Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49. CẢM BẠT

19/03/201408:37(Xem: 24833)
49. CẢM BẠT
blank

CẢM BẠT
Một Cuộc Đời
Một Vầng Nhật Nguyệt


Viết xong cuộc đời ngài

Tôi bần thần, dã dượi

Sinh lực tổn hao

Như thân cây không còn nhựa luyện

Như sức ngựa đường dài 

Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao

Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao

Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ

Tôi đã gục khóc

Trên từng viên gạch vỡ

Nơi những dấu tích điêu tàn, hoang phế cổ xưa

Trên những di chỉ bia văn rêu phủ, gió lùa

Nơi điện đài còn trơ trầm hương tín mộ

Trên những trang kinh kiến sâu loang lổ

Lửa vô thường cháy xém chữ câu

Tôi đã đi theo từng đốm nắng không màu

Mong vẽ lại ánh triêu dương chánh pháp

Tôi bất lực đi qua nhiều hoang mạc

Khói bụi thời gian, phế tích tàn tro

Tôi đứng bên này sông hớt hãi gọi đò

Đồng vọng hai bờ, hư vô xào xạc

Bút mỏi

Tay run

Tứ cùn

Chữ nhạt

Cô liêu tháng ngày góc núi ánh trăng suông

Gió phủi qua song trăm chuyện vui buồn

Để từng hơi thở theo dấu chân Từ Phụ

Người đã như cánh chim thiêng tiêu dao du ngoài ba cõi

Rơi rớt nhụy vàng để lại thế gian hương

Vô tích, vô tăm sinh tử mộng thường

Vô khứ, vô lai - hiện thân tuyệt đối

Tôi cúi xuống

Nghe thức tri già cỗi

Chắp vá từng trang, thêu dệt một chân dung

Đất Ấn linh thiêng, lưu bóng đức Đại Hùng

Mỗi cọng cỏ vàng

Mỗi cành cây khô

Cũng trở nên thân thuộc

Dốc đá xám

Cổng rêu đen - dấu khói sương thuở trước

Cũng là hóa thân của sử lịch ngàn năm

Ôi từng đêm, từng đêm

Từng câu chữ âm thầm

Chợt hiện linh hồn biết vui, biết khổ

Biết hỷ hoan, biết suy tư, trăn trở

Biết lội ngược dòng tìm giọt nước nguồn xanh

Nó cũng biết chán chê dục vọng xây thành

Nhốt kín nhân tâm, bủa tròng nô lệ

Dấu lửng, dấu than hàng hàng kể lể

Nói với chúng sanh nguyên nhân khổ vì đâu

Tái hiện con sông, bắt những nhịp cầu

Bằng cọng lau mềm hôm qua sương đọng

Một thoáng tinh anh, một trời viễn mộng

Hiu hắt cõi miền cánh vạc vỗ tịch liêu

Tuyết đổ non cao, lạnh buốt chợ chiều

Nhân thế căm căm lối về vô định

Sống chết trầm kha, sinh luân lão bệnh

Ngơ ngác tầm cầu, bầy cú rúc thâu canh

Huyền sử đi đêm đội bóng lữ hành

Bên vực thẳm đốm lửa người leo lét

Tuyệt vọng

Gọi nhau

Hãi hùng

Bi thiết

Có ai nghe tiếng trống pháp còn vang

Bao lời kinh thiêng, ma quỷ bàng hoàng

Vọng ba cõi, xuyên sâu vào địa ngục

Địa ngục của lòng người

Địa ngục của thức tri tối tăm 

Và của sân tham, ngu dốt

Đang đốt cháy bình nguyên, sông núi, ao hồ

Đốt cháy nương vườn, cổ tích, tuổi thơ

Nhân ái, nhân văn không còn ô-xy để thở

Đức lý tan hoang, phận người xiêu đổ

Lây lất đi về trong bóng vô minh

Vì đại bi mà đức Phật dặm trình

Suốt bốn mươi lăm năm đầu trần chân đất

Lộc Giả chuyển luân, tuyên ngôn sự thật

Độ năm thầy Kiều-trần-như, Thích tử đầu tiên

Rồi Yasa cùng năm mươi bốn thân hữu thiện hiền

Giáo hội ra đời gồm sáu mươi Như Lai sứ giả

Mỗi người hãy đi mỗi phương, đừng đi chung ngã

Vì an lạc, hạnh phúc cho nhân loại, chư thiên

Đập vỡ tín lý khắt khe, tín ngưỡng cổ truyền

Hạ bệ thượng đế, thần linh khói hương nghi ngút

Phá bỏ kỳ thị giai cấp, hàng rào tủi nhục

Mang thông điệp tự do, giải thoát cho đời

Tuệ quang minh chiếu tỏ trần khơi

Nguồn thánh thuỷ chảy tràn miền cỏ cây khô khát

Cái kiến, con sâu mừng vui rức hạt

Đất cỗi cằn nức nhựa uyên nguyên

Phố thị, làng quê, đền miếu, chợ triền

Quý tộc, nô tỳ uống chung bầu sữa pháp

Hoa nở

Chim reo

Rừng ca

Suối hát

Triệu triệu năm duyên phúc một lần

Triệu triệu tử sinh, đại ngộ sát-na tâm

Khoảnh khắc bất diệt

Vô lượng a-tăng-kỳ không bao giờ trở lại...

