Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà Văn Kim Dung đến với PG sau khi con trai tự tử

02/04/201418:54(Xem: 16803)
Nhà Văn Kim Dung đến với PG sau khi con trai tự tử
Nha_Van_kimdung
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi.

Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.

dung3.jpg
Nhà văn Kim Dung. Ảnh nhỏ: Kim Dung và vợ hiện tại, Lâm Nhạc Di.

Nhiều năm qua, Kim Dung hiếm khi công khai tham gia sự kiện mà dành phần lớn thời gian ở nhà. Theo Sina, sức khỏe nhà văn 92 tuổi vẫn ổn định. Hôm 27/3/2014, ông tham gia buổi tọa đàm “Kim Dung võ hiệp và Giấc mơ Trung Quốc”, diễn ra ở Bắc Kinh. Đi cùng Kim Dung còn có các cháu của ông. Trong hoạt động, ban tổ chức chia sẻ ảnh Kim Dung và con trai thứ Tra Truyền Thích. Bức ảnh dấy lên tò mò của người hâm mộ về các con của nhà văn - họ làm nghề gì và có ai nối nghiệp bố ?

Kim Dung có bốn con, hai trai hai gái. Con trai lớn Tra Truyền Hiệp, con trai thứ Tra Truyền Thích và hai con gái là Tra Truyền Thi, Tra Truyền Nột. Cả bốn người đều là con của Kim Dung với người vợ thứ hai Chu Mai (Kim Dung có ba đời vợ, lần lượt là Đỗ Dã Phân, Chu Mai và Lâm Nhạc Di).

Tra Truyền Hiệp là người thừa hưởng ở bố nhiều nhất khả năng văn chương. Kim Dung dạy Truyền Hiệp Tam Tự Kinh từ khi cậu bé còn bi bô học nói. Bốn tuổi, Truyền Hiệp đã thuộc lòng Tam Tự Kinh, sáu tuổi đã thuộc Tăng Quảng Hiền Văn. Mọi người đều gọi cậu là tiểu thần đồng. Được gia đình hun đúc, Tra Truyền Hiệp yêu thích tiểu thuyết từ thuở ấu thơ. Năm 1965, tiểu thuyết Hiệp khách hành đăng trên tờ Minh Báocủa Hong Kong (tờ báo do Kim Dung sáng lập). Truyện có nhiều đoạn nói về tình yêu con của vợ chồng Thạch Thanh. Câu chuyện cảm động, gần gũi đó được viết từ chính lòng thương vô bờ của vợ chồng Kim Dung với Truyền Hiệp.

dung-8707-1396241077.jpg
Nhà văn Kim Dung và hai con Tra Truyền Hiệp, Tra Truyền Thi.

Tra Truyền Hiệp say mê
Hiệp khách hành, đến mức có một lần cậu đang đọc tiểu thuyết dưới mái hiên tí tách mưa rơi, cha mang món ngon đến trước mặt rồi gọi con nhưng cậu vẫn không rời mắt khỏi sách. Năm 14 tuổi, Truyền Hiệp viết một bài văn nói rằng đời người là bể khổ, chẳng có ý nghĩa gì và tỏ ý muốn được giải thoát. Có người sau khi đọc bài văn thì chột dạ, khuyên Kim Dung nên ngăn cản cậu bé khỏi những suy nghĩ này. Song nhà văn bảo con trai đúng. Ông khen Truyền Hiệp sớm nhận biết, tư tưởng sâu sắc.
Kim Dung không thể ngờ được rằng, cũng vì “sớm nhận biết”, Truyền Hiệp về cõi vĩnh hằng khi còn ở tuổi thanh xuân. Tháng 10/1976, Tra Truyền Hiệp tự tử, sau khi cãi vã với bạn gái qua điện thoại. Lúc đó, cậu chưa đầy 20 tuổi và đang là sinh viên năm nhất Đại học Columbia (Mỹ).

