Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thương người như thương ta

14/10/201408:36(Xem: 7311)
Thương người như thương ta

Ajahn Jayasaro
Tỳ-kheo Ajahn Jayasaro




 THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THƯƠNG TA  …

                                               Huệ Trân

            Từ Tào-Khê tịnh thất lên ngôi chùa hoang vắng nằm sâu trong rừng thông miền đông bắc Hoa Kỳ, hành trang tôi đã nhẹ. Rồi từ ngôi chùa hoang vắng đó về lại tịnh thất, hành trang lại càng nhẹ tênh! Cái giầu có nhất trong gia tài tôi, chỉ là kinh và sách, nhưng sau chuyến “lên rừng độc cư”, nay từ ba kệ lớn, chỉ còn một kệ nhỏ, khi thực hiện lời phát nguyện “Tặng hết những gì có, tới những ai ngỏ lời xin” (trừ những cuốn có chữ ký và thủ bút của Thầy Tuệ Sỹ)

            Kệ sách nhỏ đứng khiêm nhường trong một góc tịnh thất, còn đầy đủ những cuốn thầy gửi cho. Thủ bút của thầy, trên trang đầu mỗi cuốn sách là những lời khích lệ, nhắc nhở phải luôn tinh tấn, cầu tiến mà học hỏi. Dù viết bằng Việt-ngữ hay Hán-ngữ, lời thầy nhắc trò, luôn ẩn chứa sự răn dạy nghiêm túc. Chúng tôi, một nhóm đệ tử phương xa của thầy từng chia sẻ với nhau và cùng cảm nhận như thế. Biển tuệ mênh mông mà thời gian trôi nhanh, không chờ đợi kẻ lười biếng. Thế nên, dù chậm lụt như rùa, mỗi tối, tôi vẫn dành thời gian dọ dẫm từng trang. Đoạn nào không hiểu lại ghi vào một cuốn sổ để có dịp sẽ xin thầy giảng dạy.

 

            Lúc này, tôi đang học cuốn Du-Già Bồ-Tát Giới.    

            Ngay những trang đầu của phần “Duyên khởi”, ánh sáng đã soi rọi con đường Bồ Tát, từ bồ-đề-nguyện đến bồ-đề-hành qua một hoạt cảnh ngắn:

            “ … Chiến tranh kết thúc. Trên các ngả đường dẫn về quê, nhiều nhóm người nhếch nhác, thiểu não, kế tiếp nhau tìm về nhà cũ, làm lại sự sống. Khi trời sẩm tối, họ tìm một nơi nào đó để có cái gì ăn, và một chỗ trống, đủ để nằm.

            Thiếu phụ ngồi trước hàng hiên, mơ hồ nhìn ra con đường vắng. Dáng người chinh phụ đang mỏi mòn trông ngóng. Anh đang ở đâu? Sống hay chết? Nếu còn sống, thì trong đám tàn quân chiến bại kia, trong đoàn người thất thểu kia, hy vọng sẽ tìm thấy bóng dáng thân thương.

            Chợt một bóng người xuất hiện trước cổng. Mắt cô chợt sáng lên, rồi tắt ngúm. Cô quay mặt nhìn sang hướng khác. Người đàn ông im lặng đứng trước cổng, dợm nán lại, dợm bỏ đi, vẻ ngần ngại chờ đợi một sự đáp ứng nào đó.

            Cô hầu gái đến bên thiếu phụ, nói nhỏ:

            - Thưa cô, trong lúc này, có thể cậu nhà đang ghé vào nhà ai đó, mong có chỗ nghỉ qua đêm. Nếu chẳng may chủ nhà làm ngơ, vì không phải là người thân thích thì không biết rồi đêm nay cậu sẽ ngủ ở đâu!

            Thiếu phụ chợt tỉnh ngộ, như hiểu ra một lẽ gì đó, bước vội ra cổng, mời khách vào nhà …..”(*)

            Hoạt cảnh này khiến tôi cực kỳ rúng động, vì như cánh cửa chợt mở rộng một cách tự nhiên, đơn thuần và nhẹ nhàng cho ánh sáng soi tỏ những chân lý khô cằn, mà từ lý đến sự, thường là khoảng cách vô cảm của sa mạc mênh mông nắng cháy.

