Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự do, Bình an và Hạnh phúc

20/03/201407:45(Xem: 9362)
Tự do, Bình an và Hạnh phúc
minh_hoa_quang_duc (85)

Tự do, Bình an và Hạnh phúc 
Nguyễn Thế Đăng

Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi, mọi ước muốn của con người, dù thấp hay cao. Đáp ứng điều gì? Đáp ứng cho con người tự do, bình an và hạnh phúc, tùy theo mức độ đầu tư và khai thác kho tàng bên trong của mỗi con người. Tự do, bình an và hạnh phúc là quyền của mỗi người, do chính con người định đoạt.

Con người không phải xin xỏ tự do, bình an và hạnh phúc ở ai cả,
dù đó là một vị thần tối cao, một Thượng đế. Chúng là kết quả do chính con người làm ra. Tự do, bình an, hạnh phúc là kết quả của những hành động của nó. Những hành động là Karma, được dịch là nghiệp. Nếu những hành động của nó là nhân của tự do và hạnh phúc, thì quả của những hành động đó phải là tự do và hạnh phúc.
Tiến trình nhân quả này được gọi là nghiệp báo (quả chín từ những nhân là những hành động đã tạo) và tiến trình này xảy ra không chỉ một kiếp sống. 

Người xưa nói “Người quân tử chẳng oán Trời, chẳng trách người”, không đổ thừa sự bất hạnh của mình cho ông Trời, cho người khác, hay cho hoàn cảnh. Đây là thái độ can đảm, thực tế, dựa trên sự công bằng của định luật nhân quả. Cái gì tôi đã phóng ra, cái ấy phải trở lại với tôi. Nếu muốn sửa đổi, cải tạo cuộc đời mình thì phải sửa đổi cải tạo cái nhân đang có trong lúc này, không buồn chán vì cái quả phải chịu lúc này.

Tin và biết hành động theo nhân quả, người ta “sửa đổi” số mệnh
của mình. Người ta có tự do: tự do làm điều tốt để có được điều tốt, tự do tránh điều xấu để không phải gặp điều xấu. Con người là chủ nhân của cuộc đời mình, nắm giữ tài sản của mình là những gì mình đã làm trong quá khứ, và là chủ nhân của cuộc đời mình ngay trong hiện tại và tương lai, tùy theo mình muốn trờ thành thế nào. Nhân quả cũng như những bậc thang, tùy ý chúng ta muốn đi lên hay đi xuống, đi nhanh hay đi chậm. Tạo ra những nhân tốt, cao đẹp, ít nợ nần ai chúng ta sẽ nhẹ nhàng tiến lên. 
Tạo ra những nhân xấu, thấp kém thân tâm chúng ta sẽ nặng nề, đi xuống. Nếu chúng ta làm được nhiều điều tốt cho người khác thì gánh cuộc đời chúng ta sẽ nhẹ nhàng, gặp nhiều điều tốt đẹp. Nếu chúng ta làm nhiều điều xấu cho người khác, nợ nần với cuộc đời này nhiều, gánh cuộc đời sẽ nặng nề, chứa những điều tiêu cực, những món nợ nần và cuộc đời chúng ta lẩn quẩn trong vòng vay trả. Nhân quả không phải là định luật phá hoại tự do của chúng ta. 
Trái lại, nó là điều kiện tất yếu để chúng ta có tự do và hạnh phúc. Như trong định luật vật lý, một máy bay muốn bay lên phải dựa vào trọng lực, sức cản của không khí, tốc độ chạy lấy đà…Cũng nhờ quan sát những dấu hiệu của nhân quả biểu hiện trong cuộc đời mình mà chúng ta biết học hỏi để sửa đổi, hoàn thiện con người mình càng ngày càng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn.

