Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cõi tâm thức (Chùa Việt tại Mỹ)

22/08/201407:02(Xem: 22259)
Cõi tâm thức (Chùa Việt tại Mỹ)
Chua Phap Van

Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ và khi đã được ổn định ở xứ người, như đã hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả tình cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc thì tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc thì tiếp tục yêu những dòng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về.
Một ngày đầu mùa mưa, có người quen hỏi tôi có phải Phật giáo sẽ lụi tàn trên đất Mỹ sau khi những thế hệ lớn tuổi ra đi, vì tuổi trẻ Việt Nam ở các nước Âu Mỹ bây giờ không cách gì gần gũi được với Phật pháp. Trong môi trường văn hóa Tây phương, việc cầu đạo giải thoát theo quan điểm Phật giáo khó là một nhu cầu quan trọng. Anh phải nhìn ngắm thế giới này từ một góc độ nào đó thiệt Đông phương, qua một kiểu tiếp cận nào đó thiệt Á Châu, mới thấy được con đường suy tư mà Phật đã đề nghị.
Tôi không nói là Tây phương giàu có rồi biếng tu, ngay đến những người nghèo khó trong mấy khu ổ chuột ở Nam Mỹ cũng vậy. Văn hóa Cơ-đốc và hệ thống xã hội (bao gồm nhiều khía cạnh như giáo dục, kiến trúc, thương mại,...) đã dẫn người ta về một góc nhìn khác, rất xa lạ với cái gọi là tâm thức Phật giáo. Tâm thức đó rất cần đến một bối cảnh tương thích, và chính hạnh nghiệp của mỗi người đã đưa ta về một góc trời riêng để có thể sẵn sàng cho một cách nghĩ và kiểu sống nào đó!

Hãy đọc sách Âu Mỹ về Phật giáo, và nếu được, khi tiếp xúc với những người Tây phương có cảm tình với Phật giáo hãy để ý xem, họ xem Phật pháp như một thứ kiến thức thú vị kiểu Yoga của Ấn, Khí công của Tàu, hay cao siêu một tí thì cũng như Kinh Dịch của Tàu, Veda của Ấn. Nghĩa là biết được thì tốt, không biết cũng chẳng sao. Thậm chí những người da trắng có đi xuất gia làm Tăng ni Phật giáo thì cũng có một kiểu học hiểu Phật pháp rất Tây phương. Họ bài bản nhưng máy móc, và như vậy thì gần như không có chỗ cho những nhận thức đột phá.
Họ liên tục bị gò bó trói buộc trong những công thức, nguyên tắc. Họ phân tích giáo lý theo cách mổ xẻ một chiếc xe hơi. Chân lý nào lọt vào não trạng của họ cũng vuông vắn, ngăn nắp, trật tự và lạnh ngắt như những khối thép. Tôi vẫn nghĩ người Tây phương nói chung, khó mà hình dung được cái gọi là tâm thức Phật giáo ở những người Tây Tạng hay Miến Điện chứ khoan nói đến những bậc thánh Đông phương thứ thiệt! Không biết tôi có quá đáng chăng khi cho rằng phải biết tới mấy thứ Bonsai, Sushi, Sake, Ikebana, Origami kiểu Nhật mới hiểu người Nhật; phải biết xì-dầu, bánh bao, tàu hủ thối mới hiểu Tàu; và phải biết ít nhiều về món cà-ri và Yoga mới hiểu Ấn Độ.

