Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ai bố thí qua bờ bên kia ?

28/10/201404:49(Xem: 7571)
Ai bố thí qua bờ bên kia ?
7TonTuong1

Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói.  Nguyên văn:  Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.

Cái chữ “oan” sử dụng nơi đây khá là kỳ kỳ. Chúng ta là những kẻ nặng gánh tham sân si, ở một cõi trí tuệ cực kỳ thấp so với Đức Phật, có nói gì về Kinh Phật cũng hệt như đang đứng nhìn lên hướng mặt trời. Một là thấy được ánh sáng mặt trời đang chiếu sáng cõi này, hai là sẽ thấy hoa đốm, thấy không như thật, chỉ vì tự chúng ta loạn sắc hay nhậm mắt. Thì cớ gì mà bảo ánh sáng kia bị “oan.” Chỉ có người đạị giác ngộ, thấy được ánh  sáng như thật, mới dám nói như Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14, trong bài viết tựa đề “Our Faith in Science” trên báo New York Times ngày 12 tháng 11-2005 rằng: “Nếu khoa học chứng minh rằng có vài niềm tin trong Phật Giáo là sai nhầm, Phật Giáo sẽ phải thay đổi. Trong quan điểm của tôi, khoa học và Phật Giáo chia sẻ một cuộc tìm kiếm sự thật, và một cuộc tìm kiếm sự hiểu biết về thực tại.” (1)

Nghĩa là, Đức Đạt Lai Lạt Ma chấp nhận rằng trong cánh rừng chữ nghĩa Phật Giáo, có thể sẽ cần sửa chữa. Dĩ nhiên, lúc đó sẽ vẫn phải dựa vào các pháp ấn để không đi lạc. Nhưng người dám nói, dám nghĩ như thế, tất đã thấy được bản đồ trí tuệ, để không nhầm đường cho dù có sửa vài chữ hay vài ý trong Kinh Phật.

Một điểm thường gây tranh cãi là về chuyện tiền thân Đức Phật, khi ngài là vị Bồ tát có tên là Vessantara. Lúc đó, vị Bồ tát này bố thí cả vợ và hai con nhỏ cho một người bà la môn già, xấu xí, tham lam. Có thật Đức Phật kể chuyện cổ tích như một ẩn dụ, hay chuyện này đã xảy ra như thế trong một kiếp lâu xa nào đó? Trong truyền thống Phật Giáo vẫn thường dùng nhiều ẩn dụ, như tâm lăng xăng thì gọi là tâm khỉ vượn, hay hình ảnh từ bùn vươn lên mà vẫn trong sạch thường được ẩn dụ như hoa sen. Hay các biểu tượng như sư tử, voi, gươm trí tuệ. Và vân vân.

Có một thực tế là, một số vị chấp vào chữ, tin rằng chuyện bố thí vợ con cũng là  một hạnh tu. Ngày xưa, tất nhiên, vợ con là tài sản của đàn ông. Nhưng nếu Kinh Phật một thời có nơi đã xem như thế, cũng có rất nhiều nơi trong kinh công nhận tính bình đẳng giữa nam và nữ, và cũng công nhận tính bình đẳng giữa người với người không phân biệt tuổi tác hay thứ bậc xã hội. 
 
Khi Đức Phật trả lời ngài Ananda rằng phụ nữ có thể chứng ngộ giải thoát, đó là một dấu mốc lớn của lịch sử nhân loại, rằng nam nữ thực sự bình đẳng. Kinh cũng kể lại trường hợp Đức Phật dạy một cô gái dệt vải 16 tuổi về quán niệm sự chết, và ba năm sau, khi Đức Phật trở lại thị trấn nơi cô này cư trú, chỉ qua vài câu vấn đáp, cô gái chứng ngay quả Thánh Dự Lưu. Tích Truyện Pháp Cú ghi như thế, ở phẩm 13, giảỉ thích về bài kệ 174 Pháp Cú.

Giả sử rằng, một cô gái như thế là vợ, là con, là thợ dệt của một ai nào đó; câu hỏi là, người đàn ông này có dám bố thí cô gái dệt vải này cho bất kỳ ai? Khoan nói gì tới chuyện đem cô bé quả Thánh Dự Lưu này trao tặng cho một ông già bà la môn xấu xí, tham lam.

