Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ân Thầy

20/11/201418:45(Xem: 7112)
Ân Thầy

An_Su_ (3)

 



Hôm nay ngày Nhà Giáo

Con lắng đọng tâm tư

Hồi tưởng lời dạy bảo

Con cảm niệm Ân Sư

 

Cái ngày ấy con lang thang vô định. Trải qua “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” bao nhiêu thăng trầm của kiếp sống nhân sinh, bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu kỳ vọng, bao nhiêu dong ruổi kiếm tìm, bao nhiêu trượt ngã, thất bại, thất vọng não nề, bao nhiêu chán nản buồn thương uất hận với kiếp sống, con quyết định dừng cuộc phiêu lưu, vào Thiền môn “tìm lãng quên trong tiếng Kệ câu Kinh”. Bộ dạng của con hôm đó thật thiểu não, bơ phờ, thất thểu. Cửa Thiền vẫn rộng mở, lòng Từ Bi của Thầy bao dung tất cả, âu đó là cái duyên và con được nhận vào hàng ngũ xuất gia, nếu không thì chẳng biết đời con sẽ trôi giạt về đâu.

An_Su_ (5)

Thuở ấy, sách vở bút nghiên gắn liền với danh lợi đã làm con mỏi mệt ngán ngẩm rồi cho nên con không muốn học cái gì nữa, cho dù là học Kinh, mà chỉ muốn tụng niệm qua ngày và quán tưởng. Thế nhưng Quý Thầy an ủi sách tấn con : “Con vào chùa càng phải học nhiều hơn nữa, học Kinh, nghiên tầm Tam Tạng Thánh Điển để biết đạo lý cuộc sống có hướng tu tập để độ mình, độ người và sau này thay thế Quý Thầy và tiếp dẫn hậu lai”. Thế là duyên nợ của con với bút nghiên và sách vở vẫn còn. Thầy tặng cho con cuốn Sa Di Luật Giải và một số sách. Lãnh ý chỉ của Thầy con say sưa mài miệt học Kinh, vừa chấp tác : tưới rau, phụ thợ hồ, kéo đất, … vừa mang theo những miếng giấy nhỏ để học. Ban đêm con ngồi học tin tấn cho đến khi ngủ thiếp đi. Chính vì vậy mà con học thuộc Kinh Điển, hai thời công phu, Oai Nghi Cảnh Sách và Sa Di Luật Giải với tốc độ kỷ lục.

Gọi là con làm thị giả cho Thầy nhưng lúc đó thị giả là 2 người, cho nên bây giờ con hồi tưởng lại thấy bổn phận thị giả của con chưa tròn. Con lúng túng vụng về trong việc quét dọn nhà cửa, thay hoa bàn Phật, pha trà, giặt đồ, nấu cháo … cho Thầy. Nhưng vì thương con có chí tu học nên Thầy không để ý quở trách những điều đó. Con học được Thầy thật nhiều cả ba phương diện : Thân Giáo, Khẩu Giáo, Ý Giáo. Thầy là bậc Cao Tăng tinh cần trong tu tập, sinh hoạt. Lịch sinh hoạt mỗi ngày của Thầy là : 3 giờ sáng thức dậy, 3h15’ uống trà sữa rồi cho chó ăn, 3h30’ công phu khuya, 5h nghe đài VOA, BBC, tin tức, 5h15 quét dọn tưới cây, 6h30’ chỉ đạo lực lượng các chú đi làm vườn hoặc coi ngó thợ xay cất, 9h sáng tụng Kinh, 11h thọ Trai, 13h30’ uống trà 14h : Chỉ đạo làm vườn hoặc coi công thợ xây cất, 15h : Tụng Kinh, 16h30 : Dược thực, 17h30’-19h : Tiếp khách, trò chuyện, 19h tụng kinh, 20h30’ nghe đài, trò chuyện và nghỉ ngơi. 21h15’ nghe băng Niệm Phật, nghe đài và chỉ tịnh vào đêm. Một thời khóa biểu chặt chẽ và đều đặn như vậy trong đó có công phu 4 thời/ ngày và nghe niệm Phật vào ban đêm cho dù Thầy đã lớn tuổi. Thật là một tấm gương tu tập sáng ngời hiếm có! Con thường kê bàn nhỏ ngồi học bài và Thầy thường nằm võng kể chuyện con nghe cũng như con được làm thị giả lắng nghe câu chuyện giữa Thầy với các bậc Cao Tăng Thạc Đức qua đó con biết được tấm lòng bao la sắt son vì Đạo của Thầy, tùy duyên phương tiện và dụng tâm lao khổ độ chúng. Thầy là người lãnh phần chia tài sản gia đình rồi bán đất bán vườn lấy tiền vào nuôi Tăng chúng. Thầy là người chống gậy đi xung quanh vườn, liều thân già để giữ từng tấc đất cho Tu Viện thuở chùa rào giậu chưa ổn định, nhiều thành phần lấn đất đai quậy phá. Với các chú tiểu thì có gì Thầy cũng cho hết, ngược lại với con cháu gia đình đến thăm Thầy thì Thầy không cho gì, tập cho họ biết cúng dường và đừng chờ hưởng từ ân đức của người thân xuất gia.

