Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Binh Lửa

19/03/201407:57(Xem: 26015)
25. Binh Lửa
blank

Binh Lửa


Mùa mưa chấm dứt, đức Phật và chư đại trưởng lão lại ra đi theo tinh thần củng cố pháp và luật dành cho chư tăng ni nhiều phương, nhất là các xứ phía tây và phía bắc nước Kosala. Chỉ hơn tháng sau là ai cũng nghe tin một cuộc chiến tranh kinh hoàng đang xảy ra giữa hai vương quốc Kosala và Māgadha.

Số là đức vua Pāsenadi, trước đây có cử một phái đoàn sứ giả đến kinh đô Rājagaha, nghiêm khắc yêu cầu tân vương Ajātasattu giải thích hành vi của mình trong việc đức vua Bimbisāra bị bỏ chết đói trong ngục, nhưng họ đi mà không thấy họ về. Đợi tin suốt ba tháng trường, sau mới biết là Ajātasattu không những không trả lời rõ ràng theo lời yêu cầu của đức vua Kosala mà còn bắt giam cả phái đoàn sứ giả của ngài nữa.

“- Thật là quá đáng. Nó không coi ông cậu của nó ra gì!”

Bừng bừng lửa giận, quên cả lời dặn của đức Phật, đức vua Pāsenadi cử ngay một đội quân hùng mạnh ngày đêm xuôi nam, bờ bắc sông Gaṅgā, đến ngay thủ phủ xứ Kāsi, đánh đuổi tướng lãnh, quan quân của Ajātasattu đang đồn trú ở đây về lại Māgadha! Đây là hành động quyết liệt để dằn mặt đứa cháu bất trị! Nguyên uỷ xứ Kāsi, thành phố Bārāṇasī cách đây hơn năm mươi năm về trước vốn là vùng đất thuộc lãnh thổ Kosala; nhưng khi gả con gái của mình - Kosaladevī (Videhi) - cho quốc vương Bimbisāra, đức vua Mahā Kosala tặng luôn thực ấp này làm của hồi môn. Bây giờ do giận đứa cháu vô đạo, đức vua Pāsenadi cho quân đánh chiếm, được xem là tối hậu thư đòi lại thực ấp.

Về phía Rājagaha, tân vương Ajātasattu khi thấy quan quân của mình tơi tả chạy về, dù không ai bỏ mạng nhưng trông cũng vô cùng thê thảm. Có kẻ thất lạc vợ con, có kẻ phải bỏ lại toàn bộ cơ ngơi, gia sản nơi xứ người. Lại nữa, mất Kāsi là mỗi năm đức vua Ajātasattu mất một trăm ngàn đồng tiền vàng lợi tức thuế khoá, chưa kể còn không biết bao nhiêu bổng lộc phát sanh từ đó nữa.

Thế là nổi giận đùng đùng, Ajātasattu huy động binh hùng tướng mạnh đầy đủ xe ngựa voi pháo rầm rộ vượt sông Gaṅgā, qua bờ bắc, tiến mãi theo con đường thương buôn lên phía thượng nguồn quyết đòi lại thực ấp Kāsi cho bằng được.

Nghe thám tử hồi báo khẩn cấp, đức vua sai vị thống soái quân đội - tức là thống tướng Bandhula - lập ngay phương án phòng vệ thủ đô; và ông tin ông bạn của mình sẽ giữ vững hoàng thành, cung điện cũng như muôn dân bá tánh được yên ổn. Đức vua nói:

- Trao kinh đô cho bạn đó! Còn trẫm phải đích thân xuất quân để trừng trị thằng cháu ngỗ nghịch.

Thống tướng Bandhula, người đã dạn dày trận mạc, nói có vẻ lo lắng:

- Hay là ngược lại, bệ hạ! Bệ hạ sẽ giữ thành, còn để hạ thần xuất chinh cho? Hạ thần đã quen ngồi ngựa, lại quen mùi binh lửa?

- Không! Có bạn oai trấn ở đây thì trẫm sẽ không còn lo lắng ở hậu phương. Còn trẫm sao cũng được, thắng thua là chuyện thường mà!

Thái tử Viḍūḍabha(1)nai nịt giáp bào, kiếm cung đầy mình cũng xin vua cha được xuất trận. Đức vua từ chối:

- Con cũng phải ở nhà mà giữ thành cùng với đại tướng quân!

Tất cả ba mươi hai thanh niên và trung niên, là con là cháu của thống soái Bandhula, tuổi từ hai mươi đến bốn mươi lăm, đều là tướng giỏi, cũng đồng quỳ bên chân đức vua Kosala, xin được ra trận.

Thấy khí thế oai phong lẫm lẫm của chư tướng trẻ, đức vua cười ha hả:

- Con và cháu của ông không giống lông thì cũng giống cánh, mai này đều là đại tướng vô địch cả đây! Nhưng các ngươi cũng phải ở lại giữ thành với thân phụ của mình cho chắc ăn, nghe! 