Bây giờ, chúng ta nói về trường hợp ngài La Hầu La, người con duy nhất của Đức Phật và là vị sa di đầu tiên của Tăng Đoàn.  Ngài La Hầu La năm mới 7 tuổi, đã được Đức Phật cho xuất gia. Lúc đó, Đức Phật yêu cầu ngài Sariputta cho ngài La Hầu La thọ giới sa di. Và cũng năm mới 7 tuổi, ngài La Hầu La được Đức Phật dạy đừng nói dối, và dạy phương pháp quán ba nghiệp: quán thân, quán khẩu, quán ý. (2). Tại sao Đức Phật không bố thí cậu La Hầu La cho ông nội là vua Tịnh Phạn, hay cho mẹ là công chúa Da Du Đà La? Cũng không bố thí cậu cho đất nước, dân tộc...

Tất cả những gì Đức Phật làm đều vì mục tiêu tối thượng là để đưa chúng sanh qua bờ bên kia. Và do vậy, ngài đã không bố thí cậu La Hầu La cho ông nội và mẹ của cậu. Vua Tịnh Phạn tất nhiên là buồn, mới thỉnh cầu Đức Phật ra luật rằng chỉ nên cho thiếu niên xuất gia với sự cho phép của ba mẹ hay người giám hộ. Đức Phật ưng thuận. Chú ý rằng, bài pháp dạy cho vị sa di 7 tuổi này không dễ. Nơi đây trích dịch một đoạn ở phần dạy pháp quán tâm niệm (hãy hình dung, cậu La Hầu La 7 tuổi nghe lời dạy này):

"Khi niệm khởi, hãy quán sát: Niệm này tôi đã khởi lên -- có dẫn tới tự tổn thương mình không, có tổn thương người khác không, hay tổn thương cả hai? Có phải đó là một niệm không khéo, dẫn tới hậu quả đau đớn, kết quả đau đớn? Nếu, khi quán sát, tôi biết niệm này dẫn tới tự tổn thương, hay dẫn tới tổn thương người khác, hay cả hai; đó là một niệm không khéo với hậu quả đau đớn, kết quả đau đớn, thì con nên cảm thấy bất ổn, xấu hổ & không hài lòng với niệm này. 
 
Cảm thấy như thế, con nên tập tránh khởi các niệm như thế tương lai. Nhưng nếu, khi quán sát, con biết niệm này không dẫn tới tổn thương... đó là một niệm khéo léo với kết quả an lạc, hậu quả an lạc, con nên giữ tâm hoan hỷ và tươi mới, tập ngày và đêm trong các tâm niệm khéo léo như thế.” (2). Hiển nhiên, thấy rõ, Đức Phật muốn giữ cậu sa di 7 tuổi La Hầu La sống trong pháp như thế, và không hề muốn bố thí cậu cho bất kỳ ai, dù là cho ông nội hay mẹ nơi cung điện. Tại sao có người phảỉ tin rằng tu hạnh bồ tát là phải bố thí vợ con? Phải chăng chỉ là ẩn dụ?

Tới đây, chúng ta cũng nên trích dẫn Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt từ Trường Bộ Kinh, bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Thích Minh Châu. Đặc biệt, xem nửa phần sau của đoạn văn 28 về lời Đức Phật dạy cách ba mẹ phải đối xử với con, và xem nửa phần đầu của đoạn văn 30 về cách người chồng phải đối xử với vợ. Trong kinh này, Đức Phật dạy phải trân trọng cả vợ lẫn con, chứ không hề  bảo phải bố thí vợ hay bố thí con. Trích:

“28. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Đông: "Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống; tôi bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời". 
 
Này Gia chủ tử, được con phụng dưỡng như phương Đông, theo năm cách như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách: Ngăn chận con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con.

Này Gia chủ tử, như vậy là cha mẹ được con phụng dưỡng như phương Đông theo năm cách và cha mẹ có lòng thương tưởng con theo năm cách. Như vậy phương Đông được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.

