Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Củng Cố Pháp Và Luật

19/03/201407:55(Xem: 26159)
24. Củng Cố Pháp Và Luật
blank

Củng Cố Pháp Và Luật



Mùa mưa thứ ba mươi chín, đức Phật an cư tại Đông Phương Lộc Mẫu. Do năm nay cả hai đại tu viện tại Sāvatthi đều đông đúc do chư tăng các nơi đổ về nên đức Phật bảo hai vị đại đệ tử và chư trưởng lão tổ chức thuyết giảng nhiều lần, nhiều lớp để củng cố pháp và luật. Có một số giới luật cần phải chế định thêm. Có một số tri kiến về giáo pháp trong các cuộc tranh luận giữa chư tỳ-khưu với nhau cần phải được minh giải.

Đầu tiên, chư vị trưởng lão cùng ngồi với nhau để tuyên đọc lại tất cả những giới luật từ lớn đến nhỏ và từng trường hợp, lý do chế định, xảy ra trong hoàn cảnh, nhân vật cụ thể nào. Việc này phải mất suốt mấy buổi chiều, sau đó, tôn giả Upāli và tôn giả Ānanda thay nhau tuyên đọc lại cho đức Phật xét duyệt.

Sau khi đức Phật đồng ý, từ cơ sở giới luật đọc tụng này, chư vị trưởng lão họp đại chúng tỳ-khưu tăng, ni bắt phải học thuộc; nơi nào không có khả năng học thuộc thì tuyển chọn một số tỳ-khưu tăng ni có trí nhớ tốt, học thuộc để làm luật sư trong các buổi lễ Uposatha và tụng giới bổn Pātimokkha. Cách làm này có kết quả khả quan, được đức Phật khen ngợi.

Việc thứ hai trong hạ này nữa, là điều chỉnh một số tri kiến về giáo pháp. Quả thật, do tăng đoàn phát triển lớn mạnh, xa rộng trong nhiều quốc độ, biên cương và hải đảo nên nơi nào không có mặt thường xuyên các bậc trưởng lão vô lậu thì tri kiến về giáo pháp dễ bị nghiêng lệch.

Trong buổi hội họp riêng của chư đại trưởng lão, tôn giả Sāriputta, Mahā Moggallāna, Mahā Kassapa, Upāli, Anuruddha, Bhaddiya, Nandiya, Ānanda... đã đúc kết để đưa ra một số tri kiến có đúng, có sai nhưng cũng cần phải được giải minh cho chính xác:

- Các pháp vô tự tính nên các pháp là “không”.

- Vì là “không” nên các pháp là mộng, huyễn, bào, ảnh.

- Không những “cái không”, mà “cả có cả không” đều không nói lên ý nghĩa nào cả.

- Nói “không” cái kiểu “trống không” là không được, nói “không” là “cái gì không”?

- Không có cái “không” nào tự dưng biến thành “có” cả.

- “Không” là “không có cái có cũng không có cái không”.

- “Không”, không phải là “không có”, ví dụ có cái hư không, ngoan không.

- Do các pháp vô ngã, vì Niết-bàn vô ngã nên Niết-bàn vô thường!

- Các pháp “bất sinh bất diệt”.

- Không phải “bất sinh bất diệt” mà là vì “vô sinh nên bất diệt”.

- Các pháp vô thường nên cái “vô thường ấy là thường”.

- Cái lạc của Niết-bàn là “thường lạc”.

- Sau khi thấy rõ vô ngã, cái mà vị hành giả chứng nghiệm phải là “chân ngã”...

Sau khi đưa ra một số tư tưởng thường gây nên các cuộc tranh luận đó đây, chư đại trưởng lão rùng mình. Quý ngài không ngờ, giáo pháp dị giản, như thực như chơn của đức Phật lại rơi vào tròng những luận tri, luận thức, luận vấn, luận kiến, luận chấp phức tạp như thế.

Chư vị trưởng lão thấy vấn đề quan trọng quá nên họ đến trình bày lại toàn bộ lên đức Phật và xin ngài tùy nghi, tùy thời, tùy phương tiện giảng nói cho đại chúng.

Tôn giả Sāriputta kết luận:

- Bạch Thế Tôn! Nếu chư vị giảng sư, pháp sư trong Tăng đoàn khắp cõi châu Diêm-phù-đề mà không nắm rõ, thấy rõ giáo pháp, khi họ gặp những câu hỏi tương tự, sẽ sinh ra những cuộc tranh luận; rồi không mấy chốc, phát triển thêm, nới rộng biên thì giáo pháp của đức Tôn Sư lại trở về với sáu mươi hai kiến chấp, sáu mươi hai luận điểm tư tưởng của bà-la-môn giáo muôn đời!

