ĐẠI SƯ TINH VÂN
NGUYỄN PHƯỚC TÂM dịch
Lời người dịch: Các quy phạm tục lệ nêu trong bài viết của Đại sư Tinh Vân được chuyển dịch ở dưới đây tuy là của người Trung Quốc nhưng cũng có thể được Phật tử Việt Nam tham khảo để góp phần vào việc xây dựng phong hóa trong thời đại hội nhập. Người dịch xin được trân trọng giới thiệu với quý độc giả.
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
Trước tiên, liên quan tục lệ cưới xin, Phật giáo khuyến khích nam nữ thanh niên đến tự viện tổ chức Phật hóa hôn lễ, lấy tín ngưỡng làm sức mạnh, kỳ vọng hai bên gìn giữ lời thề ước, tôn trọng và bao dung, cùng nhau thiết lập, xây dựng Phật hóa gia đình(3) một cách chắc chắn và bền chặt.
Về phương diện sinh con đẻ cái, Phật giáo cho rằng bà con gia quyến đều là những người có duyên mới gặp gỡ chung sống với nhau. Vì thế, người làm bậc cha mẹ, lúc bình thường phải có tâm lý lành mạnh và hành vi đoan chính; đặc biệt sau khi người mẹ mang thai, cả hai vợ chồng càng phải bồi dưỡng nhân thiện duyên lành. Vì vậy, ngày thường cha mẹ nên lễ Phật, tụng kinh, nghe pháp, hoan hỷ bố thí, nuôi lớn lòng từ bi và thiện căn, nhờ vậy mà thân tâm có đủ phước huệ thanh tịnh; như thế, sau này khi con cái ra đời, thể xác và tinh thần của chúng có thể được hưởng sự di truyền nhân cách tốt đẹp của cha mẹ, đây chính là cách dưỡng thai tốt nhất(4).
Khi em bé ra đời, bậc cha mẹ có thể tham khảo những từ ngữ mang ý nghĩa Phật giáo để đặt tên cho con, lúc đầy tháng có thể đến tự viện lễ Phật, thậm chí tổ chức lễ gửi danh(5) cho đứa trẻ, gửi gắm Phật tổ, làm nhân duyên cho đứa trẻ quy y Tam bảo sau này; đồng thời có thể mở tiệc mừng chay tịnh mời những người thân thiết, tránh giết gà mổ heo để thiết đãi khách khứa, hoặc để tẩm bổ cơ thể cho mẹ. Bởi vì chim trời cá nước tuy là súc vật, nhưng cùng là sinh mệnh hữu tình, nên cần có sự tôn trọng đối với chúng, nếu vì tham ăn ham uống, giết mổ tùy tiện, làm cho mẹ con chúng chết chóc chia lìa, gieo kết oán hận, thì bản thân cũng khó mà đạt được hạnh phúc an lạc.
Khi con cái trưởng thành, có thể tổ chức một hình thức như lễ nhược quán(6) thời xưa để đánh dấu việc trẻ đã thành niên. Lễ này có thể được tổ chức ở tự viện, cũng có thể tự mình tụng kinh lễ Phật để hồi hướng. Với việc Phật hóa gia đình, tốt nhất nên xây dựng và nuôi dưỡng niềm tin Phật giáo cho con trẻ ngay từ lúc chúng còn nhỏ, cố gắng sớm quy y Tam bảo cho chúng.
Có sinh ắt có tử. Sinh, lão, bệnh, tử là lịch trình mà đời người tất phải trải qua. Dân gian thường dựa vào “sinh tử đại sự”; lại nữa, nhiều người còn muốn chứng tỏ thân phận địa vị; cho nên, một khi gia đình có người qua đời thì thường hay phô trương lãng phí; lúc đưa linh cữu đến nơi an táng thường sắp đặt âm nhạc điện tử, xe hoa, diễu hành, khóc mộ v.v.; lại còn mê tín xem phong thủy, khăng khăng giữ thổ táng, chọn ngày, sau khi chết nội trong tám tiếng đồng hồ không thể nhập liệm(7), đốt vàng bạc nhà cửa đồ mã v.v., cứ chấp vào những điều mê tín này chẳng những không có chút lợi ích gì đối với người chết, mà còn tổn hao nặng nề thêm đến sức của, tinh thần của quyến thuộc người thân.