30. Này Gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây: Kính trọng vợ, không bất kính đối với vợ; trung thành với vợ; giao quyền hành cho vợ; sắm đồ nữ trang với vợ; Này Gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách: Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình; khéo tiếp đón bà con; trung thành với chồng; khéo gìn giữ tài sản của chồng; khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc.

Này Gia chủ, người vợ được người chồng đối xử như phương Tây theo năm cách và người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách. Như vậy phương Tây được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi...”(3)

Như thế, suy luận qua bản dịch trên của Hòa Thượng Thích Minh Châu: nếu có khi nào Đức Phật kể chuyện tiền thân, và nếu chuyện có chỗ khả vấn, hãy nên nghĩ rằng đó là những ẩn dụ mà chúng ta chưa dò nổi.

Tuy nhiên, chúng ta nên suy nghĩ thế nào về hạnh Bố thí? Chúng ta có cần phải bố thí thế này, hay bố thí thế kia? Đức Phật đã dạy thế nào là Bố thí qua bờ bên kia? Xin mời đọc lại đoạn kinh sau, để thấy rằng bạn chỉ cần ngồi một chỗ, khỏi cần đứng dậy -- xin nhắc lại, Đức Phật dạy chỉ cần ngồi một chỗ, cũng sẽ được hưởng diệu dụng của pháp Bố thí. Trong Tăng Chi Bộ, kinh này có tên là “Mahanama Sutta: To Mahanama” dựa theo bản  Anh dịch của sư Thanissaro Bhikkhu, trích đoạn dịch như sau:

“Thêm nữa, có trường hợp khi học nhân gợi nhớ lại việc bố thí của mình: “Đây là lợi ích, lợi ích lớn cho tôi, rằng – trong những người vượt thắng với tâm ô nhiễm ưa sở hữu – tôi sống ở nhà, tâm tôi tỉnh thức vơí không nhiễm ô muốn sở hữu nào, rộng rãi tự do, tay mở ra, hoan hỷ khi độ lượng bố thí, đáp ứng với lời xin, hoan hỷ khi cúng dường phẩm vật.”

Vào bất kỳ lúc nào, khi một học trò của bậc thánh gợi nhớ lại việc đã bố thí, tâm học nhân không bị tham xâm chiếm, không bị sân xâm chiếm, không bị si xâm chiếm. Tâm học nhân thẳng về trước, dựa vào hạnh bố thí. Và khi tâm này hướng thẳng về trước, học nhân của bậc thánh đạt được hướng mục tiêu, đạt được Pháp vị, đạt được niềm vui với Pháp. Trong tâm người có niềm vui, hỷ lạc phát sinh. Trong tâm người có hỷ lạc, thân sẽ an tĩnh. Với người có thân an tĩnh, sẽ thấy thân thư giãn. Khi trong người  thư giãn, tâm sẽ định tĩnh.

Này Mahanama, với người làm như thế, sẽ được thấy rằng: “Trong những người chệch hướng, học nhân của bậc thánh cư trú hòa hợp đúng pháp; trong những người gây tổn hại, học nhân cư trú mà không gây tổn hại gì; bước vào dòng suối Pháp, học nhân khởi trong tâm gợi nhớ về hạnh bố thí.” (4)

Bước vào dòng suối Pháp, phải chăng có nghĩa là đạt quả thánh đầu tiên? Nơi đây, tôi xin dưạ cột để nghe, vì bản thân mình không phải là giảng sư. Nhưng hiển nhiên nơi đây, Đức Phật nói rất rõ, chỉ cần nhìn vào tâm thôi, và niệm về hạnh bố thí để hoan hỷ với niềm vui Chánh Pháp. Không nghe nói chuyện bố thí vợ con gì hết. Mà vẫn bước vào được dòng suối Pháp.

