Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tượng Phật mang an lạc cho khu xóm Oakland

08/10/201408:07(Xem: 10327)
Tượng Phật mang an lạc cho khu xóm Oakland





ỢNG PHẬT MANG AN LẠC
CHO KHU XÓM OAKLAND

 

     Ông Dan Stevenson không phải là một Phật Tử, cũng không theo một tôn giáo có tổ chức nào cả. Ông là một người dân cư ngụ trên đại lộ số 11 ở khu Eastlake của Oakland (California.)

     Vào năm 2009, khi ông đi vào trong cửa tiệm Ace chuyên bán vật dụng sắt thép dùng trong nhà, ông chợt hứng khởi phát tâm và đã bỏ tiền mua một pho tượng đức Phật bằng đá cao 2 feet (khoảng tương đương với hơn 60 cm). Sau đó ông mang về và gắn tượng Phật này vào một góc đường trong khu gia cư giữa đại lộ số 11 và con đường số 19.

     Ông Stevenson hy vọng rằng cái việc làm nhỏ bé của mình sẽ có thể mang lại sự an lạc phần nào cho khu phố này. Nơi đây từ lâu nay vẫn có nhiều tai tiếng về các tội phạm: nào là rác rưởi xả ra bừa bãi, nào là có kẻ bôi vẽ bẩn thỉu tục tĩu trên tường, lại còn thêm cái nạn mua bán ma túy, nạn mãi dâm, nạn cướp bóc, hành hung đánh lộn lẫn nhau và cả trộm cắp nữa.

     Ấy vậy mà sau đó xảy ra những chuyện thật là hứng thú và rất bất ngờ. Dân chúng, bà con lối xóm tại địa phương này bắt đầu dâng cúng ngay dưới nơi chân bệ thờ tượng Phật: hoa quả, thức ăn và nhang đèn… Một nhóm phụ nữ người Việt khoác áo tràng khởi sự tới tụ họp trước pho tượng để tụng niệm và cầu nguyện.

Oakland

     Và rồi khu phố đã có sự thay đổi rõ rệt. Người ta ngưng không xả rác vào quanh chỗ này nữa. Người ta cũng ngưng không phá hoại bằng cách vẽ hay viết bậy bạ lên tường. Những kẻ buôn bán ma túy cũng không còn quanh quẩn dùng chỗ này để làm ăn. Gái mãi dâm cũng lánh đi chỗ khác, không còn lởn vởn tại đây. Các bản tin, báo chí đưa tiêu đề là dường như đức Phật đã mang lại an lạc cho thôn xóm Oakland (Buddha seems to bring tranquility to Oakland neighborhood.)

     Phóng viên nhà báo Chip Johnson khi tới hỏi thăm cảnh sát về con số thống kê tội phạm hình sự ở quanh khu phố nơi đặt pho tượng Phật thì được cho biết như sau: “Kể từ năm 2012, khi bắt đầu có những người tới niệm Phật hàng ngày, nói chung tính tới lúc này thì tội phạm về hình sự sút giảm 82%. Các báo cáo về chuyện cướp bóc giảm từ 14 vụ xuống còn có 3 vụ. Hành hung đánh lộn giảm từ 5 vụ xuống thành không còn có vụ nào nữa. Nạn trộm cắp giảm từ 8 vụ xuống 4 vụ. Ma túy từ 3 vụ xuống số không. Và mãi dâm cũng từ 3 vụ xuống số không.” Nhân viên phụ trách thống kê của sở cảnh sát tuyên bố rằng không thể nói rõ nguyên nhân vì đâu, nhưng các con số thống kê thì khả quan như vậy đó.

     Trở lại hồi năm 2009, khi người ta đồn đãi cho biết rằng chính Dan Stevenson là người đã gắn pho tượng Phật thì bắt đầu có nhiều thứ tặng phẩm gửi tới biếu tặng để lại ngay tại nơi cửa căn nhà của ông này. Stevenson kể: “Người ta để tặng lại cả tấn trái cây và các món thức ăn với kẹo đặc biệt của Việt Nam, nhưng cả nhà tôi chỉ có tôi và bà vợ tôi tên là Lu. Chúng tôi không ăn hết nổi tất cả những thứ đó, nhưng dù sao cũng thấy vui quá xá.”

     Ông Stevenson nói “Tôi đã cố gắng giải thích với mọi người về lý do tại sao tôi lại đặt pho tượng Phật đó. Tôi không có niềm tin vào những gì mà quý vị tin đâu, nhưng tôi không chống đối. Tôi không ngờ rằng lại xảy ra tình huống như thế này.”

