Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiến thắng sợ hãi

11/10/201411:33(Xem: 8640)
Chiến thắng sợ hãi

Thai Ha book (3)

18 giờ tối ngày 9/10/2014, đông đảo Phật tử, doanh nhân, sinh viên và các bạn yêu đọc sách đã được học hỏi rất nhiều từ thiền sư Minh Niệm, tác giả cuốn sách “Hiểu về trái tim” tại nhà sách Thái Hà ( số 119, C5, phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Cá nhân tôi cũng vậy. Tôi học được rất rất nhiều. Thầy Minh Niệm đã chia sẻ nhiều trải nghiệm sâu sắc, phong phú của chính thầy đến với những ai may mắn có mặt để giao lưu, để lắng nghe. Đối với rất nhiều người, đó là những điều mới mẻ và hữu ích.

Thầy Minh Niệm, tác giả của một cuốn sách sâu sắc như vậy mà sinh năm 1974. Thầy còn quá trẻ nhưng lại viết được một tác phẩm vô cùng có giá trị và xúc động. Thầy có 12 năm sống và tu học tại Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, trái tim thầy vẫn luôn quan tâm về Đạo Pháp ở quê hương Việt Nam. Bởi vậy thầy luôn có những trải nghiệm đa chiều về văn hóa và cuộc sống ở hai quốc gia cách nhau nửa vòng trái đất.

Người Mỹ có thể văn minh về vật chất và khoa học, nhưng người Việt Nam văn minh về tâm linh và tình cảm. Cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt lâu nay luôn có sự quây quần trong gia đình, có sự hòa đồng và chia sẻ với làng xóm bạn bè. Trong khi người Mỹ sống độc lập song cô đơn, vì luật lệ qui định tôn trọng không gian riêng và quyền tự do của công dân Mỹ.

Chính vì họ sống nguyên tắc biệt lập, nên cũng có lúc người Mỹ rất muốn sống có tình cảm bên gia đình sum họp như ở Á Đông, đặc biệt là vào những lúc gặp khổ đau và những cú shock về tình cảm. Cuộc sống tình cảm của người Mỹ khá là cô đơn, vì họ không muốn nhờ bạn bè chia sẻ động viên mình và không nghĩ rằng bạn bè phải có trách nhiệm về mình, do thói quen sống tự lập của họ. Bởi vậy, khá nhiều người Mỹ mắc bệnh trầm cảm, dù kinh tế và khoa học phát triển.

Thai Ha book (1)

Thầy Minh Niệm chia sẻ rằng hạnh phúc có mặt ở những nơi vắng bóng văn minh của nhân loại. Ở đó sự tư lợi hưởng thụ hạnh phúc cá nhân được thay thế bằng sự đồng cảm , tình thương yêu dành những điều tốt đẹp cho người. Ở đó con người sống chân thật tự nhiên và tình nghĩa.

Thầy chia sẻ với đại chúng rằng, dường như nhờ những năm tháng thầy nhập thất tu thiền trên núi hoang sơ vắng bóng con người, nên sau này xuống núi thầy đã cảm động khi nhìn thấy hình bóng con người đi trên đường, một hình ảnh thân quen mà lâu rồi mới gặp lại; từ đó nhận thấy sự bình yên và tình người đáng quý vô cùng, và thầy trân trọng đồng loại giữa vô thường, tâm hồn trở nên rộng mở.

Đối với người tu Phật, tâm hồn họ không còn sự phân biệt người tốt người xấu, người hay người kém. Tuệ giác nhờ thiền định giúp họ tách biệt giữa bản chất và hiện tượng.

“Mặt hồ nhăn nhó do gió thổi

Ngọn núi già do tuyết phủ quanh năm”

Tức là mặt hồ vốn trong nhưng ta nhìn thấy nó nhăn nhó (sóng lăn tăn) là do gió thổi. Còn núi vốn trẻ nhưng ta trông già vì có tuyết bao phủ trên đầu! Bản chất con người vốn thiện, nên có lúc nào đó trong đời, bản chất thiện lành của họ bị vô minh tham sân si che khuất thì cái chưa tốt đó chỉ là hiện tượng gió thổi tuyết phủ. Bản chất của mỗi con người chúng ta không xấu hoàn toàn và xấu mãi được, mà chỉ trong một thời điểm nhất định mà thôi.

Thai Ha book (4)

Sự tồn tại của người đem lại sự tồn tại của mình, cũng như hoa hồng được tạo nên bằng những yếu tố không phải hoa hồng như đất và nước, hạt giống. Vậy tu về tâm là tôn trọng người khác như thể tôn trọng chính mình, yêu người như thể thương thân mình. Sống một cuộc đời hạnh phúc như vậy thì cuộc sống đó dù ngắn hay dài đều đẹp và đáng quý.

Cuộc sống này còn đáng quý hơn, sau khi thầy Minh Niệm đã trải nghiệm ranh giới sinh tử qua 6 lần đối diện với cái chết ở đèo tử thần, trong hành trình 8 tháng đi qua 52 tiểu bang của Mỹ. Đó là những lần gặp sư tử rừng, gặp bão cát sa mạc, nhảy xuống vực cứu người, bị lạc trong rừng và kiệt sức, đứng trên đèo chờ xe thì xe tông vào người, một lần khác có người cho thầy quá giang thì thầy bị rơi xuống đèo.