Kinh vừa dẫn trên là nói với chư Tăng Ni. Bây giờ, nói về hạnh bố thí của người cư sĩ, Đức Phật cũng nói tương tự. Chỗ này chúng ta sẽ thấy thêm rằng, với người cư sĩ có trí tuệ, thấy được ngũ uẩn biến diệt, tất sẽ thoát khổ,  sẽ giải thoát. Nghĩa là, cư sĩ có thể đạt quả thánh cao nhất?. Nơi đây, chúng ta sẽ dẫn kinh “Dighajanu (Vyagghapajja) Sutta: Conditions of Welfare” dựa vào bản Anh dịch của sư Narada Thera. Trích đoạn, dịch như sau:

“Thế nào là thành tựu hạnh bố thí?
Nơi đây, một gia chủ cư trú ở nhà với tâm xa lìa tham lam, hết lòng bố thí, tay mở ra, hoan hỷ độ lượng bố thí, chăm sóc người nghèo khó, hoan hỷ phân phát phẩm vật cúng dường. Đây gọi là thành tựu hạnh bố thí.

Thế nào là thành tựu trí tuệ?
Nơi đây, một gia chủ khôn ngoan: có được trí tuệ hiểu được sự sinh khởi và biến diệt (năm uẩn của các pháp); người này đạt được cái nhìn soi thấu cao quý dẫn tới sự phá hủy đau khổ. Điều này gọi là thành tựu trí tuệ.” (5)

Kinh trên cũng nói về hạnh bố thí, nhưng không nói gì chuyện bố thí vợ con. Mà cũng vẫn soi thấu năm uẩn, và dẫn tới trí tuệ vượt qua bờ đau khổ. Như vậy, bố thí nơi đây phảỉ chăng là bố thí tất cả những gì vướng bận trong tâm?

Một thời, nhiều thập niên trước, tôi theo học một vị sư già, ở một miền quê Đông Nam Bộ. Khi tôi thú thực với Thầy rằng, năm giớí nhiều quá,  sợ con giữ nghiêm túc không nổi. Thầy nói rằng, con chỉ cần giữ một giới là đủ. Tôi hỏi, Thưa Thầy, một giới là giới nào.
Vị sư già nói, một giới đó là Phật giới. Tôi hỏi, thế nào là Phật giới.
Thầy đáp, Phật giới là bình đẳng. Tôi đã giữ mãi lời dạy đó, giữ cái nhìn này theo mình ngày và đêm. Tôi nhận ra lời dạy này nơi các pháp sinh khởi và biến diệt hệt như sóng và nước không hề dị biệt; nơi tất cả những gì trước mắt và bên tai tôi đều là pháp giới tâm mình hiển lộ. Nơi đó, tất cả các pháp đều là vô thường.

Nơi đó, tất cả các pháp đều là hiển hiện trong tâm mình, diễn ra như một vở kịch hay một cuốn phim với đầy đủ âm thanh, sắc tướng, vui buồn, vân vân.

Nhưng cũng nơi đó, bất kể là tuồng diễn ra vui hay buồn, bất kể phim diễn ra hài hay bi, bản tâm thực sự vẫn là bất động ở cả ba thời: khi chưa kéo màn, khi đang kéo màn, và khi đã hạ màn.

Nhưng cũng nơi đó, bất kể sóng lớn hay nhỏ, bất kể sóng cuồng nộ hay lặng êm, tâm vẫn là tánh nước, xa lìa cả động và cả bất động.

Trong cùng tận, cái nhìn bình đẳng là tối hậu của Tứ Niệm Xứ.
Thử nhìn lại chuyện bố thí vợ và con dưới ánh sáng của Tứ Niệm Xứ: Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.Cái tôi nào đang bố thí? Thân mình có thật đâu, sao gọi là có cái tôi nào bố thí. Tay, chân, đầu, tóc, lưng, bụng... đều không phải là cái thân. Khi niệm thân sẽ thấy: kể cả cái tánh nam hay tánh nữ, cái thân già hay thân trẻ, đều tìm không ra trong khối ngũ uẩn này, lấy cái gì mà gọi là có thân, mà gọi là có ta, mà gọi là có thân ta.

Khi niệm thọ sẽ thấy, buồn không có thật vì không ngăn được khi vui, vui không có thật vì không ngăn được khi buồn; do vậy, vui hay buồn không tự hữu, chỉ theo duyên mà khởi.  Khi thấy tất cả các thọ đều tự thân là tánh không, tâm của học nhân sẽ không vương vào bất kỳ một thọ nào. Khi ly tất cả các thọ do duyên khởi, sẽ là một niềm pháp lạc tự nhiên.