            Những dòng sau đó nói rõ hơn về điều này:

            “ … Giúp người cũng chính là giúp mình. Chân lý hiển nhiên là như vậy. Nhưng thấy được chân lý đó bằng chính hạnh phúc và đau khổ của mình thì không phải dễ. Lòng nhân được định nghĩa rất đơn giản. Hãy làm cho người khác, điều mà ta muốn người khác làm cho mình. Thấy điều ta muốn, tương đối dễ, nhưng làm sao để thấy được điều người khác muốn? Các tôn giáo xưa nay đều dạy đức nhân, nhưng khi giết con vật để lấy máu tế thần, không cảm thấy con vật sợ hãi muốn sống.

            Lòng nhân ấy chỉ lan đến những gì phù hợp với điều ta muốn, ta nghĩ!”(*)

 

            Khi bị chấn động bởi hình ảnh hoặc ý tưởng gì, tôi thường dừng lại ngay điểm đó. Dừng lại để quán chiếu tâm mình.

            Thảng hoặc, tôi cũng làm đôi điều tốt cho người, nhưng đó có thực là lòng nhân, hay chỉ vì tình cờ phù hợp với điều tôi muốn, tôi nghĩ, mà làm? Tại sao tôi dễ vướng mắc vào hoàn cảnh những em bé nghèo không được đi học, hơn là những người đói rách lang thang? Khổ có muôn cảnh khổ, nhưng tựu trung cũng là khổ! Tuy vẫn tự nhủ là chợt gặp cảnh khổ, người khổ nào, ấy là do duyên ta với cảnh đó, người đó, nên cứ tùy khả năng mà giúp thôi. Tuy vẫn hành trì như thế, nhưng trong thẳm sâu tiềm thức, cảnh ngộ những em bé nghèo thất học vẫn luôn là trăn trở khôn nguôi. Tặng bát cơm cho người đói no lòng, hay tặng hạt giống để trồng nên ruộng lúa, cũng là tặng phẩm, là phương tiện, nhưng khi đã chọn phương tiện là vô hình chung, đã rơi vào chấp-trước.

            Muốn thực hành bố-thí-ba-la-mật, phải nương lời Phật dạy ngài Tu Bồ Đề, trong kinh Kim Cang, là “không còn chấp vào tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, nghĩa là không trụ-trước nơi hình sắc mà bố thí, không trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà bố thí”

            Thật tình cờ, khi đang học Du-Già Bồ Tát Giới, trong lúc nghỉ ngơi, tôi lại gặp một tựa sách: “Daughters and Sons”, viết bởi Tỳ-kheo Ajahn Jayasaro.

            Tôi quen tật tự dễ dãi, nhủ lòng, chỉ đọc lướt xem nội dung viết gì, rồi phải trở lại “lớp-học-giới”.

            Nhìn tên tác giả, tôi chắc thầy là người Thái, nào ngờ thế danh thầy là Shaun Chiverton, sinh tại Anh Quốc năm 1958. Ngày nay, không hiếm gì người Tây Phương có sẵn hạt giống Phật pháp tự kiếp nào, nên kiếp này đã dễ dàng hòa nhập vào Pháp-lưu để có cơ hội hoằng truyền Chánh Pháp. Nhưng đọc thêm đôi chút, tôi không khỏi kinh ngạc lẫn cảm phục vì hành trình tìm về xứ Phật của thầy thật vô cùng bi tráng.

            Thầy rời bỏ những tiện nghi vật chất ở Anh Quốc, mục đích là muốn tự tìm kinh nghiệm sống từ Âu Châu qua Á Châu, vì thầy tin rằng kinh nghiệm bản thân là chất liệu mang đến trí tuệ.

            Không gặp được nhiều khó khăn trong thời gian lang thang ở Ấn Độ để thử thách, thầy đã chọn lộ trình từ Pakistan, dự trù về lại Anh Quốc. Khi đó, thầy không còn một đồng bạc nào! Cũng là điều thầy muốn trực diện những cam go, đo lường sức chịu đựng của một kẻ hoàn toàn vô sản nơi xứ lạ quê người.

