Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn đề về đột biến khí hậu và sự cần thiết để chúng ta hành động.

13/10/201407:56(Xem: 10512)
Vấn đề về đột biến khí hậu và sự cần thiết để chúng ta hành động.
blank


Hơn 300 ngàn người đã biểu tình vì biến đổi khí hậu tại New York, 
Ảnh: JENNIFER MITCHELL
 
Trước một tuần của cuộc diễu hành People’s Climate March tại thành phố Newyork, Ngài Bhikkhu Bodhi đã phát biểu ý kiến của mình về vấn đề về đột biến khí hậu và sự cần thiết để chúng ta hành động.



THAY ĐỔI TỪ VĂN HÓA CHẾT ĐẾN VĂN HÓA SỐNG
Ven. Bhikkhu Bodhi
 Thích nữ Tịnh Quang chuyển ngữ


Vào ngày 21 tháng Chín, đông đảo công dân từ khắp nơi trên nước Mỹ, và từ nhiều vùng đất khác, sẽ được hội tụ về thành phố New York tham gia vào cuộc diễu hành về sự biến đổi Khí hậu (The People’s Climate March), đây được cho là cuộc diễu hành vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử. Cơ hội trực tiếp cho cuộc diễu hành là sự tập hợp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hiệp Quốc dành cho một hội nghị thượng đỉnh về sự khủng hoảng khí hậu được triệu tập bởi Tổng thư ký LHQ. Mục đích của cuộc diễu hành là báo cho các nhà lãnh đạo toàn cầu biết rằng thời gian để từ chối và trì hoãn đã qua, chúng ta phải hành động ngay nếu chúng ta muốn bảo vệ thế giới chống lại sự tàn phá về sự biến đổi khí hậu.

Nếu chúng ta muốn thoát khỏi hiện tình, những gì chúng ta cần ở mức tối thiểu là cam kết và thực thi cắt giảm ngay lượng khí thải carbon kết hợp với quá trình chuyển đổi hàng loạt quy mô với các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, trong khi các chính sách năng lượng trong sạch là rất cần thiết trong cuộc chiến chống sự phá vỡ khí hậu, một giải pháp lâu dài phải đi sâu hơn với việc áp dụng công nghệ mới và các biện pháp thực dụng như cap-and-trade hoặc đánh thuế carbon. 
 
Sự bất ổn khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay là triệu chứng của một căn bệnh sâu hơn, một thứ bệnh ung thư nguy hiểm lây nhiễm xuyên qua các tế bào bên trong của nền văn minh toàn cầu. Các biến cố thời tiết khắc nghiệt mà chúng ta đã chịu đựng như là một sự báo thức đòi hỏi chúng ta nên chữa trị các nguyên nhân cơ bản, sự tùy thuộc đều nằm bên dưới nền kinh tế công nghiệp-thương mại-tài chính của chúng ta.

Dấu hiệu đặc trưng của mô hình chi phối là định vị của tất cả các giá trị tài sản tiền tệ, giá trị con người, giá trị lao động, giá trị tự nhiên,  tất cả thuyên chuyển vào giá trị tài chính, và sau hết là giá trị duy nhất mà mô hình dẫn đến kết quả cuối cùng. Tất cả các giá trị khác phải chịu sự cai trị của tài sản tiền tệ dưới hình thức tăng lợi nhuận và lợi nhuận cao hơn vào đầu tư. Mô hình này đặt ở mục tiêu của nền kinh tế với sự tăng trưởng liên tục, dựa trên tiền đề bất định đối với sự phát triển vô hạn trên một hành tinh hữu hạn.

blank
Ảnh: BRUCE COTLER

Lối suy nghĩ này phụ thuộc vào một tiến trình "khách quan", có nghĩa là nó xử lý tất cả mọi thứ - người, động vật,  cây cối, đất đai và sông núi – như những đối tượng được xử dụng để tạo ra các lợi ích tài chính cho các tập đoàn, giám đốc điều hành và cổ động của chúng. Logic khách quan này và sự phối hợp giá trị của nó dẫn đến các chính sách nhắm vào sự thống trị nới lỏng và sự chinh phục đối với thiên nhiên. Hệ thống này phụ thuộc vào việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra năng lượng và sản xuất hàng hóa để bán trên thị trường. Do đó nó biến quà tặng của thiên nhiên thành một lô hàng hoá, để lại đằng sau những ngọn núi vật thải và chất nhiễm ô.

