Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mười Ngày An Lạc...

31/07/201407:28(Xem: 7377)
Mười Ngày An Lạc...
Tam Tu Nguyen Khoa Tuan
Mười Ngày An Lạc...
Thứ Hai 30.06.14
Máy bay cất cánh từ phi trường Kastrup, Copenhagen lúc 20 giờ 30 tối, trong đầu tôi vẫn còn nỗi lo là mình đến phi trường Geneva lúc 22 giờ 25 rồi có gặp được các học viên của Khóa Tu Học Phật Pháp, hay có ai đến đón chúng tôi không? Như Thầy Quảng Hiền đã trấn an không?
Khi đồng hồ chỉ 22 giờ 17 nghe lời thông báo của Phi Công Trưởng chuyến bay là máy bay sẽ đáp xuống, và hành khách được nhắc nhở chuyện cài dây an toàn lại, tôi còn hồi hộp hơn, nhưng tất cả mọi thứ đều tan biến khi tôi ra tới bên ngoài, thì gặp một số Phật Tử từ Luân Đôn tới đang chờ xe đón, nghe các anh bảo rằng cứ năm người đủ một chuyến xe là lên đường về trại Tu Học vì đã quá khuya , từ Geneva tới Schwarzsee cũng mất gần 2 tiếng chạy xe hơi. Tôi và một gia đình ba người và hai anh nữa lên một chiếc xe sau chỗ ngồi kể cả tài xế và khởi hành thẳng hướng Schwarzsee.
Chúng tôi trò chuyện hỏi thăm nhau, từ đâu đến? Về chuyện sinh hoạt phật sự của từng địa phương, chuyện sinh sống và sinh hoạt cộng đồng của nước mình cư ngụ, nên cũng thấy hai giờ qua rất mau, càng gần tới Schwarzsee thì khung cảnh rừng núi cũng hiện ra, và đường thì nhỏ lại và ngoằn ngèo, nhiều đồi và khúc quanh.
Đúng 0 giờ 30 là xe tới Trại Hè nơi tổ chức Khóa Tu, mọi người vào văn phòng đăng ký tên tuổi, đóng tiền học phí ăn ở và sinh hoạt, và lãnh một tờ giấy nhỏ ghi những tin tức về mình với số thứ tự để nhận diện, và để làm một Thẻ học viên của khóa tu dành cho mỗi học viên về tham dự sau này.
Đêm đầu tiên vì đã quá khuya, nên ban phòng ốc đành bố trí cho chúng tôi nghĩ tm trong một lớp học, chờ sáng hôm sau sẽ có
phòng chính thức cho mọi người.
Đi Khóa Tu Học là chấp nhận ăn chay nằm đất, mà đêm nay được ngủ trên ghế là cũng may mắn rồi, tôi thầm nghĩ và chấp nhận, đặt lưng xuống sau mấy tiếng đi máy bay từ Đan Mạch, rồi từ Geneva về đây nên ai cũng ngủ ngon dù lớp học nằm dưới hầm nên hơi lạnh.
Ngày
01.07.14

Mot_ngay_niem_Phat (23)
Giải Thoát ...
Sương phủ , dần tan, xuống mặt hồ,
Lưng chừng, đồi núi cảnh nên thơ,
A Di Đà Phật, thành tâm Niệm,
Âm vang màu nhiệm, giữa hư vô.
Trang nghiêm chánh điện, Chư Tôn Đức,
Tăng Ni ,Phật Tử, niệm Nam Mô,
Công Phu thời tụng và Lễ Phật,
Nương Thuyền Bát Nhã để lên bờ.
Bên kia Sanh Tử không còn nữa,
An Nhiên, Tự tại tựa như mơ,
Nhẹ nhàng giải thoát bao phiền não ,
Thân Tâm an lạc, khỏi mong chờ.
Tâm Tú 01.07.14
Khoảng 5 giờ 30 nắng sớm chiếu vào các khung cửa sổ đánh thức tôi dậy, làm vệ sinh cá nhân xong tôi đi qua dãy nhà chính, nơi gồm có hai dãy lầu, là nơi dành cho Quí Chư Tôn Đức Tăng Ni, và Khu Văn Phòng, Trai Đường, Nhà bếp, một số anh chị Phật Tử cũng dậy sớm như tôi ai cũng tìm một ly cà phê, hay một tách trà cho ấm bụng, và tỉnh táo.
Lúc qua nhà bếp tôi gặp một bác Phật Tử lớn tuổi, bác say sưa kể cho tôi nghe về thời niên thiếu sinh hoạt hướng đạo ở Việt Nam, rồi thì lưu lạc qua đây, bác lại được nhân duyên tham gia Khóa Tu Học từ những ngày đầu với Sư Ông, cũng như các Ban Tổ Chức khác nhau ở các quốc gia khác nhau, tôi nghe và rất khâm phục tấm lòng vì Đạo Pháp của Bác.
