Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ly kỳ chuyện vợ chồng vị Tiến sĩ “dâng” 2 đứa con… cho Phật

12/08/201411:29(Xem: 9423)
Ly kỳ chuyện vợ chồng vị Tiến sĩ “dâng” 2 đứa con… cho Phật

 Ly kỳ chuyện vợ chồng vị Tiến sĩ “dâng” 2 đứa con… cho Phật

Kỳ 1: Bồ tát cứu nạn và giấc mơ rồng bí ẩn !

(báo Bảo Vệ Pháp Luật) – Chồng là Tiến sĩ, Giám đốc một Bệnh viện đa khoa ở miền đất Tổ trung du, vợ là chủ một ảnh viện áo cưới khá nổi tiếng, họ sinh được 2 người con 1 trai 1 gái đẹp như tranh vẽ, thông minh học giỏi. Cuộc sống sung túc, hạnh phúc là niềm mơ ước của biết bao gia đình ấy sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu như không có một ngày người ta sững sờ khi bắt gặp ở trên ngọn núi thiêng của Tam Đảo cảnh tượng 2 vợ chồng vị Tiến sĩ này đang chắp tay cúi lạy và xưng hô là “con” với chính…2 đứa con nhỏ do mình sinh ra…
 
Bồ Tát không chỉ trong phim ảnh
 
Men theo Quốc lộ 32, chúng tôi tìm về Hương Nộn – 1 xã nghèo của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ hỏi thăm tới nhà anh Đào Nguyên Khải – Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Tam Nông, có vợ là Lê Thị Hải là chủ ảnh viện áo cưới Lưu Triều giữa trung tâm Thị trấn Cổ tiết ai cũng biết một cách tường tận. Với người dân nơi đây, cái tên Khải – Hải trở lên quá nổi tiếng, sự nổi tiếng ấy không chỉ bởi dù thành đạt trong sự nghiệp, kinh tế khá giả nhưng cặp vợ chồng trẻ này vẫn sống giản dị, đầy lòng nhân ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, mà còn bởi xung quanh cuộc sống của cặp vợ chồng này và 2 đứa con nhỏ của họ có rất nhiều điều kỳ lạ. Điều kỳ lạ hiếm gặp ấy trở thành đề tài bàn tán xôn xao, hâm nóng cả vùng quê nghèo vốn yên ả.
01
Có lẽ bất cứ ai lần đầu tiên gặp gỡ cặp vợ chồng trẻ này cũng dễ dàng có thiện cảm. Với dáng người gầy dong dỏng, chân chất, hiền lành, trầm tính, ăn mặc giản dị hẳn ít ai nghĩ rằng anh Đào Nguyên Khải đang là Tiến sĩ và là Giám đốc một bệnh viện đa khoa. Người vợ là chị Lê thị Hải trắng trẻo, xinh đẹp, với nụ cười đầy an lạc luôn hiện hữu trên khuôn mặt phúc hậu, nhân từ . Trong sự tiếp đón tiếp nồng hậu mến khách của con người miền đất Tổ trung du, anh chị trò chuyện cùng chúng tôi một cách cởi mở, chân tình. Anh chị bảo:“Bây giờ nhà rộng thênh thang cũng chỉ có 2 vợ chồng mình ở. Con cái giờ chẳng còn ai. Ban ngày túi bụi đi làm vùi đầu vào công việc, tối về 2 vợ chồng lại tìm đến kinh sách Phật làm niềm vui”. Cảnh tụng kinh, niệm phật, trì chú và cùng ngồi thiền của cả 2 vợ chồng trẻ mỗi đêm trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc với những người thân trong gia đình anh chị Khải – Hải.
Chị Hải kể: “Có lẽ những ai có niềm tin tâm linh trong sáng, lành mạnh bằng cái tâm thánh thiện, chí thành sẽ thấy cuộc sống có nhiều điều kỳ diệu, kỳ bí. Và càng thấy rằng Phật pháp thực sự vô cùng màu nhiệm mà ngay cả chính khoa học cũng không lí giải nổi”.
Chị nhớ như in, ngày trước gia đình chị rất nghèo, năm chị học lớp 4, mẹ đẻ chị gặp biến cố lớn khi phát hiện chửa ngoài dạ con bị vỡ phải cấp cứu. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ bệnh viện chẩn đoán tình trạng của mẹ chị rất nguy kịch, bởi bị vỡ dạ con từ 9h30’ sáng mà tới tận 6h30’ chiều mới nhập viện thì nguy cơ cứu sống chỉ còn 0,1%. Nhưng gia đình chị vẫn quyết tâm “còn nước còn tát” đề nghị mổ phẫu thuật. Do còn nhỏ, chị Hải không biết làm gì khác ngoài việc ngồi ngoài và…khóc. Trong giây phút ấy chị sực nhớ tới bộ phim Tây Du ký, hình ảnh Thầy trò Đường Tăng khi nào gặp hoạn nạn kêu cầu thì Quán thế âm bồ tát đều xuất hiện cứu giúp. Vậy là trong đầu chị lóe lên rằng chỉ có Bồ tát quán thế âm mới có thể cứu giúp được mẹ chị. Vậy là chị bắt đầu thiết tha cầu khẩn Bồ tát quán thế âm, thậm chí chị vừa đi chăn bò trên núi vừa khóc khẩn cầu. Chẳng biết có phải cái tâm chí thành tha thiết của chị đã cảm ứng đến chư Phật, chư Bồ tát, mà ngay hôm đó, ca mổ của mẹ chị thành công tốt đẹp, chỉ chưa đầy 1 tuần sau sức khỏe của mẹ chị hoàn toàn bình phục và xuất viện trong sự ngỡ ngàng của các bác sĩ . Chị sung sướng vô cùng.
 