Tập đoàn công ty đối xử với con người một cách nhẫn tâm như đối xử với đá, cây và đất. Nó đẩy người dân bản địa ra khỏi vùng đất của họ và  hành xử với lao động như là một biến số trừu tượng, thu nhỏ con người thực sự với hình ảnh trong một cơ sở dữ liệu. Hệ thống này khởi sắc bởi sự kích động con người với ham muốn vô độ đối với việc tiêu thụ các mặt hàng vật liệu. Kế hoạch chi tiết của nó là sự đơn giản diễn tiến "sản lượng" bằng các nguồn tài nguyên và lao động được chuyển đổi thành hàng hóa đó là chuyển thành tài sản tiền tệ và rác rưởi vật liệu.

Tất cả những yếu tố có chúc năng hoạt động đồng loạt tung ra những sự tàn phá xung quanh chúng ta, dấu hiệu của một hành tinh nguy hiểm. Chúng ta đang sống trong một thế giới bị đè nặng bởi "văn hóa chết", theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong bối cảnh xa hoa không thể tưởng tượng, gần 900 triệu người phải chịu đựng cái đói và suy dinh dưỡng kinh niên. Các chứng bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong. Khoảng cách giữa các tầng lớp siêu giàu đối với người khác ngày càng lớn hơn. Và sự đột biến khí hậu cảnh báo hàng chục triệu sinh mạng mỗi năm. Trừ khi chúng ta thay đổi phương hướng nhanh chóng, kết quả cuối cùng cũng có thể là sự sụp đổ của nền văn minh của con người như chúng ta biết.

chimate change
Để tránh sự sụp đổ của nền văn minh, duy nhất, chúng ta cần công nghệ mới để giảm lượng khí thải carbon, nhưng một cách cơ bản hơn, một mô hình mới, một mẫu hình cho một nền văn hóa của cuộc sống. Một cách ngắn gọn, chúng ta cần một phương hướng thay đối để hiểu biết thế giới và một khuynh hướng thay thế đối với các giá trị có lợi cho một mối quan hệ không thể tách rời của nhiều người với nhau, với thiên nhiên, và với vũ trụ.

Sư thay đổi thế giới quan này phải dẫn đến sự tôn kính và tôn trọng thế giới tự nhiên, ý thức nó như là ngôi nhà không thể thay thế và là bà mẹ thiên nhiên của chúng ta. Cần phải thừa nhận sự hữu hạn của thiên nhiên và đối xử với nó cho phù hợp, có ý thức trách nhiệm của chúng ta cho các thế hệ tương lai. Cần thúc đẩy tình đoàn kết giữa các dân tộc ở khắp mọi nơi dựa trên sự đồng cảm, tôn trọng, và tình người được chia sẻ. 
 
Sự thay đổi phải dẫn đến sự phát triển hài hòa "công nghệ thích hợp," việc xử dụng có chọn lọc đối với các tài nguyên thiên nhiên, và việc triển khai các nguồn năng lượng tái tạo. Cần hỗ trrợ tiếp tục một nền đạo đức của sự đơn giản, hài lòng và kềm chế để thay thế cho cảm giác tham lam ngon miệng của chủ nghĩa tiêu thụ. Và sâu sắc nhất đối với tất cả, nó sẽ đánh thức chúng ta một khát vọng hướng tới sự liên hiệp với vũ trụ và tất cả chúng sinh, sự hài hòa giữa lý tưởng của con người và khả năng sáng tạo đối với vũ trụ.

