Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Cảnh Giới Cho Thái Hậu Videhi

19/03/201408:02(Xem: 29921)
28. Cảnh Giới Cho Thái Hậu Videhi
blank

Cảnh Giới Cho Thái Hậu Videhi


Trong lúc tại kinh thành Sāvatthi xảy ra biến cố bi thương cho gia đình đại nguyên soái Bandhula như vậy thì đức Phật và hội chúng tỳ-khưu đang ngự tại vườn xoài của thần y Jīvaka, ở đây ngài chờ đợi nhân duyên để tế độ thái hậu Videhi và đức vua Ajātasattu.

Số là sau khi đức vua Bimbisāra bị đứa con nghịch tặc giết hại, bà Videhi vô cùng sầu não, không thiết đến việc ăn uống, hình dong ngày càng tiều tụy. Đêm nằm vắt tay lên trán, trăn trở, nghĩ suy: “Tại sao cái thế gian này lại phát sanh những con người tàn độc đến như vậy? Vì danh vọng, địa vị và quyền lực, người ta đã không từ nan những hành động xấu ác, sái quấy nhất. Devadatta mù quáng vì muốn lãnh đạo giáo hội, đã ba lần tìm cách giết hại đức Đạo Sư. Ajātasattu, con ta, với tham vọng đế vương đã đành tâm bắt bỏ ngục cha mình, rồi còn năm lần bảy lửa ngăn cấm ta mang (tiếp cứu) vật thực nữa. Cuối cùng, vua cha bị chết đói trong ngục tối! Ôi! Con người thật là xấu xa! Không biết có một cảnh giới nào mát mẻ an lành, người và người đối xử với nhau nhu thuận, từ hòa, hướng thiện và hướng thượng chăng? Ta đã chán ngán cái cõi trần thế này rồi!”

Trong lúc bà Videhi than thở như vậy xong – thì đâu giữa hư không, tiếng nói của đức Phật vọng mồn một vào tai bà:

“- Có đấy! Còn có rất nhiều cảnh giới an lành, mát mẻ, không đao, không trượng, không chém giết hận thù; họ sống với nhau với tâm an, tâm phỉ, tâm lạc - thọ hưởng phước báu từ thấp lên cao, từ cạn vào sâu, rất thanh lương và rất yên bình, này thái hậu!”

Bà Videhi phủ phục xuống thảm, lạy ba lạy, ngước mắt lên, nói rằng:

- Bạch Thế Tôn! Xin cho đệ tử được thấy rõ những cảnh giới ấy!

Đức Phật sử dụng thần thông cho thái hậu thấy rõ cảnh trời Đao Lợi với ba mươi ba tòa bảo tháp bằng bảy báu, thấy đời sống của Đế Thích, của chư thiên nam và nữ. Họ bay giữa không gian, thân tỏa hào quang nhiều màu, múa hát, tiệc tùng, đàn ca, sáo vũ... với phục sức muôn màu, muôn vẻ. Thân thể họ nhẹ nhàng như mây, như lụa... Họ dùng những vật thực vi tế, ngon thơm hơn triệu triệu lần cõi người. Họ yêu đương, tình tự cũng thanh lương, vi tế như vậy, không có thô tháo, phàm tục, dơ uế như nhân gian. Họ suốt đời không làm việc tay chân hoặc đầu óc để tạo ra của cải. Ở đây không có cơ quan chính quyền, các cơ sở kinh tế, ngân hàng thương mại, các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ... Tất cả lâu đài, sàng tọa, y phục, nhu cầu, phương tiện đời sống đều do phước báu hóa sanh...

Giọng đức Phật lại rót vào tai bà:

- Đấy là cảnh trời Đao Lợi, một trong sáu cảnh trời dục giới - ở đó không thể nào có những con người xấu ác như Devadatta hoặc Ajātasattu đâu!