Sau đó chúng tôi rủ nhau lên Chánh Điện Lễ Phật, hôm nay là ngày đầu tiên, nên chưa có Thời Công phu khuya sáng sớm, mà tới 9 giờ sáng sau giờ điểm tâm các Phật Tử mới vân tập về Chánh Điện chuẩn bị cho buổi Lễ Khai Mạc Khóa Tu Học Phật Pháp lúc 10 giờ.
Tôi đi tản bộ ra bờ Hồ Schwarzsee để ghi lại một số hình ảnh về phong cảnh nơi đây, trong ánh nắng ấm áp của buổi sáng, và làn gió nhẹ thoảng qua thật dễ chịu, tất cả thật tuyệt vời , hình ảnh những đồi núi xa với đàn bò gặm cỏ, nước dưới hồ trong xanh, những bụi lau, đàn vịt bơi lội bình an gần các bụi lau, bụi cỏ. Một Sự lựa chọn thật đúng đắn và phải nói là trên cả tuyệt vời của Sư Ông năm 2012 đến xem nơi này, Ngài luôn quan tâm đến Chư Tôn Đức Tăng Ni, và cả hàng Phật Tử tại gia, muốn tìm cho chúng tôi một nơi thanh tịnh để học, để tu.
Lễ Khai Mạc bắt đầu đúng 10 giờ sáng, tất cả các học viên đã vân tập về đông đủ trên Chánh Điện, quay mặt vào nhau, ngay hàng thẳng lối để chuẩn bị cung nghinh Quí Chư Tôn Đức, Tăng Ni và một số quan khách đặc biệt từ địa phương đến tham dự.
Một hồi chuông trống bát nhã vang lên, hòa quyện trong hương trầm nhang thơm ngát, các học viên Phật Tử Niệm Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát để Cung Nghinh Quí Chư Tôn Đức, Tăng Ni và Quan Khách đang tiến vào Chánh Điện, nét mặt ai cũng hân hoan chào đón một ngày mới bắt đầu, một Khoá Tu học mới tràn đầy niềm vui và an lạc bắt đầu, nhưng mọi người cũng không nén được cảm xúc khi nghe lời Phát biểu của Ban Tổ Chức về Khóa Tu Học lần nầy là năm đầu tiên vắng bóng Hòa Thượng Chủ Tịch Giáo Hội, người đã khai sinh và tổ chức những Khóa Tu học Phật Pháp cho Phật Tử Âu Châu ròng rã suốt 25 năm, một phần tư thế kỷ vừa qua, rồi đến Hòa Thượng Phó Chủ Tịch kể lại toàn bộ quá trình hình thành của Giáo Hội Việt Nam Thông Nhất Âu Châu và Sinh hoạt Phật Giáo, từ những ngày đầu sau năm 1975 đất nước hòa bình nhưng người Việt Nam lại phải lưu vong tìm tự do nơi hải ngoại .

Những ngày đầu khó khăn đó của Chư Tôn Đức Tăng Ni để giữ gìn Đạo Phật nơi xứ người bằng cách thuê một căn nhà thành lập Niệm Phật Đường Khánh Anh, ở Arcueil ngoại ô nam Paris năm 1974 , rồi sau này là Chùa Khánh Anh ở vùng Bagneux, và năm 1995 thì Chùa Khánh Anh mới khởi công tại vùng Evry và kéo dài cho tới này đã 19 năm, dự trù sẽ hoàn tất để Khánh Thành vào dịp Lễ Đại Tường của Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm tháng 8 năm 2015, về Ân Đức của Ngài trong việc Hoằng Dương Chánh Pháp khắp Châu Âu trong suốt thời gian 30 năm, Ngài đã sang cả những nước Đông Âu, Liên xô sau khi bức tường Bá Linh và Chế Độ Cộng sản Âu Châu sụp đổ, những nơi Ngài đến đều ghi lại những dấu ấn khó quên trong lòng Phật Tử Việt Nam sinh sống và học tập nơi đó.

