Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Tượng Phật ở Myanmar

30/03/201421:10(Xem: 7476)
07. Tượng Phật ở Myanmar

Tuong_Phat_o_Myanmar (5)
Tượng Phật ở Myanmar

Chưa nơi nào trên thế giới này tôi thấy nhiều tượng Phật như ở Myanmar. Chưa bao giờ tôi thấy trong 1 hang trên núi cao mà có đến 9.990 bức tượng Phật to nhỏ như ở vùng gần sân bay Heho. Không ở nơi nào tôi thấy tạc tượng Phật đẹp như Myanmar.

Đến Myanmar, đâu đâu bạn cũng thấy tượng Phật. Có những bức tương Phật nằm, dài vài chục mét. Có những bức tượng Phật đứng, rồi ngồi cũng cao tới vài chục mét. Nhưng có nhiều bức cũng nhỏ vừa đủ cho thờ cúng trong 1 ngôi nhà hay 1 gian phòng. Nhưng điểm chung là tượng Phật Myanmar rất đẹp, rất sống động.

Phần nhiều tượng Phật ở Myanmar được làm bằng vàng hoặc mạ vàng. Có những bức tượng kỳ lạ như ở Mahamuni, Mandalay. Vô cùng đặc biệt. Bức tượng gốc ban đầu, nghe nói nặng chỉ có 6,5 tấn, được làm bằng đồng và cao 1,84 mét. Tuy nhiên bao nhiêu trăm năm nay các Phât tử xếp hàng mỗi ngày đến để dán vàng lên tượng. Đến nay lớp vàng phủ phía ngoài đã dày lên tới 15 cm. Điều ngạc nhiên là khi lớp vàng theo năm tháng được dán lên ngày một nhiều mà bức tượng ngàn năm nay vẫn rất cân đối và đẹp kỳ lạ.
Tuong_Phat_o_Myanmar (7)Tuong_Phat_o_Myanmar (6)Tuong_Phat_o_Myanmar (4)Tuong_Phat_o_Myanmar (3)Tuong_Phat_o_Myanmar (2)Tuong_Phat_o_Myanmar (1)

Hầu hết các bức tượng Phật trong các ngôi chùa ở Myanmar đều được mạ vàng hoặc làm bằng vàng nguyên khối. Sự kỳ diệu nằm ở chỗ, kinh tế Myanmar còn khó khăn nhưng tất cả những khối vàng đó còn nguyên. Không hề bị đánh cắp. Không hề suy chuyển. Không chỉ vậy, số lượng tương Phật bằng vàng ngày lại nhiều thêm và số vàng được người dân góp vào đúc tượng lớn thêm mỗi ngày.

Ngọc ở Myanmar quý nhất thế giới thì ai cũng biết rồi. Đến Myanmar lần nào tôi cũng tranh thủ cơ duyên đến đảnh lễ những bước tượng Phật bằng ngọc. Nơi đầu tiên không ở đâu xa mà chính là tại chùa Shwedagon hay còn gọi là chùa Vàng ở Yangon. Không lớn nhưng rất đẹp và khác biệt. Đến đây bạn không chỉ được chiêm bái vô vàn tượng Phật bằng vàng mà còn có cơ hội đến với nơi lưu trữ 4 báu vật từ các vị Phật quá khứ bao gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.

Như đã nói, Myanmar có rất nhiều gỗ và gỗ quý. Đến đất nước Phật giáo này ngoài việc thỏa thê ngắm những ngôi chùa làm bằng gỗ từ hàng ngàn năm trước vẫn còn khá nguyên vẹn, chúng tôi luôn thành tâm đảnh lễ trước những bức tượng Phật bằng gỗ. Không thể không nói rằng, tượng Phật gỗ Myanmar thuộc loại đẹp nhất thế giới.

Đoàn đi Myanmar lần này của chúng tôi có 16 thành viên thì hầu như không ai là không mua tượng Phật mang về. Người thì mua tượng Phật bằng đồng, người thì thỉnh tượng Phật bằng ngọc. Tuy nhiên có 3 ban thỉnh tượng Phật bằng gỗ tếch, mỗi bức cao nửa mét. Những bức tượng Phật bằng gỗ còn nguyên hoa văn. Rất đẹp.

Sáng nay tôi mang bức tượng Phật ra chỗ chị Phước, một chị bạn chuyên về tượng và đồ gỗ nhờ chị xem lại. Chị trầm trồ khen bức tượng. Chị khuyên tôi nên để nguyên các vân gỗ này, không nên sơn đi, chẳng cần thếp vàng. Như vậy là bức tượng Phật sẽ ngự trị trong ngôi nhà của tôi ở nguyên hình đơn sơ ban đầu như khi thỉnh từ Myanmar.

Tôi không muốn viết nhiều về tượng Phật ở Myanmar. Tôi chỉ muốn bạn dành thời gian đi Myanmar một chuyến để cảm nhận. Chỉ có trải nghiệm mới ngấm sâu, ngấm lâu mà thôi. Còn tôi, bây giờ, ngồi ít phút để ngắm bức tượng Phật gỗ mà mình đã may mắn thỉnh được. Rồi dành ít phút nhớ lại những bức tượng Phật ở khắp đất nước Myanmar mà mình có dịp chiêm bái và đảnh lễ.

Bạn nào thật sự mong muốn ngắm tượng Phật Myanmar xin mời đến nhà tôi. Ta cùng pha trà, đốt trầm, thắp nến, uống trà và ngắm Phật.



TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

8, Kinh sách và đọc như ở Myanmar

9, Bí mật Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2016(Xem: 9229)
Sáng nay trên đường về, vẫn tuyến xe buýt 88 thường khi được chọn. Đến trạm “Cây Xăng - Chung Cư Mười Mẫu” bước xuống, từ bên vệ đường gió thổi bay nhẹ miếng “ăng-sing” cài áo và bản tụng kinh Khánh Đản ai đó làm rơi ( hay liệng bỏ), bay vướng vào vào chân.
19/05/2016(Xem: 31401)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
18/05/2016(Xem: 13007)
Lễ Phật đản là một dịp lễ quan trọng với người dân theo đạo Phật, trở thành một nét văn hóa ở nhiều quốc gia, từ Thái Lan, Hàn Quốc, tới Australia.
18/05/2016(Xem: 6926)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
17/05/2016(Xem: 12156)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
06/05/2016(Xem: 9978)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
05/05/2016(Xem: 9137)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ, 3/3 (4/2016)
05/05/2016(Xem: 31008)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
28/04/2016(Xem: 20255)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/04/2016(Xem: 10349)
Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]