Phật giáo cho rằng nghi lễ mai táng quý ở chỗ tiếc thương với tấm lòng chân thành, đặc biệt cần phải coi trọng quan tâm, săn sóc lúc hấp hối(8), để người chết vãng sinh một cách an tâm nhẹ nhàng tôn nghiêm, làm cho gia quyến mau chóng hồi phục những nỗi bi thương mất mát, cuộc sống sớm trở lại bình thường.
Trước tiên, liên quan tục lệ cưới xin, Phật giáo khuyến khích nam nữ thanh niên đến tự viện tổ chức Phật hóa hôn lễ, lấy tín ngưỡng làm sức mạnh, kỳ vọng hai bên gìn giữ lời thề ước, tôn trọng và bao dung, cùng nhau thiết lập, xây dựng Phật hóa gia đình(3) một cách chắc chắn và bền chặt.
Về phương diện sinh con đẻ cái, Phật giáo cho rằng bà con gia quyến đều là những người có duyên mới gặp gỡ chung sống với nhau. Vì thế, người làm bậc cha mẹ, lúc bình thường phải có tâm lý lành mạnh và hành vi đoan chính; đặc biệt sau khi người mẹ mang thai, cả hai vợ chồng càng phải bồi dưỡng nhân thiện duyên lành. Vì vậy, ngày thường cha mẹ nên lễ Phật, tụng kinh, nghe pháp, hoan hỷ bố thí, nuôi lớn lòng từ bi và thiện căn, nhờ vậy mà thân tâm có đủ phước huệ thanh tịnh; như thế, sau này khi con cái ra đời, thể xác và tinh thần của chúng có thể được hưởng sự di truyền nhân cách tốt đẹp của cha mẹ, đây chính là cách dưỡng thai tốt nhất(4).
Khi em bé ra đời, bậc cha mẹ có thể tham khảo những từ ngữ mang ý nghĩa Phật giáo để đặt tên cho con, lúc đầy tháng có thể đến tự viện lễ Phật, thậm chí tổ chức lễ gửi danh(5) cho đứa trẻ, gửi gắm Phật tổ, làm nhân duyên cho đứa trẻ quy y Tam bảo sau này; đồng thời có thể mở tiệc mừng chay tịnh mời những người thân thiết, tránh giết gà mổ heo để thiết đãi khách khứa, hoặc để tẩm bổ cơ thể cho mẹ. Bởi vì chim trời cá nước tuy là súc vật, nhưng cùng là sinh mệnh hữu tình, nên cần có sự tôn trọng đối với chúng, nếu vì tham ăn ham uống, giết mổ tùy tiện, làm cho mẹ con chúng chết chóc chia lìa, gieo kết oán hận, thì bản thân cũng khó mà đạt được hạnh phúc an lạc.
Khi con cái trưởng thành, có thể tổ chức một hình thức như lễ nhược quán(6) thời xưa để đánh dấu việc trẻ đã thành niên. Lễ này có thể được tổ chức ở tự viện, cũng có thể tự mình tụng kinh lễ Phật để hồi hướng. Với việc Phật hóa gia đình, tốt nhất nên xây dựng và nuôi dưỡng niềm tin Phật giáo cho con trẻ ngay từ lúc chúng còn nhỏ, cố gắng sớm quy y Tam bảo cho chúng.
