Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

29. Tình Phụ Tử Thiêng Liêng

19/03/201408:04(Xem: 28904)
29. Tình Phụ Tử Thiêng Liêng
blank

Tình Phụ Tử Thiêng Liêng



Sau cuộc chiến thiệt hại thê thảm tại kinh đô Sāvatthi, đức vua Pāsenadi không những không hạ nhục mà tỏ thái độ cao đẹp “như là quốc vương với quốc vương” đối với kẻ chiến bại làm cho tân vương Ajātasattu rất cảm kích. Tất cả voi ngựa, giáp bào, đao kiếm, quân nhu, quân dụng... không những được ông vua “cậu” cho trả lại mà còn phụ cấp thêm lương thực, thực phẩm, bạc vàng, châu báu hầu mong trở về tái thiết lại xứ sở sau cuộc can qua đã cạn kiệt tất cả tiềm lực. Đất Kāsi cũng được đức vua Kosala trả lại để cho Rājagaha thu thuế, phụ thêm thu nhập hằng năm. Cô công chúa Vajirī cưng yêu, đức vua cũng gả cho Ajātasattu làm sự kết nối thân tộc lâu dài! Đức vua còn khuyên cháu tránh xa, loại bỏ dần bọn quan tham, cúi luồn, dua nịnh, biết gần gũi người trí tài và hiền đức. Ông vua cậu còn nói cái tội giết cha là đại bất hiếu, là đại nghịch bất đạo - thế gian nguyền rủa; nhưng chuyện đã rồi, hãy thành tâm cải sửa, lo chăm sóc mẹ cho chu đáo, hiếu thuận với mẹ để chuộc lại một phần nào lỗi lầm trong quá khứ.

Trở về lại cung điện, suốt mấy ngày đức vua Ajātasattu không tiếp ai, không lâm triều, đóng cửa cung, chỉ muốn cô độc với riêng mình. Sau đó mấy hôm thì tâm tánh của Ajātasattu hoàn toàn thay đổi. Việc đầu tiên, đức vua đi tìm thái hậu, ôm chầm bà rồi khóc ròng rã, lắp bắp, lắp bắp nhiều lần: “Xin mẹ tha thứ cái tội bất hiếu của con!” Thái hậu Videhi cảm nhận những giọt nước mắt chân thật của con, nhưng bà cũng nghẹn ngào không nói được...

Từ hôm đó, Ajātasattu luôn để ý chăm lo cái ăn, cái ngủ và hằng sai thần y Jīvaka thang thuốc cho thái hậu. Nhờ được đức Phật giáo giới, nhờ đứa con ngỗ nghịch đã thay tâm đổi tánh, nhờ sầu buồn đã được nguôi khuây, và cũng nhờ những thang thuốc đúng căn đúng bệnh của thần y nên không bao lâu sau, thái hậu hoàn toàn bình phục, sức khỏe trở nên khang kiện. Thế là nơi này sóng gió không còn nữa, một làn khí thanh bình và mát mẻ như tràn ngập cả cung điện, cảnh và người.

Thỉnh thoảng, đức vua Ajātasattu bỏ hậu, bỏ phi, bỏ cung nga thể nữ để dùng cơm với mẹ cùng tiểu thái tử Udāyibhadda (Udāyibhaddaka)(1)như là với những người thân nhất còn lại trong gia đình. Trẻ Udāyibhadda rất cứng đầu, hoang nghịch, nhưng do được Ajātasattu nuông chiều nên nó lại càng trở tính, trở nết, đôi khi lì lợm, khó dạy bảo, không biết nghe lời bất cứ ai!

Hôm nọ, thái hậu nói:

- Con đừng nên cưng chiều tiểu thái tử quá đáng như vậy! Nó sẽ hư đấy!

- Vì con thương yêu nó quá, thưa mẹ!

- Thương thì có nhiều kiểu thương kia mà!

- Con không hiểu!