Lần này Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu cũng được hân hạnh đón tiếp Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, và một Số Chư Tôn Đức đến từ Bắc Mỹ để thuyết giảng giáo lý cho các học viên và số người dự trù ban đầu là khoảng 600 học viên nhưng ngay ngày đầu tiên con số đó đã vượt trội và lên tới 726. Điều nầy chứng tỏ là Phật Tử Âu Châu đã tưởng nhớ Sư Ông bằng tinh thần quyết tâm tu học để ngày càng tinh tấn hơn , niềm tin vào Phật Pháp ngày càng vững mạnh hơn để gìn giữ và phát huy Đạo Phật nơi xứ người không những chỉ cho gia đình và bạn bè của họ, mà cả cho những thế hệ con cháu về sau . Buổi Lễ Khai Mạc chấm dứt với Lễ Chấp Tác An Cư của Quí Tăng Ni trong 10 ngày diễn ra Khóa Tu học, Chương Trình Tu Học và chấp tác mỗi ngày, và các sinh hoạt khác cũng được Ban Tổ Chức thông báo cặn kẻ, cập nhật và niêm yết ở Văn Phong Ban Tổ Chức, các nơi vào Trai Đường, Chánh Điện và Các Lớp Học để tất cả các học viên tiện việc theo dõi và tham dự.

Danh sách các học viên đã đăng ký tham dự các Ban hỗ trợ cho sinh hoạt Khóa Tu Học như Ban Hành Đường, Ban Trai Soạn, Ban Vệ Sinh, Ban Y Tế cũng được công bố ngay sau khi Lễ Khai mạc để các ban có thể bắt đầu hoạt động ngay chiều hôm đó.
Tối hôm đó, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu thuyết giảng cho các học viên lớp 2 chúng tôi về yếu nghĩa của Kinh Kim Cang, lối giảng của Ôn rất nhẹ nhàng, Ôn nói Sự ra đi của Ôn Minh Tâm là một mất mát lớn, nhưng sự hiện diện của rất đông học viên ngày hôm nay là cái được rất lớn cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, một minh chứng hùng hồn cho tinh thần hiếu học của Phật Tử Âu Châu, đúng như lòng mong đợi của Sư Ông khi khai sinh ra những Khóa Tu Học Phật Pháp như thế này, và một khi đã quyết tâm tu học thì sẽ có được một thế hệ Phật Tử mới để kế thừa và gìn giữ Cho Đạo Pháp được trường tồn nơi hải ngoại bất chấp những khó khăn trở ngại của Thời Mạt Pháp hiện nay, nhiều người nghe được Pháp nhưng không chịu thực hành, hay không thực hành để được giác ngộ và giải thoát Sanh Tử Luân Hồi. Giáo Lý của Phật là biển Pháp mênh mông nên càng nghe nhiều càng tốt, càng tư duy nhiều càng mở rộng tầm hiểu biết của mình, mà thực hành cho đúng đắn lời Phật dậy, càng tìm ra được sự an lạc cho thân, tâm và từ đó giúp đỡ được cho bạn đồng tu hay cùng nhau tinh tấn trên con đường tu học.

Ngày 02.07. 2014

Từ sáng sớm, tôi và các bác lớn tuổi cùng phòng đã thức dậy rửa mặt, đánh răng và vệ sinh cá nhân để chuẩn bị lên Chánh Điện tham dự Thời Kinh Công Phu Khuya đầu tiên của Khóa Tu Học Phật Pháp, mọi người cũng không quên ghé qua nhà bếp tìm một ly cà phê hay tách trà buổi sáng cho ấm bụng.
Lên tới Chánh Điện thì thấy Quí Chư Tôn Đức Tăng Ni đã hiện diện đông đủ ,một số học viên Phật Tử cũng vậy, tất cả đèn được tắt trừ các ngọn đèn trên Bàn Thờ Phật Trang Nghiêm, những hồi chuông mỏ nhè nhẹ thanh thoát vang lên hòa cùng bài Tán mở đầu cho Thời Kinh, rồi thì tất cả đều im lặng cho 10 phút Thiền Định, và rồi thời kinh bắt đầu, tiếng chuông tiếng khánh, tiếng mõ nhịp nhàng hoà cùng lời tán, giọng tụng theo âm hưởng miền Trung của Quí Chư Tôn Đức Tăng Ni đã giúp chúng tôi hàng Phật Tử tại gia có những giờ phút ăn lạc, lắng đọng coi lòng, thoát ra khỏi sự ồn ào náo nhiệt của đời sống bên ngoài, lắng đọng những não phiền , những ganh đua phù phiếm của đời sống thế gian mà tìm về với Phật Tánh, với Chân Tâm để được giác ngộ và giải thoát.

Tự cảm...
Như đâu đây hình bóng Ôn ẩn hiện ,
Nhắc chúng con, nhớ tinh tấn học tu,
Mỗi bình minh theo chuông mỏ công phu,
Chư Tôn Đức, Tăng Ni cùng Phật tử.
Như đàn chim ngày xưa về hội tụ,
Những ngày hè rộn rã, mỗi Khóa Tu,
Đâu nụ cười luôn thanh thoát hiền từ,
Lời Khai Th, Pháp Nhũ Ngài ban bố.