Kỳ lạ giấc mơ thấy rồng đen
 
Và bắt đầu từ đó chị có niềm tin tuyệt đối vào Phật pháp. Không có bất cứ vị cao tăng nào chỉ dẫn, cũng không hay đi lễ chùa, thậm chí nhà chị cũng không có cả bàn thờ Phật, tất cả đều là sự tự giác ngộ, hàng ngày chị chỉ nhất tâm niệm phật, niệm Bồ tát quán thế âm mỗi khi rảnh rỗi. Đã không ít lần chị có ý định xuất gia đi tu, nhưng vì nghĩ thương bố mẹ không có ai chăm lúc về già, hơn nữa lại chưa gặp được vị thầy nào đủ tâm đức dìu dắt mình trên con đường tu đạo, nên chị lại thôi. Một hôm, đi qua nhà hàng xóm chị bỗng nghe được câu thơ phát ra từ loa: “Vui trong tham dục, vui mà khổ – khổ trong tu hành, khổ mà vui” – chị dừng lại nghe một cách chăm chú như nuốt từng lời, rồi chạy thộc vào hỏi câu thơ ấy của ai. Hàng xóm bảo với chị là câu thơ ấy của Thượng tọa Thích Viên Thành –Trụ trì chùa Hương, chị thầm ước bằng mọi giá mình phải đi gặp bằng được vị thầy này để vấn an, khai thị cho mình về Phật pháp.
Khi mà ước nguyện chưa được viên mãn, thì bỗng một hôm chị nhận được tin Thượng tọa Thích Viên Thành viên tịch. Hôm ấy chị khóc như mưa, ai hỏi lí do vì sao chị khóc chị chỉ nức nở: “Thầy mất rồi!”. nhiều người lại gặng hỏi: “Bố mày mất à? Sao mà mất ? chị lại trả lời: “Không phải là bố mà là thầy ở chùa Hương”. Mọi người cười ré lên quát chị :“Mày bị điên à, thầy chùa chết chứ bố mày có chết đâu mà khóc”. Càng bị mắng, chị lại càng khóc thương thảm thiết vị thầy đáng kính của mình dù chưa một lần gặp. Lúc đó trong đầu chị ước nguyện, sau này nếu mình lấy chồng sinh con, chắc chắn mình sẽ cho nó xuất gia đi tu.
Và rồi dường như duyên trời đã định, chị gặp được anh Đào Nguyên Khải – chàng cử nhân sinh viên y khoa Hà Nội, cũng là người rất mộ đạo Phật. Cả 2 nhanh chóng lên duyên. Điều kỳ lạ là cả 2 đều có cùng ước nguyện sau này có con chắc chắn sẽ cho nó xuất gia đi tu. Và sau khi tổ chức đám cưới chị nhanh chóng có bầu. Trong thời gian mang bầu, chị nằm mơ thấy một con rồng. Khác với những con rồng hay thấy trong sách báo, phim ảnh thường là màu xanh, màu đỏ, hoặc vàng và chúng thường bay lượn trên trời. Đằng này con rồng chị gặp lại màu đen, rất to, nhưng nó lại nằm im, đôi mắt lim rim trông rất hiền rồi nhìn chị…

Kỳ 2: Có phải hai đứa con “đầu thai chuyển kiếp”?