Lúc bấy giờ, có hai khả năng được đưa ra về lý do tự tử của Tra Truyền Hiệp. Lý do thứ nhất liên quan tới việc Kim Dung và Chu Mai ly hôn. Ở Mỹ, Truyền Hiệp biết quan hệ giữa bố mẹ rạn nứt, sắp sửa chia tay nên rất buồn. Anh nhiều lần khuyên bố mẹ hàn gắn nhưng không thể. Gia đình tan vỡ là cú đòn mạnh giáng vào anh. Để rồi trong phút chán nản, cậu sinh viên nghĩ đến sự giải thoát.

Lý do thứ hai được đưa ra có liên quan tới tình cảm cá nhân của Tra Truyền Hiệp. Lúc đó, Truyền Hiệp yêu một cô gái sống ở San Francisco. Đôi tình nhân trẻ mâu thuẫn và Truyền Hiệp tự tử vì tình yêu không tốt đẹp.
tra-1857-1396241077.jpg
Kim Dung và con gái Tra Truyền Nột.

Cái chết của con trai là nỗi đau không bao giờ bù đắp nổi đối với Kim Dung. Nhà văn từng hồi ức về quãng thời gian u ám sau khi con qua đời: “Sau khi nghe tin con mất ở Mỹ tôi đau đớn và u sầu. Nhưng hôm đó tôi có bài viết quan trọng cho báo. Vừa viết vừa rơi nước mắt. Lòng quặn thắt nhưng tôi vẫn phải viết”.Tiếp đến, ông đi Mỹ đưa thi thể con về Hong Kong mai táng.

Thời gian đó, Kim Dung từng muốn chết theo con. Một câu hỏi lớn xâm chiếm tâm hồn ông: “Tại sao con tự tử, tại sao con bỗng nhiên từ bỏ sinh mệnh. Tôi muốn tới cõi âm gặp Truyền Hiệp, muốn con giải đáp câu hỏi này”.

Con trai tự tử cũng là lý do trực tiếp khiến nhà văn theo tín ngưỡng Phật giáo. Sau khi con qua đời, ông bắt đầu nghiên cứu Kinh Phật, từ sách Phật giáo tìm câu trả lời cho cuộc đời.

Năm 1991, Kim Dung bán tờ Minh Báocho Vu Phẩm Hải. Không ít người cho rằng ông trao đứa con tinh thần của mình cho Vu Phẩm Hải vì người này có ngoại hình giống Tra Truyền Hiệp. Kim Dung nói rằng: “Về lý tính, tôi không nghĩ như thế. Nhưng Vu Phẩm Hải sinh cùng năm với con trai lớn của tôi, đều tuổi Khỉ. Tướng mạo đúng là hơi giống nhau. Tình thân tự nhiên trỗi dậy trong tiềm thức. Cũng có thể là như vậy”.

Ba người con còn lại của Kim Dung nay đều đã là cha, là mẹ và không ai theo nghiệp văn chương. Con gái lớn Tra Truyền Thi tốt nghiệp Đại học York (Canada) với thành tích xuất sắc. Cô kết hôn năm 1988, cùng phó tổng biên tập một tờ báo của Hong Kong. Con gái thứ Tra Truyền Nột là một họa sĩ tài năng và rất tích cực làm từ thiện. Một số người thân cận với Kim Dung nói rằng, Tra Truyền Nột là cảm hứng để Kim Dung xây dựng hình tượng Tiểu Long Nữ.

Con trai thứ Tra Truyền Thích có vẻ ngoài rất giống Kim Dung. Hồi nhỏ anh không mấy nghe lời cha mẹ, học hành cũng không có thành tích gì nổi bật. Sau này, Kim Dung cho con du học ở Anh, cậu chọn ngành kế toán vì cho rằng “kế toán chỉ cần nhập dữ liệu vào các ô cố định là ra đáp số, thích hợp nhất cho những người lười”. Tốt nghiệp đại học trở về Hong Kong, Truyền Thích về làm phó giám đốc ở nhà xuất bản của Kim Dung, giúp cha quản lý công việc về xuất bản.