Đôi mắt thái hậu chợt xa xăm:

- Tiên đế thương yêu con kiểu khác, con có biết không! Mẹ nghĩ, trên đời này, khó có ai thương yêu con bằng phụ hoàng của con!

Đức vua Ajātasattu chợt động lòng, trái tim như bị chùng xuống, một vết thương đâu đó chợt thốn đau, nhức buốt...

- Mẹ hãy kể cho con nghe đi!

Thái hậu liền nói:

- Khi mẹ đang mang thai con - bỗng dưng có một thèm muốn rất lạ lùng, là muốn uống máu phụ hoàng con! Sự thèm muốn này càng ngày càng mãnh liệt mà không được đáp ứng, thỏa mãn nên mẹ càng ngày càng xanh xao, vàng võ. Phụ hoàng con ân cần săn sóc, han hỏi, cố tìm hiểu nguồn cơn, nhưng mẹ nào có dám nói! Hôm ấy, phụ hoàng con cầm dao gọt trái cây cho mẹ ăn, vô tình, lưỡi dao cắt xâm phạm vào ngón tay nên máu chảy dầm dề. Thấy vậy, mẹ cầm ngón tay máu của phụ hoàng con mà nuốt lấy nuốt để rất là say mê! Từ đó, mẹ bắt đầu ăn được, ngủ được, thần sắc trở lại như xưa. Sau đó, phụ hoàng con thắc mắc, mẹ mới kể thật - kể thật cái chuyện thèm máu ấy! Một số quan đại thần chiêm tinh nghe được chuyện ấy, khuyên phụ hoàng con nên phá bỏ (thai nhi là con) khi đang còn trong thai bào, nếu không, sau này, nó sẽ “uống máu” của đức vua cách này hay cách khác, là đại họa cho vương triều đó! Phụ hoàng con khăng khăng không chịu, nói rằng: “Dầu sao thì nó đã hình thành một sự sống. Ta là đệ tử của đức Thế Tôn, ta không thể nào tước đoạt mạng sống của chúng sanh!” Ngay chính mẹ, mẹ cũng thấy đây là hiểm họa mai này cho phụ vương con, mong phụ vương con quyết định, nhưng phụ vương con nói rằng: “Nếu ta đã gây nhân nào đó trong quá khứ thì ta phải chịu trả quả, chứ trẻ trong thai bào kia, nó đã có tội tình gì!”

Nghe kể lại chuyện xưa, đức vua Ajātasattu gục khóc nức nở!

- Còn nữa, con có biết không! Bà Videhi kể tiếp – Khi con mới chừng ba, bốn tuổi, trên ngón tay trỏ của con có một mụt nhọt, mưng mủ, sưng tấy lên, rất đau, nên con khóc hoài, khóc hủy, khóc ngày, khóc đêm. Phụ hoàng con thương con quá nên bế lên đùi, hôn hít, nựng nịu, lấy miệng thổi nhè nhẹ lên vết thương... Thấy con nín khóc, phụ hoàng con bèn dùng miệng ngậm ngón tay của con, vừa ngậm vừa hít hà nhè nhẹ - thì quả nhiên, nhìn sắc mặt của con thì biết sự đau nhức đã đỡ đi nhiều. Thế rồi, phụ hoàng con không dám bỏ miệng ra khi con đang thiu thiu ngủ. Do hơi ấm ngậm mụt nhọt lâu, cái nhọt vỡ, máu và mủ chảy ra. Phụ hoàng con sợ con tỉnh giấc, ông nuốt luôn cả máu và mủ độc ấy vào bụng mà không nhờm gớm chút nào!

Thái hậu Videhi kể đến ngang đây thì đức vua quăng chén bát, hối hả đứng bật dậy, chạy lao ra khỏi phòng, tiếng nói vọng lại: “Mẹ đừng kể nữa, mẹ đừng kể nữa, con chịu hết nổi rồi!”