Giấc mơ rồng và đứa con trai kỳ lạ ra đời
Sau khi kết tóc xe duyên, hàng ngày vợ chồng anh Đào Nguyên Khải – chị Lê Thị Hải thường tụng kinh, niệm Phật, trì chú cầu mong sớm có con. Và chỉ 1 tháng sau, chị Lê Thị Hải nhanh chóng mang bầu. Trong thời gian mang bầu, chị Hải bỗng nằm mơ thấy một con rồng. Khác với những con rồng hay thấy trong sách báo, phim ảnh thường là màu xanh, màu đỏ, hoặc vàng và chúng thường bay lượn trên trời. Đằng này con rồng chị gặp lại màu đen, rất to, nhưng nó lại nằm im trông rất hiền từ, rồi nó nhìn chị. Thấy giấc mơ kỳ lạ chị Hải đem chuyện kể lại với chồng, anh Khải cười rồi nói: “Người ta nằm mơ thấy rồng vàng, rồng bạc, vợ chồng mình lại mơ thấy rồng đen, chuyện này kể ra chắc người ta buồn cười lắm ấy nhỉ!”.
02
Vợ chồng vị Tiến sĩ Đào Nguyên Khải thường luôn sống nhân hậu, sẵn lòng cưu mang, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
 
Tới tuần thứ 2 bỗng chị Hải bị nóng sốt kéo dài nhiều ngày. Người thân trong gia đình lo ngại rằng mới mang thai mà bị nóng sốt cảm cúm như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới bào thai, thậm chí là hỏng thai, nên khuyên chị Hải phá thai. Xong chị Hải vẫn quyết định giữ lại cái thai ấy, chị có linh cảm thai nhi không có vấn đề gì cả. Và thực tế là bào thai vẫn phát triển hoàn toàn bình thường đến thời kỳ sinh nở. Ngày sinh nở vợ chồng anh chị và hai bên gia đình họ hàng vui mừng vì đứa con đầu lòng là một quý tử rất kháu khỉnh, bụ bẫm. Chị Hải bảo: “Khi trẻ nhỏ vừa sinh lọt lòng mẹ thường mắt nhắm tịt lại vài ngày sau mới mở và thường người đỡ đẻ phải “tét” vào mông để kích thích trẻ cất tiếng khóc đầu đời. Thế nhưng, đứa con đầu lòng của anh chị vừa ra đời đã mở mắt tròn xoe nhìn xung quanh, rồi tự cất tiếng khóc oe oe. Điều kỳ lạ là chị sinh hạ đứa con trai đầu lòng vào đúng giờ mùi, ngày mùi, tháng mùi, năm mùi. Với mong muốn con mình luôn mạnh mẽ như dòng nước lớn của biển cả bao la, nên vợ chồng anh chị đặt tên con là: Lưu Triều”.
 
Sau khi sinh con, anh Khải thường xuyên đi làm vắng, chị Hải ở nhà chăm con, đồng thời mở cửa hàng chụp ảnh và kinh doanh áo cưới. Nhà chỉ có 2 mẹ con, nên mọi công việc nhà đều đến tay chị. Hàng ngày, chị để bé Lưu Triều nằm một mình trong nôi ở gần trước cửa ra vào để chạy đi chạy lại lo công việc phía sau nhà. Mỗi lần như thế chị nói với con: “Nằm ở đây ngoan, trông nhà cho mẹ nhé, để mẹ đi làm. Có khách vào thì nhớ khóc lên gọi mẹ nghe chưa !”. Những tưởng chỉ là căn rặn con để lấy lệ tự động viên tâm lí mình là chính, vì con còn nhỏ xíu vài ba tháng tuổi làm sao đã hiểu và biết nghe lời người lớn được. Thế nhưng, điều lạ là đúng y như lời mẹ dặn, mỗi khi có khách vào là bé Lưu Triều lại khóc thé lên gọi mẹ.
 
Sau 4 tháng lại tiếp tục mang thai…
 
Chỉ trong vòng 4 tháng sau, chị Hải bất ngờ khi phát hiện mình lại tiếp tục mang thai đứa con thứ 2. Chị nhớ như in, trước thời điểm sinh cháu thứ 2 chị đi lễ chùa cách nhà vài km, ngày hôm sau về chị bỗng thấy râm râm đau bụng, anh Khải vội đưa chị vào bệnh viện. Tới bệnh viện, trong khi đợi chờ các bác sĩ thăm khám cho chị, chị cảm thấy đói bụng liền lấy ít hoa quả trong túi lộc mới đi lễ chùa về rồi bỏ ra ăn tạm. Khi vừa ăn hết nửa quả lựu, chị chuyển dạ sinh hạ đứa con thứ 2 một cách dễ dàng chư…đi chơi. Lần sinh hạ này là một bé gái. Cũng giống như người anh Lưu Triều, em bé gái này vừa lọt lòng mẹ cũng đã tự mở mắt và tự cất tiếng khóc chào đời. Song có điều kỳ lạ hơn là vừa sinh lọt lòng, móng chân móng tay của bé gái đã dài ngoằng .Và lại sinh đúng vào giờ Dần, ngày Rằm tháng 7 Âm lịch.
 
