“The History of Sampan”
“Chiếc thuyền này thường xuyên được neo tại đây vốn là chiếc
thuyền của người Việt Nam di tản, đã dạt vào bờ này
với 167 người lớn và trẻ em vào tháng 5-1980
“Chiếc thuyền này thường xuyên được neo tại đây vốn là chiếc
thuyền của người Việt Nam di tản, đã dạt vào bờ này
với 167 người lớn và trẻ em vào tháng 5-1980
Thủ đô Kualar Lumpur nằm ở phía Tây của bán đảo Malaysia. Từ Kualar Lumpur đi về hướng Đông khoảng gần 300 cây số, người ta sẽ đến bờ biển phía Đông. Xa lộ miền Đông vượt qua miền núi non của bang Pahang và dẩn về thủ phủ Kuantan. Trên đường đi khách bỗng thấy ghi trên bảng chỉ đường một địa danh quen thuộc mang tên Terengganu. Nhiều điều xưa cũ của gần 30 năm về trước bỗng nhói dậy trong lòng.
Kuantan chỉ là một thị trấn nhỏ nhưng nằm trên bờ biển nên là nơi hấp dẫn du khách. Một trong những khách sạn đón khách quốc tế ở Kuantan nằm trên một mũi đất nhô ra biển với hai bên là hai trái núi nhỏ. Hai trái núi này đáng gọi là Hoa Quả sơn vì đây là nơi ẩn náu của loài khỉ. Người Malaysia hiền hòa hình như không biết đến chuyện bắt khỉ nên chúng khá lộng hành. Khách trú ở khách sạn được ân cần khuyên nhủ đừng quên đóng cửa phòng. Khỉ từng nghiễm nhiên sơi trộm trái cây của khách để quên trên ban công. Thậm chí có dịp thì lấy luôn món thịt sa tế truyền thống ném cho lũ mèo đi dưới đất chẳng biết leo trèo như chúng.
Hai trái núi nằm tả hữu khách sạn xứng danh là rừng nhiệt đới với cây cao bóng cả rậm rì. Khách đi dọc cầu gỗ một bên là biển, một bên là núi, nhìn vào núi chỉ thấy cây cối đan dày tối om. Hẳn trong rừng không chỉ có khỉ. Ngoài kia là biển cả mênh mông, khách nhìn chếch về phía Đông Bắc mờ mịt, hướng đó phải là mũi Cà Mau của chúng ta cách vài trăm cây số đường chim bay.
Người ta đến Kuantan để nghỉ dưỡng, tắm biển và tìm cảnh đẹp của thiên nhiên hoang sơ. Họ hy vọng nơi đây chưa tràn ngập nhiều khách du lịch. Thực vậy, Malaysia đã trở thành một điểm dừng hấp dẫn của du khách, nhất là ở bờ biển phía tây với những địa danh nổi tiếng như Langkawi hay Penang. Du khách đến Malaysia thường bất ngờ trước sự chung sống đầy thân thiện của các chủng tộc khác nhau, trong đó dân bản xứ chiếm khoảng 60%, người Hoa 30% và người Ấn Độ 10%. Các tôn giáo lớn trên thế giới cùng tồn tại song song bên nhau, để mỗi năm Malaysia phải cử hành 4 lễ hội truyền thống, của Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo và cuối cùng là Tết Âm lịch như chúng ta.
Lần xem lịch sử cận đại của Malaysia, khách không thể không nhớ đến Việt Nam. Trong lúc chúng ta phải lâm vào cảnh chiến tranh chống lại nước ngoài, Malaysia có cái hạnh phúc không phải đánh nhau với đế quốc nào. Từ khi được Anh trao trả độc lập năm 1957, họ xây dựng một quốc gia nhiều chủng tộc, cởi mở với mọi chế độ khác nhau trên thế giới. Với tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến của quốc gia, Malaysia sớm gia nhập vào cộng đồng quốc tế và phát triển nhanh theo toàn cầu hóa.
Xuôi ngược trên đường phố Malaysia ta thấy người Âu chen lẫn người Á, người da nâu trộn với da vàng, thiếu nữ bịt khăn theo kiểu Hồi giáo vui vẻ chỉ đường cho khách nước ngoài. Họ đã trở thành một nước giàu mạnh trong cộng đồng Đông Nam Á, thậm chí họ đang rộng rãi tuyển chuyên viên lao động nước ngoài vào làm việc cho nền kinh tế của mình.
Một yếu tố nữa làm cho doanh nhân và du khách yêu Malaysia là khí hậu ôn hòa và cây cối miền nhiệt đới của một nước miền biển. có lẽ không nơi nào nhiều dừa như Malaysia và cũng không nơi nào dừa mọc sát biển như tại các bãi ở Kuantan. Mặt trời bóng dừa và nước biển tạo thành biểu tượng của ngành du lịch, khách sạn ngày càng xinh đẹp này không hề thiếu chúng, khách thầm nhủ trên đường đi dạo.