Tự do và hạnh phúc thứ nhất là tự do chọn lựa, xây dựng đời mình
theo hướng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn và do đó, hạnh phúc hơn. Bình an là khi mình đã thực sự chịu trách nhiệm đối với cuộc đời mình. Cả ba nền văn hóa văn minh làm nền tảng cho thế giới hiện đại là Tây phương , Hy Lạp, Ấn Độ, và Trung Hoa đều nhìn nhận rằng chính những đức tính của con người tạo ra hạnh phúc cho nó. Con người có nhiều đức tính là con người có nhiều tự do, bình an và hạnh phúc. Hiện nay, những sách “học làm người” của Âu Mỹ để dạy cho thanh thiếu niên về những đức tính của con người thì
rất nhiều và được dịch ở Việt Nam cũng rất nhiều.

Nước Nhật vừa vượt qua được thảm họa động đất, sóng thần và tai
nạn nguyên tử bằng một tâm thái khiến các cường quốc hàng đầu của Âu Mỹ phải thán phục, vì can đảm, tự chế, trật tự không hỗn loạn, hy sinh, không tham tiền của lương thực một cách không hợp pháp, lạc quan không bi lụy, trách nhiệm, tự trọng…cho đến cả những em bé. Những đức tính đó là những đức tính Phật giáo đã đi vào thâm tâm của người Nhật từ thời Thánh Đức thái tử cách đây 15 thế kỷ.

Chúng ta cũng cần nhớ lại, năm 2006, cựu Thủ tướng Nhật Fukuda đã nói: “Nhật Bản và Việt Nam có cùng chung Phật giáo Đại thừa, cùng ăn cơm bằng đũa”. Với hơn 2500 năm có mặt của mình đồng hành cùng nhân loại, hầu như không có đức tính nào cần thiết cho con người mà đạo Phật không nêu ra. Hơn thế
nữa, đạo Phật không phải chỉ là một hệ thống triết học, mà còn là một hệ thống thực hành gắn liền với cuộc sống con người để hiện thực hóa những đức tính ấy trong thân tâm con người và xã hội.

Những đức tính tạo nên nhân cách một con người. Những đức tính tạo nên nhân cách,bản sắc của một dân tộc. Và cũng những đức tính tạo nên hạnh phúc cho dân tộc đó. Tự do và hạnh phúc thứ hai là trau dồi nuôi dưỡng cho mình những đức tính. Những đức tính đó chính là tự do, bình an và hạnh phúc. Trong khi xây dựng những đức tính, con người tìm thấy ý nghĩa của đời mình. Trong khi xây
dựng những đức tính đó con người đã hưởng được tự do và hạnh phúc. Nhưng con người còn mong muốn nhiều tự do, bình an và hạnh phúc hơn nữa. Con người sở dĩ tiến bộ vì sự bất mãn của nó, vì sự bất toại nguyện của nó.

Đến một lúc nào, con người nhận ra rằng mình vẫn bị hạn chế trói
buộc, bị cầm tù giam nhốt trong một cuộc đời, một thân tâm chật hẹp. Cuộc đời chúng ta vẫn hạn hẹp, quanh quẩn, lặp đi lặp lại cũ mòn trong một giới hạn khó thấy nào đó. Thân chúng ta không tự do vì nó nằm trong quy luật sanh, già, bệnh, chết. Tâm của chúng ta không tự do, vì những ý nghĩ vẫn làm chủ chúng ta, đẩy đưa chúng ta không yên nghỉ được. Tâm của chúng ta không tự do, vì nó chứa chấp nuôi dưỡng những ám ảnh, những lo sợ, những ghét giận, những ghen tỵ…Không thể kể hết những khổ đau này.

Ngày nào nhân loại còn văn chương, còn nghệ thuật thì văn chương và nghệ thuật vẫn còn làm chứng cho sự khổ đau của con người. Sự khổ đau không có bình an, tự do và hạnh phúc bởi vì suốt ngày và suốt đời của chúng ta bị giam nhốt, chỉ sinh hoạt giữa hai bức tường “tôi và cái của tôi”. Chúng ta có làm gì, có thêm được những cái gì, thì cũng chỉ làm cho hai bức tường ấy dày thêm, kiên cố thêm mà thôi. Hai bức tường suốt đời giam nhốt chúng ta đó, là “tôi và cái của tôi”. Nói theo thuật ngữ Phật giáo,
hai bức tường đó là “ngã và pháp”, còn nói theo hiện đại là “chủ thể và đối tượng”.