Bây giờ chúng ta đứng ở ngã ba đường, nơi mà chúng ta phải lựa chọn giữa thế giới quan cạnh tranh. Tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta, chúng ta có thể di chuyển theo một ngoài hai hướng. Chúng ta có thể tiếp tục di chuyển về hướng tàn phá và cuối cùng là sự sụp đổ toàn cầu, hoặc có thể, thay vì chúng ta quay về đổi mới bên trong và những mối quan hệ lành mạnh với nhau, với trái đất, và với vũ trụ. Khi sự biến đổi khí hậu gia tăng, chúng ta không còn sự chọn lựa nào khi ở trong tình trạng cần được giải cứu rõ nét nhất, và do đó cần phải chọn sự phát triển một cách khôn ngoan và cấp bách hơn bao giờ hết.

Những trở ngại mà chúng ta đối đầu thì quá lớn. Để áp dụng, chúng ta cần phải có quyết tâm đặc biệt, sự hợp tác, và sức mạnh ý chí. Chúng ta phải kiên quyết trong nỗ lực của chính mình về sự cần thiết để thực hiện việc chuyển đổi sang một giai đoạn cao hơn trong việc phát triển công nghệ của chúng ta và trong sự phát triển văn hóa và tâm linh của chúng ta. Vì mục đích của chúng ta và vì các thế hệ tương lai, chúng ta phải phủ nhận thẳng thắn đối với văn hóa chết và nắm lấy một tầm nhìn mới, một nền kinh tế mới, một nền văn hóa mới được cam kết nâng cao đời sống thực sự.

Cuộc diễu hành vì sự Biến Đổi Khí Hậu (The People’s Climate March) tới sẽ là một bước tiến lớn theo hướng đó, một minh chứng hùng hồn về sức mạnh xuyên qua sự hợp nhất.