Một yếu tố nữa làm cho doanh nhân và du khách yêu Malaysia là khí hậu ôn hòa và cây cối miền nhiệt đới của một nước miền biển. có lẽ không nơi nào nhiều dừa như Malaysia và cũng không nơi nào dừa mọc sát biển như tại các bãi ở Kuantan. Mặt trời bóng dừa và nước biển tạo thành biểu tượng của ngành du lịch, khách sạn ngày càng xinh đẹp này không hề thiếu chúng, khách thầm nhủ trên đường đi dạo.
Bên cạnh vài gốc dừa bỗng hiện ra một chiếc thuyền gỗ đen, mái tranh cao nhọn mang mấy chữ “The Sampan Bar”. Thì ra đây chỉ là một quán nước của khách sạn trang trí như một chiếc thuyền. Quả thực trên thuyền là những chiếc bàn xinh xắn cho du khách uống nước ngắm biển nghe sóng. Không phải thế, đến gần hơn, khách chú ý đến một tấm bảng nhỏ mang tựa “The History of Sampan” với những dòng chữ: “Chiếc thuyền này thường xuyên được neo tại đây vốn là chiếc thuyền của người Việt Nam di tản, đã dạt vào bờ này với 167 người lớn và trẻ em vào tháng 5-1980”.
Khách ngỡ ngàng nhớ lại, trong những năm tháng đó, phần lớn thuyền cặp Malaysia đều đến Pulau Bidong. Pulau Bidong thật ra là hòn đảo vô danh, cách thành phố Terengganu khoảng 45 cây số, nằm về phía Nam của quần đảo Pulau Redang mà Relang là một thiên đường của ngành du lịch lặn biển. Trong một thời kỳ mà người Việt Nam biết đến Pulau Bidong hơn mọi địa danh khác của Malaysia. Con thuyền đến bãi Teluk Champedak này tức là trôi dạt về hướng Nam thêm khoảng 200 cây số nữa.
Một giai đoạn khó khăn của dân tộc trở về trong đầu khách. Cách đây gần 30 năm có một thời điểm, đó là những ngày tháng đen tối nhất của lịch sử. Có nhiều người bỏ nước ra đi trên con thuyền này là một trong hàng chục ngàn chiếc khác trong làn sóng to lớn đó. Nhưng con thuyền này đã gặp may, tất cả hành khách hẳn đã ứa nước mắt vì mừng vui, đã sống lại, đã gặp dừa xanh, nước ngọt, đất liền và gặp những người sẵn lòng giúp đỡ họ. Nhưng cũng còn có những người khác, số phận bi thảm hơn nhiều. 167 con người này, bây giờ đang ở đâu? có ai thấy lại con tàu này chưa? Con tàu làm bằng những thanh gỗ vô cùng chắc chắn, nhưng sao lại có nhiều lỗ khuyết lõm ở đầu tàu? Từ mũi Cà Mau trên vùng Đông Bắc đó, con thuyền đã trôi dạt trên 500 cây số về đây. Có ai gặp nạn dọc đường không? Có nên nhắc lại chuyện cũ hay nên để tất cả chìm trong bóng tối của quá khứ?
Những kẻ liều mạng này đã hơn một lần được mệnh danh là “không thích nghi” với xã hội mới. Đúng thôi. Nếu thích nghi ai dại gì bỏ nước ra đi. Nhưng vấn đề không nằm nơi họ mà ngược lại, các nhà kinh bang tế thế phải làm sao cho mọi thành phần xã hội phải được “thích nghi”, nhất là các thành phần đó đều là những bộ phận của một dân tộc duy nhất. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều chủng tộc khác nhau mà có thể “thích nghi” trong một cộng đồng quốc gia, còn chúng ta chỉ là môt dân tộc.
May thay, thời kỳ non trẻ đó đã qua, nhiều kinh nghiệm quý báu đã được tổng kết, người ta đã biết đắn đo hơn khi nói về một thời đã qua. Ngày nay Việt Nam là một cộng đồng hòa hợp tốt đẹp hơn xưa, thậm chí còn là chỗ “thích nghi” cho một số người nước ngoài, là “điểm đến” cho doanh nhân và du khách. Có những điều tưởng như giản đơn nhưng con người cần cả một thế hệ mới hiểu hết. Bài học của hòa hợp dân tộc và lòng cởi mở nhân ái ngày xưa của các vua Trần dường như bị quên mất sau nhiều thời kỳ chiến tranh và chia cắt khốc liệt, nay cần phải được ôn lại.