Nhiều lúc mất ngủ nằm ngẫm ngợi một mình giữa phòng khuya, tôi chợt thấy ra nhiều chuyện lạ. Chỉ có thứ tâm thức kiểu Châu Á mới là đất sống cho Cơ-đốc giáo, dù món đó là sản phẩm của Tây phương. Có thể vài trăm năm nữa, Chúa chỉ tồn tại ở Châu Á, Châu Phi. Điều kiện kinh tế chỉ là một phần lý do. Người Tây phương không thể cuồng tín kiểu Đông phương, chưa kể những người lợi dụng Chúa cho lý do chính trị hơn là thờ Chúa vì lý tưởng tôn giáo. Các tôn giáo và chính kiến khác cũng thế, cái nào cũng cần đến những mảnh đất thích hợp.
Chẳng hạn dù có mộ Phật đến mấy, tâm thức Việt Nam khó mà chịu được Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh niềm tự hào xem mình là dân tộc lớn rồi xem Khmer, Thái Lan là nhược tiểu kém văn minh, ta còn nhiều lý do văn hóa tâm linh khác để từ chối ngồi lại giở xem từng trang bối diệp mà người ta đã theo đó tu học mấy ngàn năm qua... Người Việt ta có vẻ không chuộng được những tờ lá bối viết chữ theo chiều ngang, chỉ yêu vì những thẻ tre viết chữ theo chiều dọc. Một Thượng tọa Bắc truyền từng có bằng tiến sĩ Ấn Độ đã cho tôi biết một chuyện thú vị khác.
Những Pháp Hoa, Duy-ma của Phật giáo Bắc truyền đều có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng kỳ thực đó chỉ là những cuộc chơi tư tưởng trong một giai đoạn lịch sử. Trong thế giới tư tưởng của người Ấn hôm nay, những suy diễn nọ kia trong giáo nghĩa Bắc truyền ngày nào, giờ không còn độc đáo ly kỳ nữa. Nếu phải trở về với Phật giáo, người Ấn hiện đại chỉ có thể quay lại với kinh điển Pāḷi. Vai trò lịch sử của những giáo nghĩa hậu thời đã không còn nữa. Ấy vậy mà ở các xứ Tàu, Nhật, Hàn, Việt thiên hạ tiếp tục miệt mài với trò chơi mà người ta đã chối bỏ. Một số quốc gia Nam Mỹ và cả Ấn Độ hôm nay vẫn đang dệt mộng dựng xây một xã hội thiên đường nào đó... Mỗi lần đọc tin về mấy nhóm Maoist ở Nam Mỹ hay Nepal, Ấn Độ thì tôi lại rùng mình.

Những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đều có thể ảnh hưởng sâu đậm đến tâm trạng của ta, và tùy theo căn cơ bản thân mà mỗi người lại cũng có một nhận thức khác nhau về chuyện đời. Một người trầm tĩnh đến mấy mà phải ngồi trong một không gian tràn ngập những tia sáng chớp giật và một biển âm thanh om sòm náo nhiệt, thì khó mà không có những khoảnh khắc quên mình để cùng tham dự vào bối cảnh tưng bừng đó. Từ những tâm cảnh khác nhau, ta có những suy nghĩ, những quyết định khác nhau. Tôi muốn gọi đó là hành trang tâm thức.

blank
Chùa Pháp Vân, TP. Pomona,
bang California

Viết lan man, tôi ngẫu nhiên nhớ về một chuyện thú vị. Thì ra mấy ngôi chùa Nam tông của người Việt ở Mỹ cũng là một minh họa cho những điều tôi vừa thưa. Đó là một Pháp Vân ở California qua mấy chục năm trời vẫn giữ nguyên cái hơi hướng của một ngôi chùa Việt Nam trong nước với dãy cốc mái liền mái và vách liền vách như để nối liền cái đạo tình cần có của một tăng chúng đồng trú. Khuôn sân nằm giữa chùa cứ làm người ta nghĩ đến những trang viện hay một kiểu gia trang tam đại đồng đường của những gia tộc Hoa-Việt truyền thống.

Kiểu chùa cũng là cách thể hiện tâm tình của Hòa thượng viện chủ, một người vẫn nặng tình với huynh đệ, coi trọng chuyện họp mặt thân tình hơn cả việc chăm chút vẻ ngoài của ngôi chùa. Đó cũng là một Thích-ca Thiền Viện, cũng ở California, đáng xem là chốn già-lam kiểu mẫu với một vườn tượng đá trắng hoành tráng và những lương đình u nhã thiền vị với từng khóm hoa bụi kiểng được coi sóc từng tấc vuông, phản ảnh phần nào cái cõi tâm thức ngăn nắp và bài bản của vị phương trượng là một thiền sư nức tiếng.