Điều đặc biệt này khiến nhiều người thân trong gia đình lo lắng, bởi dân gian Việt Nam thường có câu: “Trai mùng 1 gái hôm Rằm” . Theo như cách lý giải của các nhà khoa học thì sự vận động tương tác giữa mặt trăng và thủy triều vào thời điểm đặc biệt này sẽ có tác động nhất định tới bào thai và tâm sinh lý của đứa trẻ sinh ra. “Vì thế trong số những đứa trẻ này có những bé thường có tính khí khác thường, khó nuôi” – theo như cách lí giải của Tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ và ứng dụng Việt Nam (UIA). Và “cũng vì những ngày này thường đúng vào “ngày sóc và ngày vọng” là ngày mà người dân hay đi lễ đình, chùa, nên những ngày này thường được coi là ngày của thánh thần, trẻ nhỏ sinh vào ngày này dân gian thường gắn liên quan tới yếu tố tâm linh”– cách lí giải của Nhà nghiên cứu Doãn Phú – Trung tâm nghiên cứu tiềm năng và con người. Chẳng biết có phải sinh vào ngày đặc biệt hay không mà từ khi lọt lòng mẹ, bé gái này tỏ ra khác người rất thông minh, nhanh nhẹn, dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh, nên vợ chồng anh Khải – Hải chọn đặt tên cho con là “Mẫn Nghi”.
Hai anh em Lưu Triều và Mẫn Nghi lớn rất nhanh, học hành rất giỏi trở thành 2 trong số những “học sinh cưng” của các thầy cô Trường tiểu học Hương Nộn. Thế nhưng, bỗng một ngày 2 “học sinh cưng” ấy bỗng…biến mất khỏi nhà trường, khiến cô Chủ nhiệm và cô Hiệu trưởng rơi nước mắt đi tìm…

Kỳ 3: Kinh ngạc khi con nhỏ nói chuyện giáo lý

Như thường lệ, sau kỳ nghỉ hè các trường học bắt đầu vào năm học mới, các thầy cô và học sinh trường tiểu học Hương Nộn (huyện Tam Nông, tỉnh Phú họ) đều háo hức tề tựu mùa khai giảng năm học mới 2011 – 2012. Duy chỉ có học sinh Đào Mẫn Nghi của lớp 1B – một trong số những học sinh xuất sắc, thường hay tham gia văn nghệ của nhà trường thì vắng mặt.
 
Kể cả những buổi học sau đó cũng không thấy xuất hiện. Sự vắng mặt bất thường này khiến cô Hiệu trưởng và cô Chủ nhiệm nôn nóng phải liên lạc với phụ huynh để tìm hiểu. Và rồi cả nhà trường đều cảm thấy bị sốc nặng khi hay tin bé Mẫn Nghi đã xuất gia đi tu tại một ngôi chùa Tây Thiên tận trên ngọn núi cao của Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Cô Chủ nhiệm đã khóc nức nở, còn cô Hiệu trưởng thì một mực yêu cầu vợ chồng anh phải đón cháu về không được làm như thế. Thậm chí, cả cô Chủ nhiệm và cô Hiệu trưởng đã có những lần lặn lội lên tận Tây thiên để tìm gặp bé Mẫn Nghi.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Giờ đây khi gặp lại 2 đưa con xuất gia đi tu vợ chồng Tiến sĩ Đào Nguyên Khải chắp tay cung kính đảnh lễ
 
Vợ chồng Tiến sĩ Đào Nguyên Khải Tâm Sự: “Mình dân y khoa, vợ là dân kỹ thuật, vốn là những người luôn kiên định theo chủ nghĩa duy vật nên rất ghét, thường xuyên lên án những gì là mê tín dị đoan, đồng bóng . Thế nhưng, giữa mê tín và tín tâm lại hoàn toàn khác biệt, những gì thuộc về thế giới tâm linh đã và đang xảy ra đối với gia đình mình thực sự là kỳ lạ không lí giải nổi. Lúc chưa sinh con thì cả vợ lẫn chồng đều tâm nguyện sau này có con cho nó xuất gia đi tu, nhưng khi dứt ruột sinh được 2 đứa con ngoan ngoãn, thông minh, xinh đẹp mà nghĩ cảnh cả 2 con đi tu là bố là mẹ ai chẳng thấy tiếc và xót con, nên đã không ít lần vợ chồng mình thối chuyển suy nghĩ”. Song lạ thay, khi vừa khởi lên suy nghĩ ấy thì ngay đêm ấy chị Hải nằm mơ thấy mình nhìn thấy cảnh tượng xung quanh mình rất nhiều người bị ma quỷ sát hại và trong số đó có cả chính bản thân mình. Trong lúc hoảng sợ chị Hải bỗng nghe tiếng nói từ trên không trung vọng lại là hãy trì niệm câu chú cầu Quán Thế âm Bồ tát. Y như lời chỉ dẫn, chị nhất tâm trì niệm thì thấy bỗng dưng chị mặc áo choàng màu vàng ma quỷ không làm gì được chị. Rồi chị gặp một vị thầy cao tăng, vị thầy bảo muốn giúp đỡ những người khổ cực kia thì hãy tìm cách cho 2 tiểu đồng tử xuất gia đi tu. Tỉnh giấc, chị Hải liền vội kể lại toàn bộ giấc mơ với chồng. Anh Khải bảo: “ Giấc mơ đó như lời nhắc nhở 2 vợ chồng mình rằng tâm không được lay động với những gì mình đã phát nguyện”. “Song 2 đứa con có đi tu được hay không lại phải tùy duyên chứ không thể ép buộc được !” – chị Hải nhấn mạnh.
 