Đức Phật im lặng một lúc:

- Đúng vậy, ông nói đúng! Đối với những bậc vô lậu, giải thoát thì những tư tưởng như thế kia sẽ không dính vào tâm vị ấy, vì vị ấy biết rõ, thấy rõ “không” là gì, “có” là gì, “không tánh” là gì và Niết-bàn là gì! Nhưng khi sử dụng ngôn ngữ, nói năng thì chúng dễ rơi vào quan điểm, luận điểm kiến chấp cũ. Do vậy, Như Lai khuyên chư vị “không sử dụng tư tưởng để giải minh tư tưởng, không dùng lý luận để đối chọi lại với lý luận, không dùng cái đúng của mình để phanh ra cái sai của đối phương!” Như Lai nói vậy, chư vị có nắm bắt được “diệu ý” mà Như Lai muốn trao gởi không?

Câu hỏi của đức Phật trọng lượng nặng hơn quả núi Sineru đặt trong tâm trí họ. Mọi người im lặng.

Lát sau, chỉ có tôn giả Sāriputta trả lời:

- Không nên tranh luận bằng bất cứ phương cách nào, mà phải nên y cứ trên cái thực, cái thực của sự sống đang diễn ra, đang xảy ra để chỉ rõ cho đối phương thấy chân lý, bạch Thế Tôn!

Đức Phật mỉm cười hài lòng:

- Như Lai khen ông có trí tuệ nhanh nhạy, sắc bén. Tuy nhiên, hãy nghe Như Lai hỏi tiếp đây!

- Đệ tử xin nghe.

- Trở lại với mệnh đề tư tưởng đầu tiên: Các pháp vô tự tính nên các pháp là “không”. Câu ấy có đúng với giáo pháp của Như Lai? Và nó đúng là đúng như thế nào, nó sai là sai như thế nào? Vậy ông sẽ giải quyết vấn đề như thế nào mà không dùng tư tưởng để giải minh, không dùng lý luận để luận đối, không lấy cái đúng của mình để giải thích cho người ta?

Tôn giả Sāriputta nói:

- Với câu thứ nhất ấy, khả dĩ tránh được cả ba cách đối thoại trên, đệ tử sẽ có cuộc nói chuyện với họ, y cứ trên sự thật để trao đổi, bạch Thế Tôn!

- Ừ, ông nói chuyện với họ đi, Như Lai nghe đây.

Và đây là đoạn đối thoại ấy:

“- Bạn nói các pháp vô tự tính nên các pháp là không?

- Phải rồi!

- Một cái “đau” đến, cái đau ấy là một cảm thọ, có được xem là một pháp không?

- Nó là một pháp.

- Nó có“vô tự tính” không?

- Có, nó vô tự tính!

- Tại sao?

- Vì nó không ở lâu, và nó luôn thay đổi trạng thái!

- Đúng vậy! Bất cứ cái gì nó cũng không đứng yên, nó thay đổi luôn. Nhưng cái đau ấy nó “có” thật chứ?

- Vâng, nó có thật!

- Vô tự tính nên nó là không? Nhưng tại sao đau thì cứ vẫn là đau?

- Tôi không biết.

- Vậy thật sự là vẫn có đau?

- Vâng!

- Có đau là có khổ, là có dukkha?

- Đúng vậy!

- Bạn thấy chưa, tư tưởng của bạn không sai, nhưng nó sẽ rơi vào trò hý luận, rỗng không và vô ích nếu cứ ham nói mà không lo tu. Phải tu tập, phải chứng nghiệm, khi ấy bạn mới thực sự thấy rõ các pháp nó diễn tiến ra làm sao, mặt mũi của nó như thế nào? Phải quan sát để thấy rõ từ cái thực chứ đừng lý luận, đừng rơi vào các quan niệm, các quan điểm!”

Sau câu chuyện ấy, tôn giả Sāriputta kết luận:

- Đấy là cái cách đi từ sự thực để giải minh vấn đề của đệ tử đó, bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn chỉ giáo thêm?

- Ông đã nắm được cái lõi, này con trai!

Chư vị trưởng lão đồng tán thán:

- Tuyệt vời thay là trí tuệ như thực của tôn giả!

Đức Phật đưa mắt bi từ nhìn chư vị trưởng lão rồi nói:

- Đấy được gọi là phương pháp mà không có phương pháp, hy vọng chư vị đây đều là bậc đại trí thức, sẽ tùy duyên, tùy thời, tùy căn cơ, trình độ của học chúng, của người đối thoại, của từng nạn vấn mà linh động vận dụng khi minh giải cho mọi người về cái thực, sự thực ấy.