Nay đàn con các Châu về hợp phố,
Dặn trong tim, đã tưởng nhớ Sư Ông,
Hỗ trợ Khóa Tu, đoàn kết đồng lòng,
Giữ hòa khí, an vui cùng tu học.
Rồi mười ngày qua đi trong phút chốc,
Thành niềm tin , sức mạnh vững bước chân,
Cứ mỗi năm hội ngộ , dẫu xa gần,
Với Hạnh Nguyện, chuyên cần lo học Đạo.
Tâm Tú 02.07.14
Sau thời kinh đầu tiên, các Phật tử chúng tôi về nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng và sau đó chuẩn bị dùng điểm tâm sáng trên Trai Đường. Một số tin tức mới được Thầy Hoằng Khai thông báo sau giờ điểm tâm, về số học viên tính đến ngày 02.07, chương trình sinh hoạt hôm nay 02.07, và danh sách các quốc gia tuần tự Cúng Dường Trai Tăng, và Thông Báo của Chư Tôn Đức Tăng Ni về Lễ Đại Tường của Cố Hòa Thượng Chủ Tịch và Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh tháng 8, 2015 cùng Lời Kêu gọi của Chư Tôn Đức Tăng Ni đối với Phật Tử các nơi trong việc quyên góp để hoàn Tất Công Trình To lớn này từ bây giờ cho đến tháng 7 năm sau.
Sau giờ điểm tâm, trong khi Ban Hành Đường 1 bắt tay vào việc dọn dẹp, thì các học viên Phật tử về phòng nghĩ ngơi, chuẩn bị cho giờ giáo lý đầu tiên trong ngày từ 9 giờ 30 đến 11 giờ, hôm nay lớp 2 chúng tôi sẽ được Thầy Tâm Huệ đến thuyết giảng, mọi người đều nôn nao, chưa tới 9 giờ 15 mà khi tôi vào lớp đã thấy một số học viên ngồi gần hết phòng trên cùng rồi, nên tôi phải ngồi hơi xa, tuy vậy vẫn nghe được rõ những lời Thầy thuyết giảng, Thầy luôn kể những mẩu chuyện Đạo và Đời rất dí dỏm để chúng tôi đỡ buồn ngủ và tập trung lắng nghe .
Đi...
Đi để Nghe, để hiểu thêm Phập Pháp,
Nghe lời kinh, hiểu ý nghĩa sâu xa,
Bỏ thị phi, phiền não cõi ta bà,
Học ái ngữ, lòng từ bi hỉ xã.
Đi để Học, gặt hái điều hay lạ,
Từ người già, tuổi trẻ, bạn đồng niên,
Mỗi bước đi, lời Tụng , Niệm, ngồi Thiền,
Dep vọng tưởng, bớt não phiền nhân thế.
Đi để Tu, tìm quay về Phật Tánh,
Hiểu Vô Thường, còn mất lẽ thế gian,
Nghiệp chướng Luân Hồi, nhân quả riêng mang,
Qui Tam Bảo, tâm an vui thanh tịnh.
Đi để Hành, nghiêm minh lời Phật dạy,
Mở lòng ra , vì bạn hữu đồng tu,
Tình nghĩa, vị tha, thêm bạn, bớt thù,
Cùng tiến bước tấn tu, về Tịnh Độ.
Tâm Tú 02.07.14
Chiều hôm đó chúng tôi lên lớp giáo lý lúc 16 giờ đến 17 giờ 30 và Thầy Nguyên Hùng thuyết giảng cho chúng tôi về đề tài những phương pháp diệt trừ phiền giận. Thầy phân tích cặn kẻ những nguyên nhân dẫn đến phiền giận, cũng như sự liên hệ tình cảm họ hàng , hay bạn bè giữa người đời với nhau , sự ganh đua, ghen tỵ, đố kỵ, thị phi, sân hận xảy ra hàng ngày trong đời sống , luôn luôn mỗi ngày phải tự nhìn lại mình, quán xét lại bản thân để tu sửa chứ không nên chỉ đi nói xấu, tìm lỗi của người khác mà quên đi bản thân mình còn lầm lỗi.
Tối hôm đó sau Giờ Vãng Thực lúc 18 giờ 30 học viên được nghỉ ngơi một tiếng rồi chuẩn bị lên lớp giáo lý tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30, lớp 2 chúng tôi được nghe Thầy Hoằng Khai đến thuyết giảng về đề tài: Kinh Cầu An.