     Giờ đây, cứ vào khoảng lúc 7 giờ mỗi buổi sáng, các Phật tử tới thỉnh chuông, gõ mõ và tụng kinh khấn vái. Pho tượng Phật thuở đó bây giờ được trang trọng để vào trong một cái kệ. Kệ để trên một cái bệ. Tất cả đặt trong một cái am cao khoảng 10 feet (tương đương khoảng 3 mét). Trong am này còn có thêm một số tượng nhỏ khác và các ảnh thờ nữa. Vật phẩm trái cây thờ cúng dâng lên cũng để ở trong đây. Mùi khói nhang bốc thơm lừng trong không khí.

     Cô Alicia Tatum, 27 tuổi, vào một buổi sáng dắt 2 chú chó của cô đi dạo, gặp phóng viên, cô nói là: “Chỗ này hồi đó thường là một nơi rộng lớn bị người ta tới xả rác. Nhưng bây giờ thì chung quanh la liệt toàn là những bông hoa thôi, và cứ đều đặn mỗi sáng lại có người ra góc phố này tụng niệm.”

     Andy Blackwood một người sống trong vùng đó cũng nói: “Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tín đồ tới khoảng hơn một chục người: có dân da đen, có dân da trắng, đủ các sắc dân. Hai tuần lễ trước đây, một nhóm du khách người Đức cũng ghé tới thăm chỗ thờ tự này đấy.” Blackwood nói thêm: “Mấy tay buôn ma túy né khỏi chỗ này rồi, các cô gái ăn sương đi đêm cũng tránh ra nơi khác luôn.”

     Tương đức Phật trong cái am nhỏ bé trên đã hai lần giữ vững vị trí trước nỗ lực muốn phế bỏ và dời tượng đi nơi khác: một lần là từ tay những kẻ tội phạm, và một lần là từ phía chính quyền. Cả hai lần kể trên đều không thành công. Tượng vẫn an tọa vững chãi trong am.

     Hồi mới gắn tượng Phật, một tên có vẻ là kẻ trộm, tìm cách muốn cạy tượng này ra khỏi cái bệ, nhưng ông Stevenson trước đó đã lo xa và bảo vệ tượng bằng một cái khung với những thanh sắt hàn gắn chắc chắn. Lại thêm chân đế pho tượng được dán dính xuống bệ bằng một loại keo đặc biệt đắt tiền, dính rất chặt. Thế nên, tượng Phật không thể dễ dàng mà bị xê dịch hay di chuyển đi được.

     Vào năm 2012, sau khi có một người dân địa phương lên tiếng khiếu nại, Sở Công Vụ của thành phố cho người xuống muốn gỡ bỏ pho tượng, nhưng gặp phản ứng của dân chúng. Bà con lân cận đó nhiệt tình đứng ra bảo vệ khiến các viên chức thành phố phải tạm ngưng công tác và rồi quyết định là sẽ tìm hiểu sâu xa hơn, sẽ “nghiên cứu” thêm về vấn đề này. Hai năm sau đó, cơ quan hành chánh chẳng hề nhắc tới chuyện đó nữa, mọi việc rơi vào quên lãng và tượng Phật vẫn an vị trong am tại nơi đó.

     Lúc phóng viên Chip Johnson tới thăm cái am nhỏ bé này, thời gặp bốn phụ nữ ở chỗ đó, họ không nói được hay không hiểu được tiếng Anh, nhưng họ nhìn và có vẻ như tin rằng ông phóng viên này là người mới chuyển đạo, có lẽ nay theo đạo Phật giống họ.

     Phóng viên Chip Johnson kể rằng khi ông bắt đầu nói thì một phụ nữ trong nhóm đó lễ phép lấy cây viết của ông từ một tay này và lấy cuốn sổ từ tay kia của ông. Rồi bà ấy chỉ dẫn cho ông cách chắp tay trước ngực, cách cúi thấp đầu xuống và lập lại lời tụng niệm theo bà. Ông Johnson làm theo như thế. Tất nhiên lời tụng niệm theo này không đến nỗi tệ lắm vì chỉ là ê a nói theo…

     Tới giai đoạn thứ hai, kế đó, cũng chính người phụ nữ kia bảo ông Johnson ngồi xuống, hai chân xếp bằng, ngồi trên một chiếc thảm nhỏ đặt trên mặt đường, và bà ấy còn đặt một cái kệ với một cuốn sách kinh trước mặt ông Johnson...  Nếu không phải làm chi khác nữa thì ông ngồi như thế và tự thấy là mình ngồi kiểu đó giống hệt như kiểu mà Đức Phật ngồi, thoải mái và hoan hỉ. Ông ngồi đó một lát. Và nghĩ, có lẽ ông có thể trông giống ông Phật và vì lý do đó mà các bà chung quanh tỏ ra ưa thích ông. 

     Ông Johnson nghĩ có lẽ đây cũng là một cơ hội thật tốt để đưa ra một câu hỏi... và lần này, người phụ nữ hướng dẫn tâm linh cho ông có vẻ như thấu hiểu. Bà ấy nói mấy chữ tiếng Anh “Next week.” (hẹn tuần sau nhé.)

