Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Định Hướng Đường Tu (sách pdf của Tỳ Kheo Thích Viên Thành)

21/04/201417:22(Xem: 12854)
Định Hướng Đường Tu (sách pdf của Tỳ Kheo Thích Viên Thành)

Dinh_Huong_Duong_Tu_Thich_Vien_Thanh
Dinh_Huong_Duong_Tu_Thich_Vien_Thanh_2
Dinh_Huong_Duong_Tu_Thich_Vien_Thanh_2a



Thay lời tựa



Có thơ rằng:
“ Nghịch cành của thế gian là Niết bàn của người tầm đạo
Hạnh phúc của người đời là địa ngục của người tu” Hay
Thẳng thắn thật thà, thường thua thiệt, Lỗi lầm lòn lỏi lại lên lương.

Đọc được những vần thơ nghịch lý trên, tuy hơi trái tai nhưng rất tâm đắc, nghĩ lại thân phận mình, nếu không mồ côi mẹ, được sống trong tình thương đầm ấm của gia đình, thì chắc khó mà có cơ hội gần gủi để tu học Phật pháp, hầu hiều rõ được cuộc đời nầy là khổ - vô thường - vô ngã và nếu không có tinh thần “hy hiến, bất khuất, tự tin”, thì chắc cũng có nhiều bất mãn. Học Phật thì thấy rõ và biết vậy, nhưng rồi nghiệp chướng quá sâu dầy nên vẫn không tự chiến thắng nỗi mình, để đến khi thể nhập vào cuộc đời, sống với ái dục, lăn lộn cùng thế gian, hằng ngày phải đối diện với biết bao chuyện thị phi,rồi phải bôn chen, tranh giành, chiếm hữu để lo cho hạnh phúc riêng mình, nhưng rồi có như ý được đâu! Có nhiều vị lo thụ hưởng, cho thỏa mãn “ngũ dục” là hạnh phúc, tạo ra nhiều nghiệp báo để rồi phải “thân bại danh liệt”!

Với tâm nguyện “dùng đời thực hành đạo, dùng đạo hướng dẫn đời” cố gắng giữ trọn ý nghỉa trong cuộc sống, khi không còn đủ duyên để mãi là Thầy Tu, thì cũng vẫn giữ hạnh nguyện giúp đời, chuyển qua làm Thầy Giáo, một nghề vinh quang cao đẹp, trong các nghề cao đẹp. Làm Giáo viên 5 năm, nhận nhiệm vụ Hiệu Trưởng cũng trên 10 năm, tổng cộng hơn 15 năm “hy hiến trong gian nan” phục vụ ngành Giáo dục, cũng đã xóa dốt và nâng cao trình độ cho trên 5000(năm ngàn) lượt em học sinh, từ biết chữ cho đến khi có trình độ hết trung học cơ sở, bây giờ cũng đã có một số em làm Giáo Viên và phục vụ một số ngành nghề trong và ngoài nước. Nhưng trong vinh quang cũng lắm điều gian truân, cay đắng. Nếu không có phước đức thì dù có ra công sức bao nhiêu, nghèo vẫn hoàn nghèo, khổ vẫn đeo khổ, có nhiều lúc phải chịu cảnh thê lương, thân tàn ma dại, khi dùng mọi âm mưu thủ đoạn để toan tính với cuộc đời, rốt rồi tay trắng vẫn hoàn trắng tay, mà tội lỗi phải mang theo suốt nhiều
đời.

Chiêm nghiệm lời Phật dạy, quán chiếu vào cuộc đời và những lời thơ trên, thật quá đúng và tuyệt vời! Nếu không nhận chân ra điều nầy, chấp thân nầy là thật, còn mãi và cho cuộc đời nầy là vui là hạnh phúc, để chạy theo ngũ dục, mãi đắm nhiểm với lục trần thì tội nghiệp cũng lắm đeo mang, trầm luân muôn kiếp.
Khi biết khổ quay đầu là bến giác
Hiểu vô thường quyết buông xả tấn tu
Lìa ngũ dục như vén đám mây mù
Trí tuệ phát tùy duyên an vui sống

Trong kinh đã dạy: “Phật pháp tại thế gian , chẳng lìa thế gian giác, lìa thế tìm bồ đề, giống như tìm sừng thỏ.” Thật vậy, nếu ta biết sống an phận, đơn giản, tùy duyên, ít muốn, biết đủ, nhẫn nại, tôn trọng mọi người và luôn quán chiếu lại mình, thì ngay trong cuộc đời nầy, những đố kỵ, nghịch cảnh sẽ biến thành thắng duyên giúp ta có thêm động lực mà vững bước tiến lên con đường giải thoát, giác ngộ. Hảy luôn nhớ rằng: Như giữa đống rác nhớp, Quăng bỏ trên đường lớn, Chỗ ấy hoa sen nở, Thơm sạch đẹp ý ngời. Kinh PC. 58.