Thầy cho chúng tôi biết như thế nào là Cầu An vì có nhiều người tụng kinh Cầu An, làm phước Cúng Dường Bố Thí, mà tâm họ vẫn không an được, khi tụng kinh Cầu An thì phải tập trung, có thể lúc ban đầu chưa cần hiểu rõ ý nghĩa mà sau một thời gian đã nhớ đã thông, đã tìm được sự bình an trong tâm mới tìm hiểu để biết được sâu xa hơn về ý nghĩa của Cầu An, và từ đó giác ngộ và tìm ra được an lạc cho mình và cho cả gia đình. Và Thầy cũng kể lại Sự Tích Phật Thích Ca Mâu Ni để học viên chúng tôi hiểu sâu hơn ý nghĩa của Việc Tu học, có người chứng quả đời nầy, nhưng cũng có người phải tu đến a tăng kỳ kiếp mới được chứng đắc.
Tự Cảm...
Mây phủ trên kia, núi núi cao,
Y áo về đây, Phật Niệm chào,
Tăng Ni, Phật Tử, hàng hàng lớp,
Trải lòng Thanh Tịnh, Nhiệm Mầu sao!
Từng hồi chuông mỏ, câu kinh nguyện,
Bao lời thuyết giảng nghĩa thanh cao,
Chí tâm, nghiêm túc trong sinh hoạt,
Quả tốt mang về đẹp biết bao.
Tâm Tú 03.07.14
Những Ngày sau đó 03.07, 04.07, 05.07 những ngày cuối tuần, thì số học viên về càng đông, nhất là những học viên đến từ Pháp và Thụy Sĩ vì những nước nầy nghỉ hè hơi trể nên những học vi
ên đi toàn bộ gia đình phải đợi tới cuối tuần họ mới đem các con em họ đến tu học và sinh hoạt chung với gia đình Phật Tử được, có gia đình có đủ cả 3, 4 thế hệ và cả gia đình rất quý mến và luôn thương tiếc Sư Ông nên họ có gắng đến đông đủ cả gia đình để ủng hộ Khóa Học và có dịp dự Lễ Tưởng Niệm Sư Ông ngày 05.07.14.
Các Em đến sinh hoạt với gia đình Phật Tử trong Trại Huyền Trang 3, được các Anh Chị Huynh Trưởng Hướng Đạo hướng dẫn Sinh Hoạt Vui chơi các trò chơi dân gian Việt Nam, các Em cũng lên lớp Giáo Lý những ngôn ngữ giảng thường là tiếng Anh xen lẫn chút ít tiếng Việt. Các Em cũng được Các Sư Cô hướng dẫn các Nghi Thức Tụng Niệm, Niệm Phật và đi Kinh Hanh, sơ lược về Nghi Thức Cúng Thí Thực, Thả bong bóng bay cho các vong hồn uổng tử hay người thân, bạn bè đã mất.
Ngày 06.07

Sau Thời Kinh Lăng Nghiêm buổi sáng là Phần Quy Y Tam Bảo cho các học viên Khóa Học, khoảng chừng 28 học viên xin quy y Tam Bảo được nghe Lời Khai Thị của Hòa Thượng Phó Chủ Tịch, sau đó các Phật Tử Quỳ trước Chánh Điện, nói tên họ và đọc các lời nguyện trước Đức Phật Thích Ca theo hướng dẫn của Hòa Thượng , và sau cùng là Hòa Thượng phân phát cho mỗi Phật Tử một văn bảng chứng nhận Quy Y Tam Bảo với một Pháp Danh cùng các Lời Nguyện và Ngũ Giới.
Chiều hôm đó sau giờ giáo lý từ 16 giờ đến 17 giờ 30, một anh bạn trong lớp 2 với tôi rủ tôi đến lớp 3 họp với các anh chị trong ban văn nghệ, khi đến nơi tôi mới biết là Chị Nhật Hưng đã lấy ý tưởng từ bài viết Cơn Giông giữa mùa Hạ của Chị để viết thành một vỡ Thi Ca Nhạc Kịch và muốn tôi và một số anh chị Phật tử khác tất cả gần 27 người kể các các em trong nhóm múa trình bày một vũ điệu Tích Lan, có hai anh Phật Tử được chọn đóng vài Sư Ông và Hòa Thượng Tổng Thư Ký trong một cảnh ngắn diễn lại cảnh Hai Hòa Thượng qua Tích Lan lãnh Giải Thưởng Cao Quí là hai Cây Quạt Quốc Sư đó chính phủ Tích Lan trao tặng để vinh danh Hai Hòa Thượng đã có công Truyền bá Đạo Phật qua Âu Châu, 4 anh Phật tử trong đó có tôi sẽ là người khiêng quan tài của Sư Ông , và các Chị người mặc áo dài, người mặc áo tràng, cùng với một Chị cấm Di Ảnh Sư Ông, một Chị Huynh Trưởng hướng đạo trình bày một nhạc Phẩm nói lên lòng thương tưởng Sư Ông lúc cuối tiết mục này, và chấm dứt tiết mục là Chị Phật Tử sẽ nói sơ về ý nghĩa của hai cây Quạt Quốc Sư cùng lời cảm tạ Quí Chư Tôn Đức Tăng Ni và khán giả, vỡ nhạc kịch tuy ngắn ngủi nhưng rất đầy đủ ý nghĩa và cảm động nói lên tấm lòng của hàng Phật Tử tại gia chúng tôi đối với Sư Ông, luôn tưởng nhớ và ghi khắc trong tim Ân Đức cao vời của Ngài.