Thái hậu Videhi ngắm cảnh, ngắm người, ngắm đời sống với lạc thú thanh cao, nhẹ nhàng, vi tế như thế, tâm bà như mê mẩn. Tiếng nói của đức Phật đưa bà trở về với hiện thực. Bà nói:

- Đệ tử có thể nguyện sanh về đấy được không, bạch đức Đạo Sư?

- Không thể nguyện sanh về đấy là được sanh về đấy đâu, thưa thái hậu!

- Vậy thì phải làm sao, bạch đức Thế Tôn?

- Phải tu tập! Phải phát triển những hạnh lành. Cụ thể hơn là phải có đức tin vững chắc với thiện pháp, có năm giới, có mười lành, có tâm từ ái biết san sẻ vật chất, của cải đến cho bao người đói khổ, biết phục vụ những công ích từ thiện xã hội. Cái tâm ấy, cái công đức ấy là nhân, và quả của nó – là sẽ được hóa sanh vào cảnh trời Đao Lợi ấy!

- Đệ tử hiểu rồi! Và việc ấy, đệ tử làm được!

- Lành thay! Và Như Lai cũng biết là thái hậu thực hiện được.

- Thế có cảnh giới nào cao sang, tốt đẹp hơn thế chăng, bạch đức Tôn Sư?

- Có chứ, có nhiều lắm, này thái hậu!

Nói thế xong, đức Phật sử dụng thần thông cho thái hậu thấy rõ cõi trời Đẩu Suất. Lâu đài, người, cảnh ở đấy còn cao sang, hoàng tráng gấp bội cảnh trời Đao Lợi. Lại còn những biển châu báu, núi châu báu, sông suối châu báu, rừng cây châu báu rực rỡ muôn màu... ngoài tầm tưởng tượng của thế gian. Đặc biệt nhất ở cảnh giới này là bất kỳ bậc đại bồ-tát nào hoàn thành viên mãn ba mươi ba-la-mật đều ngự ở đây trước khi hạ sanh xuống cõi trần để thành tựu quả vị Chánh Đẳng Giác. Cảnh giới này thanh tịnh hơn cõi trời Đao Lợi vì chư thiên ở đây ai cũng tu tập, cho đến nỗi tiếng gió thổi, nhạc reo, chim ca... cũng vọng lên âm thanh nói về ngũ căn, ngũ lực, tứ chánh cần, tứ như ý túc, tứ niệm xứ, thất giác chi, bát chánh đạo... Sau này, thời vị lại, khi bồ-tát Metteyya (Di Lặc) tròn đủ công hạnh ba-la-mật cũng ngự ở cảnh trời này, đợi chờ nhân duyên xuống nhân gian để thành tựu quả vị Chánh Đảng Giác đấy, thưa thái hậu!

- Cảnh trời Đao Lợi hưởng thụ ngũ dục vi tế, vi diệu thật, nhưng có vẻ họ còn ham rong chơi, du hí nhiều quá; cõi trời Đẩu Suất thanh tịnh hơn, cao sáng hơn! Nếu đệ tử muốn sanh về đấy thì phải làm thế nào, bạch đức Đạo Sư?

- Phải tu tập khá hơn một chút nữa, thưa thái hậu! Muốn tròn đủ thì phải có đức tin vững chắc, năm giới mười lành vững chắc, nghe pháp và học pháp một cách vững chắc, tâm (thiện sự) bố thí, cúng dường với tâm quảng đại, rộng lượng một cách vững chắc và trí thấy rõ tà chánh, xấu tốt, đúng sai cũng một cách vững chắc(1)như thế... thưa thái hậu!

- Tâu vâng! Đệ tử hiểu được bốn điều. Duy có điều thứ ba: Tâm bố thí, cúng dường với tâm quảng đại, rộng lượng một cách vững chắc... thì đệ tử chưa rõ lắm!