Lạy Phật

Bút của con cùng với văn chương ngu dại

Dám đặc tả đời ngài cùng với công hạnh trăng sao

Câu chữ phàm phu, cảm xúc tuôn trào

Theo dấu bụi mờ, nhặt sử kinh lưu lạc

Đốt trái tim làm đèn soi bờ giác

Khái niệm chất chồng, “đất thực” tuyết sương che

Hướng tâm sai là phiền não kết bè

Một niệm khởi trùng trùng duyên sanh khởi

Đã thấy rõ sự thật

Nhưng vẫn còn lầm lỗi

Bởi kiết sử sâu dày

Từ vô thức bước ra

Đã bao nhiêu năm

Lăng xăng đọc sách, uống trà

Làm chuyện thanh cao giảng kinh, dạy pháp

Viết truyện, làm thơ, triết văn uyên bác

Đại sự càng nhiều, bản ngã càng to

Vô tác, vô hành giảng nói hay ho

Vô cấu, vô vi cao ngôn thiện thuyết

Dao hai lưỡi ẩn sau “cái biết”

Đại dụng mơ hồ, chệch hướng vạn trùng mê

Chỉ hai nẻo thôi: Một phiền não, một bồ-đề

Đâu dám thõng tay mà ngao du giữa chợ

Nào khoác áo vị tha

Nào đóng trò cứu độ

Chốn ngũ trần đâu dễ gót thong dong

Tôi đã từng thấy

Viện lớn, tượng to bôi đỏ, phết hồng

Tín ngưỡng bán mua, thần linh đổi chác

Thiện tín chợ đông, trầm hương thơm ngát

Mặc cả thiệt hơn, lạy lục, cầu xin

Quán hàng bày ra, quảng cáo đức tin

Ma quỷ vỗ tay, ăn mừng mở tiệc

Chiêu phát triển, chiêu văn minh, hội nhập

Tiếp thị, tuyên truyền, kỷ lục thi đua

Bắc nam đông tây hí hửng tiền chùa

Xả rác bụi dục tham

Xả kiêu căng, hợm hĩ

nh

Ô nhiễm tinh thần, ô nhiễm sử kinh

Đức Phật ngồi cao

Thương xót sinh linh

Tứ đế thắp đèn 

Giữa đêm đen thảm nạn

“Sự sống đang là...”

Dành cho người mắt sáng

Tự thức, tự tri gậy chống lên đường

Tuệ giác tinh minh xóa lớp khói sương

Trả chân thực

Cho tự mình muôn thuở

Vọng tưởng, si mê

Không làm gì được nữa

Phiền não, khổ đau tự diệt, tự tan

“Thấy rõ” rồi mới biết sống đàng hoàng

Điều chỉnh đúng từng hành vi, cử chỉ

Mỗi niệm khởi không ở ngoài thiện mỹ

Mỗi tác duyên

Chân lý vận hành theo

Nặng nề vô cùng là bản ngã buộc đeo

Phải thấy chúng trong từng thức tri, cảm thọ

Mặt nạ “cái ta” đánh lừa bao độ

Giác ngộ thì “nguyên con” nhưng kiết sử phải đoạn dần

Thường trực lắng nghe như thực như chân

Thì phiền não không phan duyên dấy khởi

Niệm niệm bèo rong bập bềnh trôi nổi

Thả theo dòng 

Nhìn ngắm đốm hoa xao

“Thấy pháp” rồi mới lên bến, chống sào

Mới tu tập nhẹ nhàng 

Mới như thực kiến và tư duy chơn chánh

Nếu chưa thấy pháp

Dù nghiêm tu công hạnh

Cũng tựa như nấu sạn muốn thành cơm

Cũng tựa như dã tràng xe cát biển đông

Muốn nhặt bóng mình

Muốn lưu dấu huân tu

Giữa dòng cuồng lưu chảy xiết

Cát vỡ

Đá tan

Hư vô

Hủy diệt

Mộng trùng trùng

Ngộp chết giữa bờ mê

Quanh quẩn trả vay, nhân quả ê chề

Lượm phước báu nhân thiên

Ủi an đời bèo bọt

Thật sự giải thoát thì “không có ta-giải-thoát”

