Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngọn đuốc minh triết.....

22/03/201416:12(Xem: 7935)
Ngọn đuốc minh triết.....

NGỌN ĐUỐC MINH TRIẾT
TRÊN ĐƯỜNG TÌM ĐẠO (CHÂN LÍ)
(Trích trong Đường Về Minh Triết)

* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.

* “Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.

* Tự tri là, bằng trí tuệ nội quán, nhận biết trọn vẹn mọi cảm giác, tư tưởng, ý muốn, nhận thức phân biệt v. v…đang xảy ra trong tâm trí. Đây là sự nhận biết (kiến chiếu) một cách tự nhiên, không phê phán, không lấy-bỏ (thủ-xả), không dụng công. Có năng lực kiến chiếu này thì tâm trí sẽ tĩnh lặng (tỉnh thức) và thấy rõ bản chất của bản ngã (cái “tôi”). Bản ngã sẽ được chuyển hoá thành trạng thái tâm vô ngã - tức là tâm thái hoà bình, từ bi đích thực, mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn “mạng lưới vật chất và tâm linh” của vũ trụ.

*“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.

* Viên mãn “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” rất khó, nhưng chỉ có hướng đến đó mới xây dựng được mẫu số chung cho nhân cách, cho ý nghĩa cuộc sống. Chỉ có hướng đến đó mới tạo nên tiếng nói chung cho hoà bình, công bằng, nhân ái - thật sự biết tôn trọng nhau giữa người với người.

* Không xiển dương sự thanh tẩy tâm thức thì tôn giáo, tín ngưỡng chứa đầy mê tín có hại.

* Thiền chân chính, tôn giáo chân chính không thể không lấy “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” làm lí tưởng, làm mục đích. Đó là cốt tuỷ của Thiền học chân truyền, của hành trạng Đại thừa.

* Gọi là “Thiền” hay từ nào khác cũng được, điều quan trọng là cái nội hàm “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”.

* Nên thấu hiểu rằng, lòng tự hào tôn giáo cũng là cái “tôi” hiếu chiến vô minh.

* Sự giác ngộ đích thực thì đi đôi với lòng từ bi, bao dung.

* Muốn giác ngộ chân lí tuyệt đối, phải biết “đạt lí, quên lời”, không chấp thủ ngôn từ, hình tướng - dù hình tướng thánh nhân.

* Thượng Đế (hay Chân-Thiện-Mĩ) không thuộc về phe này hay nhóm kia, không thuộc về hình tướng nào; mà thuộc về những tâm hồn trong sạch, bình đẳng, bác ái, từ bi. Đó là Tánh Viên Giác.

* Thiền định tự tri thì không thuộc riêng tôn giáo nào hay nền văn hoá giáo dục nào; đó là tài sản cực kì quý giá của nhân loại muôn đời, của vũ trụ.

* Có thể có tinh thần tôn giáo mà không theo tôn giáo nào, tín ngưỡng nào.

* Một người ngoại đạo có thể sống khế hợp giác ngộ nếu có khát vọng. Ngộ đạo không khó, cái khó là có khát vọng.

* Không tôn trọng phương tiện thăng hoa tâm linh của người khác thì chưa có tâm thái hòa bình, tỉnh thức.

* Người có tâm Đại thừa thì vui mừng vì nhiều người biết hướng thượng, chứ không cố chấp “hơn thua"về khái niệm, về từ ngữ.

* Nếu đã thật sự phát khởi tâm nguyện lớn (tâm Đại thừa) thì dù chưa triệt ngộ, vẫn có thể tuỳ duyên sử dụng nghịch hạnh.

* Khi sống muốn bao la cùng trời đất thì khi chết sẽ không bị trói buộc vào chốn phiền não.

* Tôn giáo có ý nghĩa lớn về đạo đức, về cảm hứng, nhu cầu cải tạo tâm tính, nếu tôn giáo giàu từ bi bác ái.