Đời là “như thị, như thị” sáng hoa nở, chiều hoa tàn, ngày mai, ngày mốt rồi cũng như vậy, tất cả có tồn tại mãi được đâu! Ta phải mạnh dạn buông xả, để thong dong tự tại, nhẹ nhàng vững bước, vì khi vô thường đến, đâu có mang theo được gì, ngoài nghiệp lực và oan trái đã gieo. Nếu ta không thấu rõ được điều nầy để phải nhiều vọng tưởng, phân biệt và dính mắc, gánh nặng còng lưng, thì khổ lụy suốt nhiều đời.

Được biết rằng:“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác”.Vòng tay mở rộng chừng nào là ôm vũ trụ gôm vào bấy nhiêu“ Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi”. Giác ngộ được như vậy, nên buông xả tất cả, quay lại với con đường giải thoát là cao đẹp nhất. Nhưng dù sao đi nữa, sống thể nhập với cuôc đời, mỗi khi khởi tâm động niệm, chắc phải gây nhiêu tội lỗi, nên thành tâm sám hối trong hằng ngày, hằng giờ bằng cách lạy Phật, là pháp sám hối nhiều lợi ích nhất, vừa lễ kính chư Phật, xưng tán Như lai, vừa sám hối nghiệp chướng, vừa luyện tập dưỡng sinh, cho sức khỏe được tốt, trong khi tâm vẫn luôn hướng về việc hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, ăn chay, tu tập...là một trong Tam phước, vận dụng nhiều thử thách, nhiêu khê, hay bị phủ phàng, bạc đãi để luyện tâm, thấu hiểu tình đời mà tấn tu đạo nghiệp.

Đã trả hiếu cho Giòng họ, bằng cách đem niềm vui cho Cha, qua việc đem hết số tiền dành dụm được (hơn 400 triệu đồng VN) để cúng dường Tam bảo gần 70 ngôi Chùa từ Nam chí Bắc, cúng dường Trai tăng, hỗ trợ và tặng quà cho khóa tu 1 ngày An lạc, gồm những Đạo Hữu xuất sắc tại các Đạo Tràng BQT ở toàn Tỉnh và Đạo Tràng BQT Chùa Pháp Bảo gồm Chư Tôn Đức trong môn phái tại Quảng Nam, Đà Nẳng, gần 200 ĐHPT, làm công tác Từ Thiện Xã Hội, phóng sinh, phóng đăng, Tu sửa, Tôn tạo mồ mả và đặc biệt lập Đàn Tràng hồi hướng Cầu siêu Bạt độ cho Tổ tiên, Ông Bà và Mẹ tại chùa Pháp Bảo Hội an, Quảng nam, ấn tống kinh, sách, đĩa, khi lần đầu về nước, vào đầu năm 2009, sau 5 năm xa cách.

Suốt 7 năm hầu cận sư phụ, cũng phụ giúp được khá nhiều Phật sự, từ việc chùa cho đến Giáo hội, từ quốc nội đến hải ngoại, liên bang và liên châu, đối phó với ma vương và phụng sự cho bá tánh, tưởng rằng sẽ được hanh thông, nhưng vì nghiệp chướng, bệnh duyên, phước mỏng, tội dày, sức khỏe đã vào vòng tứ khổ, phải dang dỡ tâm nguyện, không còn đủ cơ hội để hầu cận sư phụ được nữa, nên đành ẩn dật tịnh dưỡng và an phận tu hành. Tuy ẩn dật nhưng vẫn thiết tha với con đường giải thoát, nên rồi sau những giờ tĩnh lự cũng có ngộ được đôi điều, thấy cần phải chia sẻ, thế là mượn đôi dòng chữ và mạng truyền thông toàn cầu, để gởi đến nhiều ngàn độc giả khắp nơi, nhiều bài viết, một số vần thơ và đã nhận được nhiều sự động viên, sách tấn, chia sẻ của những ân nhân Tốt, cũng nhiều an ủi! Rất mong nhận được sự cảm thông và chia sẻ của chư huynh đệ và những vị hảo tâm. Vị nào có tâm hiếu hạnh thì hãy quy về với sư phụ để phụng dưỡng, Hạnh Trung không vững mạnh để phát nguyện theo quý Ngài hầu thực hành Hạnh Bồ Tát như Ngài Địa Tạng nỗi, xin được ở yên những nơi Lan nhã để tịnh tu cho tâm tịnh, chắc quốc độ cũng tịnh theo. Đã phát nguyện: nếu chưa mang niềm vui, lợi ích đến cho mọi người, thì không bao giờ mang lại nỗi buồn hay bất lợi cho ai, nên không còn phước duyên và sức khỏe để hầu cận, giúp ích thêm được gi cho sư phụ, vậy nguyện “kính nhi viễn chi” chứ không dám làm phiền hay khiến sư phụ phải nhiều lo nghĩ, ở yên và tinh tấn tu tập đạt được sự an lạc, giải thoát và thực hiện đôi chút phước thiện, mang niềm vui cho đời và hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, khi nào sư phụ cần, gọi, tùy theo sức khỏe cũng sẳn sàng phụng tiếp, đấy chắc cũng là chút báo ân và điều ước mong của sư phụ vậy.