Thần y Jīvaka chứng kiến câu chuyện của hai mẹ con từ đầu chí đuôi, ông thở dài: “Nếu Ajātasattu nghe được chuyện này sớm hơn, thì cái ‘quả nghiệp’ của tiên hoàng chắc sẽ xảy ra cách khác chăng? Ôi! Người ta nói rằng tình mẫu tử thiêng liêng, mà ở đây, tình phụ tử cũng thiêng liêng nào có khác gì!”


(1)Xem Dictionary of Pāḷi proper names - quyển 1, trang 374.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2013(Xem: 8419)
Lâu lắm rồi, tôi không dám đọc báo chí, không dám nghe radio, không dám bật TV. Ừ, thì cứ coi như mình đứng ngòai thời cuộc, tách xa thực tế. Nhưng biết làm sao khi thỉnh thoảng những tin tức vẫn từ một ngõ ngách nào đó của truyền thông đưa đến những tin đau lòng. Những tin như cha mẹ bán con, người người bán nhau dưới hình thức này hay hình thức khác. Rồi học trò đâm chém nhau, nữ sinh băng hoại, trẻ em tử vong vì thuốc dởm, v.v… Lại đến những hình ảnh thảm thương của những vụ thảm sát trong học đường, thảm sát trong khu vực buôn bán. Kinh khủng hơn là những cơn bão lũ, những trận cuồng phong, động đất. Đằng sau những tin đó, biết bao nhiêu cuộc đời cuốn xoay trong gió lốc!
21/11/2013(Xem: 9902)
Bão Haiyan đã đi qua, nỗi đau của người dân Philippines và cộng đồng thế giới vẫn còn đó. Bão Haiyan đã làm cho 3.600 người Philippines thiệt mạng và hàng trăm ngàn người phải sống trong cảnh đói khát, không nhà. Một mất mát quá lớn.
21/11/2013(Xem: 6299)
Tháng 9 năm 2013, Glen James, một người vô gia cư (homeless), sống ở một nơi cư trú dành cho người không nhà (shelter) ở Boston. Ông bất ngờ kiếm thấy một cái ba lô (backpack) ai bỏ quên trong một thương xá. Ông vẫy tay chặn một viên cảnh sát lại và trao cái ba lô lượm được cho viên cảnh sát. Cái ba lô trong đó có chứa $2,400 tiền Mỹ và gần 40,000 chi phiếu du lịch (traveler’s check) cùng với sổ thông hành và một số giấy tờ cá nhân khác.
12/11/2013(Xem: 20897)
Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.
10/11/2013(Xem: 43397)
9780975783085, Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner
09/11/2013(Xem: 14586)
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
08/11/2013(Xem: 7689)
Ngày 20.09.2013. Ngài Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Chùa Viên Giác, chuyến ghé thăm chớp nhoáng vài giờ trên đường Ngài ra phi trường để bay về trú xứ. Tình cờ vào trang nhà Quảng Đức đọc được bài phóng sự sống động „Nụ cười bất diệt“ của chị Hoa Lan viết. Bài nào của chị ấy mà chả sôi nổi đầy hình ảnh, đọc như xem phim. Chị ấy viết về những tâm đắc qua buổi pháp thoại và cả những lo âu cho những người bạn đạo của chị khi không có vé vào, đến khi có được vé rồi thì phải chụp hình ngay tấm vé có tên mình, làm như sợ để lâu chữ sẽ bay đi hết.
07/11/2013(Xem: 10975)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Ðời Ðạo. Còn như chạy theo Ðạo mà quan niệm hẹp hòi, bảo thủ cố chấp, không khoan dung độ lượng thì đó là Ðạo Ðời. Có người sống cả đời chỉ để làm một việc lợi ích thôi, như Lão tử, đến và đi không tung tích, để lại độc nhất một quyển Ðạo Ðức Kinh giá trị vô cùng, há không phải là một đại thiền sư hay sao?
05/11/2013(Xem: 10277)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của anh trò truyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giói trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một, chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè, kiểu salon thế kỷ 18 – chỉ thiếu một nữ bá tước – để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]