Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc ‘Thiền Tập’ Của Cư Sĩ Nguyên Giác

24/05/201406:41(Xem: 15498)
Đọc ‘Thiền Tập’ Của Cư Sĩ Nguyên Giác

ducphatthichca

Đọc ‘Thiền Tập’ Của Cư Sĩ Nguyên Giác:
Bản Đồ Tu Thiền Hữu Ích Cho Mọi Căn Cơ
Huỳnh Kim Quang



Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đề mà giác ngộ thành Phật. Cho nên, mục đích tối hậu của thiền Phật Giáo là thành Phật, là giác ngộ chân tánh. Vì vậy, Thiền Tông chỉ nói đến “kiến tánh thành Phật,” không nói gì khác.

Nhưng không phải ai cũng có đủ căn cơ để tu thiền mà kiến tánh thành Phật ngay trong sát na hiện tiền, hay chí nữa cũng là trong đời này. Cho nên, trong Thiền Tông cũng có đốn ngộ và tiệm tu, cũng có Nam Năng và Bắc Tú. Thậm chí thâm tín Phật Pháp như Vua Lương Võ Đế thì có mấy ai, vậy mà trước câu nói trực chỉ của Tổ Sư Đạt Ma “Xây chùa, tạo tượng đều không có công đức,” cũng không thể tự mình mở lối lên Thiếu Thất! Vì lẽ đó, để độ người hữu duyên theo căn cơ sai biệt, thiền cũng khai mở nhiều cửa phương tiện từ sơ cơ tiệm thứ điều tức, điều thân, điều tâm, đến hốt nhiên đại ngộ ngay nơi chiếc lá rơi.

Ngày nay thiền trở thành liệu pháp trị bệnh thân tâm một cách hữu hiệu được phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới, từ bệnh viện y khoa, công ty thương mại đến trường học và quân đội. Có thể nói chưa bao giờ thiền được đại chúng hóa như bây giờ. Tuy nhiên, theo quy luật xã hội, cái gì được đại chúng hóa thì không tránh khỏi trở thành sản phẩm xã hội, mà đã là sản phẩm xã hội thì khó giữ được phẩm chất tinh ròng và nguyên vị của nó. Đó chính là trong cái được có cái mất! May thay, còn có những người ngày đêm âm thầm gìn giữ tinh yếu của thiền như các thiền sư chân truyền trong các thiền viện thâm nghiêm, hay như cuốn “Thiền Tập” của Cư Sĩ Nguyên Giác.

Tác phẩm “Thiền Tập” được Cư Sĩ Nguyên Giác biên dịch cách nay vài năm và lâu nay được đăng trong trang nhà của Thư Viện Hoa Sen tại địa chỉ: http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-44_4-15163_5-50_6-1_17-81_14-2_15-2_10-426_12-1/thien-tap.html ; hoặc trên trang nhà Quảng Đức ở địa chỉ: http://quangduc.com/a29746/thien-tap-cu-si-nguyen-giac-bien-dich và nhiều trang mạng Phật Giáo khác.

Một trong những đặc điểm của cuốn “Thiền Tập” của Cư Sĩ Nguyên Giác là tác phẩm này chứa đựng một bản đồ toàn diện về pháp môn thiền từ bước đầu căn bản chỉ dạy cách ngồi thiền, cách điều tức, điều thân và điều tâm, đến những phương thức thiền tập diệu dụng cao siêu của cả ba truyền thống Phật Giáo: Tây Tạng, Nam Truyền, và Bắc Truyền. Đó là đặc điểm bởi vì có rất ít hay đúng hơn rất hiếm sách viết về tu thiền bằng tiếng Việt mà có đầy đủ pháp môn từ sơ cơ đến thượng thừa như vậy.