Đó cũng là một ngôi phạm vũ Liên Hoa ở Irvin, Dallas của Hòa thượng phó tăng thống đường hoàng một cõi với dãy lầu thênh thang, đáng mặt một trụ sở hành chính. Nhìn cảnh thấy người là vậy. Ngài viện chủ nghiêm túc nhưng hiếu khách, đường bệ nhưng nhẹ nhàng. Đó là một tòng lâm Đạo Quang ở Arlington, Dallas dễ khiến người ta nhớ về những tự viện ở Bangkok, gần như không màng tới những làn ranh giữa đạo với đời. Với tâm tình nào anh cũng có thể ghé lại đó: Tu niệm cũng tốt, tham quan không tệ, khoái chuyện bái sám lễ nghi càng hay. Chùa có một rừng tượng đá và phù điêu có lẽ phong phú nhất nhì xứ Mỹ. Tôi đã nhìn thấy chân dung của ngài viện chủ qua vẻ ngoài của ngôi tự viện: Dấn thân, xuề xoà và rất tâm linh.

blank
Chùa Hương Đạo, TP. Fort Worth
bang Texas

Chùa Hương Đạo, TP. Fort Worth bang Texas. Đó cũng là một Hương Đạo ở Forth Worth đẹp như tên chùa. Nhiều năm chưa có dịp về lại, giờ nhìn thấy hình ảnh trên Internet tôi nghĩ mình đã không lầm khi từng có những cảm nhận về Thượng tọa phương trượng ở đây. Chùa ở Mỹ mà tôi vẫn nghe thấy ở đó cái hồn hậu của một quê xa. Tôi như nếm được ở đó cái vị ngọt của một giếng nước đá ong nằm cạnh một rào trúc và giàn mướp hoa vàng, dẫu kinh phí xây dựng ngôi đại tự này hiện đã không dưới một triệu Mỹ kim. Một chút tâm tư của thầy trụ trì đã bày ra đó. Người Nam Bộ mà yêu xứ Huế đến nồng nàn. Cái tâm Huế và tình Huế đã thổi vào kiến trúc chùa những dáng dấp đó.

Đó là một Bửu Môn ở Port Arthur ngan ngát tím một rừng sen bên cạnh bóng mát đổ dài của một ngôi đại viện trầm mặc một màu gạch đỏ nhuốm tí rêu phong.
Nhiều lần về thăm nơi đây, tôi cứ tần ngần ở ngõ vào vì mãi ngẩn ngơ với những dây hoa leo và từng bụi tre ngà kẽo kẹt trong gió trưa. Thương lắm, đó là cả một cõi tâm cõi tình chân chất của một người con xứ Quảng là Hòa thượng trụ trì. Lòng ngài như cây trúc, tiết trực tâm hư, nghĩ sao nói vậy, lắm lúc trực ngôn nhưng cái đạo tình thì thâm hậu vô bờ.

Đó cũng là một Pháp Luân ở Houston với nhiều nét đặc thù: Kiến trúc đẹp nhưng rõ ràng cho người đi nhiều hơn kẻ ở.Thầy phương trượng vốn người tám cõi nên ai ghé chùa cũng dễ thấy bàng bạc đây kia cái bóng dáng của muôn phương. Một chút hoa văn rất Á nhưng cứ làm người ta nghĩ đến một cõi La Hy ngàn trùng nào đó. Versace của Ý hay Spode của Hi Lạp? Một bệ thờ, một mái chùa chút nọ chút kia gom hết những nét riêng của Thái hay một Bhutan, Tây Tạng nào đó. Thầy phương trượng đi muôn phương và mang theo về cả những cơn gió lạ tự nghìn trùng. Thầy về rồi thì lại đi.

Chùa từ đó như một tự viện trên Con Đường Tơ Lụa – gạch nối Đông-Tây, để kẻ về thăm hay người thường trụ đều có thể tự cho mình cái quyền tham dự bầu không khí chẳng ai là chủ. Chùa cũng là một trang kinh.

