Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Tu P­­hật như ở Myanmar­

20/03/201418:58(Xem: 7091)
05. Tu P­­hật như ở Myanmar­


Phat_tu_Myanmar (1)
Tu P­­hật như ở Myanmar­

Ở Myanmar ai ai cũng tu. Nhìn những khuôn mặt luôn vui tươi của họ, tôi biết rằng họ đã an lạc lắm rồi, họ đã gần niết bàn hơn chúng ta rồi.

Tôi có anh bạn hay dẫn đi chơi ở Myanmar. Rồi tôi về thăm nhà bạn ấy. Tôi chơi rất lâu với gia đình, nhất là cậu em trai. Hỏi chuyện mới biết cậu ta đi làm mỗi ngày được 2 đô la. Tôi rút ví ra tặng cậu 10 đô la. Thế là cậu nói ngay rằng cậu sẽ xin nghỉ làm 1 tuần. Tôi hỏi tại sao. Cậu bảo, có 10 đô la của tôi tức không cần đi làm 1 tuần. Và cậu sẽ xin vào chùa tu 7 ngày.

Tôi giật mình. Trời Phật ơi, sao mà họ nghĩ đơn giản thế. Sao mà tâm họ tuyệt vời đến thế. Sao mà họ tu hay thế. Tôi giật mình nghĩ về mình: Hùng ơi, cậu tham quá, cậu muốn nhiều quá, cậu si mê thật rồi!

Ở Myanmar các bạn trẻ thường xuất gia gieo duyên. Tình cờ có 1 lần tôi được chứng kiến lễ xuất gia của mấy bạn trẻ. Gia đình thuê xe chạy khắp thành phố. Phía trước là cờ Phật, ảnh Phật và hoa tươi. Nhạc và những bài kinh tụng được phát vang xa, ấm cúng, rộn ràng. Các gia đình có con xuất gia vui tươi, ăn mặc đẹp. Họ đến lễ tại các đền chùa, nấu cơm chay chiêu đãi bà con linh đình. Để tất cả mừng cho họ có con xuất gia.

Tôi lại giật mình nghĩ về 1 đồng nghiệp của tôi tại công ty sách Thái Hà khi xuất gia chúng tôi cũng đã rất vui và liên hoan vui mừng. Ấy vậy mà mẹ của em đó đã ngất phải vào viện cấp cứu. Bố bạn ấy cũng chán nản. Họ còn dọa kiện tôi, Tổng giám đốc, vì đã để cho họ mất con. Họ bảo, nuôi học bao năm, tốn bao tiền của, công sức, nay con xuất gia là họ mất con. Họ muốn con đi làm, lấy chồng, đẻ con,… Mô Phật! Tôi thầm mong 2 bác có 1 dịp đi Myanmar và dự lễ xuất gia của những người cha người mẹ ở đây.

Phat_tu_Myanmar (6)Phat_tu_Myanmar (5)

Tác giả đặt bát cúng dường Chư Tăng Miến Điện

Phat_tu_Myanmar (4)Phat_tu_Myanmar (3)Phat_tu_Myanmar (2)

Tôi đã dành cả tiếng đồng hồ để đi theo 1 đoàn các tu nữ tý hon tại Mandalay. Các cô bé còn rất bé đã xuất gia và mặc những bộ áo tràng màu hồng thật đáng yêu, thật đẹp. Họ vui tươi ca hát và tụng kinh. Họ đi khất thực trong các khu dân cư. Tôi đi theo và ngẩn người ra. Ước gì mình được như họ. Đẹp và đáng yêu lắm. Tu từ nhỏ vậy thì lớn lên sẽ là những người rất tốt rồi.

Cũng vì đi theo để cảm nhận sự tuyệt vời của các vị tu nữ ít tuổi tôi đã chứng kiến nhiều em bé cúng dàng. Ở Việt Nam nếu có cúng dàng các nhà sư thì chủ yếu là người lớn tuổi. Hoăc các em nhỏ được người lớn hướng dẫn cúng dàng. Còn ở Myanmar, các bé nhỏ làm việc này rất tự nguyện. Tôi cứ đứng ngắm mãi cậu bé đứng xúc từng thìa gạo cúng cho rất nhiều tu nữ. Xúc động lắm.