Cổ nhân nói: “ Nhiên đắc thánh nhân, thượng thọ thiên hạ chi trách”, đấy là chuyện thường tình của thế sự, khi có tâm hướng thượng mong cầu giác ngộ thì phải biết, biến phiền não thành bồ đề. Nên mặc dầu bị nhiều phân biệt, đối xử, vùi dập, nhưng nhờ vững niềm tin nơi tự thân và Tam bảo nên đã nhận được sự gia trì của chư Phật, qua sự nỗ lực tu tập, sám hối, luôn quán chiếu “tự thấy mình nhỏ thôi, việc tu còn kém cỏi...” nên luôn tôn kính mọi người, yên lặng trước mọi thị phi, không thấy lỗi người mà phải luôn “tìm hay để học, tìm sai để sửa, tìm lỗi để tránh” sống đơn giản, khiêm tốn, bình dị, mặc dầu đang là “Chàng cùng tử” nhưng nhờ còn chút phước duyên, học theo hạnh của Thiện Tài Đồng Tử du vấn nhiều nơi, không câu nệ, chấp trước vào pháp môn nào, từ đó rất dễ dàng tiếp nhận được những sự sẻ chia, nên rồi cũng còn ít “ông trưởng giả”, khá nhiều thiện tri thức và người tốt cảm thông, chia sẻ và tạo điều kiện để đi về góp phần “trang nghiêm các đạo tràng” hầu tu tập và hoàn thiện “đạo làm người” để vững vàng bước vào “Đạo Thánh” hay” thoát vòng sinh tử”

Trong hạnh phúc đã ươm mầm đau khổ. Trong hội ngộ sẽ có ngày chia ly.
Trong âm có dương, trong dương có âm,
Trong họa có phước, trong phước có họa. Đấy là chuyện thường tình của thế gian, nếu không tu tập, biết sống hài hòa, hướng thượng, thì sẽ bị nhiều chi phối.
Nhưng đối với Phật giáo thì “phiền não tức bồ đề”, trong rác có hoa, trong hoa có rác“tất cả đều do tâm tạo”, “người vui cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” là vậy, nếu tâm ta tốt thì sẽ chiêu cảm được những điều lành, nên ta có thể “chuyển họa thành phước”, nếu ta biết giữ tâm an tịnh, “tâm bình thế giới bình, tâm tịnh quốc độ tịnh” đó là lời Phật dạy, chúng ta nên luôn ghi nhớ..

Bị cuốn vào dòng đời với nhiều thăng trầm, có lúc cũng lắm đắng cay, nhưng rồi cũng có nhiều ngày được cao danh vọng. Nhờ thấm nhuần Phật pháp hiểu đời là khổ, vô thường và tất cả đều bị chi phối bởi luật nhân quả, nên rồi cũng hóa giải được nhiều não phiền và trả phần nào oan trái trên cuộc đời. Chấp nhận thiệt thòi và an phận làm người tầm thường để tâm được bình thường, vì “tâm bình thường là đạo” nhường lại tất cả danh lợi cho những ai đang mong cầu, nhưng cũng rất xót xa khi phải nhìn thấy cảnh khổ đau vì phải nhiều lo toan tính toán, lặn hụp trong ngũ dục, lục trần.