- Khi cúng dường tứ sự đến Như Lai, đến tăng-già, tâm vị ấy luôn luôn biết cung kính, trân trọng, ước mong quý ngài đầy đủ nhu cầu, phương tiện nuôi thân (mạng) để độ sinh, ước mong hệ hệ tăng-già kế thừa giáo pháp mai hậu vì lợi ích cho chư thiên và loài người - chứ vị ấy không nghĩ đến quả báo gì cho riêng mình cả! Đấy được gọi là cúng dường vững chắc! Còn nữa, đối với chúng sanh nghèo đói, cơ cực, bất hạnh... vị ấy san sẻ của cải, giúp đỡ áo cơm... chỉ với tâm quảng đại, bao dung, tế độ họ với tâm bi mẫn xót thương, không vì danh, vì lợi, không vì quảng cáo tên tuổi, hoặc bất kỳ sự lợi lạc nào cho cá nhân mình cả. Đây chính là nhân, là duyên, hỗ trợ cho tín, cho giới, cho văn, cho tuệ tròn đủ để hóa sanh vào cảnh trời Đẩu Suất đấy, thưa thái hậu!

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Đệ tử đã được mở tâm, mở trí. Đệ tử không dám biết đến những cảnh giới thanh lương, vi tế nào khác nữa. Chỉ riêng hai cảnh giới mà đức Tôn Sư vừa diễn giải về nhân, về quả ấy, đệ tử đã cảm thấy khó tu tập cho vẹn toàn rồi. Đệ tử tuổi tác đã cao, thân thể đã suy kiệt vì sầu buồn, sợ không còn kham nổi những pháp môn cao hơn. Được về sống nơi hai cõi trời ấy thôi cũng cần quá nhiều nỗ lực và tinh cần rồi. Đệ tử sẽ cố gắng, bạch Thế Tôn...

- Phải vậy! Thái hậu đã biết tự lượng sức mình! Đấy là một suy nghĩ chơn chánh, đúng đắn! Không nói đến những cảnh giới tinh thần sáng láng của sắc giới và vô sắc giới – thì hai cõi trời mà thái hậu vừa trông thấy nhân và quả ấy – chính là hai cảnh giới tốt đẹp nhất trong sáu cảnh trời dục giới đấy, này thái hậu!

Cảm thấy thế là đã an trú cho bà Videhi một nơi chốn khả dĩ tốt đẹp rồi, đức Phật thâu lại thần thông, trả không gian trở về với yên lặng. Bà Videhi quỳ xuống lạy như tế sao, nỗi sầu khổ đã lắng xuống!

Ghi chú đặc biệt:

Cảnh giới Tịnh độ của A-di-đà được xây dựng cũng từ tích bà thái hậu Videhi, được trích nguyên văn từ Từ điển bách khoa mở, chúng ta cùng tham khảo:

“Quán Vô Lượng Thọ kinh (觀無量壽經, Amitāyurdhyāna Sūtra) là một trong ba bộ kinh quan trọng nhất của Tịnh độ tông. Kinh miêu tả thế giới phương Tây của Phật A-di-đàvà dạy cách hành trì: sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu Phật A-di-đà, hành giả thoát khỏi các nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của A-di-đà.

Kinh này chỉ rõ quá trình phát sinh giáo pháp của Tịnh độ tông và thật ra đã được đức Phật lịch sử Thích-ca trình bày. Tương truyền rằng, hoàng hậu Vi-đề-hi, mẹ của vua A-xà-thế, bị con mình bắt hạ ngục cùng với chồng là vua Tần-bà-sa-la(sa., pi. bimbisāra). Bà nhất tâm cầu nguyện Phật và khi Phật hiện đến, bà xin tái sinh nơi một cõi yên lành hạnh phúc. Phật dùng thần lực cho bà thấy mọi thế giới tịnh độ, cuối cùng bà chọn cõi Cực lạccủa A-di-đà. Phật dạy cho bà phép thiền định để được tái sinh nơi cõi đó. Phép thiền định này gồm 16 phép quán tưởng, và tuỳ theo nghiệp lực của chúng sinh, các phép này có thể giúp tái sinh vào một trong chín cấp bậc của Tịnh độ.