Có lẽ trong số 167 người này đã có người trở lại viếng quê hương, thậm chí có người về sống luôn tại Việt Nam. Những trẻ em ngày nọ có lẽ đã trở thành những người hữu ích cho xã hội đã cưu mang mình. Đi và về, nhận và cho, mỗi người đều phải tự làm trọn một vòng cuộc đời của mình. Mỗi dòng đời là một số phận nhỏ trong số phận lớn của dân tộc.
Con tàu bằng gỗ đen vẫn nằm nghe sóng vỗ. Du khách đang ngồi uống nước chắc chẳng bao giờ ngờ đến những gì xảy ra trên khoang thuyền nhỏ hẹp này. Hàng trăm số phận đã diễn ra một cách quyết liệt giữa tử và sinh. Nơi đây hàng trăm con người đã thiết lập thành một thế gian riêng, trong đó ý chí muốn sống và lòng tuyệt vọng trước cái chết đan chen dày hơn cả cây rừng. Sóng gió trên biển cũng không làm sao sánh được với lòng người trong cảnh ngộ vô song này.
Một giai đoạn khó khăn của dân tộc trở về trong đầu khách. Cách đây gần 30 năm có một thời điểm, đó là những ngày tháng đen tối nhất của lịch sử. Có nhiều người bỏ nước ra đi trên con thuyền này là một trong hàng chục ngàn chiếc khác trong làn sóng to lớn đó. Nhưng con thuyền này đã gặp may, tất cả hành khách hẳn đã ứa nước mắt vì mừng vui, đã sống lại, đã gặp dừa xanh, nước ngọt, đất liền và gặp những người sẵn lòng giúp đỡ họ. Nhưng cũng còn có những người khác, số phận bi thảm hơn nhiều. 167 con người này, bây giờ đang ở đâu? có ai thấy lại con tàu này chưa? Con tàu làm bằng những thanh gỗ vô cùng chắc chắn, nhưng sao lại có nhiều lỗ khuyết lõm ở đầu tàu? Từ mũi Cà Mau trên vùng Đông Bắc đó, con thuyền đã trôi dạt trên 500 cây số về đây. Có ai gặp nạn dọc đường không? Có nên nhắc lại chuyện cũ hay nên để tất cả chìm trong bóng tối của quá khứ?
Những kẻ liều mạng này đã hơn một lần được mệnh danh là “không thích nghi” với xã hội mới. Đúng thôi. Nếu thích nghi ai dại gì bỏ nước ra đi. Nhưng vấn đề không nằm nơi họ mà ngược lại, các nhà kinh bang tế thế phải làm sao cho mọi thành phần xã hội phải được “thích nghi”, nhất là các thành phần đó đều là những bộ phận của một dân tộc duy nhất. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều chủng tộc khác nhau mà có thể “thích nghi” trong một cộng đồng quốc gia, còn chúng ta chỉ là môt dân tộc.
May thay, thời kỳ non trẻ đó đã qua, nhiều kinh nghiệm quý báu đã được tổng kết, người ta đã biết đắn đo hơn khi nói về một thời đã qua. Ngày nay Việt Nam là một cộng đồng hòa hợp tốt đẹp hơn xưa, thậm chí còn là chỗ “thích nghi” cho một số người nước ngoài, là “điểm đến” cho doanh nhân và du khách. Có những điều tưởng như giản đơn nhưng con người cần cả một thế hệ mới hiểu hết. Bài học của hòa hợp dân tộc và lòng cởi mở nhân ái ngày xưa của các vua Trần dường như bị quên mất sau nhiều thời kỳ chiến tranh và chia cắt khốc liệt, nay cần phải được ôn lại.
Có lẽ trong số 167 người này đã có người trở lại viếng quê hương, thậm chí có người về sống luôn tại Việt Nam. Những trẻ em ngày nọ có lẽ đã trở thành những người hữu ích cho xã hội đã cưu mang mình. Đi và về, nhận và cho, mỗi người đều phải tự làm trọn một vòng cuộc đời của mình. Mỗi dòng đời là một số phận nhỏ trong số phận lớn của dân tộc.
Con tàu bằng gỗ đen vẫn nằm nghe sóng vỗ. Du khách đang ngồi uống nước chắc chẳng bao giờ ngờ đến những gì xảy ra trên khoang thuyền nhỏ hẹp này. Hàng trăm số phận đã diễn ra một cách quyết liệt giữa tử và sinh. Nơi đây hàng trăm con người đã thiết lập thành một thế gian riêng, trong đó ý chí muốn sống và lòng tuyệt vọng trước cái chết đan chen dày hơn cả cây rừng. Sóng gió trên biển cũng không làm sao sánh được với lòng người trong cảnh ngộ vô song này.
Gửi ý kiến của bạn