Hải Lan

Vợ mang vòng hoa hình trái tim đưa Kim Dung về nơi yên nghỉ

Sau khi hỏa táng, tro cốt cố nhà văn được đặt tại Bảo Liên Thiền Tự ở Hong Kong sáng 13/11.

Vợ, con đưa Đại hiệp Kim Dung về nơi yên nghỉ  - 1

Nhà văn Kim Dung qua đời hôm 30/10, hưởng thọ 94 tuổi. Lễ an táng ông diễn ra ở Hong Kong ngày 13/11. Bà Lâm Nhạc Di - vợ Kim Dung - đặt vòng hoa hình trái tim, tiễn biệt chồng.

Đại hiệp Kim Dung an nghỉ ở chùa Bảo Liên

Những ngày qua, bà Lâm Nhạc Di cáng đáng công việc bao gồm trả lời thư thăm hỏi, chia buồn từ các giới chính khách, doanh nhân, văn nghệ sĩ, chuẩn bị tang lễ theo ý nguyện của chồng... Theo Appledaily, bà chăm sóc chồng tận tụy trong đời sống hôn nhân. Nhà báo Trương Bảo Hoa tiết lộ bà Lâm "hầu như không rời chồng nửa bước, toàn tâm toàn ý với chồng". Kim Dung đi lại không tiện nên bà Lâm cũng hiếm ra ngoài.

Vợ, con đưa Đại hiệp Kim Dung về nơi yên nghỉ 

Con trai nhà văn - Tra Truyền Thích - ôm di ảnh của cha ra khỏi nhà tang lễ.

Vợ, con đưa Đại hiệp Kim Dung về nơi yên nghỉ  - 2

Linh cữu Kim Dung được khiêng lên xe. Sau khi hỏa táng, tro cốt nhà văn được đặt tại Bảo Liên Thiền Tự - ngôi chùa nổi tiếng ở Hong Kong, nằm ở Đại Nhĩ Sơn.

Đại hiệp Kim Dung an nghỉ ở chùa Bảo Liên - 4

Bên cạnh người thân, bạn bè, tham dự tang lễ Kim Dung còn có Đổng Kiến Hoa - nguyên trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, tỷ phú Jack Ma, đạo diễn Trương Kỷ Trung...

Đại hiệp Kim Dung an nghỉ ở chùa Bảo Liên - 4

Jack Ma (phải) đưa nhà văn về nơi an nghỉ. Ông chủ Alibaba là fan cuồng truyện kiếm hiệp Kim Dung. Văn phòng trụ sở Alibaba được gọi là Đảo Đào Hoa (nơi ở của nhân vật Hoàng Dược Sư, cha Hoàng Dung), phòng họp là Đỉnh Quang Minh (địa danh trong "Ỷ Thiên Đồ Long Ký"), ID của Jack Ma trên trang Taobao là tên nhân vật ông yêu thích nhất - Phong Thanh Dương của "Tiếu ngạo giang hồ". Phòng làm việc của Jack Ma cũng trưng bày nhiều dao kiếm. Khi hay tin nhà văn qua đời, Jack Ma viết trên Weibo: "Nếu không có tiên sinh, không biết liệu có Alibaba. Tiên sinh tặng trò hai chữ Thiên Hành, trò ghi nhớ suốt đời".

Đại hiệp Kim Dung an nghỉ ở chùa Bảo Liên - 2

Trương Kỷ Trung - nhà sản xuất các phim "Tiếu ngạo giang hồ" 2001, "Anh hùng xạ điêu" 2003...

Như Anh

Vợ nén nỗi đau lo hậu sự cho 'đại hiệp' Kim Dung

Bà Lâm Nhạc Di tổ chức tang lễ theo di nguyện của chồng đồng thời đón tiếp khách viếng, trả lời thư chia buồn của mọi người.