Hôm nay kỷ niệm 10 năm sống ở Úc (3-2-2004 đến 3-2-2014) trong đó 7 năm “tùy thuận” lo hầu cận sư phụ và phụng sự cho bá tánh, còn lại 3 năm “sám hối” lo tịnh dưỡng bệnh và ổn định cuộc sống hầu hoàn thành trách nhiệm “đạo làm người”. Giờ nầy đây, nhờ vững tinh thần, kết hợp Đông+Tây y+Tâm linh+tự chữa bằng Gạo lứt muối mè, bệnh nan y cũng đã chuyển hóa và hồi phục tốt, được bảo lãnh người thân qua chăm sóc, nên gia đình “đồng tu” cũng đã lần hồi đoàn tụ, được chính phủ Úc với tinh thần “ba la mật” mặc dầu chưa đóng góp được gì, nhưng vẫn quan tâm cấp cho một căn nhà mới xây, tận tình chăm lo sức khỏe và đảm bảo cuộc sống, thật xứng đáng là một đất nước với đầy lòng Nhân Đạo và“hạnh phúc nhất thế giới”. Từ đây có được cơ hội và điều kiện để học theo hành trạng “đạo đời lưỡng toàn”của gia đình Bàng Long Uẩn và Tuệ Trung Thượng Sĩ mà chăm sóc và sách tấn nhau tu tập. “Ở đời vui đạo, hãy tùy duyên,
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà có báu, thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm, hỏi chi thiền ?” Trần Nhân Tông
Khi trở lại Tu là chấp nhận “thất bại” trên đường danh lợi, vì đã kinh qua và ngán ngẫm quá rồi, để mong tâm được an tịnh mà hưởng chút “an lạc, giải thoát” thì chắc cũng đã phần nào làm đúng theo bản hoài của chư Phật và dâng tặng cho đời. Hạnh Sa môn là sống nơi Lan nhả, “khất sĩ” cơm ăn của muôn nhà (sống nhờ trợ cấp xã hội), hằng ngày “an trụ tâm” , “hàng phục tâm” và “độ tận chúng sanh”, bằng cách tịnh niệm, lễ bái, hầu hạn chế vọng tưởng, phân biệt, chấp trước (nguồn gốc của phiền não) phát khởi , hay “biết vọng không theo” đấy cũng là cách“bố ma” và “phá ác” tận gốc rể! Cảm ơn đời và tất cả những ai đã tưới nước, vun phân, cho hoa trái hôm nay được nẩy mầm. Được như vậy là nhờ:
* Luôn nhắc nhở toàn gia đình giữ Bồ Đề Tâm kiên cố, tinh tấn tu tập, vì chỉ có tu tập hướng đến con đường giải thoát, giác ngộ mới cứu độ mình, độ người và đền ơn môt cách hoàn hảo nhất, cụ thể là giúp cho gia đình đồng tu của ta được an lành như ngày hôm nay. Hãy cố gắng gìn giữ và phát huy.
* Thấy được sự lợi ích của luật lệ ở thế gian, cụ thể muốn đến nơi được an toàn cần phải chấp hành đúng luật đi đường. Nên muốn đạt đến bờ giác ngộ, giải thoát phải lấy “giới luật” và “khổ”làm thầy, mang tâm nguyện thọ giới để Tu, dùng giới luật để làm hàng rào ngăn chận tự thân và ngoại nhân không dám xâm phạm nhau, nên cũng giúp trang nghiêm cho bản thân cùng các đạo tràng, ở tại Tịnh thất riêng mà an lạc tự tại, miễn sao nếm được hương vị độc nhất của Phật pháp đó ‘hương vị giải thoát’, hơn là phải làm “cái thìa” để phải múc hoài mà không biết được hương vị gì, mặc cho ai có thị phi, biếm nhẻ, tôn trọng hay phỉ báng, hãy âm thầm hoan hỷ trả nghiệp và cầu nguyện cho tất cả đều trọn thành Phật đạo. Không dám: Ước vọng tu cao kéo một đoàn, Cùng về Cực lạc miền lạc bang
Nhưng tâm Bồ đề bị đánh mất, Địa ngục đa nhân đè liên hoàn
* Luôn nhớ ơn và tìm cách đền ơn đáp nghỉa, trước mắt lo tu tập và làm các việc phước thiện, in kinh sách, đĩa Phật pháp ấn tống và khuyến tấn mọi người cùng tu, sẳn sàng thăm hỏi, lắng nghe những người cần chia sẻ.
* Lấy việc hành trì miên mật trong hằng ngày làm “thân giáo” để cùng sách tấn nhau tu tập, kết quả đã Phật hóa được gia đình đồng tu và ảnh hưởng tốt đến giòng họ hai bên.
* Sống theoTam tự kinh “nhân chi sơ, tánh bản thiện” để đem tâm bình thường, giản dị, thật thà chất phát mà đối đãi với mọi người
* Khiêm cung và tôn trọng mọi người vì hiều rằng “tất cả là Phật sẽ thành” chịu khó lắng nghe, hài hòa với tất cả, nên học hỏi được nhiều điều hay nơi mọi người
* Áp dụng pháp tu hằng ngày “lạy Phật sám hối” nên vừa tiêu trừ được nghiệp chướng vừa tịnh được tâm vừa rèn luyện sức khỏe, để tinh thần luôn được sảng khoái.
* Rất tâm đắc và thấu rõ “Thâm tín chư Phật, giai sung mãn” nên cố gắng và quyết tâm hành trì theo lời Phật dạy, tất cả giao cho Phật, Bồ Tát sắp xếp, tập buông xả và không chạy theo ngũ dục nên cũng hưởng được phần nào sự an vui đầy đủ.
* Học đòi thực hiện theo hạnh “Ít muốn, biết đủ” không ham muốn trước những tiện nghi vật chất hiện đại, nên rồi cũng thấy an nhiên trong cuộc sống.
* Sống biết sẻ chia và đã sinh hoạt toàn gia đình nên luôn tâm niệm và thực hiện theo bốn câu sau: “ Tất cả niềm vui có được trên đời
Đều do đem an lạc cho kẻ khác
Tất cả khổ đau có ra trên đời
Đều do muốn hạnh phúc cho riêng minh”
Do vậy rất tiết kiệm trong hưởng thụ và sẳn sàng trong phục vụ, tích công, lủy đức, bằng cách: ăn chay, tùy hỷ trước mọi thành tựu và công đức của mọi người, không làm các điều ác, siêng làm các việc thiện, luôn nghĩ tốt về người.
* Trì kinh PHƯỚC ĐỨC và Kinh DI GIÁO làm khuôn mẩu để thực hành theo,
* Đọc kinh KHU RỪNG để chọn nơi mà sống.
* Thực hành theo “Bảy Pháp Bất Thối” Đức Phật đã dạy
* Huân tu theo Thập Nguyện Phổ Hiền
* Hằng ngày công phu: cụ thể là Tịnh tâm, trì tụng Thần Chú Đại Bi từ 49 đến 108 biến hoặc nhiều hơn và lạy 108 vị trong Đại Bi Sám Pháp trong một thời.
An nhiên tự tại
Sáng kinh chiều kệ tối hành thiền
Tự tại an nhiên trông giống tiên
Thiểu dục an lành tri túc sướng
Đa cầu khổ lụy nhọc thường niên
Tương chao rau quả môi trường hợp
Gạo lứt muối mè thuận tự nhiên
Rọi sáng soi mình ta hãy quán
Tuỳ duyên vui sống với bạn hiền