Link: http://shambhalasun.com/news/?p=57810

http://www.buddhistglobalrelief.org/active/bgrMission.html

Xem cuộc diễu hành: People’s Climate March, visit http://peoplesclimate.org/march/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2020(Xem: 5613)
Trong khi ý tưởng về Phật giáo đã đạt đến một vị thế rõ ràng trong triều đại nhà Minh (1368-1644) đã lỗi thời trong giới học giả, nó vẫn tồn tại bởi vì vẫn còn tồn tại quan niệm phổ biến, ngay cả trong giới Phật giáo đương đại, rằng Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao về trí tuệ, và triết học vào triều đại nhà Đường (618-907), trước khi bị tê liệt bởi nhiều cuộc khủng hoảng và đàn áp, sau đó suy tàn vào triều đại nhà Tống (960-1279) và kế đến triều đại nhà Minh. Đây không phải là hoàn toàn nhầm lẫn, cũng không phải là đầy đủ câu chuyện. Nhà xuất bản Đại học Columbia một lần nữa đã phát hành một nghiên cứu đột phá, có thể thay đổi sự hiểu biết của học giả - và có lẽ là nhiều năm sau, sự hiểu biết phổ biến – về kinh nghiệm của Phật giáo vào triều đại nhà Minh.
29/09/2020(Xem: 6946)
“So sánh với thế giới ngày nay, tôi nghĩ rằng mọi người ở khắp nơi đều cảm thấy hòa bình là rất quan trọng. Vào thế kỷ trước, chúng ta đã chi rất nhiều tiền và kiến thức khoa học để chế tạo vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Bây giờ tôi nghĩ rằng phải khai trừ thái độ tinh thần đó và đã thay đổi nhiều. Bây giờ mọi người đang thể hiện mối quan tâm nghiêm túc về hòa bình; điều đó rất quan trọng. Ngày nay do đại dịch hiểm ác Covid-19 nên tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ nguy khốn như vậy, suy nghĩ về vũ khí là không thực tế và lỗi thời. Bây giờ chúng ta phải nghĩ về một thế giới hòa bình.
29/09/2020(Xem: 5161)
Hai cây đàn gỗ, thường gọi là đàn thùng, được chủ nhân treo gần bên nhau trên chung một vách gần bên kệ kinh sách. Sáng sớm, cây Đàn Mới Đẹp được chủ mang đi hòa tấu ở đâu đó đến trưa mới mang về treo lại bên cây Đàn Cũ Kỹ. Gần bên nhau hơn cả giờ đồng hồ, thấy Đàn Cũ Kỹ vẫn im thin thít không hỏi han gì, Đàn Mới Đẹp ấm ức hỏi: "Sao anh không hỏi gì?"
28/09/2020(Xem: 6258)
Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren (1905–1986) là cha đẻ của Nghệ thuật Mông Cổ hiện đại, đặc biệt là một phong cách chịu ảnh hưởng của “Hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Socialist realism), cũng như các phong cách và kỹ thuật truyền thống của Mông Cổ, được gọi là Mongol Zurag. Phong cách lấy chủ đề Mông Cổ thường nhật và làm cho những người bình thường và thực hành chủ đề này.
28/09/2020(Xem: 7074)
Sáng nay chúng con, chúng tôi lại tiếp tục lên đường gieo hạt tình thương, nơi đến cứu trợ hôm nay là một địa điểm đặc biệt liên quan đến lộ trình hoằng pháp của đức Phật, đó là nơi Ngài đã thuyết Bài Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta- Tương Ưng Bộ Kinh- Kinh 35.28). Như trong kinh tả lại, vài tháng sau khi giác ngộ, Đức Phật giảng bài pháp nầy cho 1,000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Đức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn. Sau khi nghe bài giảng nầy, toàn thể thính chúng đắc quả A la hán.(Đường Link để tham khảo bài Kinh: Kinh Lua Chay)
28/09/2020(Xem: 6798)
Dharamshala: Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng, Cục Quản lý Trung ương Tây Tạng lưu vong đã ra mắt cuốn sách do Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng biên soạn với chủ đề “So sánh Hiến pháp của các Quốc gia Dân chủ Khác nhau” (Comparative Constitutions of Various Democratic Nations). Tác phẩm tập trung vào việc so sánh Hiếp pháp của các quốc gia dân chủ khách nhau trên thế giới, và giải thích các loại Hiếp pháp Dân chủ khác nhau một cách đơn giản nhưng sâu sắc.
27/09/2020(Xem: 6003)
Hôm thứ Bảy, ngày 26 tháng 9 năm 2020, Ấn Độ đã công bố khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 15 triệu USD để thúc đẩy quan hệ Phật giáo giữa hai quốc gia Ấn Độ-Sri Lanka, bên cạnh việc khẳng định mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng nhằm ổn định Ấn Độ Dương. Những quyết định này đã được công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ảo đầu tiên giữa Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Chính phủ Sri Lanka Mahinda Rajapaksa. Đây cũng là Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên như vậy của Ấn Độ với một quốc gia láng giềng.
27/09/2020(Xem: 7095)
Colombo (News 1st); Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka nhấn mạnh rằng, cần phải nâng cao một thế hệ được định hướng về mặt Đạo đức, và Đạo đức được hướng dẫn bởi Tôn giáo của họ, đồng thời với sự phát triển thể chất trong nước. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa nhấn mạnh, Sri Lanka là một quốc gia giàu Đạo đức và phẩm hạnh do lòng tôn kính cao độ đối với Chính pháp Phật đà và sự đồng đạo của các tôn giáo khác được thực hành tại Sri Lanka.
27/09/2020(Xem: 6417)
Vài năm trước, dân tình xôn xao khi xuất hiện website lễ chùa online thì nay việc đi chùa đã được đưa lên... App. Khi cài ứng dụng này, mọi người có thể đến viếng, thắp nhang rất nhiều ngôi chùa trên cả nước. Đặc biệt, người dùng có thể nạp tiền vào App để... được phù hộ. Với mức nạp 20 ngàn đồng, "thí chủ" sẽ được phù hộ trong 1 ngày, nạp 50 ngàn đồng sẽ được bình an trong 1 tháng. Mua gói càng lớn thì ưu đãi càng cao! Hiện App này có hơn 5.000 lượt tải về và hàng trăm đánh giá trên Google Play.
27/09/2020(Xem: 4590)
Vào tuần trước, phát biểu tại buổi gặp gỡ với chư tôn tịnh đức Tăng già giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo Hàn Quốc, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Moon Jae-in đã thỉnh cầu sự hỗ trợ tiếp tục của cộng đồng Phật giáo tại Hàn Quốc, trong nỗ lực mở ra lộ trình đối thoại và trao đổi hơn nữa với Triều Tiên nhằm thúc đẩy con đường hướng tới hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và sự thống nhất cuối cùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]