* Về tôn giáo cũng như về các lĩnh vực khác, rất nhiều người đạt đến đỉnh cao bằng con đường tự học, tự đào tạo, bằng cách sống thông thường. Khát vọng lớn thì thành công lớn.

* Ở giữa vườn hoa, xác chuột chết vẫn thối; ở giữa đầm bùn lầy, đoá sen vẫn thanh khiết.

* Không biết phục thiện thì không thể học được những bài học vĩ đại trong trường đời; dù có bằng cấp cao cũng chi là kẻ ấu trĩ về trí tuệ.

* Không tự tri, tức quán tâm, thì không thể thấy huyễn tướng cái “tôi”, tức bản ngã.

* Sự xấu ác là biểu hiện của cái “tôi” (bản ngã) đen tối.

* Cái “tôi” càng lớn thì tình thương càng nhỏ. Càng chấp thủ cái “tôi, bệnh tinh thần càng nặng; càng ảnh hưởng có hại cho tha nhân, môi trường bằng hành vi, bằng thái độ, bằng năng lượng tâm ý.

* Theo cách nói của nhiều nhà vật lí thì vũ trụ là một mạng lưới chằng chịt vật chất và tâm linh tương quan với nhau. Hiểu như vậy, sẽ thấy toàn vũ trụ là một cơ thể bất khả phân.

* Con người cần có sự định tâm tỉnh trí để thấy biết trọn vẹn tâm hồn mình. Không tự tri thì không tự chủ, không có sự liêm khiết và tự do tinh thần, không có Thiền.

* Tham cứu Thiền là tham cứu sự sống và ý nghĩa cuộc sống.

* Thiền là tự tri, là siêu vượt tín ngưỡng, hình tướng, khái niệm…, là sống tỉnh thức toàn diện với trí vô sư, với trí tuệ siêu vượt quy định nhị nguyên (tức là sống với trí bát-nhã).

* Không phải “danh ngôn” nào, “lễ nghĩa” nào, “truyền thống” nào cũng giá trị, cũng đáng theo.

* Tinh thần càng tự do thì trí tuệ-lương tri càng sáng.

* Có những thứ “vinh quang” dính đầy sự bẩn thỉu. Ai mới thấy hào quang danh lợi đã trọng vọng, đó là người không minh mẫn, không biết chính tà.

* Chưa nghiên cứu nghiêm túc về bản ngã (cái “tôi") thì chưa thể có đường lối giáo dục đúng đắn.

* Tâm hồn đen tối tạo ra xã hội đầy tệ nạn. Muốn xây dựng xã hội tốt đẹp, phải có nền giáo dục có khả năng giáo dục tất cả mọi người (không trừ một ai) nhận thức sâu sắc các bệnh tâm hồn, phải làm cuộc cách mạng nội tâm tận đáy cái “tôi”.

* Nhà giáo yếu kém nhân cách thì chỉ là công cụ tồi, có hại cho xã hội rất lớn (vì nhiều người ngây thơ tin tưởng vào họ). Tu sĩ yếu kém nhân cách cũng thế.

* Một vấn đề lớn của thời đại chúng ta, là làm thế nào để xây dựng vững chắc cảm hứng sống có đạo đức nhân văn ở con người.

* Thiền là sống tỉnh thức, thực tế và minh triết.

* Khi ta suy nghĩ, ta chỉ tiếp xúc với một vài khía cạnh cuộc sống. Nhưng nếu muốn giáp mặt thực tại toàn diện của cuộc sống thì phải im lặng tâm trí.

* “Vô niệm” để chấm dứt trí nhớ tâm lí - thứ trí nhớ lấy cái “tôi”, cái chấp ngã làm trọng tâm.

* Tâm vô ngôn là sự tỉnh thức toàn diện của sự sống.

* Tâm trí không tĩnh lặng thì không thể giáp mặt thực-tại-đúng-như-thực, không thể giáp mặt chân lí cuộc sống.