Kỳ nghỉ hè năm 2011, lần đầu tiên chị Hải đưa bé Mẫn Nghi lên chùa Tây Thiên, Tam Đảo vãn cảnh chùa. Vừa gặp các sư thầy tại đây, bé Mẫn Nghi bỗng quay sang nói với mẹ: “Con cảm thấy rất thích ngôi chùa này và muốn ở lại đây tu”. Các thầy bảo: “Đi tu xuất gia rất kham khổ và phải cắt đứt hết mọi tình thân dù là cha mẹ, con có đồng ý không?”. Không chút đắn đo Mẫn Nghi liền gật đầu. Dù luôn chuẩn bị tâm lí rằng các con mình sẽ đi tu, nhưng chị cũng không thể nghĩ rằng bé lại xuất gia đi tu một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng như vậy, chị chỉ còn biết đồng ý. Chiều theo ý con, chị Hải kìm nén lòng để lại đứa con nhỏ thơ dại mới 6 tuổi giữa đất khách quê người hoàn toàn xa lạ, chắp tay đảnh lễ các thầy rồi lẫm lũi cất bước xuống núi. Đi được một đoạn, bỗng bé Mẫn Nghi vẫy tay gọi chị quay lại, những tưởng bé sẽ nhớ bố mẹ mà đòi về hoặc ôm lấy mẹ mà khóc nức nở, nhưng chị bỗng sửng sốt khi thấy bé ghé vào tai nói rằng: “Cô về tu tập tinh tấn nhé! mà cô về bán nhà cửa đi mà cúng dường Tam Bảo, cúng cho nhà chùa rồi đi tu. Cô vào chùa đi tu mới độ được nhiều cho chúng sinh chứ cô ở ngoài thì độ được mấy!”. Câu nói ấy khiến chị Hải không kìm nén được cảm xúc trào dâng nước mắt. Là một người mẹ hơn 30 tuổi đời, dù hiểu biết Phật pháp, nhưng mình vẫn chưa giác ngộ được tới vậy, vậy mà một đứa trẻ 6 tuổi nói được những lời triết lí đạo Phật thâm sâu như vậy, chắc hẳn con mình đã có duyên tu với phật pháp từ tiền kiếp.
 
Vì nhớ con, nên thi thoảng chị Hải lên thăm con, lần gặp lại con mới đây nhất tại Tây Thiên, chị lại thêm lần nữa sững người khi bé Mẫn Nghi (nay là chú tiểu Bảo Nhiên) bỗng hỏi: “Mà nhà cô Hải là ở đâu ấy nhỉ? Nhiều người hỏi nhà chùa quê ở đâu mà nhà chùa chẳng biết. Cô nói để nhà chùa còn biết nhà chùa trả lời”.
 

Kỳ 4: Mong con… thoát khổ

Sau khi bé Mẫn Nghi xuất gia đi tu tại ngôi chùa Tây Thiên trên ngọn núi thiêng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cách nhà tới hơn một trăm km, dù rất nhớ thương đứa con gái nhỏ, nhưng vợ chồng Tiến sĩ Đào Nguyên Khải thường kìm nén lòng mình bằng việc hàng ngày nhất tâm cầu Chư Phật, Chư Bồ tát gia hộ, gia trì cho con mình vững bước trên con đường tu tập.
 