An_Su_ (4)

Cái ngày con chia tay vào học Đại Học Vạn Hạnh Saigon, Thầy bảo các chú hái rau muống về đãi với bánh tráng cuốn cho con. Thầy cho con cái xe đạp trắng ngày xưa của Thầy với tất cả Kinh Sách trong tủ muốn mang theo quyển nào thì mang. Quả thật con nhận được tình thươnng và ân huệ đặc biệt, ai thuở giờ lại “chở củi vào rừng”? Chưa hết, Thầy còn gửi cho con mỗi tháng 200 ngàn ( thời đó, vậy là khá lớn) để đi đóng tiền học thêm ngoại ngữ Anh Văn, Hoa Văn. Khi Thầy đi điều trị bệnh tại Saigon, ai đi thăm cho Thầy món gì, Thầy cũng hỏi con có cần không và Thầy cho lại, mỗi lần con thăm bệnh mang về bao nhiêu là sữa đường, bột, vải vóc,… Đến ngày con Thọ Đại Giới tại Ấn Quang, Thầy đem chìếc Y Thầy gìn giữ hơn 40 năm trao lại cho con. Theo truyền thống của Phật Giáo, đó có nghĩa là truyền Y Bát và ấn chứng cho con. Ngày con du học Ấn Độ, Thầy cho con một chiếc áo nhật bình đà cũ bạc màu, Thầy nói : “Phật Pháp tùy duyên, các con muốn ở Việt Nam hay đi Tàu, đi Tây gì cũng được, nhưng làm sao cũng phải giữ được chiếc áo và làm tròn bổn phận người Tu”. Một câu nói thật là ngắn gọn đơn sơ nhưng hàm chứa biết bao nhiêu là ý nghĩa, hơn 17 năm trời con đi đó đây khắp chốn nhưng lời dạy của Thầy con vẫn mãi canh cánh bên lòng.

An_Su_ (1)

Cho dù con học xong Cao Học hay Tiến Sỹ, tiếp thu tinh hoa văn hóa Đông Tây nhưng mỗi lần trở về thăm lại liêu cốc của Thầy, lắng nghe tiếng tụng Kinh của Thầy, lòng con ấm lại, con được tiếp thêm bao nguồn năng lực mới mà bao năm tháng dặm trường con đã bị phôi pha và tiêu hao. Chỉ cần hình bóng thân thương, nụ cười hiền hòa, tiếng tụng kinh trầm ấm, lời dạy bảo đơn sơ giản dị của Thầy thôi chứ không phải là thiên kinh vạn điển khác, đó lại là hành trang tâm linh vô giá, giúp con vẫn còn đứng vững và vươn tới trước bao nhiêu nghịch cảnh, nghiệp chướng, những lúc tưởng chừng như con gục ngã và cuốn theo dòng nghiệp triền miên!