Được như ngày hôm nay là nhờ ở sự nhiệm mầu của Phật Pháp, luôn hộ trì cho những ai sống với chân tâm, biết tôn trọng nhau, tinh tấn tu hành và luôn nghĩ đến tha nhân, đặc biệt luôn ghi nhớ công ơn của Sư phụ, cũng như cảm tạ lòng nhân đạo quá lớn của con người và đất nước Úc Đại Lợi, đã cưu mang những đồng hương và riêng bản thân gia đình Hạnh Trung. Không gì hơn, nguyện vững niềm tin với Tam bảo, cả gia đình cùng sách tấn tu tập, đem hết khả năng góp phần phụng sự xã hội và góp nhặt những bài viết, những vần thơ đã sáng tác và đăng tải ở các báo, kỷ yếu, những bài sưu tầm hữu ích...gom lại đóng thành một cuốn sách ‘ GÓP NHẶT SẺ CHIA’ hay ‘ĐỊNH HƯỚNG CHO ĐƯỜNG TU’ để làm chút quà mọn, kính dâng lên Sư Phụ, Chư Tôn Đức cùng tất cả Thân Hữu, nhân kỷ niệm 10 năm sống ở Úc. Chắc cũng còn khá nhiều sai sót, chân thành hoan hỷ đón nhận sự lượng thứ và chỉ giáo của các bậc cao minh, để hoàn thiện mọi điều. Bên cạnh đó thực hiện một số lễ nghi về Tâm linh để trả Hiếu, chia sẻ vật chất cùng nhau để tạo chữ Hòa. Rất mong tất cả Phật Tử, Thân Bằng Quyến Thuộc, Bạn Hữu xa gần hãy có TÂM TỐT để NGHĨ, NÓI và HÀNH XỬ TỐT về nhau, TIN SÂU NHÂN QUẢ cùng hướng về con đường tu tập, tạo phước điền, gieo nhân Giàu bằng cách Cúng Dường, Bố Thí cùng Làm lợi ích cho tha nhân và xã hội. “Bổ bất túc, Thí hữu dư”! Có gieo nhân LÀNH ngày hôm nay, thì mới mong ngày mai có quả TỐT để thu hoạch. Ai hôm nay chỉ biết tiếp nhận, thụ hưởng mà không lo ban cho, gieo tạo phước lành, thì ngày mai sẽ nghèo khó khổ đau.

