Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương trình Phật pháp ứng dụng với chủ đề Độ Sinh Vô Biên

19/05/201417:46(Xem: 8452)
Chương trình Phật pháp ứng dụng với chủ đề Độ Sinh Vô Biên

Buddha_104

Chương trình Phật pháp ứng dụng với chủ đề
ĐỘ SINH VÔ BIÊN


Rất nhiều người người nói “Tôi muốn được hạnh phúc nhưng lại không biết làm sao”. Họ không hề cảm thấy hạnh phúc hoặc nếu có thì chỉ thoáng thấy hạnh phúc nhưng rồi lại cảm thấy bất toại nguyện và cô đơn hoặc trải qua cảm giác trống vắng trong một thời gian rất lâu. Nguyên nhân ở đâu và cách thức để có hạnh phúc là gì. Liệu chăng có phải là tình yêu thương với tất cả những ai quanh mình, mọi chúng sinh trên thế gian này.

Nhân chào mừng Đại lễ Phật đản 2558, chương trình Phật Pháp Ứng Dụng với chủ đề “Độ sinh vô biên – giác ngộ tâm và chữa lành thân” sẽ diễn ra tại tòa soạn báo Giác ngộ, số 85, Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM vào hồi 18h30, thứ tư ngày 21/05/2014.

Khách mời của chương trình lần này là tỳ kheo Giác Tuệ Đức Tài, Giảng viên Phật học giảng đường Bửu Giác, nhà thơ Tâm Uyên và Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.

Các vị khách mời sẽ giúp quý doanh nhân, các bậc tri thức và phật tử hiểu về sự liên hệ mật thiết giữa thân và tâm, rằng tâm bất ổn là căn nguyên của bệnh tật, tâm bình an là nguồn gốc của hạnh phúc đích thực. Rằng điểm khởi đầu tốt nhất là cần có thái độ đúng đắn về nơi mà ta hiện đang có mặt. Rằng nên thực tập một thái độ cảm kích trước bất kỳ món quà nào cuộc sống gửi tặng ta cho dù chúng xem ra rất bé nhỏ.

Trao đổi với chúng tôi, tỳ kheo Giác Tuệ Đức Tài nói rằng theo Phật giáo, bản chất của tâm chính là giác ngộ. Vì thế, tâm ta vốn thiện. Vấn đề chủ yếu chính là những thói quen xấu của tâm, là cách mà ta nhìn mọi thứ ra sao. Những loại tinh thần này có thể gia tăng và trở nên cứng nhắc. Chúng bóp méo, tô màu và ảnh hưởng lên quan điểm của ta. Bát cứ ai trong chúng ta đều có khả năng được hạnh phúc nhưng ta phải thay đổi thói quen tinh thần và cách ta nhận thức mọi thứ.

Nhà thơ Tâm Uyên cho biết thêm rằng một phương pháp có hiệu quả là ghi nhận những cảm giác an bình và thúc đẩy chúng. Mỗi chúng ta nên nuôi dưỡng bất kỳ khoảnh khắc yên bình và hạnh phúc nào mà ta có ngay lúc này và để cho chúng nảy nở.

Hơn nữa, nếu chúng ta không hạnh phúc mà lại muốn được hạnh phúc thì nó có thể trở thành một trở ngại. Một thái độ mong muốn có thể mang tính hạn chế. Nếu ta so sánh mình với người khác thì sẽ bị phản tác dụng. Thậm chí ta hầu như không biết hạnh phúc là gì nhưng lại cứ đòi hỏi bản thân phải có được hạnh phúc vô cùng lớn lao. Điều đó giống như việc ta đặt tiêu chuẩn quá cao thay vì tiếp cận dần dần. Thay vì giúp ta đạt được mục đích, nó lại tạo ra rắc rối bởi ta không bao giờ có thể sống theo lý tưởng.

TS Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết thêm rằng, nếu ta có thể học cách biết chịu đựng hoàn cảnh không hạnh phúc và giảm độ nhạy cảm của tâm trí đối với nó thì chính nó sẽ trở thành một bước đệm để đến với hạnh phúc. Nếu ta không bận tâm nhiều đến những gì ta cho là đau đớn hay phiền muộn thì sẽ giảm bớt được những gánh nặng của mình. Nên tập trung vào giây phút hiện tại. Nên tìm sự hài hước hay niềm vui ở bất kỳ nơi đâu ta có thể thấy. Điều đó giúp đưa ta đến với hạnh phúc lớn hơn.

Trong buổi gặp gỡ với chúng tôi trước khi chương trình diễn ra, các vị khách mời cho rằng tình yêu thương là rất quan trọng. Mỗi chúng ta cũng cần biết ghi nhận tình yeu thương của chính mình và tập lan tỏa yêu thương đến bất cứ ai quanh mình. với chính mình. Tình yêu thương thường kích hoạt nguồn năng lượng hỷ lạc mạnh mẽ khiến cho nó phát triển hay bùng phát.

Được biết, đây là chương trình Phật pháp ứng dụng số 18. Khách mời cả 17 chương trình trước đó là Hòa thượng Thích Viên Minh, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Hòa thượng Thích Huyền Diệu, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Thượng tọa Thích Thiện Trang, Thượng tọa Thích Thiện Thuận, sư cô Tâm Tâm, sư cô Thích Nữ Hằng Liên,… Các vị cư sỹ tham gia các chương trình trước đây là cư sỹ Trần Tuấn Mẫn, nghệ sỹ Kim Cương, nghệ sỹ Chi Bảo, nhạc sỹ Chúc Linh, nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, nhà thiết kế Sỹ Hoàng, đạo diễn Việt Trinh, ca sỹ Sỹ Luân, doanh nhân Vương Vũ Thắng,…

Các chương trình luôn hướng đến việc ứng dụng những lời dạy của Đức Phật vào quản trị kinh doanh, vào công việc và cuộc sống.

Hằng Nga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2016(Xem: 12986)
Lễ Phật đản là một dịp lễ quan trọng với người dân theo đạo Phật, trở thành một nét văn hóa ở nhiều quốc gia, từ Thái Lan, Hàn Quốc, tới Australia.
18/05/2016(Xem: 6896)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
17/05/2016(Xem: 12135)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
06/05/2016(Xem: 9962)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
05/05/2016(Xem: 9120)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ, 3/3 (4/2016)
05/05/2016(Xem: 30990)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
28/04/2016(Xem: 20217)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/04/2016(Xem: 10326)
Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
23/04/2016(Xem: 6357)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất tôi có được là công viên Nghĩa Đô gần nhà. Ngày thực hành 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Thật tuyệt vời vô cùng.
23/04/2016(Xem: 13257)
Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]