Điểm đặc biệt khác nữa là người biên dịch “Thiền Tập” là Cư Sĩ Nguyên Giác không phải chỉ là một học giả trên lý thuyết mà chính là một hành giả thiền trên bốn mươi năm và được truyền thụ trực tiếp từ những bậc thiền sư đạo cao đức trọng trong chốn thiền môn như Thiền Sư Tịch Chiếu, Viện Chủ Chùa Tây Tạng ở Bình Dương, Việt Nam. Cư Sĩ Nguyên Giác cũng là tác giả của cuốn “Vài Chú Giải Về Thiền Đốn Ngộ,” được xuất bản trên hai mươi năm trước tại Hoa Kỳ, và hàng chục tác phẩm nghiên cứu và dịch thuật khác về Phật Giáo.

Trong “Thiền Tập” của Cư Sĩ Nguyên Giác đề cập đến ba truyền thống thiền của Phật Giáo Tây Tạng, Nam Tông và Bắc Tông, với những pháp môn tinh yếu và phổ truyền nhất của mỗi hệ thống. Trong đó, với Phật Giáo Tây Tạng thì có pháp môn Đại Thủ Ấn, Đại Toàn Thiện; với Phật Giáo Nam Truyền thì có pháp môn Thiền Minh Sát; với Phật Giáo Bắc Truyền thì có pháp môn Thiền Mặc Chiếu, Thiền Công Án.

Đôi khi người mới tu thiền nghĩ rằng phép thở là bước đầu vào thiền nên không có công dụng mầu nhiệm gì lắm. Nhưng không, trong “Thiền Tập” cho chúng ta thấy về diệu dụng bất khả tư nghì của phép thở như sau:

“Mặc dù thiền tập hơi thở chỉ là bước đầu thiền tập, nó có thể rất là mãnh liệt. Chúng ta có thể thấy từ pháp tu này là chúng ta có thể đạt được an tĩnh nội tâm và sự an lạc chỉ bằng cách kiểm soát tâm, mà không dựa vào bất kỳ điều kiện bên ngoài nào. Khi dòng niệm lắng xuống, và tâm chúng ta tịch tĩnh, một niềm hạnh phúc sâu thẳm và sự an lạc tự nhiên khởi lên. Cảm thọ về sự an lạc và sự sung mãn giúp chúng ta đối phó với sự bận rộn và khó khăn của đời sống thường nhật.”

Khai thị về pháp đốn ngộ, “Thiền Tập” trích dẫn lời dạy của Thiền Sư Hám Sơn chỉ thẳng cội rễ của mọi pháp chỉ là “ảo giác và vô tự tánh,” tất cả đều “phóng hiện từ chân tâm,” như sau:

“Để thiền tập, ngươi trước tiên phải dẹp bỏ hết mọi kiến thức và hiểu biết, và chỉ nhất tâm đưa tòan lực của ngươi đặt lên một niệm. Tin vững chắc vào [chân] tâm của ngươi rằng, nguyên thủy nó thanh tịnh và sáng rõ, không một chút trì trệ nào hết – nó thì sáng và hoàn thiện, và bao trùm khắp Pháp giới. Trong tự tánh, thì không hề có thân, không hề có tâm, không hề có thế giới, mà cũng không hề có vọng niệm nào, không hề có bất kỳ thọ tưởng nào. Ngay trong khoảnh khắc này, chính ngay một niệm này tự nó đã là vô sinh. Tất cả mọi pháp đang hiển lộ trước ngươi bây giờ thực ra là ảo giác và vô tự tánh – tất cả vạn pháp đó đều là phản chiếu phóng hiện từ chân tâm của ngươi.”

Phần cuối của “Thiền Tập” Cư Sĩ Nguyên Giác giới thiệu và trích dịch bài Kinh “Bahiya Sutta” trong Tiểu Bộ Kinh kể chuyện Đức Phật dạy bài pháp khẩn cấp cho Người Áo Vỏ Cây chứng A La Hán ngay tức thì khi nghe Phật dạy và đã viên tịch không lâu sau đó. Bài pháp này cho thấy người nghe pháp Phật có thể đốn ngộ thánh quả tức thì ngay trong lời dạy của vị đạo sư. Xin trích lại đoạn Kinh mà Đức Phật dạy cho ngài Bahiya để độc giả tường lãm:

“Thế này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya.