Tương tự với niệm tâm, sẽ không thấy tâm ở đâu. Tương tự với niệm pháp, sẽ không thấy pháp nào thực có. Tất cả sẽ tự trở về với bản tâm là tánh không. Lúc đó, là giây phút của xả ly; đây mới thật là bố thí. 
 
Trong khi đó, dưới cái nhìn này, vợ và con cũng không thật hữu, lấy gì mà bố thí. Mà thực sự, ai bố thí nơi đây?. Nếu gọi rằng có ai bố thí, thì đó không phảỉ là Phật pháp – nơi tận cùng, là một tấm gương tâm thật lớn, nơi đó tất cả pháp đều bình đẳng.

GHI CHÚ:

(1) If science proves some belief of Buddhism wrong, then Buddhism will have to change. In my view, science and Buddhism share a search for the truth and for understanding reality. (http://www.nytimes.com/2005/11/12/opinion/12dalai.html?pagewanted=all&_r=0)

(2) Kinh Ambalatthika-rahulovada Sutta, phần ghi chú có viết, ngài La Hầu La (Rahula) đươc dạy kinh này khi 7 tuổi. (http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.061.than.html)

"Having done a mental action, you should reflect on it: 'This mental action I have done — did it lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Was it an unskillful mental action, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it led to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it was an unskillful mental action with painful consequences, painful results, then you should feel distressed, ashamed, & disgusted with it. Feeling distressed, ashamed, & disgusted with it, you should exercise restraint in the future. But if on reflection you know that it did not lead to affliction... it was a skillful mental action with pleasant consequences, pleasant results, then you should stay mentally refreshed & joyful, training day & night in skillful mental qualities.”

(3) Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt -http://thuvienhoasen.org/p15a241/31-kinh-giao-tho-thi-ca-la-viet-sigalovada-sutta

(4) "Furthermore, there is the case where you recollect your own generosity: 'It is a gain, a great gain for me, that — among people overcome with the stain of possessiveness — I live at home, my awareness cleansed of the stain of possessiveness, freely generous, openhanded, delighting in being magnanimous, responsive to requests, delighting in the distribution of alms.'

At any time when a disciple of the noble ones is recollecting generosity, his mind is not overcome with passion, not overcome with aversion, not overcome with delusion. His mind heads straight, based on generosity. And when the mind is headed straight, the disciple of the noble ones gains a sense of the goal, gains a sense of the Dhamma, gains joy connected with the Dhamma. In one who is joyful, rapture arises. In one who is rapturous, the body grows calm. One whose body is calmed experiences ease. In one at ease, the mind becomes concentrated.

"Of one who does this, Mahanama, it is said: 'Among those who are out of tune, the disciple of the noble ones dwells in tune; among those who are malicious, he dwells without malice; having attained the stream of Dhamma, he develops the recollection of generosity.' (http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an11/an11.012.than.html)

(5) "What is the accomplishment of charity?

"Herein a householder dwells at home with heart free from the stain of avarice, devoted to charity, open-handed, delighting in generosity, attending to the needy, delighting in the distribution of alms. This is called the accomplishment of charity.

"What is the accomplishment of wisdom?

"Herein a householder is wise: he is endowed with wisdom that understands the arising and cessation (of the five aggregates of existence); he is possessed of the noble penetrating insight that leads to the destruction of suffering. This is called the accomplishment of wisdom.”