Có sinh ắt có tử. Sinh, lão, bệnh, tử là lịch trình mà đời người tất phải trải qua. Dân gian thường dựa vào “sinh tử đại sự”; lại nữa, nhiều người còn muốn chứng tỏ thân phận địa vị; cho nên, một khi gia đình có người qua đời thì thường hay phô trương lãng phí; lúc đưa linh cữu đến nơi an táng thường sắp đặt âm nhạc điện tử, xe hoa, diễu hành, khóc mộ v.v.; lại còn mê tín xem phong thủy, khăng khăng giữ thổ táng, chọn ngày, sau khi chết nội trong tám tiếng đồng hồ không thể nhập liệm(7), đốt vàng bạc nhà cửa đồ mã v.v., cứ chấp vào những điều mê tín này chẳng những không có chút lợi ích gì đối với người chết, mà còn tổn hao nặng nề thêm đến sức của, tinh thần của quyến thuộc người thân.
Phật giáo cho rằng nghi lễ mai táng quý ở chỗ tiếc thương với tấm lòng chân thành, đặc biệt cần phải coi trọng quan tâm, săn sóc lúc hấp hối(8), để người chết vãng sinh một cách an tâm nhẹ nhàng tôn nghiêm, làm cho gia quyến mau chóng hồi phục những nỗi bi thương mất mát, cuộc sống sớm trở lại bình thường.
Vì vậy, Phật giáo chủ trương hỏa táng(9), không xa hoa; lúc nhập liệm không cần phải dùng quan tài lộng lẫy, không trang sức bằng các thứ y phục (như áo liệm) quý giá khác; pháp hội Phật sự (nghĩa là những nghi thức được cử hành trong các dịp lễ lược theo quan điểm Phật giáo) nên cố gắng tổ chức trang nghiêm mà không rườm rà, phức tạp. Tốt nhất, tang chủ nên tham gia nghi thức tùy đường siêu tiến(10), hoặc là tìm thời gian phối hợp với bạn bè thân hữu, cùng nhau tập trung tại Phật đường, chí tâm niệm Phật để cầu siêu cho người quá vãng, và đồng thời không nhất định phải trải qua các kiểu nghi thức tế bái như 7 ngày, 14 ngày, cho đến 49 ngày sau khi người thân qua đời.
Đặc biệt, Phật giáo chủ trương sự tưởng nhớ chân chính có ý nghĩa đối với người chết; nghĩa là làm sao để người đã khuất vẫn còn lưu lại lòng nhân từ, tiếng thơm ở trần gian; ví dụ vì người qua đời mà bố thí, giữ gìn sự nghiệp văn hóa và giáo dục; hay vì người mất mà xuất bản sách báo, nêu cao cách nhìn về người đã khuất trên tinh thần ấy; thành lập quỹ tài trợ (foundation), cung cấp học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, cả đến việc hiến tặng bộ phận cơ thể v.v. Những việc làm này, không chỉ có lợi cho tha nhân, mà đối với người đã chết còn là tư lương trên con đường đi về thế giới bên kia.
Về các việc hỷ khánh, đối với việc chúc thọ, trong dân gian có rất nhiều hình thức, có người mở tiệc lớn đãi khách, có người tổ chức ca hát nhảy múa, có người mời đoàn kịch về khua chiêng gõ trống, chung quy những trò đó không tách rời sự ồn ào náo nhiệt, nhưng chính vì thế nó làm mất đi ý nghĩa của việc mừng ngày ra đời. Phật giáo vốn không chủ trương mừng sinh nhật, bởi vì sinh nhật chính là ngày mẫu thân sinh nở phải chịu nhiều đớn đau, gọi là “mẫu nan nhật”. Vì vậy, tín đồ Phật giáo có thể tụng kinh bái sám vào ngày này, hoặc tham gia pháp hội báo ân, pháp hội đại bi sám được nhà chùa tổ chức, cho đến thiết trai cúng chúng11, giúp vào việc in ấn và phổ biến kinh sách Phật giáo, bố thí cùng dường v.v.