Và độc đáo một nét riêng, có lẽ là chốn đạo tràng Phật pháp ở Saint Petersburg, Florida, một bang duyên hải thơ mộng nhất nhì Hoa Kỳ. Nhiều người chưa biết chùa, hỏi tôi, tôi vẫn trả lời bằng một cách nói dễ hiểu lầm. Đó là một kiểu chùa lộn ruột, những thứ hay nhất đẹp nhất hầu như đều nằm cả ngoài sân. Đó cũng là phong cách sống của thầy trụ trì chăng, trải lòng ra mà sống với người. Chùa mới và nghèo nhưng cái đổ ra cho người xa luôn là phần lớn. Có lẽ nhờ vậy, dù tăng thường trụ chỉ có vài ba, nhưng bán thường trụ thì cứ cần là có, không sao đếm hết.

Đêm qua, tôi có một giấc mơ lạ lùng và đẹp. Tôi thấy mình lạc bước vào một khu vườn bỏ hoang ở đâu đó, nơi có hàng ngàn bức tượng những vị tỷ-kheo ngồi quanh một pho tượng Phật thật lớn. Tượng nào cũng rêu phong, và đặc biệt nhất là mỗi tượng một nét mặt, không tượng nào giống tượng nào. Tôi giật mình tỉnh giấc giữa đêm và nhớ về khu Binh Mã Dũng ở Thiểm Tây, Trung Quốc, nơi có những bức tượng lính đất nung của vua Tần. Tôi ngậm ngùi tự hỏi biết đâu ở một nơi nào đó, dưới lòng đất hay trên núi cao, Phật giáo cũng có một vườn tượng mênh mông như thế với những bức tượng của 1250 tỷ-kheo từng theo hầu Phật ngày xưa.

Ngoại cảnh là biểu tượng của nội tâm, nội tâm chính là chân dung của mỗi con người. Cõi đất nội tâm chính là nơi chốn anh sống và suy tư bằng chính những gì anh vẫn là!

