Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn đề về đột biến khí hậu và sự cần thiết để chúng ta hành động.

13/10/201407:56(Xem: 10471)
Vấn đề về đột biến khí hậu và sự cần thiết để chúng ta hành động.
blank


Hơn 300 ngàn người đã biểu tình vì biến đổi khí hậu tại New York, 
Ảnh: JENNIFER MITCHELL
 
Trước một tuần của cuộc diễu hành People’s Climate March tại thành phố Newyork, Ngài Bhikkhu Bodhi đã phát biểu ý kiến của mình về vấn đề về đột biến khí hậu và sự cần thiết để chúng ta hành động.



THAY ĐỔI TỪ VĂN HÓA CHẾT ĐẾN VĂN HÓA SỐNG
Ven. Bhikkhu Bodhi
 Thích nữ Tịnh Quang chuyển ngữ


Vào ngày 21 tháng Chín, đông đảo công dân từ khắp nơi trên nước Mỹ, và từ nhiều vùng đất khác, sẽ được hội tụ về thành phố New York tham gia vào cuộc diễu hành về sự biến đổi Khí hậu (The People’s Climate March), đây được cho là cuộc diễu hành vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử. Cơ hội trực tiếp cho cuộc diễu hành là sự tập hợp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hiệp Quốc dành cho một hội nghị thượng đỉnh về sự khủng hoảng khí hậu được triệu tập bởi Tổng thư ký LHQ. Mục đích của cuộc diễu hành là báo cho các nhà lãnh đạo toàn cầu biết rằng thời gian để từ chối và trì hoãn đã qua, chúng ta phải hành động ngay nếu chúng ta muốn bảo vệ thế giới chống lại sự tàn phá về sự biến đổi khí hậu.

Nếu chúng ta muốn thoát khỏi hiện tình, những gì chúng ta cần ở mức tối thiểu là cam kết và thực thi cắt giảm ngay lượng khí thải carbon kết hợp với quá trình chuyển đổi hàng loạt quy mô với các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, trong khi các chính sách năng lượng trong sạch là rất cần thiết trong cuộc chiến chống sự phá vỡ khí hậu, một giải pháp lâu dài phải đi sâu hơn với việc áp dụng công nghệ mới và các biện pháp thực dụng như cap-and-trade hoặc đánh thuế carbon. 
 
Sự bất ổn khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay là triệu chứng của một căn bệnh sâu hơn, một thứ bệnh ung thư nguy hiểm lây nhiễm xuyên qua các tế bào bên trong của nền văn minh toàn cầu. Các biến cố thời tiết khắc nghiệt mà chúng ta đã chịu đựng như là một sự báo thức đòi hỏi chúng ta nên chữa trị các nguyên nhân cơ bản, sự tùy thuộc đều nằm bên dưới nền kinh tế công nghiệp-thương mại-tài chính của chúng ta.

Dấu hiệu đặc trưng của mô hình chi phối là định vị của tất cả các giá trị tài sản tiền tệ, giá trị con người, giá trị lao động, giá trị tự nhiên,  tất cả thuyên chuyển vào giá trị tài chính, và sau hết là giá trị duy nhất mà mô hình dẫn đến kết quả cuối cùng. Tất cả các giá trị khác phải chịu sự cai trị của tài sản tiền tệ dưới hình thức tăng lợi nhuận và lợi nhuận cao hơn vào đầu tư. Mô hình này đặt ở mục tiêu của nền kinh tế với sự tăng trưởng liên tục, dựa trên tiền đề bất định đối với sự phát triển vô hạn trên một hành tinh hữu hạn.

blank
Ảnh: BRUCE COTLER

Lối suy nghĩ này phụ thuộc vào một tiến trình "khách quan", có nghĩa là nó xử lý tất cả mọi thứ - người, động vật,  cây cối, đất đai và sông núi – như những đối tượng được xử dụng để tạo ra các lợi ích tài chính cho các tập đoàn, giám đốc điều hành và cổ động của chúng. Logic khách quan này và sự phối hợp giá trị của nó dẫn đến các chính sách nhắm vào sự thống trị nới lỏng và sự chinh phục đối với thiên nhiên. Hệ thống này phụ thuộc vào việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra năng lượng và sản xuất hàng hóa để bán trên thị trường. Do đó nó biến quà tặng của thiên nhiên thành một lô hàng hoá, để lại đằng sau những ngọn núi vật thải và chất nhiễm ô.

Tập đoàn công ty đối xử với con người một cách nhẫn tâm như đối xử với đá, cây và đất. Nó đẩy người dân bản địa ra khỏi vùng đất của họ và  hành xử với lao động như là một biến số trừu tượng, thu nhỏ con người thực sự với hình ảnh trong một cơ sở dữ liệu. Hệ thống này khởi sắc bởi sự kích động con người với ham muốn vô độ đối với việc tiêu thụ các mặt hàng vật liệu. Kế hoạch chi tiết của nó là sự đơn giản diễn tiến "sản lượng" bằng các nguồn tài nguyên và lao động được chuyển đổi thành hàng hóa đó là chuyển thành tài sản tiền tệ và rác rưởi vật liệu.