Về các việc hỷ khánh, đối với việc chúc thọ, trong dân gian có rất nhiều hình thức, có người mở tiệc lớn đãi khách, có người tổ chức ca hát nhảy múa, có người mời đoàn kịch về khua chiêng gõ trống, chung quy những trò đó không tách rời sự ồn ào náo nhiệt, nhưng chính vì thế nó làm mất đi ý nghĩa của việc mừng ngày ra đời. Phật giáo vốn không chủ trương mừng sinh nhật, bởi vì sinh nhật chính là ngày mẫu thân sinh nở phải chịu nhiều đớn đau, gọi là “mẫu nan nhật”. Vì vậy, tín đồ Phật giáo có thể tụng kinh bái sám vào ngày này, hoặc tham gia pháp hội báo ân, pháp hội đại bi sám được nhà chùa tổ chức, cho đến thiết trai cúng chúng11, giúp vào việc in ấn và phổ biến kinh sách Phật giáo, bố thí cùng dường v.v.
Nếu như thật sự muốn tổ chức mừng thọ cho mình, thì nên tổ chức vào lúc được 60 tuổi, sau đó mỗi lúc tròn 10 năm thì lại mừng thọ một lần, như 70 tuổi, 80 tuổi, 90 tuổi,… Mừng sinh nhật tốt nhất có thể tổ chức theo đoàn thể, tập hợp những người được chúc thọ cùng một tuổi, cúng Phật trai Tăng(12) theo định kỳ; nếu mở tiệc chiêu đãi thân hữu, tốt nhất không thiết đãi cỗ bàn tanh mặn, không nhận quà mừng, lấy nghiêm trang tiết kiệm làm nguyên tắc.
Ngoài ra, việc hỷ khánh bình thường, như thăng quan tiến chức, khánh thành nhà mới, khởi công động thổ, khai trương, mở hàng, an vị tượng Phật, cho đến xe mới, v.v. có thể thỉnh Pháp sư đến tổ chức nghi thức sái tịnh, chí thành tụng niệm chú đại bi, lấy dương chi tịnh thủy gột rửa đàn tràng, để mong tiêu tai tăng phước. Nhậm chức, trao giải thưởng, tổ chức hội nghị có thể dựa vào nghi thức Phật giáo, đặt tượng Phật vào hội trường, ca bài Tam bảo tụng (ca ngợi Tam bảo), thành kính mời Pháp sư khai thị, cũng có thể chọn tự viện giảng đường làm hội trường, vừa trang nghiêm lại thuận tiện.
Tóm lại, Phật giáo chủ trương các quy phạm tục lệ lấy không hư vinh, không chấp trước, không phô trương, không mê tín làm nguyên tắc. Đặc biệt, tín đồ Phật giáo nên đưa niềm tin hòa vào trong đời sống, để biến đổi mọi hoạt động của đời sống theo Phật giáo, dùng Phật pháp làm biến đổi mọi hoạt động của đời sống, khiến cho cuộc đời luôn được giáo pháp của Đức Phật hướng dẫn, thì chắc chắn đời đời thân tâm an lạc, xứ xứ thanh bình. „
Chú thích:
(1) Bát tự là tám chữ chỉ giờ, ngày, tháng, và năm viết theo Can Mỗi yếu tố được xác định bằng một Can và một Chi, tổng cộng là tám chữ. Đây là một cách bói số mệnh của Trung Quốc. Người mê tín cho rằng thời điểm một con người được sinh ra được xác định bởi giờ ngày tháng năm, đều bị chi phối bởi Thiên can và Địa chi. Dựa vào tám chữ ấy ta có thể suy đoán ra vận mệnh của một con người. Theo phong tục cũ (của người Trung Hoa), khi đính hôn, hai bên nhà trai và nhà gái phải trao đổi “Bát tự thiếp” cho nhau, còn gọi là “Canh thiếp”, hay “Bát tự”.