Mười sáu phép quán tưởng đó là: quán mặt trời lặn; quán nước; quán đáy sông; quán cây cối; quán nước cam lộ; quán thế giới thực vật; quán nước và đáy nước; quán toà sen; quán ba báo thân của ba vị thánh A-di-đà, Quán Thế ÂmĐại Thế Chí; quán ba ứng thân của Phật A-di-đà; của Quán Thế Âm; của Đại Thế Chí; quán A-di-đà trong Tịnh độ; quán ba vị thánh trong Tịnh độ; quán cấp thượng căn trong Tịnh độ; quán cấp trung căn và hạ căn trong Tịnh độ. Các phép quán này giúp hành giả có thể thấy được A-di-đà và hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngay trong đời này và đó là dấu hiệu chắc chắn hành giả sẽ được tái sinh về Tịnh độ”.

Lưu ý:Chúng ta thấy 16 phép quán tưởng ở trên rất lạ lùng, chưa hề biết đến trong Tam Tạng Pāḷi văn, kể cả những học phái thuộc Đại chúng bộ.


(1)Cách nói rộng của đức tin, học giới, nghe pháp, bố thí và trí tuệ thế gian.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2015(Xem: 10099)
Chúc Mừng Bạn chuẩn bị bước vào cửa Không Riêng tặng bạn Đồng Túy sẽ thế phát xuất gia vào ngày 4-11-2015 Hôm nay phủi tóc- bụi trần Bạn ơi, có thấy lâng lâng vui buồn? Chút buồn xin gởi lệ tuôn Niềm vui giữ lại luôn luôn trong lòng Vui vì đã toại ước mong Bước chân thanh thản, cửa Không đi vào. Lòng mình cũng thấy nao nao Mừng vui cho bạn, nghẹn ngào tủi thân Tâm thành với mối tương lân Cầu mong bạn sẽ chuyên cần tấn tu Mai này giữa chốn phù du Bạn tôi là một nữ tu vẹn toàn.
02/12/2015(Xem: 7390)
Hôm thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2015 vừa qua, ở Paris có xảy ra vụ khủng bố lớn ai cũng kinh hoàng. Liền chỉ ba ngày sau, thứ 2 ngày 16, ngay đầu tuần, Rollins College có tổ chức buổi hội thảo về Hoà Bình. Họ kể về biến cố tang thương và mời chia sẻ quan điểm mỗi người. Ngay từ khi bước vào phòng mình đã thấy vui vì trong phòng còn dán một poster lớn về sự kiện Thiền Đi do giáo sư Maroon tổ chức mời mình hướng dẫn ngày 11 tháng 11. Sau buổi hội thảo, nhân viên trong phòng này bảo sự kiện đã xảy ra rồi nhưng họ có tham dự và thấy trân quý buổi thiền ấy nên vẫn còn giữ lại ít lâu, chưa vội tháo xuống dù đang có mấy sự kiện cũng quan trọng.
01/12/2015(Xem: 14574)
Ngày thứ ba 1-12-2015, thầy, khoảng 25 Thầy, Cô giáo Trường Tiểu Học Thomastown đã viếng thăm và tìm hiểu giáo lý Đạo Phật, TT Trụ Trì Nguyên Tạng đã tiếp phái đoàn và giới thiệu tổng quát về giáo điển của Đạo Phật, sinh hoạt của TV Quảng Đức cũng như hướng dẫn ngồi thiền. Mục tiêu cuộc viếng thăm này là để làm quen và mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở tôn giáo. Sắp tới nhà trường sẽ cho các học sinh đến chùa để tìm hiểu giáo lý như là một buổi học ngoại khóa.
01/12/2015(Xem: 8931)
Bốn sự kiện lớn về Đức Phật diễn ra gắn liền với cây xanh là: 1. Đức Phật Đản Sanh dưới cây Hoa Vô Ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni. 2. Đức Phật thành đạo dưới góc cây Bồ Đề. 3. Đức Phật Chuyển Luân thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển. 4. Đức Phật nhập Niết Bàn dưới hai cây Song Thọ trong rừng Ta La.