Khi trải qua một hành trình dài với nhiều gian nguy thử thách như vậy, thầy đã ngồi tĩnh tâm để tự nhắc mình cần hoàn thành hành trình mình đã chọn. Tu hành đối với thầy là dấn thân vào thử thách và gian khổ hiểm nguy để tôi luyện bản lĩnh và bản năng thương người giúp người. Lúc đó thầy quán chiếu cái thân tứ đại này là vay mượn và là không thật có, thầy liền thấy giải thoát tự tại. Khi gặp hiểm nguy quá trong những chuyến đi tu bụi, lúc nhập thât, thầy Minh Niệm tự nhủ: nếu số phận cho thầy ở lại tiếp tục sứ mạng hoằng Pháp thì thầy sống tiếp, còn nếu không thể tiếp tục, thầy cũng hiểu rằng kiếp sống này không phải kiếp sống duy nhất, cái kết thúc đời sống này là sự mở đầu cho một cuộc sống mới.

Người tu Phật phải biết chiến thắng nỗi sợ hãi, phải biết giải thoát tự tại giữa ranh giới sinh tử, kẻ cả đối diện với cái chết. Tất cả để tôi luyện theo phẩm chất đại hùng, đại lực, đại bi, đại tri của Đức Phật và Tăng đoàn thuở trước.

Học tập theo tấm gương của thầy Minh Niệm đã chiến thắng nỗi sợ hãi trong hành trình gian khổ hiểm nguy, Phật tử tại gia chúng ta có thể học thiền và hành thiền để có thể đối trị những nỗi sợ hãi từ nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày với nhiều điều kiện thuận lợi đến những nỗi sợ lớn hơn ví dụ như lo sợ tâm mình nhiễm độc tham sân si thêm lần nữa.

Thiền Phật giáo có mặt ở phương Tây hơn 100 năm, đến nay Thiền vẫn là lối sống lành mạnh của đa số người  dân Mỹ cũng như người dân Việt Nam. Hành thiền là khả năng quán sát ý nghĩ khởi và diệt, lời nói và việc làm của chính mình, hay còn gọi đó là khả năng chính niệm. Tuổi hành thiền đẹp nhất của con người là khi có ý thức về cuộc sống. Sống thiền là làm mọi việc, mọi thứ trong tỉnh thức và chuyển động một cách nâng niu, đầy trân trọng và yêu thương đối với mọi vật và mọi người, nhờ đó tâm hồn tự nhiên tươi vui tràn đầy năng lượng.

Tu thiền là liệu pháp hàn gắn những mảnh vỡ của tâm hồn con người qua mỗi lần gặp sóng gió khổ đau trong đời. Vì sự lắng đọng an tĩnh của thiền giúp tâm trí con người hướng vào bên trong để nhận diện và phát triển nội lực để cảm nhận sự bình yên trong lúc ở một mình :

“ai mà không thích kết thân

Với người thế tục hay hàng xuất gia

Lang thang đơn độc, không nhà

Không còn ham muốn dục tình

Bà la môn thật xứng danh”

( kệ 404, phẩm Bà la môn, kinh Pháp Cú).

Hành thiền cần động lực chính đáng thì người tu đạt được kết quả tốt đẹp. Thân bệnh được chữa lành do tâm được hồi phục. Bởi mọi bệnh tật thường gặp đều bắt nguồn từ sự căng thẳng trong cuộc sống thiếu chính niệm. Bệnh tật và cái chết là một trong những nỗi lo sợ thường trực của con người, nay đã được giải thoát.

Thai Ha book (1)

Buổi giao lưu đã hoàn mãn trong niềm hỷ lạc của thầy trò chúng tôi, nhờ những hiểu biết đáng quý về cuộc sống. Và đặc biệt trong thời gian tới Thầy Minh Niệm sẽ gửi đến các thiền sinh những cuốn sách tiếp theo đó là “Nhìn vào bên trong” và “100 bước tu thiền”, 100 bước để khám phá thế giới nội tâm cho từng trình độ.

Chúng con biết ơn Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hà Books là doanh nhân Phật tử tu thiền trên 10 năm nay đã dẫn dắt rất thành công buổi tọa đàm. Những chia sẻ rất quý báu và những trả lời thắc mắc của người nghe làm ai cũng hoan hỷ. Những ai có mặt đã học được cách chiến thắng nỗi sợ hãi, cách chiến thắng chính mình. Bây giờ chỉ còn là thực hành mà tôi

DIỆU HÒA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2013(Xem: 13382)
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013
14/12/2013(Xem: 8966)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35688)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10642)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
13/12/2013(Xem: 12976)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 9076)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?
13/12/2013(Xem: 13932)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
13/12/2013(Xem: 12308)
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt;
12/12/2013(Xem: 10325)
Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC. Phim do Sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng và tường thuật và diễn giải sâu sắc về Cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất hay... Phụ tá với Sử gia Bettany Hughes, có Giáo sư Robert Thurman dạy Triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến sĩ Ulrich Pagal về Ngôn ngữ & Tôn giáo, và Ông Richard Coombrich Đại học Oxford.
12/12/2013(Xem: 19559)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]