Tự không rỗng trong ngoài

Chẳng dính mắc tế vi

Gọi là người, là thánh, cứ tuỳ

Sát-na một, pháp thung dung tự tại

Đại dụng trong tay, nụ cười tiêu sái

Muôn việc như không, quyền biến như không

Và đến lúc này mới nói chuyện vào dòng

Pháp cứu độ cũng là duyên cứu độ

Tứ vô lượng tâm bèn tuỳ nghi dạo phố

Thăm xóm làng, bình bát xin ăn

Đến lúc này mới dám gọi sa-môn

Là Thích tử, là tỳ-khưu không thấy lòng hổ thẹn

Kính lạy Phật

Từ chân dung thánh điển

Nghĩa lý, chữ câu đã mã hóa không môn

Gần ba nghìn năm chẳng có lối mòn

Giác niệm là bước đi

Giác niệm là cõi về không khác

Trọn vẹn từng hơi thở

Trọn vẹn từng thức tri, buồn vui, khổ lạc

Cùng với bốn mùa mưa nắng, gió sương

Định luật tâm, định luật pháp thị thường

Nhật nguyệt, tinh hà cùng chung vận hoá

Li ti tế bào, diệt sinh vô ngã

Tất thảy đều chu toàn trong mỗi khắc phục sinh

Mỗi mỗi khí, thời, vận, số quân bình

Là vĩnh cửu đủ đầy trong từng vi trần dịch biến

Kính lạy Phật

Tự ngàn xưa hiển hiện

Đang ở trong con vô tận phút giây này

Pháp huy hoàng

Nhật nguyệt rạng trời mây

Soi bóng chữ

Qua sông

Hy vọng

Vẫn còn nguyên chân diện mục!

Colombo – Sri Lanka

12/2013

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2010(Xem: 23553)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
26/08/2010(Xem: 15286)
Nghe đài, đọc báo, xem sách “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA” âm từ bốn chữ mà sao thấy nao lòng. Có lẽ tình yêu thương Tổ quốc, đã ăn sâu vào trong máu, trong xương. Dù chưa thấy Trường Sa, Hoàng Sa nhưng khi nghe bãi cát vàng dậy sóng càng muốn biết cho tường. Tôi ước ao được thấy Trường Sa, Hoàng Sa và đã thấy được Trường Sa, dù chưa hết, biết chưa khắp, nhưng đã tận mắt, đã đặt chân lên Trường Sa đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Thấy gì, biết gì, nghe gì chỉ một chuyến đi 12 ngày tạm đủ cho một lão già 76 tuổi muốn đem hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa vào hồn.
22/08/2010(Xem: 7124)
Khi có mặt trên cuộc đời này, tiếng gọi đầu tiên mà ta gọi đó là Mẹ, tình thương mà ta cảm nhận được trước nhất là tình của Mẹ, hơi ấm nồng nàn làm cho ta cảm thấy không lạnh lẽo giữa cuộc đời được toả ra từ lòng Mẹ, âm thanh mà ta nhận được khi chào đời là hai tiếng “con yêu” chất liệu nuôi lớn ta ngọt ngào dòng sữa mẹ như cam lộ thiên thần dâng cúng Phạm Thiên.
21/08/2010(Xem: 7250)
NHỮNG LỜI DẠY THỰC TIỄN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tựasách : «108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité» Nhàxuất bản: Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử CathérineBarry tuyển chọn - Chuyển ngữ Pháp-Việt : HoangPhong
19/08/2010(Xem: 8596)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
09/08/2010(Xem: 8628)
Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽđã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông.Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơnxảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaamvà Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chínhthống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.
04/08/2010(Xem: 9047)
CáchTrợ Niệm Cho Người Khi Lâm Chung, HT. Tịnh Không, ThíchNhuận Nghi dịch
27/07/2010(Xem: 8638)
D.T. Suzuki (1870 -1966) thườngđược xem là một trong những vị thiền sư lớn nhất của thế kỷ XX. Thật ra thì rấtkhó hay không thể để chúng ta có thể đo lường được chiều sâu của sự giác ngộtrong tâm thức của các vị thiền sư, vì việc đó vượt ra khỏi khả năng của chúngta, và vì thế cũng rất khó hoặc không thể nào đánh giá họ được. Chúng ta chỉ cóthể dựa vào sự bén nhạy của lòng mình để ngưỡng mộ họ mà thôi.
19/07/2010(Xem: 7835)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
17/07/2010(Xem: 9304)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]