* Niềm tin nếu đi đôi với sự chấp ngã nặng nề thì nuôi dưỡng lòng kiêu ngạo sân si.

* Không biết tu tâm thì không thể phát triển nhân cách. Sự tu tâm chân chính là việc làm quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với xã hội, vũ trụ.

* Truyền bá minh triết Thiền Định Tự Tri là góp phần cải tạo xã hội.

* Khi dục vọng vô mình và sự chấp ngã ngự trị thì không có tự do tinh thần.

* Vô minh là trạng thái tâm trí trụ vào kiến chấp nhị nguyên (nhị tướng).

* Tự tri là hồi quang phản chiếu, là nội quán.

* Giá trị làm người thể hiện ở hiệu quả thiện ích, ít tác hại (nhất là ở mặt “tiềmẩn” là năng lượng tâm thần) đối với xã hội, đối với vận hành của vũ trụ.

* Tâm giải thoát phiền não mang ý nghĩa hiếu nghĩa lớn nhất, mang ý nghĩa nghĩa vụ và trách nhiệm cao quý nhất, vì đó là hành động thuận đạo lí, thuận hợp đại luật vận hành của vũ trụ.

* Thấu triệt lí duyên sinh-vô ngã thì tâm dễ tĩnh lặng, não dễ chuyển hóa, dễ ngộ nhập chân lí tuyệt đối.

* Vắng mặt năng lực tự tri tự chủ, vắng mặt trí-lương-tri thì trí-công-cụ sẽ trở thành tôi tớ cho trí-chó-sói.

* Cái “tôi" càng lớn, càng bền chắc, càng xảo quyệt, càng tự tôn, càng bè phái thì sự liêm khiết trí thức càng suy yếu, tư tưởng và hành vi “người bóc lột người” càng đa dạng.

* Giáo dục “toạ thiền-quán hơi thở-tự tri” là biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả giáo dục, thăng hoa tâm trí, cải thiện thế giới.

* Thấy-biết khác với hiểu. Nếu thấy-biết của tâm chưa khế hợp với Bát Nhã Tâm Kinh thì chưa có Trí Bát Nhã.

* Một trong những phương cách giúp duy trì cảm hứng sống thiền là tọa thiền mỗi ngày. Không nên bỏ trắng ngày nào cả (vì lí do gì đó cũng nên duy trì vài phút).

* Khoác lác, tự đại, tự ti, khiêm tốn đều không có lợi cho Đạo.

* Muốn đi sâu vào kinh sách về Thiền, phải có năng lực đọc-hiểu và đọc-thấy. Thiền định tự tri làm xuất sinh năng lực đọc-thấy. Đó là cái thấy nội tại.

* Khi tâm hồn không có lí tưởng thánh thiện và minh triết thì con người rất dễ bị cái xấu lôi cuốn, rất dễ bị tha hóa biến chất.

* Chưa thật thấy chúng sinh là ân nhân của mình thì chưa có phẩm chất Bồ tát, chưa tỉnh thức.

* Sự tĩnh tâm tự tri có công năng giữ gìn lương tri, sự tự chủ, sức khoẻ tinh thần, giá trị làm người.

* Người biết yêu nét đẹp của tâm hồn là người trưởng thành tâm trí, là người có tinh thần dũng cảm, biết sống với hạnh phúc chân chính.

* Càng hướng đến lí tưởng vô ngã thì cái “tôi” càng giàu thiện ích mĩ.

* “Vô ngã” là bản ngã (cái “tôi”) chuyển thành trạng thái tâm trí hòa bình, tỉnh sáng, “vô ngôn giữa muôn lời”.

* Khi cái “tôi” xâm lấn, bóc lột người khác, nó luôn ẩn núp sau những lời hoa mĩ.

* “Vô ngã” là Sự Sống bất sinh bất diệt. “Vô ngã” là chân ngã, là giải thoát.

* Tâm hồn không tự do thì không có năng lực tư duy độc lập, không cảm thụ được trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống, nghèo nàn tinh thần sáng tạo, kém nhân cách.

