Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn đề về đột biến khí hậu và sự cần thiết để chúng ta hành động.

13/10/201407:56(Xem: 10387)
Vấn đề về đột biến khí hậu và sự cần thiết để chúng ta hành động.
blank


Hơn 300 ngàn người đã biểu tình vì biến đổi khí hậu tại New York, 
Ảnh: JENNIFER MITCHELL
 
Trước một tuần của cuộc diễu hành People’s Climate March tại thành phố Newyork, Ngài Bhikkhu Bodhi đã phát biểu ý kiến của mình về vấn đề về đột biến khí hậu và sự cần thiết để chúng ta hành động.



THAY ĐỔI TỪ VĂN HÓA CHẾT ĐẾN VĂN HÓA SỐNG
Ven. Bhikkhu Bodhi
 Thích nữ Tịnh Quang chuyển ngữ


Vào ngày 21 tháng Chín, đông đảo công dân từ khắp nơi trên nước Mỹ, và từ nhiều vùng đất khác, sẽ được hội tụ về thành phố New York tham gia vào cuộc diễu hành về sự biến đổi Khí hậu (The People’s Climate March), đây được cho là cuộc diễu hành vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử. Cơ hội trực tiếp cho cuộc diễu hành là sự tập hợp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hiệp Quốc dành cho một hội nghị thượng đỉnh về sự khủng hoảng khí hậu được triệu tập bởi Tổng thư ký LHQ. Mục đích của cuộc diễu hành là báo cho các nhà lãnh đạo toàn cầu biết rằng thời gian để từ chối và trì hoãn đã qua, chúng ta phải hành động ngay nếu chúng ta muốn bảo vệ thế giới chống lại sự tàn phá về sự biến đổi khí hậu.

Nếu chúng ta muốn thoát khỏi hiện tình, những gì chúng ta cần ở mức tối thiểu là cam kết và thực thi cắt giảm ngay lượng khí thải carbon kết hợp với quá trình chuyển đổi hàng loạt quy mô với các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, trong khi các chính sách năng lượng trong sạch là rất cần thiết trong cuộc chiến chống sự phá vỡ khí hậu, một giải pháp lâu dài phải đi sâu hơn với việc áp dụng công nghệ mới và các biện pháp thực dụng như cap-and-trade hoặc đánh thuế carbon. 
 
Sự bất ổn khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay là triệu chứng của một căn bệnh sâu hơn, một thứ bệnh ung thư nguy hiểm lây nhiễm xuyên qua các tế bào bên trong của nền văn minh toàn cầu. Các biến cố thời tiết khắc nghiệt mà chúng ta đã chịu đựng như là một sự báo thức đòi hỏi chúng ta nên chữa trị các nguyên nhân cơ bản, sự tùy thuộc đều nằm bên dưới nền kinh tế công nghiệp-thương mại-tài chính của chúng ta.

Dấu hiệu đặc trưng của mô hình chi phối là định vị của tất cả các giá trị tài sản tiền tệ, giá trị con người, giá trị lao động, giá trị tự nhiên,  tất cả thuyên chuyển vào giá trị tài chính, và sau hết là giá trị duy nhất mà mô hình dẫn đến kết quả cuối cùng. Tất cả các giá trị khác phải chịu sự cai trị của tài sản tiền tệ dưới hình thức tăng lợi nhuận và lợi nhuận cao hơn vào đầu tư. Mô hình này đặt ở mục tiêu của nền kinh tế với sự tăng trưởng liên tục, dựa trên tiền đề bất định đối với sự phát triển vô hạn trên một hành tinh hữu hạn.

blank
Ảnh: BRUCE COTLER

Lối suy nghĩ này phụ thuộc vào một tiến trình "khách quan", có nghĩa là nó xử lý tất cả mọi thứ - người, động vật,  cây cối, đất đai và sông núi – như những đối tượng được xử dụng để tạo ra các lợi ích tài chính cho các tập đoàn, giám đốc điều hành và cổ động của chúng. Logic khách quan này và sự phối hợp giá trị của nó dẫn đến các chính sách nhắm vào sự thống trị nới lỏng và sự chinh phục đối với thiên nhiên. Hệ thống này phụ thuộc vào việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra năng lượng và sản xuất hàng hóa để bán trên thị trường. Do đó nó biến quà tặng của thiên nhiên thành một lô hàng hoá, để lại đằng sau những ngọn núi vật thải và chất nhiễm ô.

Tập đoàn công ty đối xử với con người một cách nhẫn tâm như đối xử với đá, cây và đất. Nó đẩy người dân bản địa ra khỏi vùng đất của họ và  hành xử với lao động như là một biến số trừu tượng, thu nhỏ con người thực sự với hình ảnh trong một cơ sở dữ liệu. Hệ thống này khởi sắc bởi sự kích động con người với ham muốn vô độ đối với việc tiêu thụ các mặt hàng vật liệu. Kế hoạch chi tiết của nó là sự đơn giản diễn tiến "sản lượng" bằng các nguồn tài nguyên và lao động được chuyển đổi thành hàng hóa đó là chuyển thành tài sản tiền tệ và rác rưởi vật liệu.