            Quả là một ý tưởng can đảm, kiên cường.

            Khi đến được Tehran, thủ phủ của Iran, thầy quá đói, quá gầy gò, quá rách rưới. Thầy tưởng sẽ quỵ ngã nơi đây. Chính khi thầy lê lết những bước tàn hơi trên đường phố Ba Tư thì một phụ nữ tiến đến trước mặt thầy. Bà nhìn thầy không biểu lộ chút thiện cảm, nhưng lại ra dấu cho thầy đi theo.

            Với kinh nghiệm trên chặng đường hành khất, thầy nghĩ, sẽ được bà bố thí, bèn đi theo. Bà hướng về khu chung cư, và cuối cùng, dừng trước một căn hộ, vừa mở cửa, vừa ngoái nhìn thầy. Đó là căn hộ của bà. Bà chỉ ghế cho thầy ngồi, rồi nhanh nhẹn vào bếp, bưng ra một khay, đủ loại thức ăn, và ra dấu bảo thầy ăn. Rồi bà đi vào phòng, đóng cửa lại.

            Từ khi gặp ngoài phố cho tới phút này, bà không nói một câu, chỉ bình thản như đang làm những việc đáng làm. Thế thôi! Còn thầy, cảm thấy trong đời chưa bao giờ được ăn ngon như vậy, dù không nhận biết thức ăn này là những gì! Khi khay thức ăn được thanh toán gọn ghẽ là lúc bà từ phòng bước ra, với một thanh niên trẻ, mà thầy đoán là con trai bà. Cậu ôm theo một bộ quần áo sạch, chỉ phòng tắm cho thầy.

            Trong khi tắm, thầy đã nghĩ về người phụ nữ tốt bụng này, rằng có lẽ, thấy hình hài tang thương tiều tụy của thầy trên hè phố, bà đã chạnh nghĩ, nếu con trai bà cũng gặp cảnh khốn cùng như vậy, ở một xứ sở xa lạ thì sao? Có ai sẽ mở lòng nhân từ mà cứu giúp không?  

            Ý nghĩ này hệt như hoạt cảnh đã khiến tôi khựng lại ở những trang đầu, cuốn Du-Già Bồ Tát Giới mà thầy Tuệ Sỹ gửi cho tôi như sách học giới.

            Người phụ nữ Ba Tư có từng đọc những trang sách này không, có từng biết về bố-thí-ba-la-mật không, có từng một lần cảm nhận làn hương Đại Thừa Kim-Cang-kinh không, mà hành xử y như lời dạy.

            Với tâm không chấp trước, dù không biểu lộ sự thân thiện bên ngoài, nhưng tình thương vô điều kiện phải luôn đầy ắp trong tâm mới khiến bà thể hiện từ bồ-đề-nguyện đến bồ-đề-hành một cách tự nhiên và trọn vẹn như vậy, giữa hai người hoàn toàn xa lạ.

            Truyện kể tiếp, sau khi thầy được ăn uống no nê, tắm gội sạch sẽ và thay áo quần tươm tất, bà lại ra dấu cho thầy rời nhà. Ra tới đường phố, bà thản nhiên xuôi theo dòng người, đường ai nấy đi. Còn thầy, thầy đứng lặng, lòng thổn thức nhìn theo dáng bà khuất dần sau đám đông. Và phút giây ấy, thầy biết rằng, sẽ không bao giờ quên được người thiếu phụ Ba Tư giầu lòng nhân ái đó, dù bà chỉ là một, trong biết bao người đã cứu giúp thầy trên đường thiên lý độc hành. 

            Có lẽ ngọn lửa ấm tình người đã giúp thầy đi tiếp, để năm 1979, thầy đã thọ giới Sa-Di tại thiền viện Nong Pah Pong, Thái Lan, và ngay năm sau, cũng tại thiền viện này, lại đủ thiện duyên được thọ Đại Giới với Thiền Sư Ajahn Chah, vị Trưởng Lão Thiền Sư nổi tiếng khắp thế giới. Từ đó, thầy chính thức mang pháp danh  Tỳ-kheo Ajahn Jayasaro, rải tâm từ hoằng pháp lợi sanh.