Lễ tang nhà văn Kim Dung diễn ra ở Hong Kong chiều tối 12/11. Khoảng 15h (giờ địa phương), bà Lâm Nhạc Di tới nhà tang lễ sắp xếp công việc. Nhà tang lễ treo câu đối ghép từ chữ cái đầu trong 14 tiểu thuyết của Kim Dung cùng nhiều món vàng mã như nhà lầu, xe hơi, chuyên cơ, đàn piano... 

Bà Lâm Nhạc Di xuất hiện ở lễ tang chồng.

Bà Lâm Nhạc Di xuất hiện ở lễ tang chồng. Nhà văn mất hôm 30/10.

Những ngày qua, bà Lâm Nhạc Di cáng đáng công việc bao gồm trả lời thư thăm hỏi, chia buồn từ các giới chính khách, doanh nhân, văn nghệ sĩ, chuẩn bị tang lễ theo ý nguyện của chồng... Theo Appledaily, những năm qua, bà chăm sóc nhà văn tận tụy. Nhà báo Trương Bảo Hoa tiết lộ bà Lâm "hầu như không rời chồng nửa bước, toàn tâm toàn ý chăm sóc chồng". Nhà văn đi lại không tiện nên những năm qua, bà Lâm cũng hiếm ra ngoài.

Máy bay vàng mã treo trong lễ tang Kim Dung.

Máy bay vàng mã treo trong lễ tang Kim Dung.

Theo nhà báo, bà Lâm Nhạc Di ít chụp ảnh, không nhận trả lời phỏng vấn báo chí vì thế người ngoài cảm thấy bà bí ẩn. "Nhưng thực ra bà ấy là người hòa nhã, dễ gần", Trương Bảo Hoa cho hay. Bà Lâm ít nói về bản thân, câu chuyện của bà khi gặp người quen thường xoay quanh chồng.

Lâm Nhạc Di sinh năm 1953, kém Kim Dung 29 tuổi, là đời vợ thứ ba của ông. Theo Ifeng, trước khi quen Kim Dung, Lâm đã thích tiểu thuyết kiếm hiệp và ái mộ nhà văn. Sau khi kết hôn, Kim Dung đưa Lâm Nhạc Di sang học ở Australia. Trở về, bà trở thành trợ lý đắc lực của chồng, luôn cùng ông trong các chuyến công tác.

 
 

Nhiều nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh, văn hóa giải trí gửi hoa viếng và tới đưa tiễn nhà văn Kim Dung ngày 12/11, bày tỏ sự luyến tiếc. Nhà văn Nghê Khuông - tri kỷ của Kim Dung - bày tỏ không nỡ chia xa bạn. Diễn viên Huỳnh Hiểu Minh chia sẻ sau khi rời tang lễ: "Đời này có cơ hội được đóng nhân vật trong tiểu thuyết của ông là vinh dự với tôi. Tôi mong có cơ hội đóng tiếp tác phẩm chuyển thể truyện của ông". Hiểu Minh cho biết từng gặp Kim Dung dịp mừng thọ ông 90 tuổi. 