Tôn giả Ānanda chợt hỏi:

- Cái thực, cái sự thực ấy chúng ta trông thấy được, nghe được, ngửi được, nếm được, xúc chạm được, ý thức được ngay bây giờ đây, có phải vậy không, bạch đức Tôn Sư?

- Chính xác! Nó là cái toàn bộ căn trần thức, mười tám giới đang xảy ra, đang diễn ra, đang vận hành duyên khởi đó, này con trai út!

Chư vị đại trưởng lão, ai cũng nắm bắt được cái tinh lõi cả rồi. Tuy nhiên, đức Phật chợt hỏi thêm một câu nữa:

- Vậy mười bốn câu còn lại, chư vị có thể y cứ trên sự thật mà giải minh có được không?

Họ đồng trả lời:

- Tâu, vâng, được, bạch Thế Tôn!

- Chư vị là bậc vô lậu, cứ y cứ nơi thân, nơi tâm, nơi trí mình để chỉ cho người ta, nên Như Lai biết chư vị làm được. Nhưng ở đây, có Ānanda mới vào dòng, Như Lai chỉ ngại một mình ông ta thôi!

Tôn giả Ānanda tự tin đáp:

- Xin đức Tôn Sư hãy cho đệ tử thực tập.

- Ồ, được! Vậy thì nghe Như Lai hỏi đây. Trong các câu ở trên, có câu thứ mười bốn: “Cái lạc của Niết-bàn là thường lạc!” Ông làm cách nào chỉ rõ sự thật cho người ta thấy!

Rồi tôn giả Ānanda kể câu chuyện như sau:

“- Bạn nói lạc của Niết-bàn là thường lạc?

- Phải!

- Thường lạc là lạc mãi mãi, lạc hoài hoài, tiếp diễn đến vô biên, vô cùng?

- Phải vậy.

- Cũng có nghĩa là nó mãi lạc, mãi vui?

- Đúng vậy!

- Trong cái bát khất thực của bạn, thỉnh thoảng bạn cũng bắt gặp món ăn ngon thượng vị chứ?

- Thưa có!

- Bạn thích không?

- Vâng, rất thích, rất khoái khẩu!

- Thế “cái ngon”, “cái thích”, “cái khoái khẩu”, “cái lạc” ấy kéo dài được bao lâu?

- Thoáng lát thôi mà!

- Nếu cái ngon ấy, cái lạc ấy kéo dài một ngày thì bạn sẽ cảm thấy thế nào?

- Làm gì có chuyện đó. Mà giả dụ nó kéo dài thì ai mà chịu nổi!

- Đúng vậy! Thế là chính bạn đã phủ nhận cái mãi lạc, mãi vui, cái thường lạc của bạn rồi đấy!”

Tôn giả Ānanda vừa chấm dứt đoạn đối thoại thì chư trưởng lão đồng khen ngợi:

- Thiện xảo lắm! Đa văn hiền giả!

- Ông Ānanda cũng nắm bắt được yêu cầu của Như Lai rồi, vậy là tốt quá rồi. Sự việc như thế là tạm ổn rồi. Nhưng Như Lai nhờ chư vị tìm cách mà chỉ sự thực giùm, khi có một số đông tỳ-khưu gặp việc gì cũng nói: “Ôi, ‘có có không không’ thôi mà! Ôi, có, không ấy như trăng trong nước, như hoa trong gương, như mộng huyễn bào ảnh cả!” Những câu phát ngôn ấy đúng hay sai với giáo pháp? Đúng là đúng ở chỗ nào, và sai là sai ở chỗ nào? Trong chư vị, ai có thể chỉ rõ chân lý ấy?

Tôn giả Mahā Moggallāna thưa:

- Câu này để cho đệ tử nói thay chư tôn trưởng lão, bạch Thế Tôn. Và đệ tử cũng có một đoạn đối thoại như sau:

“- Bạn nói ‘có có không không’ là nghĩa làm sao hở?

- Thì đấy, cái nào, pháp gì nó cũng có đó rồi không đó, khi nó ‘có’, khi nó ‘không’, thế thôi!

- Tôi muốn bạn nói cái cụ thể kìa! ‘Cái có cái không’ nào mà chúng ta cùng thấy tận mắt kìa?

- Dễ thôi! Ví như trăng trong nước!

- Tôi thấy trăng trong nước rồi. Sao nữa?

- Nó ‘có’ không?

- Tôi thấy là nó ‘có’.

- Bạn trật rồi. Có sao ta lại vớt lên không được?

- Thế là nó ‘không’ sao?

- Không sao được, tôi thấy nó bằng mắt đây này!

- Vậy, ‘có’ cũng trật mà ‘không’ cũng trật sao?

- Đấy! Các pháp đều như vậy đấy! Có có không không thật không biết thế nào mà lần! Nó không như mộng, huyễn, bào, ảnh là gì?