Sau buổi tập dượt chiều hôm đó chúng tôi hẹn với nhau mỗi chiều để tập dượt cho thật nhuần nhuyễn vỡ Thì Ca Nhạc Kịch để trình diễn trong Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Sư Ông ngày Bế mạc Khóa Tu Học.

Ngày 07.07.14

Sau thời kinh Lăng Nghiêm buổi sáng là Lễ Thọ Bồ Tát Giới cho các Phật tử đã đăng ký xin Thọ Bồ Tát Giới ngày hôm qua, sau khi được nghe Thầy Hoằng Khài khài thị và thuyết giảng về đề tài Thọ Bồ Tát giới Tại Gia, con số học viên ban đầu xin đăng ký đã tăng lên từ 19 người lên tới 70 người, tương đối khá cao từ trước tới nay , tôi là người đầu tiên tham dự Khóa Tu Học Phật Pháp , tất cả mọi thứ đều mới ngay cả việc xin Thọ Bồ Tát Giới cũng làm cho tôi băn khoăn,do dự nhưng khi nghe Thầy Hoằng Khai giải thích và khuyến khích, tôi chợt nghĩ nếu mình không xin Thọ Bồ Tát Giới bây giờ thì chờ đến lúc nào nữa , mà vô thường có đợi ai đâu, nên tôi mạnh dạn đăng ký xin thọ Bồ Tát Giới ngay, các anh chị khác lại đề nghị tôi đại diện các anh chị đọc lời tát bạch và cảm tưởng của các học viên sau khi được Thọ Bồ Tát giới, tôi hơi phân vân nhưng cũng nhận lời, thôi thì mình cứ cố gắng với khả năng của mình.

Buổi Lễ được diễn ra trong bầu không khí Trang Nghiêm trên Chánh Điện do Quí Đại Lão Hòa Thượng là Hòa Thượng Phó Chủ Tịch Giáo Hội, Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác và Hòa Thượng Thích Thái Siêu đến từ Mỹ là Chủ Lễ, cùng với sự chứng minh của sáu vị Đại Đức của Giáo Hội Âu Châu. Sau lời Tát Bạch xin Thọ Bồ Tát Giới của Vị Đại Diện các Học Viên Phật tử, Hòa Thượng Phó Chủ Tịch Giáo Hội Quỳ Trước Đức Phật Thích Ca để xin cho chúng tôi ba lần, sau đó là phần tuyên đọc Pháp Danh của từng học viên và lời Thề Nguyện của các tân giới tử theo sự hướng dẫn của Hai Hòa Thượng,là Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác và Hòa Thượng Thích Thái Siêu đến từ Mỹ chúng tôi được Hòa Thượng Phó Chủ Tịch đọc danh sách và tuần tự lên nhận văn bảng chứng nhận đã Thọ Bồ Tát Giới Tại Gia.
Tự Cảm...
Ôi! Hạnh Phúc tràn đầy cảm xúc,
Khi Chư Tôn, Hòa Thượng truyền ban,
Thọ Giới Bồ Tát Tại Gia,
Từ bi dũng mảnh, vị tha giúp đời.
Từ nầy nguyện suốt đời tu học,
Thọ giới rồi, phải tụng, khắc ghi,
Trong đầu, trong trí mọi khi,
Mỗi ngày mỗi tháng, nhớ đi về Chùa.
Cùng Thầy, cùng bạn lành Bồ Tát,
Nguyện sẽ vì, Chánh Pháp dấn thân,
Mai đây Tịnh Độ về gần,
Phát Tâm Nguyện lớn , chuyên cần tiến tu.