Ngày tại Ấn Độ hay tin Thầy viên tịch con bàng hoàng thổn thức, một trời yêu thương và che chở cho con đã sụp đổ. Đến Delhi Ladakh Budh Vihar làm Lễ thọ Tang Thầy con xúc động rưng rưng. Đó quả thật là một tổn thất to lớn không gì bù đắp được của đời con. Con dâng cơm cúng và phát nguyện trọn đời tu học theo gương của Thầy. Đến nay, cứ mỗi giỗ Thầy hàng năm, tuy rằng đã là hàng xuất gia hàng ngày quán sát đoạn trừ ái nhiễm vướng chấp, nhưng con không làm sao ngăn được đôi dòng lệ nóng thay cho lời tri ân muộn màng khi hồi tưởng về công hạnh của Thầy và những ân tình kỷ niệm năm xưa. Dù cho lạy Thầy bao nhiêu ngàn lạy con vẫn chưa thấy đủ. Gặp một bậc minh Sư chân tu Thạc Đức như Thầy là một duyên phước rất lớn của đời con.

Nay đến ngày 20/11 năm 2014, ngày Tôn Sư Trọng Đạo, con gạt bỏ những duyên sự khác để có những phút giây lắng đọng hồi tưởng về hình ảnh Thầy quý kính. Cây cỏ vẫn còn đó, bàn ghế vẫn còn đây, chúng điệu vẫn đang sinh hoạt và trưởng thành nhưng “người lái đò” năm xưa đã cập bến nghỉ ngơi và không còn thấy nữa. Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương, Người đã ra đi nhưng Người vẫn còn ở lại. Chúng con an ủi với nhau rằng : Người đã cho chúng ta như thế là quá đủ, Người đã thể hiện trọn vẹn vai trò Xuất Trần Thượng Sỹ cao quý trong kiếp nhân sinh. Chúng ta còn trông chờ gì ở Người nữa. Khi mê Thầy độ, khi ngộ con tự độ con. Hình ảnh, ân tình và những lời Pháp nhũ của Thầy vẫn còn sống mãi trong chúng con suốt bao dặm trình tu tập. Một lần nữa, cho con được chắp tay thành kính đảnh lễ Giác Linh Người, một bậc Thầy cao quý đã trưởng dưỡng Giới Thân Huệ Mạng và chăm chút con được như hôm nay. Nếu Người còn trở lại cõi Ta Bà thì kiếp sau con vẫn mong được làm đệ tử của Người để tiếp tục thọ giáo và làm một thị giả tốt hơn phụng dưỡng Thầy. Con nguyện tiếp nối hành trình của Thầy : phát triển Tu Viện, kế vãng khai lai, làm một người tu cho đúng nghĩa,…Bao nhiêu năm gắn kết, cho dù giờ này ngôn ngữ trần gian không sao diễn tả hết được, nhưng Thầy vẫn cảm thông cho tấm lòng và nỗi niềm của con. Nguyện Thầy chứng minh và gia hộ cho con đi trọn vẹn con đường, noi theo dấu Như Lai.

 

 

NGUỒN THƯƠNG LẼ SỐNG

Có giây phút bỗng hóa thành lịch sử,

Đã qua đi nhưng muôn thuở không mờ

Có giây phút bỗng trở thành kỷ niệm

Ôi thiêng liêng ! Ôi tuyệt diệu ! Nên thơ !

 

Có những người đến trong đời của bạn

Rồi chia xa, chia xa mãi – trọn đời

Nhưng tất cả đã trở thành ánh sáng

Như bình minh rạng rỡ một chân trời.

 

Nếu ai hỏi: Có gì là đẹp nhất ?

Tôi trả lời: Thời thị giả của tôi .

Nếu ai hỏi: Có bao giờ thấy Phật ?

Tôi sẽ cười: Phật đâu ở xa xôi ?