01/12/2015(Xem: 8426)
Được quí vị quan hoài, thương tưởng đến tâm nguyện hành thiện của chúng tôi trên xứ Phật. Cuối tuần qua, nhân dịp lễ Thanks Giving (26-Nov-2015) chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang cho đời chút ấm lúc Đông sang. Xin tường trình buổi phát quà từ thiện tại làng Armoba- Bodhgaya, được bảo trợ bởi những Tấm Lòng:
29/11/2015(Xem: 11313)
Chúng ta cần có một động cơ thích đáng cho việc lắng nghe giáo huấn; bằng khác đi chúng ta sẽ mất một cơ hội để xây dựng một năng lực tích cực lớn là phước đức và hòa nhập giáo huấn này vào trong sự tương tục tinh thần của chúng ta.
28/11/2015(Xem: 10352)
Đoạn video về cuộc trò chuyện cảm động giữa cha con người Pháp gốc Việt về vụ khủng bố Paris, trong đó ít nhất 128 người chết, đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Trong cuộc phỏng vấn của chương trình Le Petit Journal, đài Canal+, phóng viên hỏi bé trai Brandon liệu bé có hiểu lý do những kẻ cực đoan giết người ở Paris tối ngày 13/11 hay không. Brandon, người đang thăm một khu vực tưởng niệm bên ngoài nhà hát Bataclan cùng cha, trả lời: "Có ạ, vì họ rất rất xấu xa". "Và chúng ta phải rất cẩn thận vì chúng ta phải dọn nhà đi nơi khác". Chính lúc này, người cha Angel Le tham gia vào cuộc trò chuyện cảm động về cuộc tấn công. Ông đảm bảo với con trai rằng họ sẽ không rời bỏ Paris vì "nước Pháp là nhà mình".
28/11/2015(Xem: 10393)
Trong kinh Pháp Cú có câu "Sabba danam dhammadanam jinati" có nghĩa là "Hiến dâng Đạo Pháp - hay Sự Thật - vượt hơn tất cả các hiến dâng khác", thế nhưng sự hiến dâng đó quả khó thực hiện bởi vì cần có một chút vốn liếng nào đó để có thể hiến dâng. Tuy nhiên dường như mỗi người trong tất cả chúng ta đều sẵn có một thứ vốn liếng mang tính cách bẩm sinh, đấy là tình thương yêu trong trái tim mình. Tình thương đó đôi khi cũng không quá mơ hồ và trừu tượng mà có thể hiện ra rất cụ thể qua nếp sống và cung cách hành xử của chính mình, đấy là quyết tâm mang lại sự "an toàn" và "không sợ hãi" cho tất cả chúng sinh, kể cả những côn trùng nhỏ bé. Việc bố thí sự "không sợ hãi" và hiến dâng sự "an toàn" cho tất cả chúng sinh thật hết sức đơn giản: chỉ cần tuân thủ giới luật "không sát sinh", và đấy cũng là giới luật quan trọng nhất trong Phật giáo. Dưới đây là một bài viết của Hòa Thượng Parawahera Chandaratana về ý nghĩa của sự bố thí trong Phật giáo Theravada. Ông là một nhà sư
24/11/2015(Xem: 13140)
Sự đáo vô tâm giai khả lạc Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao Chẳng bận tâm thì lòng an vui Người vô cầu là bậc cao thượng.
24/11/2015(Xem: 7634)
Xứ Ấn giữa tháng 11 đã bắt đầu se lạnh. Nhờ sự trợ duyên từ thiện của quý vị Phật tử thiện hữu, sáng hôm qua (Nov 13 -2015) chúng tôi vừa đến thăm và '' đắp mền '' cho một ngôi làng, nghèo cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 7 cây số. Xin gửi về một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân. Buổi phát quà được bảo trợ bởi những Tấm Lòng :
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]