TOẠI KHANH
chua buu mon
Chùa Bửu Môn, Port Arthur,
bang Texas
blank
Chùa Pháp Luân, TP.Houston
bang Texas
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/06/2020(Xem: 6089)
Thật là một điều trùng hợp khi vừa đọc xong bài viết của Ôn Hội Chủ HT Thích Bảo Lạc được đăng tải trên trangnhaquangduc vào ngày 05/04/2020 là lúc tôi đang ôn lại hết những gì về Duy Thức Học và Vi Diệu Pháp vì thật ra khi đọc kinh sách của Nam Tông và Bắc Tông tôi đã tự nhận thấy Chữ Tâm luôn là đề tài mà người tu học phải tự điều phục và do đó lần nữa Chữ Tâm đã được gặp lại trong pháp môn này nhưng thêm vào chút thâm thuý sâu sắc khi được khảo sát qua ba tiến trình ( THỂ- TƯỚNG - DỤNG ) mà biểu hiện là Ý , THỨC , TÂM .
16/06/2020(Xem: 6861)
Tiến sĩ B. Alan Wallace, học giả, cư sĩ diễn thuyết, tuyên dương diệu pháp Như Lai, đã viết và dịch nhiều sách Phật giáo Tây Tạng. Ông không ngừng tìm kiếm các phương thức mới để hòa nhập việc tu tập Phật pháp với khoa học hiện đại và hậu thuẫn cho các nghiên cứu về tâm thức. Ông đã thực hành Phật giáo từ thập niên 1970, đã giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn tu tập thiền định Phật giáo trên toàn thế giới từ năm 1076. Ông đã dành 14 năm sống trong chốn thiền môn với cuơng vị một tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng và phúc duyên được Đức Đạt Lai Lạt Ma thế độ xuất gia.
16/06/2020(Xem: 6014)
Dharamshala, ngày 9/6/2020: Ngài Khensur Geshe Tashi Tesering, một vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng cư trú tại Queensland, Australia, cựu trụ trì Tu viện Gyudmey, nằm trong Danh sách Danh dự Sinh nhật Nữ hoàng 2020 vào hôm thứ Hai, ngày 8 tháng 6 năm 2020.
13/06/2020(Xem: 9694)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Nhưng chết rồi cũng chưa hết khổ. Vì tâm thức của con ngườisẽ bị nghiệp lực dẫn đi tái sanh. Nếu đời sốnghiện tại, con người biết tu hành, làm việc thiện lành tránh việc hung ác, thường tạo nhiều phước báo, thì khi chết được tái sanh làm người. Ngược lại sống ở đời với tâm địa ác độc, xấu xa, luôn gây phiền não khổ đau cho người khác,thì sau khi chết bị đọa vào một trong ba đường khổ: súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục. Và cứ thế hết đời này qua đời khác, chúng sanh cứ như vậy chịu trôi lăn, lặn ngụp, đắm chìm trong bể khổ đường mê, không bao giờ thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.
13/06/2020(Xem: 6544)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng nói rằng: “Âm nhạc có khả năng tiếp cận nhiều người hơn”. (‘Music has the potential to reach many more people,’) Đức Đạt Lai Lạt Ma, người gửi thông điệp về từ bi, hòa hợp và hòa bình với nụ cười đầy hỷ xả, đã cuốn hút hàng triệu Phật giáo đồ toàn cầu, đang phát hành một Album Giáo lý và Chân ngôn mật chú hòa âm phổ nhạc để đánh dấu kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của Ngài vào tháng tới.
13/06/2020(Xem: 7925)
Ngay từ những ngày đầu khi mới có lệnh cách giản xã hội (social distancing) TT Trụ trì Thích Nguyên Tạng đã Việt dịch tất cả những tin tức liên quan đến đại dịch đang xảy ra tại Úc và trên thế giới nhiều lần trong ngày cho tất cả những Phật tử trong và ngoài nước trên Viber Đại Gia Đình Quảng Đức và tôi nhờ duyên may nên cũng có tên trong danh sách này . Nhưng vài ngày sau là Thầy Trụ trì đã bắt đầu livestream cho các buổi công phu khuya bắt đầu từ 5:30-6:30 a m mỗi ngày và buổi chiều tiếng đại Hồng chung như chuẩn bị cho những giờ công phu tịnh độ tối của các chùa Đại thừa khi chưa có đại dịch . Rồi sau đó là các buổi sám hối Hồng danh cũng được livestream vào tối ngày 14 âm lịch và tối 29, hay 30 âm lịch mỗi tháng . Thành tâm ngưỡng phục oai nghi của các Ngài , không có mặt Phật tử mà buổi lễ nào cũng trang nghiêm vô cùng , mãi đến 2/6 /2020 số người lạy sám hối được tăng thêm dần dần từ 5 đến 20
12/06/2020(Xem: 7256)
Khóa Tu Học Mùa Dịch Corona tại Thụy Sĩ Trần Thị Nhật Hưng Để ngăn ngừa dịch bệnh Corona quái ác không có thuốc chữa, bùng phát từ đầu năm 2020, cả thế giới chung tay đối phó kêu gọi và ra lịnh mọi người cách ly. Không ai được tụ tập, mọi tổ chức hội họp lớn, nhỏ đã dự định đều phải đình chỉ. Người này người kia gặp nhau phải giữ khoảng cách 2 mét. Trong tình trạng đó, khóa tu học thứ 12 thường niên nhân dịp nghỉ lễ Thăng Thiên từ 21-24.5.2020 của anh em Gia Đình Phật Tử (GĐPT) Thiện Trí-Thụy sĩ định tổ chức cũng cùng chung số phận. Mọi người an tâm nằm nhà nghỉ dưỡng với tâm trạng nuối tiếc.
10/06/2020(Xem: 6316)
Dương Lệ Quyên tuổi ngoại tứ tuần thuê nhà ở trọ, cha chết, chồng con không có, cuộc sống vất vả. MC Lỗ Dự gần đây có gặp gỡ Dương Lệ Quyên - cô gái từng là fan cuồng của tài tử Hong Kong Lưu Đức Hoa, để tìm hiểu về cuộc sống của cô hiện tại. Từng một thời điên cuồng theo đuổi Lưu Đức Hoa, Dương Lệ Quyên ở tuổi ngoài 40 giờ đây đã thay đổi nhiều về quan điểm, suy nghĩ. So với nhiều năm trước, trạng thái tinh thần của cô cũng tốt hơn, không bấn loạn, rối bời như trước.
08/06/2020(Xem: 7253)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
02/06/2020(Xem: 8645)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]