổ bụng người vợ đang mang bầu để kiểm tra em bé có phải là con trai hay không’ Một ông bố năm con bị cáo buộc dùng liềm mổ bụng người vợ đang mang thai của mình vì anh ta tuyệt vọng không biết đứa bé có phải là con trai hay không. Người đàn ông Ấn Độ 43 tuổi, được biết đến với cái tên Pannalal, đã mổ bụng của vợ mình là Anita Devi vào tối thứ Bảy tại nhà của họ ở quận Baduan của Uttar Pradesh, theo báo “The Times of India” đưa tin. Theo nguồn tin được biết một linh mục đã nói với người đàn ông rằng vợ anh ta đang mang thai con gái, đứa con gái thứ sáu liên tiếp của hai vợ chồng. Gia đình của Devi nói với cảnh sát rằng Pannalal đã tấn công vợ để muốn "biết giới tính" của đứa bé. Theo tờ báo “The Mirror” đưa tin, Devi, 35 tuổi, đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ.
23/09/2020(Xem: 4942)
Một cách tổng quát, sự sinh hoạt của con người được thúc đẩy bởi ba thứ bản năng: sinh tồn, sợ chết và truyền giống. Bản năng sinh tồn là bản năng mạnh nhất, gây ra các tác động sớm nhất. Một đứa hài nhi khi mới lọt lòng đã biết tìm vú mẹ, đói thì khóc. Lớn lên bản năng sinh tồn tạo ra các xung năng và thúc đẩy ích kỷ, tham lam, thèm khát, tranh giành miếng ăn, của cải, đưa đến hận thu, xung đột và cả chiến tranh.
19/09/2020(Xem: 11259)
Ngũ uẩn vô ngã là tập tài liệu giáo khoa do Hòa thượng Thích Thiện Siêu, phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trương ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởương Học viện
18/09/2020(Xem: 7715)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm tình:''Lắng nghe để Hiểu, nhìn lại để Thương'', vào ngày hôm qua thứ năm (17 Sept 2020) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục lên đường cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo xứ Phật trong khi mùa dịch còn dai dẳng.. Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 278 hộ tại 2 ngôi làng nghèo tên là Mauriya & Santi Anus Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 34 cây số. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
18/09/2020(Xem: 6248)
Charles “Chuck” Feeney, đồng sáng lập tập đoàn bán hàng miễn thuế toàn cầu Duty Free Shoppers (DFS), là nhà hảo tâm lớn nhất và ẩn dật nhất thế giới, theo Observer. Cho đi mọi cái mình có Không như Elon Musks hay Mark Zuckerberg – hai tỷ phú công nghệ cam kết sẽ cho đi ít nhất một nửa tài sản trước khi qua đời, Feeney nổi tiếng với lời hứa cho đi mọi số tiền mình có và sẽ chết như một người đàn ông không có đồng xu nào dính túi.
18/09/2020(Xem: 7136)
Trong thời gian qua có đôi lần, thiền sinh yêu cầu chúng tôi giải thích cụm từ “Tam Tự Quy Y Là Gì? ”. Nay thuận duyên chúng tôi gửi đến các bạn bài viết về đề tài quy y nầy. Muốn hiểu ý nghĩa của “Tam Tự Quy Y ” trước hết chúng ta cần biết rõ “Tam Quy Y ” là gì? I. “TAM QUY Y” HAY “QUY Y TAM BẢO” LÀ GÌ? Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng. “Tam Quy Y ” hay “Quy Y Tam bảo” nghĩa là quy kính, nương tựa nơi ba ngôi quý báu đó là Phật, Pháp và Tăng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]