(Link: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an08/an08.054.nara.html)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2015(Xem: 9084)
Như truyền thông đại chúng đã loan tải vào ngày 24 tháng 4/ 2015 một trận động đất xảy ra tại đất nước Nepal đã làm thiệt mạng gần 9.000 nạn nhân, và làm sập hư trên 100.000 ngôi nhà, trong hiện tại có trên 200.000 người không nhà cửa, và hàng ngàn trẻ em mồ côi cha mẹ. Nhìn thấy cảnh đời bể dâu tang thương đổ nát của người dân Nepal, Hòa Thượng Hội Chủ Thích Như Huệ đã ra thông tư, cũng như tâm thư kêu gọi lòng từ tâm của người con Phật. Sau gần 2 tháng kêu gọi, với tấm lòng tùy tâm của đồng hương Phật tử xa gần trong và ngoài nước Úc, cũng như 37 tự viện thành viên của Giáo Hội đã đem đến kết quả với số tiền cứu trợ là $ 304.900. Úc Kim. Phái Đoàn Cứu Trợ Nepal thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan đã lên đường vào tối ngày 8.6.2015 tại sân bay Melbourne.
29/06/2015(Xem: 8078)
Thời tiết mùa hè năm nay bất thường. Đã có những ngày quá oi bức, và cũng có những ngày lù mù, không mưa không nắng, gió se lạnh. Khí hậu đôi khi cũng tác động vào lòng người, khiến họ dễ bẳn gắt, khó chịu. Những người đã nuôi dưỡng từ lâu sự kỳ thị, thành kiến, hay tỵ hiềm nào đó, có thể bị thời tiết nóng bức châm ngòi cho sân hận và sự bạo động. Đã có những cuộc khủng bố đơn phương hoặc nhân danh tổ chức (thế tục hay tôn giáo) diễn ra khắp hành tinh trong những tháng năm qua.
27/06/2015(Xem: 12056)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
24/06/2015(Xem: 30976)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
23/06/2015(Xem: 12915)
Câu hỏi: Lý do tại sao Trịnh Hội lại đi học tu? Có phải bị mất phương hướng cuộc đời hay chán cuộc đời nhiều phiền toái?(Than Nguyen ) Trả lời: Xin chào anh Than Nguyen. Có hai lý do chính thưa anh. Thứ nhất vì cách đây 3 năm mình có lời cầu nguyện với chư Phật là nếu cho mình cơ hội làm xong công việc giúp những thuyên nhân Việt Nam cuối cùng tại Thái Lan, mình sẽ xuống tóc để cảm ơn. Thứ hai là, một công hai việc, mình muốn và cần một thời gian tĩnh lặng để xem mình thật sự muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại.
23/06/2015(Xem: 12196)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 7202)
Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Dharamsala đưa tin – Hội nghị Tôn giáo lần thứ 12 của bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã diễn ra vào các ngày 18-20/06/2015 tại Dharamsala miền bắc của bang Himachal Pradesh, Tây Bắc của Ấn Độ.
21/06/2015(Xem: 9500)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng. Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ nhất trong thế giới truyền thông ngày nay. Chỉ trong chớp mắt, trong một cái nhấp tay hay cái bấm tay trên máy điện toán hay điện thoại cầm tay thì một bản tin, một sự kiện, một hình ảnh có thể đi khắp thế giới và ảnh hưởng đến hàng tỉ người trong “ngôi làng toàn cầu.”[1]
20/06/2015(Xem: 14540)
Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng biến thành thơ
18/06/2015(Xem: 6437)
Hãy Lắng Tâm Cảm Nhận Này bạn, bạn đi đâu đấy, đứng lại đây với tôi một phút, chỉ một phút thôi!!! Bạn hãy cùng tôi quan sát những người đi đường kia xem. Bạn có thấy là họ đang hối hả lao về phía trước không? Đang ở trong nhà thì họ lao ra đường, đang ở đường thì họ vội vã phóng về nhà. Nhìn họ chẳng có chút bình an nào cả, khuôn mặt ai cũng căng như dây đàn. Họ vội vã đi, vội vã làm, vội vã nói, vội vã ăn, ngay cả đi chơi cũng vội vã. Họ đã đánh mất đi khả năng sống thư thái, an nhàn. Họ không làm chủ được cuộc đời của mình, họ bị cuộc đời rượt đuổi. Nếu họ không biết dừng lại thì họ sẽ phải hối hả như vậy suốt cuộc đời. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, làm sao mà người ta có thể bình an hạnh phúc khi trong tâm lúc nào cũng đầy ắp những toan tính, lo âu và đôi chân thì cứ lao về phía trước (mà không biết lao về đâu)? Và bạn biết không, nếu có ai đó đứng bên kia đường nhìn về phía bạn thì thấy chính bạn cũng nằm trong cái đám đông hỗn l
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]