Tất cả những yếu tố có chúc năng hoạt động đồng loạt tung ra những sự tàn phá xung quanh chúng ta, dấu hiệu của một hành tinh nguy hiểm. Chúng ta đang sống trong một thế giới bị đè nặng bởi "văn hóa chết", theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong bối cảnh xa hoa không thể tưởng tượng, gần 900 triệu người phải chịu đựng cái đói và suy dinh dưỡng kinh niên. Các chứng bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong. Khoảng cách giữa các tầng lớp siêu giàu đối với người khác ngày càng lớn hơn. Và sự đột biến khí hậu cảnh báo hàng chục triệu sinh mạng mỗi năm. Trừ khi chúng ta thay đổi phương hướng nhanh chóng, kết quả cuối cùng cũng có thể là sự sụp đổ của nền văn minh của con người như chúng ta biết.

chimate change
Để tránh sự sụp đổ của nền văn minh, duy nhất, chúng ta cần công nghệ mới để giảm lượng khí thải carbon, nhưng một cách cơ bản hơn, một mô hình mới, một mẫu hình cho một nền văn hóa của cuộc sống. Một cách ngắn gọn, chúng ta cần một phương hướng thay đối để hiểu biết thế giới và một khuynh hướng thay thế đối với các giá trị có lợi cho một mối quan hệ không thể tách rời của nhiều người với nhau, với thiên nhiên, và với vũ trụ.

Sư thay đổi thế giới quan này phải dẫn đến sự tôn kính và tôn trọng thế giới tự nhiên, ý thức nó như là ngôi nhà không thể thay thế và là bà mẹ thiên nhiên của chúng ta. Cần phải thừa nhận sự hữu hạn của thiên nhiên và đối xử với nó cho phù hợp, có ý thức trách nhiệm của chúng ta cho các thế hệ tương lai. Cần thúc đẩy tình đoàn kết giữa các dân tộc ở khắp mọi nơi dựa trên sự đồng cảm, tôn trọng, và tình người được chia sẻ. 
 
Sự thay đổi phải dẫn đến sự phát triển hài hòa "công nghệ thích hợp," việc xử dụng có chọn lọc đối với các tài nguyên thiên nhiên, và việc triển khai các nguồn năng lượng tái tạo. Cần hỗ trrợ tiếp tục một nền đạo đức của sự đơn giản, hài lòng và kềm chế để thay thế cho cảm giác tham lam ngon miệng của chủ nghĩa tiêu thụ. Và sâu sắc nhất đối với tất cả, nó sẽ đánh thức chúng ta một khát vọng hướng tới sự liên hiệp với vũ trụ và tất cả chúng sinh, sự hài hòa giữa lý tưởng của con người và khả năng sáng tạo đối với vũ trụ.

Bây giờ chúng ta đứng ở ngã ba đường, nơi mà chúng ta phải lựa chọn giữa thế giới quan cạnh tranh. Tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta, chúng ta có thể di chuyển theo một ngoài hai hướng. Chúng ta có thể tiếp tục di chuyển về hướng tàn phá và cuối cùng là sự sụp đổ toàn cầu, hoặc có thể, thay vì chúng ta quay về đổi mới bên trong và những mối quan hệ lành mạnh với nhau, với trái đất, và với vũ trụ. Khi sự biến đổi khí hậu gia tăng, chúng ta không còn sự chọn lựa nào khi ở trong tình trạng cần được giải cứu rõ nét nhất, và do đó cần phải chọn sự phát triển một cách khôn ngoan và cấp bách hơn bao giờ hết.

Những trở ngại mà chúng ta đối đầu thì quá lớn. Để áp dụng, chúng ta cần phải có quyết tâm đặc biệt, sự hợp tác, và sức mạnh ý chí. Chúng ta phải kiên quyết trong nỗ lực của chính mình về sự cần thiết để thực hiện việc chuyển đổi sang một giai đoạn cao hơn trong việc phát triển công nghệ của chúng ta và trong sự phát triển văn hóa và tâm linh của chúng ta. Vì mục đích của chúng ta và vì các thế hệ tương lai, chúng ta phải phủ nhận thẳng thắn đối với văn hóa chết và nắm lấy một tầm nhìn mới, một nền kinh tế mới, một nền văn hóa mới được cam kết nâng cao đời sống thực sự.

Cuộc diễu hành vì sự Biến Đổi Khí Hậu (The People’s Climate March) tới sẽ là một bước tiến lớn theo hướng đó, một minh chứng hùng hồn về sức mạnh xuyên qua sự hợp nhất.