 

            Những hình ảnh và ý tưởng từ những trang đầu mà Tỳ-kheo Ajahn Jayasaro tự thuật, đã tình cờ đồng hành cùng tôi, đi vào phần Tổng Luận, trong Du-Già-Bồ-Tát-Giới, nơi những Bồ Tát tại gia thời Đức Phật tại thế đã phát bồ đề tâm như thế nào, để có thể thực hành và đạt tới trọn vẹn ý Thánh Đế trên con đường Lục Độ Ba La Mật, Tứ Nhiếp Sự và Tứ Vô Lượng Tâm.

             Điển hình, lời phát nguyện Mười Đại Thọ của Thắng Man phu nhân, trong phần Tổng Luận, thể hiện công năng thù thắng của giới luật, hài hòa với trí tuệ và bồ đề tâm, như ngọn đèn soi đường chỉ lối cho những ai còn dọ dẫm trong đêm dài tăm tối.

            Từ đó, những trang sách, từng phần chỉ bày cặn kẽ giới luật, là từng bước chân thảnh thơi, an lạc, để mọi hành giả có thể tự hoàn chỉnh bản thân, và giúp người thăng hoa.

                                                            BE A BODHISATTVA!

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất, đầu thu 2014)

            (*) Du-Già Bồ-Tát Giới- Thầy Tuệ Sỹ biên soạn

             

               

                          