Như Anh

https://vnexpress.net/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2017(Xem: 10011)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
23/10/2017(Xem: 29531)
Tin vui: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng, Rudolf Breuss đã dành cả cuộc đời để tìm cách chữa bệnh ung thư và cuối cùng vị nhân sĩ người Áo này đã thành công.
23/10/2017(Xem: 102199)
Gần hai tuần qua chúng ta nghe tin tức phóng sự trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc Hoa Kỳ về cảnh cháy rừng khủng khiếp ở vùng bắc San Francisco bang California. Theo báo cáo cách đây 4 ngày thì khoảng 250,000 km2 diện tích bị cháy (tương đương với diện tích tiểu bang New York). Nhà cửa bị cháy, 43 người chết, hơn 200 người mất tích, và gần 40,000 người phải di tản. Hiện nay đám cháy vẫn còn tiếp diễn nhưng ở một vài nơi cư dân di tản đã được phép trở về lại nhà của mình.
17/10/2017(Xem: 8740)
Văn hóa Phật giáo tại hội sách Frankfurt Book Fair lớn nhất thế giới 2017 Đây là lần đầu tiên 2 chúng tôi đi Đức và cũng là lần đầu tiên đến với hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Chúng tôi lại được Thầy của chúng tôi, TS Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp dẫn đi. Một tuần ở hội sách chúng tôi mệt lừ nhưng ai cũng hạnh phúc vì chúng tôi học được rất nhiều và hơn thế nữa những trải nghiệm từ nhiều góc độ làm chúng tôi trưởng thành hơn. Nhưng trong bài này, chúng tôi chỉ chia sẻ 1 góc rất nhỏ về văn hóa Phật giáo ở đây trong những ngày qua.
17/10/2017(Xem: 8001)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
15/10/2017(Xem: 11645)
Giới đàn là một trong những sinh hoạt đặc thù của Tăng-già, được quy định hết sức chặt chẽ trong Luật tạng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thực hiện giới đàn chưa được quan tâm một cách nghiêm túc cần thiết. Sau đây là một trong những hiện tượng như thế. Từ lá thư hoài nghi của một tân giới tử Tỳ-kheo-ni… Vào một buổi chiều tháng 12 gần cuối nămdương lịch, người viết tới thăm Hòa thượng Luật sư Thích Minh Thông tại Giới đàn viện Huệ Nghiêm. Vì là chỗ Thầy trò, cũng là để học hỏi và trao đổi giới luật với ngài nên chúng tôi thường xuyênlui tới mỗi khi có dịp. Lần này vào thăm ngài, bàn trà chưa kịp rót ra như mọi khi thì Hòa thượng đã vội đến bàn làm việc, lục tìm trong chồng thư từ ra một bức thư chuyển phát nhanh. Hòa thượng trở lại bàn trà và mở lá thư ra đọc cho người viết nghe nội dung bức thư ấy.
11/10/2017(Xem: 7615)
Sáng nay, mở cửa đón một ngày mới, ngày mới có thực đang hiển hiện rõ ràng trước lục căn cùng lúc tiếp nhận, nên xin đừng nói đó là ngày của cõi chiêm bao hư ảo, của cõi vô thường giả tạm, tôi lại nhận được tin thêm một người hàng xóm đã qua đời. Một người mẹ, người bà, đã tám mươi năm sống với thế gian hỗn độn lổn ngổn sướng khổ buồn vui. Hết nợ hết duyên kiếp này rồi, thì bà xuôi tay nhắm mắt vĩnh biệt trần gian mà ra đi thôi.
11/10/2017(Xem: 9777)
Tôi vừa hoan hỷ, vừa xúc động khi nhận được thư thông báo về đại nguyện xuất gia của anh Trần Duy Phô. Hoan hỷ là vì sinh ra kiếp làm người đã khó; lại được nhìn thấy ánh sáng Phật pháp lại càng khó hơn. Một bước cuối đời là được xuất gia Phật đạo để tìm con đường giải thoát là một hồng ân mà trong cuộc sống của một xã hội vừa thực dụng vừa năng động như Hoa Kỳ thì mộng ước xuất gia đi tu, trong anh em chúng ta, mấy người có được.
11/10/2017(Xem: 8698)
“Sau những giờ gò bó, ăn mặc nghiêm trang khi ở tòa án hay ở văn phòng, về tới lớp Thiền, tôi mặc thoải mái thế này, tôi cảm thấy mình thật trở về với chính mình, trút bỏ được những hình thức, những suy tư rối rắm thường ngày…”.
08/10/2017(Xem: 8669)
Tâm Thư Về Việc Thành Lập Bệnh Viện Đa Khoa Miễn Phí - Tiến Sỹ Tiến Đặng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]