 

Vâng, với con, Ông mãi là tất cả

Là nguồn thương, là lẽ sống cuộc đời.

Ông xa quá mà cũng gần gũi quá !

Lưu trong con tình nghĩa nặng muôn đời.

 

Rồi những lúc trong dòng đời xuôi ngược

Tháng năm dài con phải sống ly hương

Ân tình đó theo con từng nhịp bước

Là hành trang suốt bao quãng đường trường

 

Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2014

                      Thích Đồng Trí

                   (Thích Minh Tuệ)

An_Su_ (5)An_Su_ (4)An_Su_ (2)An_Su_ (1)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2020(Xem: 6920)
Liên minh Phật giáo Italia (L'Unione Buddhista Italiana, UBI) có gần 60 hội đoàn là thành viên của Liên đoàn. Liên hội này là một tổ chức tôn giáo, văn hóa và từ thiện xã hội. Liên hội không đại diện cho một tông phái nào, liên hội tập họp mọi hoạt động để bảo tồn và tôn trọng mọi tông phái.
30/04/2020(Xem: 8949)
Milan, ngày 6/4/2020, Nhân mùa Phật đản PL. 2564, 90 tổ chức thuộc Xã hội dân sự như một khu vực thứ ba (Organizzazioni del Terzo Settore) trong xã hội, đã được nhận phần đặc biệt của quỹ 1,5 triệu euro do Liên minh Phật giáo Ý (L'Unione Buddhista Italiana) phân bổ, nhằm hỗ trợ cho những người cam kết phòng chống sự lây lan của đại dịch Covid-19.
30/04/2020(Xem: 5510)
Phật học viện Singapore (新加坡佛学院, Buddhist College of Singapore, BCS), một tổ chức giáo dục đào tạo tăng tài và hàm dưỡng các nhà lãnh Phật giáo xuất sắc trong tương lai. Được thành lập tại Đảo quốc Singapore, “nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo và phục vụ cho toàn nhân loại, 一個造就高素質佛教接班人的搖籃 立足新加坡· 面向佛教界· 服務全人類.”
25/04/2020(Xem: 5624)
Ta không thể nào tồn tại một mình. Rất nhiều người khi có chức, có quyền và có tiền, thì họ lập tức xem mọi người như cỏ rác và vội nghĩ rằng, ai cũng phải cần tôi ! Nhưng họ không hiểu những điều sau đây: • Họ sinh ra cũng bởi người khác. • Họ lớn lên cũng nhờ người khác nuôi. • Họ thành tài cũng vì người khác dạy. • Họ làm ăn giàu có cũng nhờ người khác mua. • Họ làm chủ và thành công cũng nhờ thuộc hạ có tài.
25/04/2020(Xem: 5281)
Thiền sư Quả Cốc (果谷-Guo Gu), một tác giả và Giáo sư Đại học, thuộc truyền thống Dharma Drum Mountain (DDM, 法鼓山, Pháp Cổ Sơn) có trụ sở tại Trung tâm Tallahassee Chan Center (塔拉哈西), Forida, Hoa Kỳ, đã tạo một nền tảng trong tháng này với hy vọng huy động được 500.000 USD để hỗ trợ các "chiến sĩ áo trắng" trên mặt trận chống Covid-19 trên khắp Bắc Mỹ. Thiền phái Pháp Cổ Sơn tổ chức Từ thiện cứu tế, đã bắt đầu cung cấp mặt nạ phòng độc chống Covid-19 cho nhân viên y tế, nhiều người trong số họ đã thấy thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) đầy đủ để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19.
23/04/2020(Xem: 5942)
Nhiều người trong chúng ta đang vật lộn với phản ứng của chúng ta, trước những khổ đau của quốc gia dân tộc và thế giới. Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, bất công và tàn phá môi trường? Theo dòng thời sự, thật dễ dàng để tuyệt vọng, trở nên hoài nghi hoặc tê liệt. Hướng về phía nó là cách tiếp cận của Phật giáo đối với sự đau khổ chung này. Chúng ta hiểu rằng, hạnh phúc và thực sự ý nghĩa sẽ đến, thông qua xu hướng khổ đau. Chúng ta vượt qua tuyệt vọng của chính mình, bằng cách giúp đỡ người khác vượt qua mọi chướng nạn khổ đau.