Tất cả những yếu tố có chúc năng hoạt động đồng loạt tung ra những sự tàn phá xung quanh chúng ta, dấu hiệu của một hành tinh nguy hiểm. Chúng ta đang sống trong một thế giới bị đè nặng bởi "văn hóa chết", theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong bối cảnh xa hoa không thể tưởng tượng, gần 900 triệu người phải chịu đựng cái đói và suy dinh dưỡng kinh niên. Các chứng bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong. Khoảng cách giữa các tầng lớp siêu giàu đối với người khác ngày càng lớn hơn. Và sự đột biến khí hậu cảnh báo hàng chục triệu sinh mạng mỗi năm. Trừ khi chúng ta thay đổi phương hướng nhanh chóng, kết quả cuối cùng cũng có thể là sự sụp đổ của nền văn minh của con người như chúng ta biết.

chimate change
Để tránh sự sụp đổ của nền văn minh, duy nhất, chúng ta cần công nghệ mới để giảm lượng khí thải carbon, nhưng một cách cơ bản hơn, một mô hình mới, một mẫu hình cho một nền văn hóa của cuộc sống. Một cách ngắn gọn, chúng ta cần một phương hướng thay đối để hiểu biết thế giới và một khuynh hướng thay thế đối với các giá trị có lợi cho một mối quan hệ không thể tách rời của nhiều người với nhau, với thiên nhiên, và với vũ trụ.

Sư thay đổi thế giới quan này phải dẫn đến sự tôn kính và tôn trọng thế giới tự nhiên, ý thức nó như là ngôi nhà không thể thay thế và là bà mẹ thiên nhiên của chúng ta. Cần phải thừa nhận sự hữu hạn của thiên nhiên và đối xử với nó cho phù hợp, có ý thức trách nhiệm của chúng ta cho các thế hệ tương lai. Cần thúc đẩy tình đoàn kết giữa các dân tộc ở khắp mọi nơi dựa trên sự đồng cảm, tôn trọng, và tình người được chia sẻ. 
 
Sự thay đổi phải dẫn đến sự phát triển hài hòa "công nghệ thích hợp," việc xử dụng có chọn lọc đối với các tài nguyên thiên nhiên, và việc triển khai các nguồn năng lượng tái tạo. Cần hỗ trrợ tiếp tục một nền đạo đức của sự đơn giản, hài lòng và kềm chế để thay thế cho cảm giác tham lam ngon miệng của chủ nghĩa tiêu thụ. Và sâu sắc nhất đối với tất cả, nó sẽ đánh thức chúng ta một khát vọng hướng tới sự liên hiệp với vũ trụ và tất cả chúng sinh, sự hài hòa giữa lý tưởng của con người và khả năng sáng tạo đối với vũ trụ.

Bây giờ chúng ta đứng ở ngã ba đường, nơi mà chúng ta phải lựa chọn giữa thế giới quan cạnh tranh. Tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta, chúng ta có thể di chuyển theo một ngoài hai hướng. Chúng ta có thể tiếp tục di chuyển về hướng tàn phá và cuối cùng là sự sụp đổ toàn cầu, hoặc có thể, thay vì chúng ta quay về đổi mới bên trong và những mối quan hệ lành mạnh với nhau, với trái đất, và với vũ trụ. Khi sự biến đổi khí hậu gia tăng, chúng ta không còn sự chọn lựa nào khi ở trong tình trạng cần được giải cứu rõ nét nhất, và do đó cần phải chọn sự phát triển một cách khôn ngoan và cấp bách hơn bao giờ hết.

Những trở ngại mà chúng ta đối đầu thì quá lớn. Để áp dụng, chúng ta cần phải có quyết tâm đặc biệt, sự hợp tác, và sức mạnh ý chí. Chúng ta phải kiên quyết trong nỗ lực của chính mình về sự cần thiết để thực hiện việc chuyển đổi sang một giai đoạn cao hơn trong việc phát triển công nghệ của chúng ta và trong sự phát triển văn hóa và tâm linh của chúng ta. Vì mục đích của chúng ta và vì các thế hệ tương lai, chúng ta phải phủ nhận thẳng thắn đối với văn hóa chết và nắm lấy một tầm nhìn mới, một nền kinh tế mới, một nền văn hóa mới được cam kết nâng cao đời sống thực sự.

Cuộc diễu hành vì sự Biến Đổi Khí Hậu (The People’s Climate March) tới sẽ là một bước tiến lớn theo hướng đó, một minh chứng hùng hồn về sức mạnh xuyên qua sự hợp nhất.

Link: http://shambhalasun.com/news/?p=57810

http://www.buddhistglobalrelief.org/active/bgrMission.html

Xem cuộc diễu hành: People’s Climate March, visit http://peoplesclimate.org/march/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2021(Xem: 9183)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6485)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8874)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5055)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
17/02/2021(Xem: 5253)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5681)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4551)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5138)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4714)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5402)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]