Tâm Tú 07.07.14
Những ngày sau đó 08,09.07.14 là những ngày chúng tôi thật bận rộn, ngoài thời kinh buổi sáng, các giờ giáo lý sáng, trưa chiều, rồi sinh hoạt các bạn, đến 17 giờ 30 mỗi ngày lại phải lo tập dượt các tiết mục Văn Nghệ cho Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Sư Ông tối 09.0707, đã có đầy đủ các y phục cho các Chị Em trong tiết mục Thi Ca Nhạc Kịch, nhưng Chị Doãn vẫn lo lắng và luôn nhắc nhở các anh chị em tham gia biểu diễn đi đúng giờ và tập dượt hết lòng cho tiết mục này vì thật sự rất khó mà tập trung gần 27 người cho một màn trình diễn công phu kéo dài khoảng , 20 phút như vậy.Ngoài tiết mục này ra tôi cũng phải tự bật nhạc và phần đệm thơ để tập thêm tiết mục ngâm thơ bài " Đây Miền Tịnh Độ" và bài hát Báo Đáp sáng tác của Đại Đức Phi Long Thích Viên Giác, Thầy cũng là MC cho Chương Trình Văn Nghệ.
Những ngày diễn ra Khóa Tu Học cũng là thời gian mà các đội bóng Âu Châu đang tranh cúp Bóng Đá Thế Giới , nên Quí Chư Tôn Đức cũng rất thương, và cho phép các học viên được theo dõi diễn tiến thi đấu các đội bóng được vào bán kết, rồi chung kết như Hòa Lan, Đức, Argentina, Pháp.
Rồi thì ngày chia tay cũng gần kề, 10 ngày tu học trôi qua, hôm nay là 09.07, sau thời kinh Lăng Nghiêm buổi sáng được rút ngắn, sẽ là Phần Tụng giới của Quí Chư Tăng Ni, các Phật Tử thì về nghĩ ngơi sau đó là dùng điểm tâm và chuẩn bị cho Buổi Thi Tổng Kết Khóa Học lúc 9 giờ sáng , lớp 2 chúng tôi trước đó 15 phút các Anh Chi học viên cũng như các bác lớn tuổi cũng nôn nao và có mặt rất sớm, không biết đề thi có khó không? Tuy mấy ngày trước Quí Thầy đã trấn an là Phần Thi cử này chỉ là để tự mình xem lại mình đã gặt hái được những kiến thức gì về Phật Pháp qua các buổi thuyết giảng giáo lý của Quý Thầy.Tối hôm trước tôi đã ôn bãi khá kỹ nên yên tâm hơn, và làm bài cũng xong nhanh hơn. Tuy vậy vẫn nhớ lại thời đi học xa xưa và nôn nao chờ đợi kết quả bài làm của mình sau giờ Ngọ Trai, và lúc đó chúng tôi cũng sẽ được phát văn bằng tốt nghiệp Khóa tu Học, một số học viên xuất sắc của các lớp sẽ được nhận những phần thưởng quí giá từ Ban Tổ Chức.
Lúc 15 giờ chiều Lễ Bế Mạc đã được tổ chức Trang Nghiêm và tràn đầy cảm xúc khi Quí Chư Tôn Đức lại nhắc đến Ân Đức của Sư Ông đối với các Khoa Tự Học Phật Pháp Âu Châu, Tinh Thần Hoằng Dương Chánh Pháp không biết mệt mỏi của Ngài, cùng những sáng kiến đã góp phần tổ chức thành công các Khóa Tu Học thành công từ xưa tới nay, đã là Khóa Tu Học Thứ 26, cũng được thành tựu viên mãn với con số học viên lên tới 895 người chưa kể những học viên về muộn nên ngại đăng ký chính thức, nên con số học viên tham dự , kể cả Quí Chư Tôn Đức có thể lên tới 1000 người.
Cũng nhờ đó mà phần thu cũng vượt trội phần chi, rồi Bao Gạo cúng dường Khóa Tu Học như mọi năm cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho chi phí Khóa Tu Học, các Phật Tử có các Cơ Sở Làm ăn , nhà Hàng tại Thụy Sĩ cũng đã nhiệt tình Cúng Dường Tất cả các vật liệu, thực phẩm để nấu các bữa ăn cho Quí Chư Tôn Đức Tăng Ni và toàn thể học viên Khóa Học.
Vì Vậy Quí Chư Tôn Đức quyết định trích một phần tiền dư được từ Khóa Tu Học lần này để hỗ trợ cho các Chùa ở Thụy Sĩ , phần còn lại sẽ được dành để hỗ trợ cho các Khóa Tu Học trong tương lai.
Đêm Văn Nghệ Tưởng Niệm Sử Ông, đã diễn ra tốt đẹp, và đầy đủ các tiết mục thi, ca, nhạc kịch tràn đầy ý nghĩa nói lên tấm lòng của các học viên đối với Sư Ông, Quí Tôn Đức cũng như quí khán giả rất vui, nhưng cũng không kìm nén được xúc động khi xem tiết Mục Thi Ca Nhạc Kịch " Cơn Giông giữa Mùa Hạ" do Chị Nhật Hưng dàn dựng rất công phu cùng Chị Doãn trong chỉ có 4 ngày tập dượt ráo riết.