“Khi với ông, này Bahiya, trong cái được thấy chỉ là cái được thấy… [nhẫn tới]… trong cái được thức tri chỉ là cái được thức tri, thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó.’ Này Bahiya, khi ông không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘trong đó.’ Này Bahiya, khi ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận khổ đau.”

Cư Sĩ Nguyên Giác viết trong “Thiền Tập” về sự chứng đắc qủa vị A La Hán tức thì của Người Áo Vỏ Cây:

“Nhưng, làm cách nào ngài Bahiya -- một người đời thường, chưa từng quy y hay thọ giới gì cả… mà lúc tìm nghe pháp thì vẫn còn mang phong thái ngọai đạo, với kiểu lấy vỏ cây làm áo, và được gọi tên bằng Bahiya Áo Vỏ Cây -- sau khi nghe bài pháp yếu vài câu lại có thể “hốt nhiên đốn ngộ” và xóa sạch ác nghiệp muôn đời ngàn kiếp để vừa khi bị bò húc chết là nhập Niết Bàn vô dư ngay? Có nghĩa là, ngay khi tâm vừa đốn nhập được, thì vô lượng nghiệp tội sẽ không còn ràng buộc được nữa? Như vậy, khỏang cách giữa một người đời thường cho tới ngôi vị Thánh Quả A La Hán thực ra chỉ cách nhau vài sát na tâm? Thực ra, ngài Bahiya đã tu từ vô lượng kiếp rồi, đã là một tỳ kheo từ thời Phật Ca Diếp. Không có gì là tự nhiên cả, và ngài Bahiya sau này được Đức Phật nói là trường hợp chứng đạo mau nhất, xuất sắc nhất.”

Có được khoảnh khắc “hốt nhiên đốn ngộ” thì phải tu từ vô lượng kiếp cho nên, thiền là phải tập, phải tu tinh tấn mỗi sát na, mỗi giờ, mỗi ngày trong đời sống. “Thiền Tập” là cuốn sách rất bổ ích cho mọi người, mọi căn cơ. Xin hãy vào các trang mạng trên để đọc “Thiền Tập” của Cư Sĩ Nguyên Giác và học cách thực tập thiền.