Người dân Myanmar chưa giàu có về vật chất. Ấy mà họ mở ra rất nhiều trường thiền, tu viện, học viện Phật giáo. Người tu và học ở đây đâu có chỉ dân bản xứ mà người từ nhiều nước trên thế giới. Trong chuyến đi Myanmar lần này, chúng tôi từ sân bay đi thẳng về Học viện Phật giáo Nguyên thủy Quốc tế Yangon. Có đến đây mới biết, riêng Việt Nam ta đã có 52 học viên, trong đó có 51 quý tăng và ni và 1 cư sỹ. Tôi lặng người nghĩ về tấm lòng của những bạn tu Myanmar. Họ tu và tạo mọi điều kiện cho tất cả cùng tu. Bạn cứ đến đây 1 lần đi để biết họ đã có ngôi trường tuyệt vời thế nào. Cảnh trong trường rất đẹp, cơ sở vật chất rất tốt, các thầy cô giáo thì tuyệt vời.

Myanmar cũng có rất nhiều thiền viện. Đây là nơi tu tập của các nhà sư. Các Phật tử trong và ngoài nước thường tới thiền viện để tỏ lòng kính trọng và cúng dường: thức ăn, tiền bạc, áo cà sa và vật dụng. Phật tử có thể lưu lại cả tuần, cả tháng, cả năm trong thiền viện để thực tập thiền, nghe thuyết pháp hay nghiên cứu Phật pháp. Tôi có mấy anh bạn đến đây tu rồi. Họ ở đây 3 tháng. Sau 3 tháng về nước tôi thấy tâm họ thay đổi hẳn. Có người còn tu ở bên các thiền viện 6 tháng. Tôi hay đến thăm giao lưu với họ khi họ về nước. Thật là tuyệt vời. Tuyệt không thể tả được.

Người Myanmar không uống bia, rượu. Bạn rất khó tìm thấy các quán nhậu như ở Việt Nam ta. Phải công nhận là họ giữ giới rất tốt. Ở đây là giới thứ 5: không sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Còn ở Việt Nam ta thì sao: vừa trưa qua tôi trả lời phỏng vấn về nguyên nhân bia rượu nhiều ở Việt Nam, tác hại và giải pháp. 11h30 trưa thứ 7 này sẽ phát trên kênh VTV1 trong chương trình “Câu chuyện văn hóa”. Tôi mong sao con số 9 tỷ lít bia hoặc 100 chai bia mỗi người Việt uống 1 năm làm giật mình những ai chưa mắc bệnh nan y. Tôi mong họ 1 lần đến những đất nước Phật giáo, như Myanmar yêu quý chẳng hạn.

Người Myanmar coi việc tu tập như ta ăn và uống. Hàng ngày ta vẫn ăn, họ thì hàng ngày tu. Kiếp người ngắn lắm, đâu có thời gian để hoang phí. Ai đó quanh tôi còn dùng cụm từ “giết thời gian”. Than ôi, sy mê đến vậy là cùng.

Tự nhiên tôi muốn lập ra nhóm “khuyến tu” để khuyến khích tất cả những ai muốn tu. Tôi muốn học các bạn Myanmar. Muốn lắm.