Để thoát khỏi hai bức tường khiến ta mất tự do, bình an và hạnh
phúc này, đạo Phật có rất nhiều phương pháp cũng như rất nhiều vị thầy hướng dẫn. Nhưng chúng ta không nói điều đó ở đây. Chỉ biết rằng thoát khỏi sự chuyên chế của ngã và pháp là chủ đề chính của đạo Phật. Và trong suốt lịch sử đạo Phật Việt Nam, đã có không ít người giải thoát ra khỏi thân phận tù đày trong ngã và pháp. Nếu không có những người đó, thì làm sao đạo Phật còn sống đến ngày nay?

Thoát khỏi ràng buộc của sự phân chia và cách biệt của chủ thể -
đối tượng, sự ràng buộc tạo nên thân phận con người, đó là tự do giải thoát. Thoát khỏi sự xung đột thường trực cho đến suốt đời giữa chủ thể và khách thể, sự xung đột là tính chất của thân phận làm người, đó là bình an. Xóa bỏ được ranh giới mãi mãi phân lìa chủ thể và khách thể, sự xung đột là tính chất của thân phận làm người, đó là bình an. Xoá bỏ được ranh giới mãi mãi phân lìa chủ thể và khách thể, ranh giới tạo thành sự cô đơn đặc trưng của con người, đó là hạnh phúc.

Tự do, bình an và hạnh phúc thứ ba là thoát khỏi ngục tù của “cái
tôi và cái của tôi”, của “chấp ngã và chấp pháp”. Nhưng có người còn đòi hỏi hơn nữa. Có thể nào trong khi làm việc để thoát khỏi cái tôi và cái của tôi, tôi vẫn sống trong xã hội, vẫn giúp đỡ được người khác thoát ra khỏi ngục tù của chính họ? có thể nào sự giải thoát của tôi vẫn đồng hành với sự giải thoát của người khác? Có thể nào tự do, bình an và hạnh phúc của tôi vẫn không tách lìa với công cuộc tìm kiếm tự do, bình an và hạnh phúc của người khác? Hơn nữa chính sự giải thoát của người khác làm cho tôi thêm giải thoát, tham dự một cách căn bản vào sự giải thoát của riêng tôi?

Đây là chủ đề của Đại thừa? Việc thực hành vượt thoát khỏi ngã và
pháp của tôi không ra ngoài đời sống thường nhật, không ra ngoài xã hội. Trái lại, nhờ đời sống xã hội, nhờ người khác mà sự giải thoát của tôi càng thêm sâu rộng; tự do, bình an và hạnh phúc của tôi càng thêm đơm hoa kết trái. Nhu cầu cao hơn nữa của tôi là vừa giải thoát cho mình đồng thời lo giải quyết cho người khác. Nói theo thuật ngữ, đây là sự kết hợp của tánh Không và từ bi.