* Tâm ý xấu ác không chỉ có hại cho thế giới, mà còn rất hại cho môi trường năng lượng của mình.

* Tư tưởng xuất thế góp phần làm trong sạch sự nhập thế.

* Tâm Đại thừa là tâm khiêm hạ, hiểu rằng tội lỗi của mình từ vô lượng kiếp đã ảnh hưởng xấu đến tất cả chúng sinh.

* Tâm Đại thừa khởi phát từ sự nhận thức sâu sắc rằng, tội lỗi của cá thể ảnh hưởng đến toàn thể, qua thân khẩu ý.

* Thể xác thì tất nhiên có sở trụ, nhưng tinh thần thì cần “hướng đến” vô sở trụ.

* Làm cho con người biết yêu quý nét đẹp tâm hồn mình, đó là nhiệm vụ cao cả của văn hoá, của giáo dục, của tôn giáo.

* Thiền định tự tri là sống tận nền tảng, tận cội nguồn sự sống.

* Giá trị giác ngộ, giá trị Đại Thừa không nằm ở hành vi, hình tướng bên ngoài, mà ở thực chất của tâm. Nếu thật sự có giác ngộ, có tâm Đại thừa thì dù sống ẩn dật vô danh vẫn có thiện ích lớn cho chúng sinh, cho sự nghiệp giác ngộ chung.

* Có duyên lành với nền văn hoá giác ngộ là có diễm phúc cực kì lớn lao.

* Nếu chưa quán tâm (tự tri) để thấy rõ tướng trạng như huyễn của bản ngã thì chưa biết “đọc kinh bằng tâm”, chưa biết đọc công án Thiền.

* Thỉnh thoảng có được một vài phút sống với tâm vô ngôn cũng có công đức và phước đức rất lớn.

* Giới hạnh là vấn đề khoa học, vấn đề nhân quả. Chí hướng giác ngộ biết tôn trọng nhân quả, nhưng muốn siêu vượt nhân quả, luân hồi.

* Thiền học không nên chỉ dạy hạn chế ở một vài ngành đại học, mà nên phổ cập ở mọi cấp học để có nền tảng vững chắc trong giáo dục-đào tạo nhân cách.

* Cái “tôi” làm cho tâm hồn nặng trĩu vì uy lực, còng xuống vì nô lệ, đen tối vì tự ti, tự phụ, tự ái…

* Thiền định tự tri càng cao thì càng minh mẫn hơn, chủ động hơn với cuộc sống, với công việc; năng lượng phiền não được chuyển hoá thành năng lượng an lạc, thiện ích.

* Niệm (nhớ-nghĩ) luôn xuất hiện trong tâm. Chúng là ngôn từ (tiếng nói bên trong)và có hình tướng (sóng tâm thức). Trong thiền định (tự tri), ai thấy rõ niệm sinh diệt liên tục, thấy rõ chỗ niệm xuất hiện và chấm dứt (tức là khoảng trống giữa hai niệm) thì sẽ nhận ra (ngộ) tâm vô niệm, “vô ngôn”. Đó là tâm thể “một niệm vô ngôn" như vầng trăng toả sáng. (“Niệm” trong “niệm vô ngôn" có huyền nghĩa khác hẳn với “niệm” trong “vọng niệm”. Phải ngộ mới thấy, mới biết). Vô ngôn đó khi đã “an định”, sẽ soi sáng muôn lời (tức là soi sáng trí phân biệt tương đối), sẽ là tri giác tự do tự tại, thoát tình trạng vọng động vô minh. Đó là “tánh sáng” bất sinh bất diệt.

* Phải biết “ghét” bệnh phong, nhưng đừng ghét người mang bệnh phong; cũng vậy, phải biết ghét thói xấu nhưng đừng ghét người đang có thói xấu. Sự xấu ác là bệnh tinh thần.