Xin cảm niệm công đức của tác giả và trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2016(Xem: 13996)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại thành phố San Jose, tiểu bang California được Sư Bà Thích Đàm Lựu sáng lập vào năm 1980. Chùa có trường Việt ngữ Đức Viên hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần. Trường có 70 giáo viên và 500 học sinh (13 lớp sáng và 13 lớp chiều). Hàng năm, chùa tổ chức hai khóa tu thiếu nhi mùa hè và mùa đông. Khóa tu thiếu nhi mùa hè năm nay được chùa tổ chức từ ngày 05 tháng 7 đến ngày 08 tháng 7 với 325 thiếu nhi tham dự. Ban Tổ chức khóa tu gồm quý Ni sư: Đàm Nhật, Đức Hòa, Thiền Quang cùng toàn thể Ni chúng chùa Đức Viên. Các em được chia thành 15 nhóm, có 30 Sư cô và 20 anh chị phụ trách. Chương trình tu học và sinh hoạt của các em hàng ngày từ 7g00 đến 19g00: 07g00. Tập trung tại trai đường.
09/07/2016(Xem: 6492)
Tại 1 trong 4 cuốn sách nổi tiếng của ni sư Ayya Khema người Đức mà tôi rất yêu kính “Khi nào chim sắt bay” (3 cuốn còn lại là “Vô ngã vô ưu”, “Tôi là ai” và “Ốc đảo tự thân”, trong đó có cuốn “Vô ngã vô ưu” của ni sư được giải thưởng sách tôn giáo hay nhất thế giới mà cá nhân tôi đã đọc nhiều lần, cả bản tiếng Anh “Being nobody, going nowhere” và tiếng Việt), chúng ta được đọc những dòng chữ tiên đoán từ hai ngàn năm về trước rằng, khi nào chim sắt bay và ngựa chạy trên 4 bánh xe thì Đạo Phật sẽ lan tỏa sang phương tây.
07/07/2016(Xem: 20593)
Một nhà doanh nghiệp rất nổi tiếng, cứ cách một đoạn thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến nơi hỏa táng để xem. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng. Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to quý tộc quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi, không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế, lặng yên nằm xuống, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt, khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm vải đỏ.
02/07/2016(Xem: 28391)
Có một ông Lão kéo một xe gạo nặng nề lê bước trên đường vừa đi vừa thở hổn hển​,​ vô tình bánh xe chao đảo ​vì ​va vào một cục đá bên đường, làm cả xe gạo​lật ngang.​ Ông lão cố hết sức nâng xe gạo lên, nhưng​ không nâng lên nổi. Ông mệt mõi​,​ mồ hôi nh​ễ nhại, trời nắng chang chang​.​ Ông ​bất lực, ngồi bệch xuống đ​ường.​ ​​N​hìn xung quanh​, ô​ng thấy một ngôi Chùa​. Bên ngoài ngôi Ch​​ùa là những chiếc xe hơi lộng lẫy​.
29/06/2016(Xem: 6923)
Là người con Phật ai ai trong chúng ta cũng luôn tưởng nhớ đến Ngài và những lời dạy quý giá hơn vàng của Ngài. Là con Phật, chúng ta luôn quán tưởng và ứng dụng Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo và 37 Phẩm Trợ Đạo. Đây là những gì căn bản nhất, cốt túy nhất. Đây là những thứ mà ta luôn nhớ nằm lòng. Tôi cũng vậy.
21/06/2016(Xem: 11372)
Một nhân duyên lớn nhân dịp chùa Điều Ngự tổ chức khánh thành chánh điện chùa, ban tổ chức HT.Thích Viên Lý đã mời Ngài Dalai Dama Thứ 14 giảng pháp cho đại chúng trong 2 ngày thứ 7 và Chủ Nhật ngày 18 và 19 tháng 06 năm 2016. Đây là một thiện duyên cho cộng đồng người Việt hải ngoại mà đặc biệt là người Việt tại Hoa Kỳ.
19/06/2016(Xem: 8963)
Xin tưởng niệm một ân nhân nước Việt - Sáng lập con tàu ánh sáng cứu người… - (Thời cộng sản mới “yêu tự do tha thiết” - Biển muôn trùng cố chèo chống đến nơi)
19/06/2016(Xem: 10376)
Vào một mùa Xuân với thời tiết mát mẻ rất đẹp. Trong một vườn hoa, có muôn loài hoa đang kheo sắc dưới những tia nắng ấm áp ban mai. Trong số những loài hoa đó, có hai đoá hoa hồng tuyệt đẹp, nổi bất hơn cả
18/06/2016(Xem: 12995)
Bài phát biểu lay động của Thủ tướng Bhutan, Xuất hiện trong TED - chương trình phi lợi nhuận với những câu chuyện truyền cảm hứng từ những con người thành công trên toàn thế giới, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay đã có những chia sẻ cảm động về vấn đề biến đổi khí hậu ở quốc gia mình. Bhutan nằm trên dãy Himalaya vùng Nam Á, được bao trọn xung quanh bởi núi rừng trùng điệp. Nơi đây còn nghèo khó, lạc hậu nhưng được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những con người hiền lành, sống chan hòa với thiên nhiên và hạnh phúc nhất thế giới.
14/06/2016(Xem: 6625)
Ở miền bắc Việt Nam, tiếc thay, đến chùa phần nhiều là người lớn tuổi thậm chí phần lớn là các cụ bà, rất ít các cụ ông. Quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa” tồn tại biết bao năm nay. Tuy nhiên, mừng thay, quan niệm sau lầm này đang đần dần thay đổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Tuổi nào bắt đầu tu, tuổi nào nên đến chùa?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]