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

6, Bình an như Myanmar

7, Tượng Phật ở Myanmar

8, Kinh sách và đọc như ở Myanmar

9, Bí mật Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2022(Xem: 4565)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu. Hôm nay tôi sẽ viết về các loại Tình: tình bạn, tình người, tình yêu, thình thương, tình cảm v.v… Nếu viết bằng chữ Hán về chữ Tình nầy thì bên trái viết bộ tâm đứng, có nghĩa là những tình nầy đều khởi đi từ tâm của mỗi con người; bên phải viết chữ thanh là màu xanh hay cũng còn có ý là rõ ràng, trong sáng v.v…, hai chữ nầy ghép lại gọi là chữ Tình. Sau nầy tiếng Việt chúng ta dùng chữ tình yêu, tình cảm, tình thương, tình ý v.v…cũng đều sử dụng chữ tình nầy để ghép chung vào chữ Nôm của chúng ta, trở thành tiếng Việt thuần túy.
04/03/2022(Xem: 4141)
Xin khép lại những phiền muộn của năm cũ với nhiều nỗi đau thương mất mát và ly biệt, niềm thương cảm cho người thân, thầy bạn mãi mãi rời xa chúng ta. Trong bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào, ta vẫn nghĩ, dù sao đó là những chuyện đã qua, năm mới với nhiều hy vọng mới, tư duy mới và một cuộc hành trình mới đang chờ chúng ta phía trước. Xin bạn hãy khép lại những lo âu phiền muộn, lau khô những giọt nước mắt cho những mối tình hay những cuộc hôn nhân đổ vỡ, rồi cũng sẽ có người phù hợp với bạn, sẻ chia vui buồn trong cuộc sống của bạn. Sự chân thành sẽ tồn tại quanh bạn, những giọt nước mắt sẽ giúp bạn hiểu được cuộc đời này, rồi niềm vui sẽ đến, những trở ngại giúp bạn biết nâng niu cuộc sống.
02/03/2022(Xem: 10042)
CHÁNH PHÁP Số 124, tháng 3.2022 Hình bìa của Kranich17 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
01/03/2022(Xem: 6100)
Những ngày gần đây, dường như chánh niệm đang lan tỏa khắp mọi nơi. Khi tìm kiếm trên Google mà tôi đã thực hiện vào tháng 1 năm 2022 cho cụm từ "Chánh niệm" (Mindfulness) đã thu được gần 3 tỷ lượt truy cập. Phương pháp tu tập thiền chánh niệm này hiện được áp dụng thường xuyên tại các nơi làm việc, trường học, văn phòng nhà tâm lý học và các bệnh viện trên khắp cả nước Mỹ.
01/03/2022(Xem: 6080)
Hàng trăm đồ tạo tác vật phẩm văn hóa Phật giáo đã bị đánh cắp hoặc phá hủy sau cuộc quân sự Taliban tấn công và tiếp quản Chính quyền Afghanistan ngày 15 tháng 08 năm 2021. Hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 02 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hợp chúng quốc đã hạn chế các vật phẩm văn hóa Phật giáo và lịch sử từ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, với hy vọng ngăn chặn "những kẻ khủng bố" kiếm lợi, nhưng các chuyên gia bày tỏ lo ngại về những hậu quả không mong muốn.
24/02/2022(Xem: 4641)
Nhà kiến tạo hòa bình, nhà tâm lý học, nhà cải cách xã hội học, nhà giáo dục và Phật giáo Dấn thân nổi tiếng, người Mỹ và được trên thế giới kính trọng, Tiến sĩ Phật tử Paula Green sinh vào ngày 16 tháng 12 năm 1937 tại Hoa Kỳ, đã thanh thản trút hơi thở từ giã trần gian vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, hưởng thọ 84 tuổi.
24/02/2022(Xem: 4534)
Tôi học mãi Phẩm 6 về “ Người Hiền Trí “trong kinh Pháp Cú và bài thứ tư trong kinh Trung Bộ “ Sợ Hãi và Khiếp Đảm “ mà vẫn không chán vì càng học càng thấy nhiều lợi ích để tu tập và sửa đổi những tật xấu và lỗi lầm của mình trên đường tu học nhất là khi mình được một đại phước duyên gần gũi một bậc hiền trí . Thú thật ….trong những năm tự nhốt mình trong tháp ngà tôi đã nghiên cứu Thiền, Tịnh, Mật, rất cẩn thận từ ghi chép, nghe nhiều pháp thoại, so sánh kinh sách nhiều tông phái …thế nhưng chưa bao giờ như lúc này tôi cảm nghiệm lời dạy Đức Phật lại thâm huyền và siêu việt hơn bao giờ hết khi phối hợp hai phẩm này trong hai bộ kinh căn bản nhất cho những ai bước trên đường Đạo . Trộm nghĩ dù với tuổi nào khi chưa hoàn tất hay gặt hái được mục đích thành tựu của Trí Tuệ ( DUY TUỆ THỊ NGHIÊP) thì chúng ta hãy cứ bước đi mà chẳng nên dừng lại .
24/02/2022(Xem: 9020)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
22/02/2022(Xem: 5739)
Trong lịch sử, các đại dịch đã buộc nhân loại phải đoạn tuyệt với quá khứ và hy vọng ở tương lai thế giới mới của họ. Điều này không có gì khác lạ. Nó là một cổng thông tin, một cửa ngõ, giữa thế giới đương đại và thế giới tương lai. Nhà văn, nhà tiểu luận, nhà hoạt động người Ấn Độ Arundhati Roy, Đại dịch là một cổng thông tin
21/02/2022(Xem: 4351)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau. Bài chuyển ngữ dưới đây đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc vô minh tạo ra mọi thứ khổ đau cho con người, đã được nhà sư Tây Tạng Guéshé Lobsang Yésheé thuyết giảng tại chùa Thar Deu Ling, một ngôi chùa tọa lạc tại một vùng ngoại ô thành phố Paris, vào ngày 16 và 30 tháng 9 năm 2004. Bài giảng được chùa Thar Deu Ling in thành một quyển sách nhỏ, ấn bản thứ nhất vào năm 2006.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]