* Cái nhìn khách quan không thể đánh giá được nhân cách minh triết; chỉ họ tự biết. Nhân cách minh triết tối cao chính là nhân cách tự-do-tinh-thần. Đó là giá trị cao nhất.

* Tâm bất bình thường thì não bất bình thường. Tâm não bất bình thường tác động bất bình thường đến sự vật và ảnh hưởng xấu đến nhận thức của ta, đến cuộc sống của ta (kể cả hoàn cảnh).

* Được lên thiên đường bởi niềm vui: niềm vui mang tính chất nhân từ. Bị xuống địa ngục cũng bởi “niềm vui”: niềm vui mang tính chất gian ác.

* Không quan tâm đến sự sống sau khi thể xác chết là quá thờ ơ với tương lai.

* Trong ta có “tấm gương” “nghe và thấy” được tư tưởng, cảm giác, ý muốn... Tĩnh tâm một thời gian thì tấm gương này sẽ lộ rõ. Nó càng sáng, ta càng dễ thấy cái “tôi” và cái “tôi” dễ dàng được chuyển hoá thành “vô ngã”.

* Mọi tài năng đều có giá trị về mặt công cụ, đều có thể góp phần làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Nhưng cái năng lực quý giá nhất làm cho con người giữ vững giá trị làm người, đó là sự tự tri tự chủ. Thiếu cái năng lực này, các tài năng khác có thể biến con người thành ác quỷ, dã thú, kẻ đê tiện.

* Khi ngồi định tâm mà vẫn nhớ nghĩ đủ chuyện (tức nói năng bên trong) thì giống như khi ngồi một mình mà nói đủ điều. Đó là tình trạng bất bình thường của tâm trí, của bộ não và hệ thần kinh.

* “Tỉnh thức” là “có mặt” trong giây phút hiện tại với những gì đang xảy ra.

* “Có mặt” tức là tâm trí không còn vọng tưởng lang thang.

* Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lí giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lí giác ngộ thì dễ thực hành tự tri; người biết thực hành tự tri thì dễ thực chứng chân lí tuyệt đối, siêu vượt khái niệm-tướng trạng.

* Khi kẻ ác tấn công ta, ta sử dụng trí tuệ và lòng dũng cảm để đối phó với chúng; làm như thế thì có lợi hơn là sử dụng lòng căm thù.

* Vô ngã là tâm thái tịch tri, tịch chiếu, thường tịch quang. Vô ngã là Chân ngã.

* Đừng coi thường việc chữa trị các bệnh tinh thần, vì nếu thế, văn minh vật chất và sự hưng thịnh kinh tế chỉ như sức lực dồi dào của một gã khùng hung hãn, sẽ rất nguy hiểm cho nhân loại.

* Từ năng lượng quán tâm(tự tri)xuất sinh tình thương, niềm vui, năng lực sáng tạo có chất lượng cao, xuất sinh nhãn quan minh triết, tác dụng giáo dục.

* Tâm thái vô ngã là tâm thái hòa bình, bao dung, minh triết, thông minh.

* Khi đã biết sống với tâm vô ngôn thì tuỳ duyên ứng xử, không bị quy định bởi bất cứ gì; đó là sự tự do tự tại đích thực của tâm trí. Tâm Thiền là Chân-Thiện-Mĩ. Minh triết tối thượng là biết dừng tâm và tịch chiếu.

* Tâm hồn không thanh bình thì cuộc sống kém chất lượng, hiệu quả công tác không cao, không có kinh nghiệm về niềm an vui tự phát, không thể ngộ nhập Tánh Viên Giác vốn có ở chúng sinh và trùm khắp mười phương.

* Truyền bá minh triết thiền “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là góp phần xây dựng nền văn hoá hoà bình, nền văn hóa tiên tiến.

* Tu viện lớn, lễ lược nhiều không có ý nghĩa bằng chăm lo chu đáo và khoa học cho sự tu tập và đời sống vật chất của tu sĩ.