Cuộc sống thế gian, phải nhiều tất bật để lo cho miếng cơm manh áo, rồi chạy theo ngũ dục, lục trần biết bao áp lực, bận rộn và căng thẳng, quy về chốn Thiền môn và Phật Pháp. để tìm chút ‘tĩnh lặng tâm hồn’ hầu có được An lạc, Giải thoát. Đấy là lý do chư Phật ra đời và là nhiệm vụ của Thiền môn. Nhưng nếu không bị ‘ngũ dục cám dỗ’, ‘lục trần kéo lôi’, sống ‘buông xả’ an phận thủ thường,‘ít muốn, biết đủ’ có được sự ‘thanh thoát’,‘an nhàn’, thì chắc được chư Thiện Hữu Tri Thức ‘tùy hỷ’ và hỗ trợ cho Phật tánh trong nhau luôn hiển hiện. Sống quan tâm, đem an vui, hạnh phúc và thành tựu đến cho tha nhân, đấy cũng là cách lo cho mình khôn ngoan và lợi ích nhất.

Có người hỏi Đức Phật : “Hạnh phúc chân thật là gì ? Ngài trả lời : “Sống điềm đạm trong mọi thăng trầm, thắng bại, được thua, vinh nhục vẫn mỉm cười”. Hãy cố gắng sống theo đúng như lời Phật dạy, ta sẽ trải nghiệm được sự nhiệm mầu và chúc cho tất cả cùng nhau hưởng chung niềm an lạc.

Kỷ niệm mười năm sống Úc châu (2004 – 2014)
Tin sâu Phật Pháp rất nhiệm mầu
‘Lưỡng toàn đời đạo’ nguyền sống đẹp
Dâng tặng cho nhau lời nguyện cầu


Kính thương
An Lạc Thất
6/27 Tulloch Ave, Pennington SA 5013
Những ngày cuối năm 2013