Thế là bỏ ngoài tai mọi lời thuyết phục, đức vua Pāsenadi đích thân mang theo một đội quân lớn, cũng đầy đủ ngựa xe voi pháo rầm rầm rộ rộ nhắm hướng Kāsi xuất phát...

Một tháng sau, tin đức vua Pāsenadi bại trận lan về kinh đô làm cho nhà nhà đóng cửa, chợ không đông; ai ai cũng sợ quân binh của Ajātasattu tràn vào giết người cướp của. Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ kinh đô của thống tướng Bandhula thật không dễ gì mà quân đội của Ajātasattu có thể phá vỡ được. Thái tử Viḍūḍabha với đội quân tuyển chọn thiện chiến của mình đứng ở tuyến đầu, bẻ gãy từng đợt tấn công. Ba mươi hai viên hổ tướng, con và cháu của thống tướng Bandhula, xuất hiện đông, tây, nam, bắc như những toán binh ma, chặt đứt bất cứ một mũi nhọn xung kích nào. Kinh thành bình chân như vại. Qua ngày thứ ba, thứ tư thì đội quân oai hùng của các vị tổng trấn gần xa, theo lệnh phi mã cấp báo của thống tướng Bandhula, đi ngày đi đêm đã về kịp kinh đô, bao vây quân đội của Ajātasattu ở giữa, không có chỗ nào có thể thoát thân được. Thế là họ đành buông vũ khí đầu hàng. Tân vương Ajātasattu bị bắt trói cùng với vài chục tướng lãnh và hơn một vạn tù binh cùng chung số phận. Số chết, số bị thương, số bỏ chạy tán loạn cũng đông không kể xiết. Bao nhiêu voi, ngựa, xe, pháo, vũ khí, giáp bào ngổn ngang trên chiến trường đều bị tịch thu. Một lần bại trận như thế, xem ra, đức vua Ajātasattu không còn gì nữa cả, sạch nghiệp, trắng tay khốn cùng!

Chiến tranh giữa hai nước thế là kéo dài hơn nửa năm. Đức vua tổ chức ăn mừng để khao thưởng tướng sĩ và ba quân. Thống tướng Bandhula đã lập được đại công. Thái tử Viḍūḍabha được đức vua đặc biệt khen ngợi về vũ dũng và tài cầm quân. Riêng ba mươi hai vị tướng, con trai và cháu của thống tướng Bandhula được đức vua tuyên dương trước ba quân vì họ có bản lãnh võ học, điều động binh mã nhanh, gọn, thần tốc, đồng thời biết phối hợp tác chiến nhịp nhàng và đồng bộ với nhau và với cả các đội quân khác nữa. Chợt dưng, đức vua rùng mình, tự nghĩ: “Nếu lực lượng hùng hậu và tinh nhuệ của cả đại gia đình này mà mưu phản thì ta sẽ không có đất để quăng thây!”

Đức vua bại trận Ajātasattu và hai mươi tướng lãnh bị cột trói, bắt quỳ giữa pháp trường, đứng sau lưng là mấy chục dũng sĩ lặng lẽ đứng ôm đao tuốt trần toát ra cái khí uy trấn chết người.

Ngồi trên bảo tọa cao, sau lưng là bá quan văn võ, đức vua Pāsenadi cất giọng nghiêm lạnh:

- Này Ajātasattu! Tại sao ngươi lại đang tâm bỏ chết đói phụ vương trong ngục tối?

Ajātasattu cúi đầu, im lặng, không trả lời.

- Hãy nói đi, Ajātasattu! Ta hỏi ngươi với tư cách là một ông cậu, chứ không phải với tư cách của một ông vua chiến thắng, hãy nói thật đi?

- Thưa cậu, cháu bị tên ác tăng Devadatta xúi giục.

- Rồi ngươi mê muội theo lời xúi gục vô đạo ấy ư?

- Khi ấy, vì tham vọng quyền lực, cháu không còn lý trí nữa.

Đức vua im lặng một lát:

- Thế tại sao ngươi bắt giam luôn đoàn sứ giả của ta?

- Cháu phóng lao thì phải theo lao luôn, thưa cậu.

- Và việc đánh chiếm Kāsi là chủ trương của ai?

- Của cháu và của cả chư tướng, vì Kāsi là nguồn lợi lớn cho Māgadha, thưa cậu.

Đức vua Pāsenadi chợt thở dài rồi nhìn tả hữu:

- Hãy cởi trói cho cháu của ta. Còn hai mươi vị tướng quân kia tạm giam vào ngục rồi sẽ xử lý sau.

Khi Ajātasattu đã được cởi trói và có chỗ ngồi, có nước uống, đức vua Pāsenadi mới mở lời dạy dỗ đứa cháu vô đạo của mình. Đại lược đức vua dạy rằng, phàm một đấng minh quân thì phải sáng suốt, biết lựa chọn các tôi thần lương đống, những người trí tài và hiền đức; phải biết xa lánh, loại bỏ những ông quan tham lam, độc ác, dua nịnh. Việc tên ác tăng Devadatta, ở đây, trẫm không bàn tới, vì ông ta có liên hệ đến giáo hội của đức Tôn Sư, phải do đức Tôn Sư xử lý. Trẫm chỉ muốn nói đến các mưu thần đang đoanh vây xung quanh quyền lực của ông. Coi chừng đó! Phượng thì đi theo phượng, gà thì thường đi theo gà!