Sáng 10.07.14, mọi người thức dậy thật sớm vì có một số học viên đi từ 3 giờ sáng, tôi và các Anh Chị đến từ Luân Đôn thì đi chuyến xe chạy từ Schwarzsee đi Geneva lúc 5 giờ, nên chúng tôi cũng đã thu dọn mọi thứ từ tối hôm trước, sáng ra chỉ lo vệ sinh cá nhân, rồi xuống nhà bếp lãnh phần thức ăn đem theo , một ổ bánh mì và một chai nước, rồi thì lên một chiếc xe ca 50 chỗ ngồi.
Trên đường ra Phi Trường Geneva thì chúng tôi mới biết được một số Phật Tử trong một gia đình người Hoa đã cúng dường Chi Phí đưa đón các học viên đến và đi từ hai Phi Trường lớn là Geneva và Zurich, họ đã thuê xe, lo tìm tài xế v.v... Thật là một Công Đức rất lớn đóng góp không nhỏ cho sự thành công của Ban Tổ Chức Địa Phương.
Mười ngày qua đi là cả một kỷ niệm đẹp, một niềm an lạc vô biên cho chúng tôi hàng Phật Tử Tại Gia, cũng là một ấn tượng sâu sắc khó phai mờ trong tâm tư chúng tôi về Chân Tình Đạo Vị của Quí Chư Tôn Duc Tăng Ni, của các Anh Chị, quí Cô Bác lớn tuổi đến từ các nước khác nhau như Đức, Hòa Lan, Bỉ, Na Uy Đan Mạch Thụy Điển Phần Lan, và một số den tu Hung gia lợi và Liên Xô ...
Những hình ảnh đẹp đẻ được ghi lại trong tâm trí tôi là tình cảm dành cho nhau của những học viên cùng phòng, từ các bác lớn tuổi đến các anh trung niên, tôi được may mắn ở chung với các bác và các anh trong Ban Y Tế , nên hôm gần về tôi hơi đau một bên vai vi khiêng dọn dẹp bàn ghế bên lớp học, thế là Anh Minh đã bấm huyệt và massage giải đau cho tôi.
Những ngày trời mưa dầm dề thì các Chị che dù cho các bác lớn tuổi ở cùng phòng, hay nhừng nhau lên xuống cầu thang nhất là các bác đi lại khó khăn. Mọi người cũng tự thấy mình có trách nhiệm dọn dẹp sạch sẽ nơi mình ở để phụ với các anh chị trong các Ban Vệ Sinh làm tốt công tác bảo quản cơ sở này, vì biết đâu trong tương lai sẽ quay trở lại lần nữa, vì phong cảnh ở đây quá đẹp. Sau cùng xin chia tay Hồ Schwarzsee, Thụy Sĩ với hai bài thơ giả biệt như sau:
.
Lời hẹn buổi chia tay...
Ngày về đây, nắng hồng chào đón,
Hôm chia tay, mưa lạnh tiễn đưa,
Nhạc thông réo rắt buồn chưa,
Tim như quặn thắt, cho vừa nhớ thương.
Hẹn hò nhau, dặm trường, ngăn cách,
Có nhân duyên, xui khiến gặp nhau,
Đạo tình, giáo lý đã trao
Khóa tu học tới, nơi đâu??? cũng về.
Tâm Tú 10.07.14
Từ biệt ...
Thụy Sĩ ơi! thôi từ biệt nhé,
Sáng mưa bay lất phất mưa bay,
Ngậm ngùi, giọt lệ chia tay,
Người đi , kẻ ở, sầu lây lất sầu.
Hồ Schwarzsee, một màu u ám,
Mười ngày qua, nồng đậm nghĩa tình,
Mỗi câu Niệm Phật, Tụng Kinh,
Sẻ chia Phật Pháp, Quang Minh đạo vàng.
Nhớ Sư Ông, dặm ngàn chẳng quản,
Thương Tăng Ni, xa mấy nệ chi,
Nhân Duyên hội đủ là đi,
Góp công, góp sức, phát huy Đạo Mầu.
Thấy bữa ni, vô thường đâu biết???
Gặp ngày mai , biền biệt mất nhau???
Di Đà , khởi niệm lâu mau,
Thân Tâm an lạc, mong cầu Vãng Sanh.
Tâm Tú 10.07.2014


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4725)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5035)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4527)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3750)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7573)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4749)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6191)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5335)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12177)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5368)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]