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2020(Xem: 6129)
Quốc sư Thái Cổ (태고국사, 太古國師), vị Cao tăng thạc đức cuối thời Cao Ly, vị Đại sư Cải cách Phật giáo, người khai sáng một kỷ nguyên mới cho Phật giáo Triều Tiên. Sau khi tu học và đắc pháp dòng thiền Lâm Tế Chính tông, nối pháp mạch truyền thừa Tông Lâm Tế đời thứ 20 tại Trung Hoa và là Sơ tổ Thiền phái Lâm Tế tại Hàn Quốc, Ngài có công kết hợp và thống nhất các Thiền phái trước đó và bản địa hóa thành Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc.
19/11/2020(Xem: 4526)
Cháy là một trong những tai nạn khó tránh. Cháy rừng, cháy nhà chùa, cháy nhà dân, hay bất cứ cái gì cũng có thể cháy nếu bà Hỏa có điều kiện đến viếng. Trong quá khứ, những hơn 20 năm trở lại đây, việc cháy chùa trở thành một vấn đề xã hội cần quan tâm.Chùa có tuổi trên ngàn năm đến những ngôi vài mươi năm trở lại đều bị cháy như Chùa Hội Sơn, chùa Bút Tháp, chùa Sùng Đức, chùa Long Thọ, chùa Tà Bết, Chùa Knong Srok (Qui Nông 1.400 năm tuổi), chùa Cự Đà, chùa Dơi,…giờ lai đến chùa Phước Tâm địa chỉ số 71, đường 428, ấp , xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP. HCM do Thầy Thích Phước Huệ làm trụ trì. Ngày 09/09/2019 vừa qua, chùa Phước Tâm đã xảy ra cháy toàn bộ nơi thờ cúng và nhà bếp.
19/11/2020(Xem: 16329)
187. Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 19/11/2020 (05/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Triệu Châu quê quán ở Tào Châu Củ cải, hồ lô, bách tử đầu Bếp lửa, lò rèn nung cháy cả Hư không rộng lớn chẳng cao sâu Bản tâm triệt ngộ lìa chư tướng Sanh tử thoát ly dứt vọng cầu Do bởi chưa tường hai tám nghĩa Bôn ba rong ruổi khắp năm châu. (Bài thơ tán thán công hạnh về Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
17/11/2020(Xem: 5000)
Tại sao? Tại sao có sanh già, bệnh chết? Tại sao nhân loại phải khổ đau? Tại sao đế vương quyền uy cũng không tránh khỏi lìa xa vương vị?cha ta, vua một thị tộc tại Ca Tỳ La Vệ rồi cũng vậy sao? Tại sao giai cấp Sát đế Lị quyền uy hơn Thủ Đa la? Tại sao?....
17/11/2020(Xem: 4531)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, hãy hành động khẩn cấp với các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu, cảnh báo về các loài và hệ sinh thái đang biến mất nhanh chóng khỏi Trái Đất, với hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người và hủy hoại hành tinh, bao gồm cả quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài.
17/11/2020(Xem: 6642)
Tản mạn : Làm sao Chuyển hoá khổ đau ? "Khổ đau chỉ đến khi ta khởi lên ý niệm đó mà thôi ! " Nếu ai đó đã từng học được điều này thì mời các bạn cùng tôi ngâm vài vần thơ trước khi vào đề tài rất hữu ích cho thời đại công nghệ này bạn nhé ! Nhất là giới trẻ và trung niên ngày nay dù có học Phật Pháp hay đang nghiên cứu vài sách về tâm lý . Làm thế nào khổ đau được chuyển hoá ? Không lạm bàn nạn dịch với thiên tai Thẩm sâu nội tâm ... rơi lệ , thở dài Chuyện uất ức, bất mãn, thành công thất bại ! Suy cho kỹ ... Tâm phan duyên, hoang dại ! Khổ đau chỉ đến ... ý niệm khởi đó thôi Tự mình tiêu cực, sao lại phải Tôi!!! Nào tản mạn ... nuôi dưỡng được tâm thái tích cực !!! ( thơ Huệ Hương )
17/11/2020(Xem: 8076)
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NI TRƯỞNG THƯỢNG NGUYÊN HẠ THANH Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại đức Tăng Ni, Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng ra biên soạn và xuất bản.
17/11/2020(Xem: 5793)
Nhân loại đã biết cách bay lên mặt trăng, tuy nhiên nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn bị ràng buộc với những thói quen xưa cổ, trong đó một thành kiến khó rời bỏ là xem nhẹ phụ nữ. Hầu hết các tôn giáo cũng xem nhẹ phụ nữ. Riêng trong Phật Giáo, phụ nữ từ xưa vẫn có một vị trí đáng kính và bình đẳng trên đường học đạo, để tận cùng là thành tựu Niết Bàn. Khi vua Pasenadi nước Kosala không vui vì hoàng hậu Mallikà sinh một bé gái, Đức Phật trong Kinh SN 3.16 dạy vua rằng: "Này Nhân chủ, ở đời / Có một số thiếu nữ / Có thể tốt đẹp hơn / So sánh với con trai / Có trí tuệ, giới đức..." Hơn hai mươi thế kỷ sau, ý thức nữ quyền mới trở thành phong trào. Theo định nghĩa cô đọng và đơn giản, nữ quyền là niềm tin vào sự bình đẳng của nữ giới với nam giới về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do vậy thường khi, nữ quyền gắn liền với dân quyền, vì bình quyền nam nữ dẫn tới ý thức bình quyền cho từng người dân, đặc biệt là nơi các dân tộc đang bị các nước thực dân thống trị, hay nơi các sắc tộc thiểu số
16/11/2020(Xem: 4807)
Vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, Hội đồng Thống nhất Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo Bangldesh (Bangladesh Hindu Bouddha Christian Oikya Parishad; BHBCOP), đã tổ chức một chương trình tập hợp và biểu tình hàng loạt trên toàn quốc để phản đối các cuộc tấn công, đốt phá, tra tấn và giết hại người tôn giáo thiểu số tại Bangldesh. Là một phần của cuộc biểu tình, họ đã thành lập các chuỗi người và các cuộc biểu tình từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa tại các giao lộ chính của các trụ sở cơ quan chính quyền cấp quận, huyện, thành phố và tỉnh trên khắp đất nước, bao gồm cả giao lộ Shahbagh, Dhaka và giao lộ ngã tư New Market, Chittagong.
16/11/2020(Xem: 5482)
Vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà phải là sống động. Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là cùng giống hay khác biệt với tâm thức và thân thể, điều thiết yếu là phải tìm kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không tìm thấy nó. Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã viết:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]