Link: http://shambhalasun.com/news/?p=57810

http://www.buddhistglobalrelief.org/active/bgrMission.html

Xem cuộc diễu hành: People’s Climate March, visit http://peoplesclimate.org/march/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2015(Xem: 8016)
Tôi có quen với một gia đình, có thể nói là thuộc thành phần trí thức, bởi cha mẹ người bạn đều là nhà giáo, bản thân anh là kỹ sư và vợ là dược sĩ. Tuy vậy, không biết suy nghĩ thế nào, anh luôn tin vào các sách bày bán nhan nhản ngoài phố được cải biên, “làm đi, làm lại” mỗi năm như Lịch vạn niên, Xem ngày giờ, việc lành dữ trong năm và thường lên internet truy cập các trang chuyên hướng dẫn về ngày lành tháng tốt, cúng kiếng, xem tuổi kiết hung?
20/04/2015(Xem: 7926)
Ni Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles. Ni sư hoàn thành Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971. Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles. Năm 1975, Ni sư tham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche. Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tục tu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan. Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan…
19/04/2015(Xem: 5970)
Con người ta sống trên đời thường tự chuốc lấy khổ đau, phiền não nhiều hơn gấp bội phần cái khổ không đáng phải khổ của một thân chúng sanh, ấy là vì vọng tâm chấp ngã, chấp pháp.
18/04/2015(Xem: 15726)
Như một áng tinh vân bay qua bầu trời tăm tối Như một giọt nước trong lành giữa sa mạc cằn khô Như một đốm sáng lung linh trong đêm tối mộng hồ Người hiện giữa trần gian Như thực như chơn một Như Lai sứ giả Đã sương tuyết cao sơn Vẫn không mỏi mệt Đông Tây bươn bả Không cau mày giữa rừng cố chấp mê si Vũ khí của người chỉ có trí tuệ và từ bi Thắp ấm trái tim Mở rộng tấm lòng bao dung nhân thế Chỉ chừng ấy thôi Là tôi đã rưng rưng giọt lệ Kính thương người tuổi hạc đã cao Ân đức của người Sánh tựa trăng sao Tịch nhiên chiếu Vô nhân chiếu
18/04/2015(Xem: 9678)
Trong khi cả thế giới lựa chọn chỉ số GDP (Gross Domestic Products – Tổng sản phẩm quốc nội) làm thước đo thịnh vượng và phát triển, thì riêng tại đất nước này, chỉ số đó bị loại bỏ thay vào đó là GNH (Gross National Happiness- Tổng hạnh phúc quốc dân).
17/04/2015(Xem: 8541)
Mười lần như chục, hôm nào gặp bữa ăn trưa trong căng-tin có món xúc-xích là mấy người đồng nghiệp Đức của tôi hay nói đùa bằng một câu triết lý cà rởn rằng: trên đời này cái gì cũng có đầu có đuôi, có thủy có chung, duy chỉ cây xúc-xích là có hai đầu. Có ông nhạc sĩ người Đức Stephan Remmler còn viết ra một bài tình ca nổi tiếng theo tựa đề ấy là: Alles hat ein Ende nur die Wurst hat zwei. Câu nói vui, nói ra để cười với nhau. Xúc-xích là món ăn rất phổ biến của người Đức, to nhỏ đủ cỡ, có mặt mọi nơi, từ tiệm ăn tay cầm cho đến các món ăn nấu trong nhà hàng với nhiều gia vị khác nhau, với rau xanh, cải đỏ hay kèm bột cà ri, mù tạt v.v..
16/04/2015(Xem: 8123)
Nhân duyên đưa tôi đến với đạo Phật là từ ngày mẹ chồng lâm bệnh, sau khi bệnh viện trả về, mẹ được các thầy tụng kinh cầu nguyện nên ra đi rất nhẹ nhàng. Tang lễ và các tuần thất về sau cả nhà tôi đều tụng kinh niệm Phật cầu siêu cho mẹ, vào các ngày 14 và 30 thì lên chùa sám hối, nghe thầy trụ trì thuyết giảng. Từ đó tôi đã hiểu được Phật pháp và những điều hay lẽ phải cần thực hành trong đời sống hàng ngày. Sau này, mỗi tối tôi đều cố gắng thu xếp công việc để lên chùa tụng kinh, tôi thấy thân tâm mình an lạc vô cùng.
14/04/2015(Xem: 10837)
Chúng sinh kể cả nhân loại trên Tam Giới, trong cỏi Ta Bà, không nhất thiết chỉ có người quy y đạo Phật mới có Tri Kiến Phật. Mà ngay cả những người thậm chí không biết một tý gì về Phật giáo, không là Phật Tử, cũng đều tự có Phật Nhãn giống như nhửng Phật Tử và dĩ nhiên họ có Trí Tuệ Phật để thành Phật giống như mọi người mà không cần quy y tam bảo, làm Phật Tử hay cải đạo của chính mình. Đạo Phật không hề ép buộc ai quy y, không cản trở người quy y hoàn tục, cũng như tuyệt thông công (excomunicate) ai được. Đó là ưu điểm cũng là yếu điểm của đạo từ bi hỹ xã trong việc khuyết trương củng như bão vệ Phật Pháp.
13/04/2015(Xem: 7429)
Thư giãn ở bất kỳ cách nào cũng đều hiệu quả để đối trị đau đớn. Những người tập thư giãn có khả năng tốt hơn để chịu đựng đau đớn. VÀ họ thực sự cảm thấy đau đớn ít hơn. Nói cách khác, tập thư giãn có thể giảm đau một phần, và làm cho bạn chịu phần đau còn lại dễ dàng hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]