Ngoài ra, việc hỷ khánh bình thường, như thăng quan tiến chức, khánh thành nhà mới, khởi công động thổ, khai trương, mở hàng, an vị tượng Phật, cho đến xe mới, v.v. có thể thỉnh Pháp sư đến tổ chức nghi thức sái tịnh, chí thành tụng niệm chú đại bi, lấy dương chi tịnh thủy gột rửa đàn tràng, để mong tiêu tai tăng phước. Nhậm chức, trao giải thưởng, tổ chức hội nghị có thể dựa vào nghi thức Phật giáo, đặt tượng Phật vào hội trường, ca bài Tam bảo tụng (ca ngợi Tam bảo), thành kính mời Pháp sư khai thị, cũng có thể chọn tự viện giảng đường làm hội trường, vừa trang nghiêm lại thuận tiện.
Tóm lại, Phật giáo chủ trương các quy phạm tục lệ lấy không hư vinh, không chấp trước, không phô trương, không mê tín làm nguyên tắc. Đặc biệt, tín đồ Phật giáo nên đưa niềm tin hòa vào trong đời sống, để biến đổi mọi hoạt động của đời sống theo Phật giáo, dùng Phật pháp làm biến đổi mọi hoạt động của đời sống, khiến cho cuộc đời luôn được giáo pháp của Đức Phật hướng dẫn, thì chắc chắn đời đời thân tâm an lạc, xứ xứ thanh bình. „
Chú thích:
(1) Bát tự là tám chữ chỉ giờ, ngày, tháng, và năm viết theo Can Mỗi yếu tố được xác định bằng một Can và một Chi, tổng cộng là tám chữ. Đây là một cách bói số mệnh của Trung Quốc. Người mê tín cho rằng thời điểm một con người được sinh ra được xác định bởi giờ ngày tháng năm, đều bị chi phối bởi Thiên can và Địa chi. Dựa vào tám chữ ấy ta có thể suy đoán ra vận mệnh của một con người. Theo phong tục cũ (của người Trung Hoa), khi đính hôn, hai bên nhà trai và nhà gái phải trao đổi “Bát tự thiếp” cho nhau, còn gọi là “Canh thiếp”, hay “Bát tự”.
(2) Hay còn gọi là âm hôn, là tìm phối ngẫu cho người đã chết. Có một vài thiếu nam thiếu nữ sau khi đính hôn, chưa đến ngày cưới vợ hay xuất giá, thì do nguyên nhân gì đó mà cả hai qua đời. Người mê tín cho rằng, nếu không thành toàn việc kết hôn, thì linh hồn chúng nó sẽ quấy phá, làm cho nhà cửa bất an. Vì vậy, họ cử hành nghi thức minh hôn hay âm hôn cho chúng.
(3) Nội dung Phật hóa gia đình bao gồm: giáo dục gia đình, chọn lựa nghề nghiệp, quan hệ người ta, đạo dưỡng sinh, đạo dưỡng lão, đạo tu hành, bố trí Phật đường, thư viện cư gia, tất cả việc làm trong sinh hoạt đều lấy Phật pháp làm chỗ nương tựa quay về, như thế tất có thể xây dựng một Phật hóa gia đình hạnh phúc viên mãn.
(4) Phẩm Phổ môn (trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa) có nói: “Nếu có người nữ muốn cầu con trai, lễ bái cúng dường Bồ- tát Quán Thế Âm, liền sinh con trai phước đức trí huệ vẹn toàn; nếu muốn cầu con gái, liền sinh con gái đoan chính tướng mạo tốt đẹp, đời trước trồng thiện căn, thì đời này mọi người kính mến”.
(5) Trước đây, lúc tập tục chưa khai mở, những kiến thức phổ thông trong y học chưa phát triển, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh rất cao, vì vậy một thời trong dân gian lưu hành chuyện gửi tên con cái cho thần linh, để cầu trường thọ. Phật tử hiện đại cũng có thể lúc con đầy tháng, tổ chức “nghi thức lễ đỡ đầu” cho con, gửi nhờ tên Phật tổ, để ngay từ tấm bé, con cái kết giao thiện duyên với Phật tổ, có thể coi đây là nhân duyên nhằm tiến thêm một bước nhận thức, tin tưởng vào Tam bảo sau này của con.