T. Viên Thành
Hạnh Trung
Trần Văn Đệ
Tel: (+61) (8) 8240 2521 or Mb: 0401686207
Email: [email protected]


Mục Lục

GÓP NHẶT SẺ CHIA Trang

Tâm tình gửi gắm sẻ chia 9

Những điều cần suy nghĩ để định hướng.... 23

Định hướng cho đường tu 27

Chữ ngã trong thông điệp đản sinh 33

Lợi ích của BỐ THÍ 41

BỐ THÍ là diệt LÒNG THAM 47

CẢM NIỆM và TRI ÂN 49

CHUYỂN HOẠ THÀNH PHÚC 63

TỪ BI và TRÍ TUỆ 67

Cùng các em xa nhớ! 73

Hãy sống trọn ý nghĩa ngày tự tứ 79

Hãy sống với con người chân thật 85

LỢI ÍCH của PHÁP TU LẠY PHẬT 89

TỰ TẠI VÔ NGẠI 99

Nhân hành trì THỦY SÁM VĂN trong An Cư và Tu học 101

Pháp Hoa Nam Úc ngày 10 -10 - 2005 107

Thư thăm bạ n bè Nhân ngày HỌP MẶT LỚP 1 - 5 - 2011 113

Thư thăm các con ! 117

Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người 123

Ý nghĩa và lợi ích của AN CƯ 133

DI CHÚC (Chúc Thư) 135

THƠ

TỰ THÁN 160

TỰ TẠI 162

SỐNG ẨN DẬ T 163

NGUYỆN NHỚ ƠN THẦY 166

CHÂN HẠNH PH ÚC 171

Lạy Phật, một pháp tu 173

NHƯ THỊ 176

NGỘ 178

TU 178

HÀNH 179

TỨC 179

LIỄU 180

ĐẠO 180

GIẢI 181

THOÁ T 181

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM 182

GIÁC NGỘ 182

TU HÀNH 183

ẢO VỌNG 184

Ở ĐỜI VUI ĐẠO 184

TỰ TẠI 185

TÂM 186

Thơ về NGHIỆP KHẨU 188

Trả lạ i cho đời 190

TỰ TẠI VÔ NG ẠI 192

CẢM HỨNG Trong NHỮNG NGÀY TỊNH DƯ ỠNG 193

Sống An lạ c 194

Tu thanh thoát 195

Ngộ 197

Vị tha và ích kỷ 199

Sám hối 200

ĐỐT NẾN NHỚ HƯƠNG SEN VU LAN 202

HẠNH PH ÚC AN VUI 203

TÂM AN (họa 2) 204

TỰ TẠi (họa 3) 205

CHÂN NHƯ 206

TU 207

SƯU TẦM

KINH CHÂN HẠNH PH ÚC / maha mangala sutta 209

Mười Lời Khuyên Của Thầy 211

Thiền thoại về Ngài Phật Ấn và Tô Đông Pha 215

4 động tác đơn giản phòng chống đột quỵ 218

THU ỐC CH ỐNG TAI BIẾN 220

Ăn uống thanh lọc cơ thể 221

6 bệnh dễ mắc do ăn nhiều thịt 223

7 BÀI HỌC SU ỐT ĐỜI 226

8 bệnh do tức giận mà ra 228

5 bí quyết tha thứ 231

8 lý do nên đi bộ 233

ĂN TRÁI CÂY 237

PH ÒNG BỆNH UNG THƯ 240

NHỒI MÁU CƠ TIM 241

Bốn pháp xây dựng đời sống tạ i gia hạnh phúc 243

Gừng: Cội nguồn của y học đời xưa 248

KHÍ ĐẬU ĐEN XANH LÒNG PHƯƠNG THUỐC KỲ DIỆU, KINH TẾ,

KHẢ THI CHO MỌI NGƯỜI, MỌI THỜI GIAN, KHÔNG GIAN 251

TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 253

Bồi Bổ Sức Khỏe Bằng Đậu Đen 256

Nồ i cơm của Khổng Tử 261

Phương pháp chữa bệnh ung thư 264

THẦN DƯỢC GIA TRUYỀN TRỊ TẬN GỐC BỆNH UNG ĐỘC ! 267

TOA THUỐC 268

THÔNG đIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI ANH 270

TÔN GIÁO NÀO TỐT NH ẤT? 293

Trị liệu ung thư bằng chánh niệm 294

XIN CẢM ƠN ĐỜI 329

Ấn tống kinh sách được 10 điều lợi ích 333



dinh huong duong tu-vien thanh
(Xem nội dung sách PDF 336 trang)
Định Hướng Đường Tu _Thích Viên Thành