Mùa hè năm 2013, vợ chồng anh chị đưa bé Lưu Triều lên Tây Thiên thăm em gái. Sau cả chặng đường leo núi vất vả mới lên tới Tây Thiên, Lưu Triều bỗng nói với bố mẹ: “Con chưa đến chỗ nào mà thấy như chỗ này, con muốn ở lại đây không muốn về”. Biết là cả 2 đứa con mình có duyên đặc biệt với ngôi chùa này, nhưng ngặt một nỗi ở đây đa số là các ni sư nên việc tiếp nhận các tăng vào tu tập e rằng khó khăn, nên vợ chồng anh chị một mặt động viên con là quay trở về nhà tiếp tục học đợi tới khi đủ 12 tuổi thì xuất gia đi tu, một mặt anh chị liên hệ với các chùa khác, thậm chí liên hệ với cả một vị thầy tận bên Canada xem có chùa nào phù hợp tiếp nhận con trai mình vào tu tập. Nhưng bé Lưu Triều khóc một mực đòi chỉ thích tu ở Tây Thiên, cho dù tu ở đây là khắc khổ nhất, rừng núi hẻo lánh nhất trong số tất cả các ngôi chùa mà bé Lưu Triều được bố mẹ đưa đi thăm.
Phóng viên Báo BVPL lặn lội lên tận chùa Tây Thiên và duyên may khi trực tiếp chứng kiến cảnh bé Lưu Triều theo chân bố mẹ lên tham dự buổi nghe giảng pháp. Dù hiếm khi được lên tới đây, nhưng với bé Lưu Triều dường như tất cả đều rất đỗi quen thuộc, Lưu Triều chạy ngay tới cầm chiếc micro rồi quỳ xuống, bạch với các sư thầy một cách hồn nhiên: “Con xin được trọn đời xuất gia đi tu” trong sự ngỡ ngàng của bố mẹ và những người có mặt. Lưu Triều bảo: “Bố mẹ đã hứa năm 12 tuổi cho con đi tu, nên năm nay con đủ tuổi rồi, đến lúc con phải đi rồi, con quyết tâm đi”. Vợ chồng anh chị Khải – Hải đưa ánh mắt nhìn nhau, rồi cùng quay sang nhìn đứa con trai nhỏ bé trong nỗi niềm cảm xúc trào dâng buồn vui lẫn lộn khó diễn tả thành lời.
 
04Với vợ chồng Tiến sĩ Đào Nguyên Khải “dâng” 2 đứa con cho Phật chính là mong chúng… thoát khổ!
 
Anh chị kể, từ lúc bé xíu 2 đứa con mình đã bộc lộ những điều khác thường và thể hiện có duyên sâu đậm với Phật Pháp. Với nhiều người lớn đi lễ chùa quanh năm có khi chẳng học được thuộc 1 bài khấn nôm, thế nhưng, từ khi học mẫu giáo, 2 bé đã có thể học thuộc lòng câu chú của Đức Phật Dược sư (được phiên âm từ tiếng Phạn sang Tiếng Hán rất khó đọc và khó nhớ) chỉ sau một lần được bố dạy cách đọc. Có lần 2 bé đi học, gặp một con cóc nhỏ bị chết ngang đường, 2 bé không chút đắn đo lấy ngay cây bút mẹ mới mua đào đất để…chôn cóc, rồi niệm Phật, quy y cho chú cóc nhỏ. Một lần khác, 2 bé gặp cảnh tượng một con Chó đang mang bầu bị xe cán chết, bé Lưu Triều khóc thương con chó, bé Mẫn Nghi liền động viên an ủi: “Thật ra nó không phải là con chó đâu, nó chỉ đổi từ thân này sang thân khác thôi, nên Triều đừng khóc”. Khi tới trường học, thấy các bạn bắt ve sầu để nghịch, bé Lưu Triều khuyên các bạn không nên giết hại chúng sinh, mà nên phóng sinh nó đi, các bạn cười mỉa mai trêu Lưu Triều là “thần kinh”. Lưu triều vội lao vào đánh nhau với các bạn, giành giật bằng được con ve sầu để…giải cứu nó.