     Ông phóng viên Johnson cám ơn rất nhiều! Ông nghĩ rằng ông đã khám phá được đầy đủ những gì mà ông muốn kiếm tìm rồi... Bà con lối xóm quanh vùng Oakland đã nhận thấy được sự tiến bộ khả quan sau khi có tượng đức Phật và cái am thờ phượng nho nhỏ xuất hiện ở vùng này (Oakland neighborhood sees improvement after Buddhist Shrine moves in.)

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO
(phóng tác theo bài phóng sự

của nhà báo CHIP JOHNSON
trên báo SFGate.com. 9/2014)

_________________________________________


==

Oakland_2
   

Dan Stevenson is neither a Buddhist nor a follower of any organized religion.

The 11th Avenue resident in Oakland's Eastlake neighborhood was simply feeling hopeful in 2009 when he went to an Ace hardware store, purchased a 2-foot-high stone Buddha and installed it on a median strip in a residential area at 11th Avenue and 19th Street.

He hoped that just maybe his small gesture would bring tranquillity to a neighborhood marred by crime: dumping, graffiti, drug dealing, prostitution, robberies, aggravated assault and burglaries.

What happened next was nothing short of stunning. Area residents began to leave offerings at the base of the Buddha: flowers, food, candles. A group of Vietnamese women in prayer robes began to gather at the statue to pray.

And the neighborhood changed. People stopped dumping garbage. They stopped vandalizing walls with graffiti. And the drug dealers stopped using that area to deal. The prostitutes went away.

I asked police to check their crime statistics for the block radius around the statue, and here's what they found: Since 2012, when worshipers began showing up for daily prayers, overall year-to-date crime has dropped by 82 percent. Robbery reports went from 14 to three, aggravated assaults from five to zero, burglaries from eight to four, narcotics from three to none, and prostitution from three to none.

"I can't say what to attribute it to, but these are the numbers," a police statistician told me.

Back in 2009, when word got around that Stevenson was the person who'd installed the statue, offerings began to appear on his doorstep. It was like a scene straight out of the Clint Eastwood film "Gran Torino."

"They left a ton of fruit and Vietnamese specialty foods and candy, but there's only me and my wife, Lu, here and we can't eat all that stuff - but it's so good," said Stevenson.

"I've tried to explain to them my reasons" for placing the statue, he said. "I have nothing against it, but I don't believe what you believe!"

I don't think it matters to them.

To this day, every morning at 7, worshipers ring a chime, clang a bell and play soft music as they chant morning prayers. The original statue is now part of an elaborate shrine that includes a wooden structure standing 10 feet tall and holding religious statues, portraits, food and fruit offerings surrounded by incense-scented air.

"This used to be a huge spot for dumping stuff," said Alicia Tatum, 27, on an early morning walk with her dogs Lulu and Mya. "But over time, it's blossomed with more and more and more flowers - and they are out there every morning like clockwork."

On weekends, the worshipers include more than a dozen people: black folks, white folks, all folks, said Andy Blackwood, a neighborhood resident. Two weeks ago, a group of German tourists visited the shrine.

"The dope-dealing has stopped, the ladies of the evening have stopped," Blackwood said.

The Buddha has withstood two attempts to remove him from his watch, one criminal and one governmental. Neither has worked.

Soon after its installation, a would-be thief tried to pry the statue from its perch, but Stevenson had secured him with reinforced iron bar and "$35 worth" of a powerful epoxy - and Buddha didn't budge.

In 2012, after a resident's complaint, the city's Public Works Department tried to remove the statue but received such passionate blowback from neighbors that city officials decided to table and "study" the issue. Two years later, the administrative effort is long forgotten, and Buddha is still there.

When I went to visit the shrine, four small-framed ladies who don't speak or understand English decided I looked like a convert.

The moment I started talking, one of them politely took my pen from one hand, my notepad from the other and directed me to clasp my hands together, bow and repeat after her - so I did. When in Rome, right?

Apparently, my Buddhist chants aren't half bad either because they won some approving "oohs and aahs" from the flock - and carried me to Step 2 in the conversion process. The same woman who had grabbed my gear sat me cross-legged on a prayer rug in the street and placed a stool with a book on it before me. If nothing else, Buddha and I share the same body type - short, squat and happy. I sat there for a moment thinking that I might resemble him - and maybe that's why they seemed to like me.

I thought it might be a good opportunity to get a question in, too - and this time my spiritual guide seemed to understand.

"Next week," she replied.

Thank you very much, but I think I've already found what I was looking for.

Chip Johnson is a San Francisco Chronicle columnist. His column runs on Tuesday and Friday. E-mail: [email protected]. Twitter: @chjohnson.