* Một tinh thần thật sự trẻ trung và đầy sinh lực là một tinh thần trong sạch. Tinh thần đó ít lệ thuộc vào thể trạng và hoàn cảnh.

* Có đức mà không có tài, không phải là vô dụng, vì vẫn có tác dụng giáo dục lớn lao đối với xã hội (qua lối sống), vì vẫn mang năng lượng tinh thần (thiện ích) ảnh hưởng tốt đến môi trường sống của cộng đồng (có cả giá trị giáo dục). Có tài mà không có đức, không chỉ có hại cho xã hội về hành vi xấu, mà còn mang năng lượng tâm thức độc hại cho môi trường (và cho bản thân mình). (Vấn đề này Phật giáo gọi là tạo nghiệp tốt xấu; nghiệp cũng mang năng lượng; toàn vũ trụ là những dòng chảy năng lượng).

* Chưa nghiên cứu nghiêm túc về bản ngã (cái “tôi") thì chưa thể có đường lối giáo dục đúng đắn.

* Theo nhiều nhà khoa học tự nhiên, năng lượng tâm thức là dạng năng lượng cơ bản, có ảnh hưởng tốt hoặc xấu cho toàn vũ trụ (tuỳ tính chất tâm thức) và cho bản thân.

* Trái đất đang nóng dần lên; tâm hồn nhân loại đang nóng bỏng. Nhà khoa học nỗ lực vá tầng ô-dôn; thiền gia nỗ lực thiền định để góp phần chuyển hoá tâm trí nhân loại bằng năng lượng tỉnh thức, an lạc, thanh thoát, từ bi.

* Nhà tâm lí học không thể hiểu biết sâu sắc cơ cấu tâm lí nếu không thiền định tự tri. Nhà giáo dục học, nhà chính trị học sẽ không có tầm nhìn minh triết về giáo dục, về chính trị nếu không hiểu biết sâu sắc cơ cấu tâm lí con người. Nhà truyền bá tôn giáo sẽ hạ thấp giá trị tôn giáo nếu thiếu quan tâm vấn đề này.

* Không ai là không có tâm xấu ác, điều quan trọng là phải nỗ lực cải tạo. Thực hành “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là trách nhiệm của mọi người.