Một buổi nọ, cả nhà được nghỉ rảnh rỗi, anh Khải rủ 2 con cùng thi ngồi thiền. Điều kỳ lạ là chưa bao giờ dạy bé Mẫn Nghi ngồi thiền mà bé có thể ngồi thiền một cách thuần thục và an trụ rất lâu. Khi vừa xả thiền xong, bé liền quay sang hỏi bố: “Bố ơi vén bầu trời ra thì thấy cái gì nhỉ ?”. Anh Khải chỉ biết lắc đầu trong sự ngạc nhiên. Bé liền đáp: “Trong lúc ngồi thiền con thấy nhiều điều lắm bố ạ…!” Rồi bé kể một cách thao thao bất tuyệt. Còn bé Lưu Triều thường kể với bố về những giấc mơ lạ: “Con hay mơ lắm, mà trong giấc mơ con thấy con trải qua 800 kiếp luân hồi. Trong đó, nhớ nhất là con trải qua 2 kiếp làm rắn. Kiếp thứ nhất con là 1 con rắn nhỏ chui vào gầm giường bị một con rắn to hơn cắn chết. Còn kiếp nữa con là rắn được một vị Hòa thượng cúng rồi thả phóng sinh, nhưng sau đó lại bị người ta dùng tên bắn chết. Có lẽ con sợ nhất khi có kiếp con là con giun bị người ta xéo chết. Có kiếp con mải chơi quá, nên bị đọa vào địa ngục, quỷ giữ dồn đuổi đánh con, con vừa chạy vừa niệm Phật thì sau đó con được lên làm người…”.
Từ khi bé Lưu Triều đủ 12 tuổi, anh chị quan sát thấy bé có nhiều biểu hiện tâm trạng lạ, có đợt thấy bé ngồi học bài mà tỏ vẻ trầm ngâm, bố lân la hỏi thì bé trả lởi: “Dạo này con cứ hay có những ý nghĩ lạ, mà cứ như là mọi việc đang hiển hiện rất thật ngay trước mắt con ấy. Con thấy con đang ở trên một ngọn núi tuyết, con là chú tiểu đi cùng với 3 vị sư bước lên những bậc thềm toàn tuyết trắng toát. Sau đó con gặp Ngài Anan ( Tôn giả A Nan là một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni có học thức uyên thâm, trí nhớ siêu phàm. Được coi là Thị giả của Đức Phật, luôn tận tụy bên cạnh Đức Phật, chăm sóc Đức Phật và ghi nhớ tất cả những lời Phật dạy), ngài bảo con cố mà tu đi. Sau đó, con nhìn thấy một ngôi chùa rất to lớn và rất đẹp trong đó Đức Phật đang ngồi thuyết pháp”. Lưu Triều nói với bố mẹ: “Con thấy mọi người khen nhà mình đẹp, sao mà con thấy chẳng thích ở nhà mình tí nào ấy. Con thích vào chùa tu”…
Vậy là giờ đây, vợ chồng Tiến sĩ Đào Nguyên Khải đã “dâng” trọn 2 đứa con cho cửa Phật theo đúng lời phát nguyện từ trước khi mang thai và cũng là theo ý nguyện của cả 2 con. Việc làm này của vợ chồng anh khiến người thân, họ hàng, Lãnh đạo chính quyền địa phương, đồng nghiệp, dân làng…ai cũng bị sốc. Không ít người ngăn cản, chỉ trích vợ chồng anh là điên, rồ, nhưng anh chị chỉ nở nụ cười an lạc. Anh chị bảo: “Đời là bể khổ, mà nỗi khổ lớn nhất là ai cũng phải chết. Cái chết luôn rình rập đến bất cứ lúc nào. Chết đi, bao của cải, danh vọng đều bỏ lại, chỉ có nghiệp tốt xấu tạo tác ở đời là mang theo. Chính cái nghiệp ấy cuốn con người vào vòng luân hồi sinh – tử…Có được kiếp người là vô cùng quý giá. Vậy nên, việc tận dụng từng giờ từng phút mà tu tập sửa mình, tẩy rửa nghiệp xấu đề giải thoát là việc quan trọng hơn cả. Vì thế, vợ chồng mình cho 2 con đi tu không phải vì suy nghĩ tiêu cực, vì “vô phúc” mà vì là mong chúng… thoát khổ. Giờ tiền bạc vật chất kiếm ra mỗi ngày vợ chồng mình đều đem đi làm từ thiện cả. Sau này nhắm mắt xuôi tay, vợ chồng mình chỉ nguyện cầu 4 chữ: “Được về Cực Lạc”.
 