- Ý bạn muốn nói là nói gì cũng như nói trong mộng?

- Chính thị!

- Nghĩa là một pháp, một hiện tượng, một cái gì đó đang xảy ra đều là cái không thật?

- Chính thị!

- Bạn quả thật là một kẻ ngu ngốc!

- Sao bạn lại phỉ báng tôi?

- Đâu có! Câu nói của tôi, nó chỉ là một âm thanh thoáng qua, nó có có không không như mộng huyễn bào ảnh thôi mà!

Người đối thoại sụp lạy:

- Hóa ra là nó có thật! Xin tri ân hiền giả!

- Có thật nhưng mà nó diệt rồi!

- Thì câu phỉ báng ấy trở thành không.

- Ồ, hóa ra có, không ấy là định luật sinh diệt; đồng thời nó nằm nơi ý niệm của ta thôi!

Người đối thoại lắng nghe.

Vị kia nói tiếp:

- Xem nào! Khi ta nhìn trăng trong nước, nếu tâm ý khởi có là nó ‘có’,khởi không là nó không’! Cũng tương tợ vậy, lời phỉ báng kia mà chấp có – có cái này thì có cái kia,theo định luật duyên khởi – thì liền có ngay tham sân si, phiền não. Còn nếu ta khởi niệm không - không có cái này thì không có cái kia– thì tham sân, phiền não không sanh khởi. Trong trường hợp này, ‘cả có cả không đều có cả’đấy, ông bạn!”

- Tôi thấy rõ rồi! Vậy, ‘có, không’ đều là ‘có’ cả để ta giác ngộ lý duyên khởi trong thế giới tục đế. Còn tánh không, không phải là cái ‘không’ và có này, nó là cái bản chất như thực của chư pháp; nói cách khác, do nhờ tánh khôngnên các pháp mới được thiết lập!

- Đúng vậy! Cảm ơn bạn đã thấy”.

Tôn giả Mahā Moggallāna nói xong, đức Phật kết luận:

- Cách giải minh của Sāriputta có sử dụng lý luận, nhưng lý luận này lại được y cứ trên cái thực, xem ra cũng khả dụng. Đây được coi như là trường hợp thứ tư vậy.

Chư vị trưởng lão hoan hỷ thọ trì lời dạy thuộc đỉnh cao của giáo pháp nhưng lại là thiết thực hiện tại mà ai cũng có thể chiêm nghiệm, quan sát được trong đời sống tương duyên, tương quan của mỗi người, của mỗi hành giả học Phật và tu Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2013(Xem: 6724)
Khi nghe thấy từ buddha[Phật], bạn thường nghĩ đến điều gì? Một bức tượng bằng vàng? Một hoàng tử trẻ trung ngồi dưới gốc cây lớn? Hay có thể là Keanu Reeves trong phim Vị Tiểu Phật? Các nhà sư mặc y áo, đầu trọc? Bạn có thể có nhiều liên tưởng hay chẳng có gì. Phần lớn chúng ta không hề có kết nối thực sự nào với từ này.
31/05/2013(Xem: 8207)
How To Overcome Your Difficulties HT. Tiến Sĩ K.Sri Dhammananda Chuyển Ngữ tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh Mùa Phật Đản - 2013 NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG
31/05/2013(Xem: 9984)
uốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964 với các hình ảnh, bài viết sắp xếp trình tự theo diễn biến phong trào đấu tranh của Phật giáo Việt Nam năm 1963. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (20/4 Quý Mão 1963 - 20/4 Quý Tỵ 2013) Đạo Phật Ngày Nay xin giới thiệu ebook (bản scan) của cuốn sách này.
30/05/2013(Xem: 9783)
Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán Thế Âm, đường Thích Quảng Đức, Phú Nhuận đã cử hành tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát thích Quảng đức tự thiêu để bảo vệ sinh tồn cho Phật giáo Việt Nam.
29/05/2013(Xem: 6989)
Thấm thoắt đã tròn 50 năm kể từ ngày nguồn đạo thiêng và hồn sông núi tạo tôn dung Bồ tát. Những gì đã qua, điều nào chưa phai, ai đã quên hay còn nhớ, xin nhắc lại để tình yêu cái đẹp, cái thiêng đời đời bền vững.
28/05/2013(Xem: 6948)
Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má “con” trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang “con”... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích “Quan Âm Thị Kính”.
28/05/2013(Xem: 8203)
Giới Phật tử và những người quan tâm đến Phật học ở miền Nam trước 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gương mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật.
26/05/2013(Xem: 7560)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
26/05/2013(Xem: 11222)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
25/05/2013(Xem: 10401)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]