23/04/2020(Xem: 5187)
Trước khi vào bài viết, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa về từ ngữ an cư: an cư theo tiếng Phạn là Varsa hay Vassa, là mùa mưa. Tàu dịch: vũ kỳ hay vũ an cư (an cư mùa mưa) vì là mùa mưa tại Ấn Độ, “an” là an tịnh nội tâm, “cư” là kỳ hạn cư trú tu tập, trong suốt thời gian nhất định nào đó. An cư cũng có nghĩa là ‘an kỳ tâm, cư kỳ thân’, tức thân ở yên một chỗ và tâm được an lạc, thanh tịnh gọi là an cư. Như vậy Mùa An Cư tức là mùa ở yên một chỗ (còn gọi là cấm túc) để tĩnh tâm tu tập. Thời gian khi Phật còn tại thế và tại Việt Nam hiện nay là Chư Tăng an cư 3 tháng vào mùa hạ, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7, còn Tăng Già các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc…thì đa số là “nhất Tăng nhứt tự” lại xa xôi cách trở nên tùy vào từng quốc độ mà tập trung an cư trong 10 ngày, sau đó trở về trụ xứ tiếp tục tâm niệm an cư cho đến khi giải hạ.
23/04/2020(Xem: 5843)
Trưởng lão Thiền sư Biography of Phra Dhammongkolyarn (Luangphor Viriyang Sirintharo) tuổi bách tuế dư niên đại thọ, nhưng sức khỏe về thể chất và tinh thần vẫn tuyệt hảo, Ngài tiếp tục giảng dạy tu tập thiền định cho cả công dân Thái Lan và người nước ngài. Ngài đương nhiệm Phương trượng trụ trì ngôi già lam Wat Dahammamongkol tại thủ đô Bangkok, Vương quốc Phật giáo Thái Lan, đã tổ chức mừng sinh nhật đại thọ cho Ngài vào ngày 7/1 vừa qua.
22/04/2020(Xem: 5543)
Trong thời kỳ nghiêm trọng bởi đại dịch hiểm ác Virus corona chủng mới, “việc này Tôn giáo có thể cùng sẻ chia - 宗教能提供哪些服務”, đáp ứng nhu cầu san sẻ trong từ bi tâm, lòng bác ái bao la là quan tâm hàng đầu của cộng đồng tôn giáo. Buổi “Tọa đàm toàn diện giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo- National Buddhist-Christian Dialogue -全美佛教與基督教座談” được tổ chức trực tuyến tại Phật Quang Sơn Tây Lai Tự, Los Angeles, Hoa Kỳ vào ngày 15/4/2020.
21/04/2020(Xem: 8446)
Đức Phật khuyên con người nên diệt trừ ái dục. “Ái” là thích, thương yêu, mến tiếc, luyến ái, tham ái bám víu. “Dục” là ham muốn, tham dục, lạc dục. Ái dục là lòng ham muốn, luyến ái, bám víu, tham hưởng mọi sự sung sướng thường tình đối với người và đối với vật. Có ba loại ái dục: 1. Ái dục theo nhục dục “ngũ trần”: Năm cảnh trần là “sắc, thanh, hương, vị, xúc”. Trần là bụi dơ. Ngũ trần là năm cái có thể thấm bụi dơ vào thân tâm ta, vào chân tính của ta. 2. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “đoạn kiến”, nghĩ rằng chết là hết, nên không cần quan tâm đến thiện ác, tội phước, quả báo gì cả, cứ lo hưởng thụ lạc thú vật chất và sự giàu sang hiện tại. 3. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “thường kiến”, nghĩ rằng những lạc thú và tài sản sẽ còn với mình mãi mãi, lâu dài vĩnh cửu, trường tồn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]