Bài và ảnh: ĐỨC SƠN 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2021(Xem: 4881)
Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020, in loại bìa cứng mạ vàng rất trang nhã. Tất cả có 180 trang chữ nhỏ. Tác giả là một vị Hòa Thượng người Tích Lan đã ở Hoa Kỳ lâu năm, và dĩ nhiên là Hòa Thượng Gunaratana đã dịch và tham cứu từ bản tiếng Pali, vốn là những Kinh điển gốc của Phật Giáo Nam Truyền và Ngài đã viết cũng như bình chú bản kinh nầy bằng tiếng Anh nhan đề là: Meditation on Perception-Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness. Thầy Thanh An là một nghiên cứu sinh về Phật Giáo ở bậc Tiến Sĩ tại Đại Học Kelaniya, Tích Lan. Thầy Thanh An cho biết đây là tác phẩm đầu tay của Thầy ấy dịch từ Anh Văn ra Việt Văn.
11/03/2021(Xem: 4419)
Chính quyền Trung ương rất mong muốn quảng bá việc Nghiên cứu Phật giáo tại Ấn Độ, và đang chuẩn bị sẵn sàng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về các trường Đại học Ấn Độ, cung cấp các chương trình Phật học. The University Grants Commission (UGC) đã gửi một Chỉ thị đến tất cả các trường học để cung cấp dữ liệu liên quan về các chương trình học liên quan đến Phật giáo. Điều này được cho là sẽ hồi sinh Ấn Độ, như một trung tâm nghiên cứu và truyền thống Phật giáo trên toàn thế giới.
10/03/2021(Xem: 7793)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
09/03/2021(Xem: 4307)
Đài Bắc, Đài Loan: Vào ngày 7 tháng 3 vừa qua, trong một cuộc mít tinh đông đảo do Hiệp hội Phúc lợi Tây Tạng Đài Loan (在 台 藏人 福利 協會) và Mạng lưới Nhân quyền cho Tây Tạng, Đài Loan (西藏 台灣 人權 連線 會), hơn 34 tổ chức phi chính phủ từ khắp đất nước Đài Loan, đã cùng tham gia kỷ niệm 62 năm ngày tổng khởi nghĩa chống Tàu cộng xâm lăng 10/3/1959-10/3/2021. Cuộc mít tinh cũng đánh dấu kỷ niệm gần 70 năm ngày Ký kết Thỏa thuận 17 điểm giữa Tây Tạng và nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.
09/03/2021(Xem: 5129)
Cái gì là “Không thường cũng không đoạn”?Ý nghĩa “Không Thường” chính là tất cả sự vật không phải cố định vĩnh cữu bất biến, mà là thời khắc nào cũng bị biến đổi mãi mãi.Ý nghĩa “Không Đoạn” là chỉ trong chỗ biến đổi này chưa từng có dừng lại, cũng chính là chưa có phút giây nào “Gián Đoạn”.Giả sử như sự sự vật vật trong thế giới này đích thực có thật tại thì không cần phải phát sanh ra hiện tượng “Không”.Hôm qua có mà hôm nay không thì đây chính thuộc về “Đoạn”.Còn nếu như có vĩnh cữu thì đó chính thuộc về “Thường”.Thử hỏi thế giới hiện thật đây là “Đoạn” như thế nào và “Thường” như thế nào? Đúng ra sự sự vật vật trên thế giới đều là “Không, không phải thường cũng không phải đoạn”.
09/03/2021(Xem: 8674)
Anton đã nói với tôi rằng một người bạn nổi tiếng của ông một lần nọ đã lưu ý rằng hầu hết những nhà vật lý lượng tử liên hệ đến lãnh vực này thì ở trong phong thái tâm thần phân liệt. Khi họ ở trong phòng thí nghiệm và chơi đùa với mọi thứ, thì họ là những người thực tế. Họ nói về những quang tử (photon) và điện tử đi đây và đi đó. Tuy nhiên, lúc chuyển sang việc thảo luận triết lý, và hỏi họ về nền tảng của cơ học lượng tử, thì hầu hết sẽ nói rằng không có gì thật sự tồn tại mà không có cơ cấu nhận – định nó.
08/03/2021(Xem: 4098)
Dharamshala: Danh sách tham gia ngày càng tăng, bởi các nhà lãnh đạo thế giới đã được tiêm vaccine COVID-19, vào đầu giờ hành chính ngày 6 tháng 3 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal, Dharamshala, H.P., Ấn Độ. Sau khi tiêm liều vaccine COVID-19, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi tất cả những người đủ điều kiện, đặc biệt là ‘bệnh nhân bị nhiễm covid-19’ hãy vì lợi ích chung cho xã hội, nhanh chóng đăng ký tiêm liều vaccine COVID-19. “Điều này rất quan trọng, vì vậy tôi đã thực hiện việc tiêm vaccine COVID-19, tôi muốn chia sẻ nhiều người nên đã can đảm để thực hiện tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal.
07/03/2021(Xem: 7267)
Huế, cố đô một thời, là thành phố nhỏ bé như vậy mà lại có nhiều chùa nhất so với các miền khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bởi, nơi đây có chiều dài lịch sử lập quốc của nhà Nguyễn từ khi người đầu tiên khai mở là Nguyễn Hoàng, muốn tránh sự sát hại của người anh rể là Trịnh Kiểm nên xin đi xa vào Nam để khai khẩn đất hoang theo sự vấn kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu phán: “ Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.“ Và, Chùa Thiên Mụ danh Tự có từ đó. Đứng đầu bảng trong 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Huế.
07/03/2021(Xem: 4853)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali. Lời dạy này được ghi lại trong Kinh Tiểu Bộ và Kinh Tương Ưng; do Hòa thượng Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang tiếng Việt. Trước khi tìm hiểu lời dạy trên của đức Phật, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ngài Vakkali một chút.
06/03/2021(Xem: 4683)
Kính bạch Thầy nhân ngày phụ nữ sắp tới và còn trong tháng giêng, con chợt nghe bài hát này , nhớ đến trong bài pháp thoại Thầy kể về cụ bà Tâm Thái . Kính dâng bài thơ này đến Cụ Bà Tâm Thái và những bà mẹ từ thôn quê đến thị thành nhân ngày phụ nữ . Kính, HH Lễ hội 8/3 ngày phụ nữ bình đẳng ! Những bà mẹ quê ....từ sáng tinh mơ, Có khi nào nghĩ đến quyền lợi bao giờ. Sáng chiều vất vã hy sinh trong lặng lẽ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]