Tự do, bình an và hạnh phúc thứ tư là mình và người không phân
biệt trong tiến trình giải thoát, phương tiện và cứu cánh không lìa nhau trong tiến trình giải thoát. Đây là sự tự do, bình an và hạnh phúc lớn nhất vì nó không còn bị lệ thuộc vào một cái gì nữa cả, cái thấp nhất cũng như cái cao nhất.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2012(Xem: 7452)
Gần đây, tòa soạn nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc trong nước và hải ngoại gửi về, với yêu cầu tha thiết cần có sự kiểm chứng trước một số thông tin mang tính quy chụp, tự dựng vô căn cứ, hoặc những phát biểu – thông điệp tiếm xưng đụng chạm đến lòng tự trọng dân tộc của người Việt… Câu chuyện trong tuần kỳ này xin giới thiệu cùng bạn đọc những ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta, được nhiều diễn đàn quan tâm.
17/11/2012(Xem: 9977)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không phù hợp với tinh thần Phật dạyhoặc không trích dẫn đầy đủ lời Phật dạy trong kinh.
15/11/2012(Xem: 19746)
theo báo New York Times cho biết cơ quan cứu hộ Arizona đã tìm thấy một người phụ nữ, Christie McNally 39 tuổi trong tình trạng hôn mê do nhiễm nắng và thiếu nước và chồng, Ian Thorson, chết thê thảm trong một hang núi ở cao độ 7000 bộ giữa những ngọn núi vùng sa mạc thuộc bang Arizona vào ngày Chủ Nhật 22 tháng 4 năm 2012.
14/11/2012(Xem: 12611)
Ai cũng phải chết nên chết là điều đáng sợ. Tuy nhiên không phải ai cũng được trải qua tuổi già, nên dầu tuổi già còn đáng sợ hơn cái chết, người ta vẫn chúc tụng nhau sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Vì không phải ai cũng thấy được những cái khổ của tuổi già.
02/11/2012(Xem: 8347)
Ở bên đó, hằng năm đến ngày 20/11, học sinh tặng hoa để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Đó là "ngày nhà giáo quốc tế" của họ. Lúc đầu quà tặng là những đóa hoa hồng, nghe cũng xuôi tai, chừng đó! Thế nhưng những năm đầu tôi cũng đã xót ruột khi thấy học sinh phải mua hoa rất mắc vào ngày 20/11 trong khi nồi cơm nhà các em luôn luôn độn sắn khoai. Do đó mà khi nhận những phần thưởng tinh thần này, những nhà giáo xã hội chủ nghĩa bất đắc dĩ như tôi không thấy vui như ngày xưa đối với cách biểu lộ tình cảm của học sinh; cái cách biểu lộ tình cảm ngây ngô, tự phát, không có công thức, không có chỉ huy...
01/11/2012(Xem: 7439)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
30/10/2012(Xem: 11423)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
28/10/2012(Xem: 6437)
“Lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và làm nở hoa cho cuộc sống’’đó là lý tưởng giải thoát, giác ngộ, thoát ly sanh tử, mà người Tu và mọi người Phật tử phải hướng đến và đạt cho được, để tự thân được an lạc hầu làm điều kiện căn bản xây dựng gia đình hạnh phúc, giúp xã hội được bình an, góp phần vào kiến tạo hoà bình cho thế giới, và Tinh độ nơi trần gian.
27/10/2012(Xem: 7763)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm.
26/10/2012(Xem: 5996)
Hỏi:Trong năm nay, giáo sư đã đi giảng dạy ở hai mươi sáu quốc gia. Xin giáo sư chia sẻ sự quan sát của mình về việc đạo Phật đang lan truyền đến những vùng đất mới ra sao. Đáp:Phật giáo đang lan truyền một cách nhanh chóng khắp thế giới hiện nay. Có những trung tâm Phật pháp ở nhiều quốc gia Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, Á châu và v.v… Chúng ta thấy có các Phật tử tại Âu châu, không chỉ ở những nước tư bản Tây phương, mà còn ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông phương nữa. Thí dụ như Ba Lan có khoảng năm nghìn Phật tử hoạt động tích cực. Đạo Phật rất có sức lôi cuốn đối với thế giới hiện đại, bởi vì nó hợp lý và dựa trên nền tảng khoa học. Đức Phật đã nói, “Đừng tin tưởng bất cứ điều gì ta nói chỉ vì lòng tôn kính đối với ta, mà hãy tự mình thử nghiệm nó, phân tích nó, giống như các con đang mua vàng.” Con người hiện đại ngày nay thích một sự tiếp cận không độc đoán như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]