---

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2017(Xem: 8221)
Tôi đã dành nhiều năm để quán chiếu những tiến bộ đáng chú ý của khoa học. Trong một khoảng không gian ngắn của đời tôi, sự tác động của khoa học và kỷ thuật với nhân loại là không thể tưởng tượng nổi. Mặc dù việc quan tâm khoa học của tôi đã bắt đầu với sự tò mò về một thế giới, xa lạ với tôi vào lúc ấy, bị thống trị bởi kỷ thuật, không bao lâu trước khi toàn bộ ý nghĩa khổng lồ của khoa học đối với loài người trở nên rõ ràng đối với tôi – đặc biệt sau khi tôi lưu vong năm 1959.
10/08/2017(Xem: 5402)
Chị Chân Bảo Niệm (Cheri Maples), người Mỹ, từng là một cảnh sát và có trên hai mươi năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tư pháp Mỹ. Chị được Sư Ông Làng Mai truyền đăng năm 2008. Dưới đây là chia sẻ của chị trong khóa tu 21 ngày “Đường về Núi Thứu” tại Làng Mai, ngày 15.06.2016; được chuyển ngữ từ tiếng Anh.
08/08/2017(Xem: 9854)
Tình Như Cánh Hạc - HT Thích Thái Hòa
07/08/2017(Xem: 6014)
Một y sĩ trẻ ở Đông Kinh tên là Kusuda gặp một người bạn từ hồi đại học, người này đang nghiên cứu về Thiền. Anh y sĩ trẻ hỏi người đó Thiền là gì. "Tôi không thể nói được cho bạn cái đó là gì," người bạn trả lời, "nhưng có một điều chắc chắn. Nếu anh hiểu được Thiền, anh sẽ không còn sợ chết nữa."
02/08/2017(Xem: 8028)
Sáng chủ nhật ngày 30 tháng 7, dưới sự chứng minh của Thượng toạ Thích Đức Thiện - Tổng thư ký Trung ương GHPG Việt Nam, Trụ trì chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh và Thượng toạ Thích Bửu Chánh - ủy viên Hội Đồng Trị Sự TWGHPGVN, phó ban Hoằng Pháp Trung Ương, phó viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM, viện chủ Thiền viện Phước Sơn TP Biên Hòa, CLB Trí thức Doanh nhân Sư sỹ Phật tử Hà Nội đã chính thức ra mắt.
01/08/2017(Xem: 11450)
Với truyền thống tốt đạo đẹp đời đất nước ta đã có chiều dài lịch sử bốn nghìn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam có tín ngưỡng lâu đời là thờ cúng ông bà tổ tiên. Thế cho nên đạo thờ ông bà tổ tiên nói lên tinh thần hiếu thảo là văn hóa đạo đức bất di bất dịch đối với đời sống đạo đức con người.
29/07/2017(Xem: 8933)
Đó là một trong những phương pháp mình phải thực tập. Đó cũng là một trong những phương pháp mình phải thiền tập. Khi nảy có một Phật tử nói khi đó mình niệm Phật. Câu trả lời rất hay. Hay ở chỗ mình không đi theo cái bực bội của mình, mình không đi theo cái phiền muộn của mình, mình không đi theo cái bất như ý của mình mà chỉ nhớ tới Phật, thì rõ ràng những cái kia không có cơ hội tồn tại trong tâm thức mình. Mình nghĩ tới Phật thì không có tâm nào nghĩ tới những bất như ý đó nữa, cho nên những cái đó tự lặn xuống
29/07/2017(Xem: 11324)
Nhận được bản thảo quyển sách Con Đường Duy Nhất do ban biên tập Thư Viện Hoa Sen kết tập từ các bài viết của chúng tôi gửi đăng, chúng tôi rất lấy làm vui vì sách sẽ được chính thức xuất bản và phát hành rộng rãi trên toàn cầu bởi đại công ty Amazon. Con Đường Duy Nhất – tựa sách mà ban biên tập Thư Viện Hoa Sen đã lấy từ bài đầu tiên trong số 21 bài, sẽ trở thành một quyển sách có ý nghĩa và giá trị như tên gọi. Con đường duy nhất ở đây nói lên triết lý sống theo quan điểm đạo Phật, xây dựng con người biết cách hoàn thiện chính mình để sống dấn thân, cống hiến, và phục vụ nhân loại mà không bị dòng đời cuốn trôi.
28/07/2017(Xem: 6017)
Thưa Thượng tọa Trụ trì, Thượng tọa Tâm Hiền cùng tất cả Phật tử quý mến. Hôm nay là ngày 7 tháng 7 năm 2017, tại chùa Từ Đàm thành phố Birmingham, vương quốc Anh. Tôi có duyên được gặp hai Thượng tọa và các nam nữ Phật tử hiện diện trong ngôi chùa ấm cúng, đạo vị này. Nhân đây, tôi xin chia sẻ pháp thoại đến quý vị với đề tài Làm Mới Thân Tâm.
28/07/2017(Xem: 6791)
Hòa Thượng Thích Thông Hải đang thực hiện một đài truyền hình toàn cầu, nơi Phật tử từ khắp thế giới, kể cả từ Việt Nam hay Anh, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Nga... có thể xem được qua các thiết bị di động. Chương trình truyền hình 24 giờ này có thể xem qua điện thoại di động hay máy tính bảng, với một app miễn phíđược hạ tải một lần. Phật tử muốn dùng miễn phí app này, có thể vào mạng gbtvapp.com để cài đặt miễn phí. Hòa Thượng Thích Thông Hải đã trình bày về chương trình này với ba vị khách văn nghệ tới thăm Tu Viện An Lạc ở Ventura, California, hôm Thứ Ba 11 tháng 7/2017.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]