- See more at: http://www.saungon.net/tbl/item_2429.html#sthash.aMzSpCrt.dpuf

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/07/2020(Xem: 5013)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một ngôi làng gọi là Taktser ở đông bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông dân. Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, phù hợp với truyền thống Tây Tạng, như tái sanh của người tiền nhiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, nguyện tái sanh để phụng sự loài người. Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là “Đại dương của trí tuệ.” Người Tây Tạng thường liên hệ đến Đức Thánh Thiện như Yeshe Norbu, “Viên ngọc ước,” hay đơn giản là Kundun, có nghĩa là “Thị Hiện.”
25/06/2020(Xem: 6692)
Câu nói: ướp xạ xông hương như đã trở thành quen thuộc với mọi người nên cũng chẳng mấy ai quan tâm tới, tuy nhiên áp dụng “xông ướp” vào huân tập là điều không đơn giản, nên cần phải quan tâm sâu rộng hơn tới hai điểm: thứ nhất là từ Hán Việt có những nghĩa: tập nhiễm, xông ướp, in sâu nơi tâm thức; thứ hai là khó hiểu, vì không thể hình dung rõ ràng. Huân tập là động từ như lực làm thay đổi tâm sinh lý con người rất tinh vi nên cần phải gia tâm hơn, vì nó ảnh hưởng về hai mặt tiêu cực và tích cực, cũng như thiện và bất thiện.
24/06/2020(Xem: 5287)
Tạo ra một cuộc sống Hạnh phúc cho riêng bản thân và gia đình là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người Mỹ. Mặc dù những điều cụ thể làm cho chúng ta Hạnh phúc có thể khác nhau đối với mỗi chúng ta, nhưng tất cả chúng ta đều biết Hạnh phúc khi chúng ta trải nghiệm nó: Đó là cảm giác hài lòng chung mà chúng ta đang sống một cuộc sống có mục đích, thỏa mãn.
24/06/2020(Xem: 5711)
Một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với tư thế ngồi cao 13,7 mét (45-foot) được dựng lên ở khu Chittagong Hill, Bangladesh trên cơ sở của ngôi Già lam Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha Vihar (TSSSV) đã trở thành một biểu tượng của sự hợp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự xung đột và bất ổn.
24/06/2020(Xem: 5892)
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử và khảo cổ học cho biết, những bức bích họa tranh tường màu sắc rực rỡ và tàn tích Phật giáo được khai quật tại Cộng hòa Uzbekistan, một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3, đã làm sáng tỏ sự hấp dẫn về sự lan tỏa nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa cổ đại.
24/06/2020(Xem: 8644)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
22/06/2020(Xem: 7641)
Truyện tích kể rằng sau khi đi một vòng châu du hoằng Pháp ở các làng mạc, Đức Phật trở về tịnh xá, và giữa chúng Tăng có cuộc thảo luận về trạng thái gồ ghề hay bằng phẳng của các con đường đã trải qua. Đức Phật nói rằng thảo luận về các con đường ấy không thích hợp cho sự giải thoát, đó chỉ là những đoạn đường ở bên ngoài thân tâm. Ngài khuyên chư Tăng nên lưu tâm đến con đường cao thượng là “Bát Chánh Đạo” thuộc giáo lý “Tứ Diệu Đế” và những việc cần phải làm khác để sớm đắc được đạo quả. Những giáo lý căn bản của Đạo Phật đưọc tóm tắt như sau đây:
20/06/2020(Xem: 8471)
Hai sự phân biệt được giới thiệu mà trước đây không được nêu rõ trong tài liệu về lòng bi mẫn, điều này có thể làm rõ những gì đang được nghiên cứu và khuyến khích sự chú ý đến các hình thức bi mẫn đã bị bỏ qua phần lớn. Sự khác biệt đầu tiên là liệu mục tiêu của hành vi bi mẫn là gần (ví dụ, nhìn thấy ai đó ngã xuống, trầy xước đầu gối của mình) hoặc xa (ví dụ, một người không quan sát trực tiếp ai có thể bị thương hiện tại hoặc trong tương lai). Gần là ngay lập tức, khắc phục nếu có thể cho những đau khổ chứng kiến; xa ngăn ngừa tác hại trong tương lai xảy ra. Nhóm phân biệt thứ hai đề cập đến việc lòng bi mẫn là sự thấu cảm, liên quan đến hành động hay là một khát vọng.
19/06/2020(Xem: 13370)
Tặng quà cho 285 hộ nghèo Ấn Độ ở 2 ngôi làng Katorwa-Mucharim (gần chùa Kiều Đàm Di VN- Bodhgaya) địa điểm cách Bồ Đề Đạo Tràng nơi đức Phật thành Đạo 7 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree cho phụ nữ, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200 Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác.)
17/06/2020(Xem: 9556)
Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]