(6) Nhược quán có nghĩa là đội mũ, một nghi thức biểu thị một người hoặc tốp người đã thành người lớn, được xã hội công nhận một công dân chính thức. Ngày nay Phật giáo lấy những nam nữ thanh niên tròn 18 tuổi làm đối tượng, tổ chức lễ trưởng thành, hy vọng thông qua nghi thức cầu nguyện long trọng trang nghiêm trong Phật giáo, làm cho người tham gia thể nhận được ý nghĩa chân chính của sự trưởng thành, từ đó đi vào gánh vác trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội.
Thời đại nông nghiệp trước đây, con cái người thân đi học hoặc làm việc xa nhà, gặp lúc có người trong nhà qua đời, không thể vội về kịp thời, lấy đó làm tiếc thương, vì vậy có tục “nội trong tám tiếng đồng hồ không thể nhập liệm”(bát tiểu thời dĩ nội bất nhập liệm), để tiện cho người thân về kịp gặp mặt người chết lần cuối cùng. Ngoài ra, còn có một thuyết, sợ rằng thần thức người chết vẫn chưa ly khai, hoặc tỉnh lại, định tám tiếng đồng hồ làm thời khắc đợi chờ sau cùng. Tất cả việc này đều chỉ là quyền biến (tạm thời thích nghi), bất tất cố chấp.
(7) Đối với người mệnh chung, gia thuộc nên giữ gìn sự yên tĩnh, không nên khóc than kêu gào, làm cho người chết không nỡ rời xa, nhưng có thể thỉnh Pháp sư, đạo tràng tịnh độ (liên hữu) khuyên giải vãng sinh Tịnh độ, đồng thời an trí tượng Phật hướng dẫn niệm Phật, gia quyến và thân hữu có thể luân phiên niệm Phật, không ngừng niệm danh hiệu Phật suốt 12 tiếng đồng hồ. Sau khi người thân qua đời, hãy theo nghi thức Phật giáo nhập liệm, hỏa táng, an vị, linh cốt có thể phụng thờ ở tự viện, tất cả lấy đơn giản mà nghiêm trang làm chính yếu.
(8) Phật giáo chủ trương hỏa táng, một là không muốn làm cho người chết và người sống tranh giành đất đai; tiếp nữa, linh cốt sau khi hỏa táng, sạch sẽ không chiếm không gian, lại càng tiết kiệm được sự bất tiện trong việc nhặt lượm cốt, di dời phần mộ, lợi người lợi mình.
(9) Để cứu bạt vong linh, làm cho vong linh siêu thoát khổ nạn, thỉnh chư Tăng tụng kinh bái sám, gọi là siêu tiến. Tùy đường siêu tiến là tổ chức niệm Phật cùng nhau tu tập.
(10) Lúc tự viện tổ chức pháp hội, tín đồ bỏ ra của cải thức ăn chay mời dân chúng tham gia pháp hội, nhân đó quảng kết thiện duyên, gọi là thiết trai cúng chúng.
(11) Lấy những hoa quả thơm ngon xếp bày trước bàn Phật, gọi là cúng dường Phật; lấy ẩm thực cúng dường cho tăng lữ, gọi là trai Tăng. Theo Đại phương quảng Như Lai bất tư nghị cảnh giới kinh ghi chép, phàm có lòng thành, hoan hỷ cúng dường Phật, tất được an lạc, đại phước đức, nhờ vậy mà mau chóng thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề (vô thượng chánh đẳng chánh giác, nghĩa là đạt đến trí tuệ giải thoát cao nhất).
Nguồn: Phật giáo và Thế tục, trích trong Phật học giáo khoa thư, tác giả Đại sư Tinh Vân; NXB. Từ thư Thượng Hải (2008);
trang 79 – 82
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 161
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 161
Gửi ý kiến của bạn