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2021(Xem: 4878)
Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020, in loại bìa cứng mạ vàng rất trang nhã. Tất cả có 180 trang chữ nhỏ. Tác giả là một vị Hòa Thượng người Tích Lan đã ở Hoa Kỳ lâu năm, và dĩ nhiên là Hòa Thượng Gunaratana đã dịch và tham cứu từ bản tiếng Pali, vốn là những Kinh điển gốc của Phật Giáo Nam Truyền và Ngài đã viết cũng như bình chú bản kinh nầy bằng tiếng Anh nhan đề là: Meditation on Perception-Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness. Thầy Thanh An là một nghiên cứu sinh về Phật Giáo ở bậc Tiến Sĩ tại Đại Học Kelaniya, Tích Lan. Thầy Thanh An cho biết đây là tác phẩm đầu tay của Thầy ấy dịch từ Anh Văn ra Việt Văn.
11/03/2021(Xem: 4418)
Chính quyền Trung ương rất mong muốn quảng bá việc Nghiên cứu Phật giáo tại Ấn Độ, và đang chuẩn bị sẵn sàng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về các trường Đại học Ấn Độ, cung cấp các chương trình Phật học. The University Grants Commission (UGC) đã gửi một Chỉ thị đến tất cả các trường học để cung cấp dữ liệu liên quan về các chương trình học liên quan đến Phật giáo. Điều này được cho là sẽ hồi sinh Ấn Độ, như một trung tâm nghiên cứu và truyền thống Phật giáo trên toàn thế giới.
10/03/2021(Xem: 7791)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
09/03/2021(Xem: 4305)
Đài Bắc, Đài Loan: Vào ngày 7 tháng 3 vừa qua, trong một cuộc mít tinh đông đảo do Hiệp hội Phúc lợi Tây Tạng Đài Loan (在 台 藏人 福利 協會) và Mạng lưới Nhân quyền cho Tây Tạng, Đài Loan (西藏 台灣 人權 連線 會), hơn 34 tổ chức phi chính phủ từ khắp đất nước Đài Loan, đã cùng tham gia kỷ niệm 62 năm ngày tổng khởi nghĩa chống Tàu cộng xâm lăng 10/3/1959-10/3/2021. Cuộc mít tinh cũng đánh dấu kỷ niệm gần 70 năm ngày Ký kết Thỏa thuận 17 điểm giữa Tây Tạng và nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.
09/03/2021(Xem: 5127)
Cái gì là “Không thường cũng không đoạn”?Ý nghĩa “Không Thường” chính là tất cả sự vật không phải cố định vĩnh cữu bất biến, mà là thời khắc nào cũng bị biến đổi mãi mãi.Ý nghĩa “Không Đoạn” là chỉ trong chỗ biến đổi này chưa từng có dừng lại, cũng chính là chưa có phút giây nào “Gián Đoạn”.Giả sử như sự sự vật vật trong thế giới này đích thực có thật tại thì không cần phải phát sanh ra hiện tượng “Không”.Hôm qua có mà hôm nay không thì đây chính thuộc về “Đoạn”.Còn nếu như có vĩnh cữu thì đó chính thuộc về “Thường”.Thử hỏi thế giới hiện thật đây là “Đoạn” như thế nào và “Thường” như thế nào? Đúng ra sự sự vật vật trên thế giới đều là “Không, không phải thường cũng không phải đoạn”.
09/03/2021(Xem: 8670)
Anton đã nói với tôi rằng một người bạn nổi tiếng của ông một lần nọ đã lưu ý rằng hầu hết những nhà vật lý lượng tử liên hệ đến lãnh vực này thì ở trong phong thái tâm thần phân liệt. Khi họ ở trong phòng thí nghiệm và chơi đùa với mọi thứ, thì họ là những người thực tế. Họ nói về những quang tử (photon) và điện tử đi đây và đi đó. Tuy nhiên, lúc chuyển sang việc thảo luận triết lý, và hỏi họ về nền tảng của cơ học lượng tử, thì hầu hết sẽ nói rằng không có gì thật sự tồn tại mà không có cơ cấu nhận – định nó.
08/03/2021(Xem: 4097)
Dharamshala: Danh sách tham gia ngày càng tăng, bởi các nhà lãnh đạo thế giới đã được tiêm vaccine COVID-19, vào đầu giờ hành chính ngày 6 tháng 3 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal, Dharamshala, H.P., Ấn Độ. Sau khi tiêm liều vaccine COVID-19, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi tất cả những người đủ điều kiện, đặc biệt là ‘bệnh nhân bị nhiễm covid-19’ hãy vì lợi ích chung cho xã hội, nhanh chóng đăng ký tiêm liều vaccine COVID-19. “Điều này rất quan trọng, vì vậy tôi đã thực hiện việc tiêm vaccine COVID-19, tôi muốn chia sẻ nhiều người nên đã can đảm để thực hiện tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal.
07/03/2021(Xem: 7266)
Huế, cố đô một thời, là thành phố nhỏ bé như vậy mà lại có nhiều chùa nhất so với các miền khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bởi, nơi đây có chiều dài lịch sử lập quốc của nhà Nguyễn từ khi người đầu tiên khai mở là Nguyễn Hoàng, muốn tránh sự sát hại của người anh rể là Trịnh Kiểm nên xin đi xa vào Nam để khai khẩn đất hoang theo sự vấn kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu phán: “ Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.“ Và, Chùa Thiên Mụ danh Tự có từ đó. Đứng đầu bảng trong 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Huế.
07/03/2021(Xem: 4852)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali. Lời dạy này được ghi lại trong Kinh Tiểu Bộ và Kinh Tương Ưng; do Hòa thượng Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang tiếng Việt. Trước khi tìm hiểu lời dạy trên của đức Phật, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ngài Vakkali một chút.
06/03/2021(Xem: 4677)
Kính bạch Thầy nhân ngày phụ nữ sắp tới và còn trong tháng giêng, con chợt nghe bài hát này , nhớ đến trong bài pháp thoại Thầy kể về cụ bà Tâm Thái . Kính dâng bài thơ này đến Cụ Bà Tâm Thái và những bà mẹ từ thôn quê đến thị thành nhân ngày phụ nữ . Kính, HH Lễ hội 8/3 ngày phụ nữ bình đẳng ! Những bà mẹ quê ....từ sáng tinh mơ, Có khi nào nghĩ đến quyền lợi bao giờ. Sáng chiều vất vã hy sinh trong lặng lẽ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]