Việc thứ hai nữa, đức vua nói tiếp, những thần tử trung kiên và những người bạn tốt, bao giờ cũng giúp ta thành tựu những việc làm hữu ích, cao cả trên cuộc đời này. Ngược lại sẽ rơi vào hố thẳm đại nạn. Còn nữa, kiêu ngạo và ngông cuồng là hai viên bạo tướng sớm đưa ta vào nơi hủy diệt. Hãy nhớ lấy!

Đức vua Ajātasattu có vẻ biết lỗi, ràn rụa nước mắt quỳ lạy đức vua Pāsenadi và xin được tha tội.

Đức vua Kosala cất giọng dịu dàng:

- Thôi được rồi! Biết là tội thì phải biết cải sửa, tu chỉnh ngay từ bây giờ. Cái tội bất hiếu lớn lắm đó. Phải làm việc thiện, việc tốt hữu ích cho muôn dân. Phải có hiếu với mẹ, chăm sóc mẹ, phụng dưỡng mẹ để chuộc lại lỗi lầm ngày trước, nghe không?

Đức vua Ajātasattu gật đầu vâng dạ rất nhu thuận.

Sau đó, đức vua Pāsenadi còn làm một nghĩa cử cao đẹp là trả lại vương bào, sắc phục, mũ miện cho Ajātasattu; làm một buổi tiệc tiễn đưa như một quốc vương đối xử với một quốc vương. Bao nhiêu tướng lãnh, tù binh, xe, ngựa, voi, pháo, binh khí, giáp bào đều được trả lại. Đức vua còn cẩn thận, chu đáo chu cấp lương thực đi đường; rộng tay giúp một ngân khoản lớn cho ông vua bại trận trở về ổn định vương quốc của mình do bị tổn phí, hao hụt kho lẫm sau chiến tranh. Thực ấp Kāsi, vua cũng trao trả lại. Cô công chúa Vajirī cưng chiều của mình, đức vua cũng gả cho Ajātasattu làm sự kết nối thân tộc lâu dài, mà cũng là phương pháp bảo vệ hòa bình cho hai đại cường! Ajātasattu trước đây là cháu, bây giờ lại trở thành con rể của đức vua nữa.

Là đệ tử của đức Phật, ông vua hiền thiện này đã biết áp dụng giáo pháp “dùng từ bi xóa bỏ hận thù” nên đã cảm hoá được đứa cháu ngông cuồng; đồng thời, danh thơm của ông không mấy chốc mà lan tràn khắp các tiểu quốc.

Sau khi xử lý tốt đẹp mọi việc hậu chiến tranh, đức vua Pāsenadi cảm thấy hoan hỷ, mát mẻ trong lòng, ông một mình một ngựa đến Kỳ Viên tịnh xá thăm viếng đức Phật vì nghe ngài từ miền tây bắc vừa mới trở về. Và ông đã kể lại mọi sự với đức Đạo Sư vẻ hài lòng, hỷ mãn.

Đức Phật gật đầu, mỉm cười, dịu dàng nói:

- Có chiến tranh là có chém giết, máu đổ, thịt rơi. Có chiến tranh là có thắng có bại. Người chiến thắng thì huênh hoang, tự đắc, hể hả, sung sướng; còn kẻ chiến bại thì sầu khổ, luôn luôn tìm cách để phục thù rửa hận. Đứng trên vị thế, tư cách của người chiến thắng mà đại vương xử sự như thế là đã xóa tan mọi hận thù; đã vượt lên, vượt qua chuyện thắng bại thường phàm ở trên đời. Chỉ có bậc trí mới làm được như thế.

Lời và ý ấy được cô đọng bằng bài kệ sau:

“- Chiến thắng, nuôi dưỡng hận thù

Còn kẻ thua, bại - khổ sầu chẳng nguôi

Phủi tay thắng bại trên đời

An nhiên, mát mẻ ai ngoài trí nhân!”(1)



(1)Đức vua Mahānāma nước Sākya yêu một cô gái nô lệ, sau sinh một cô gái có tên là Vāsabha-Khattiya được phong làm công chúa. Khi vua Pāsenadi muốn cưới một công chúa nước Sakyā để kết thân, đức vua Mahānāma bèn gả cô này. Chính đức vua Pāsenadi cũng không biết thái tử Viḍūḍabha có mang dòng máu nô lệ của mẹ trong huyết quản.

(1)Pháp cú 201: “Jayaṃ veraṃ pasavati, dukkhaṃ seti parājito, upasanto sukhaṃ seti,hitvā jayaparājayaṃ”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4693)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5003)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4506)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3738)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7545)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4737)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6169)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5321)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12084)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5345)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]