Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Chiêu Bài Cuối Cùng Của Devadatta

19/03/201407:50(Xem: 32624)
22. Chiêu Bài Cuối Cùng Của Devadatta
blank
Chiêu Bài Cuối Cùng
Của Devadatta

Ngày hoàng cung làm lễ hỏa táng nhục thân đức vua Bimbisāra, không ai mời mà đức Phật vẫn tìm đến quảng trường hoàng cung để chú nguyện cùng cả một lực lượng tăng đoàn hùng hậu ba bốn nghìn vị tỳ-khưu, vô cùng trang nghiêm và thanh tịnh. Và dân chúng cũng vòng trong, vòng ngoài nhiều lớp, ken chân không lọt; họ quý kính, tiếc thương và ngưỡng mộ vị vua hiền đức, nhân ái bị kẻ gian ác hãm hại. Vị vua trẻ Ajātasattu vừa thấy cái bóng của đức Phật liền cảm thấy bất an, sợ hãi nên ông trốn trong cung. Devadatta cũng cùng tâm trạng như đức vua nên ông và chúng đệ tử tìm cách tránh né khi thấy uy lực của đức Phật như phủ trùm thiên hạ, che mờ luôn cái “uy tín hư giả và ti tiểu” của ông.

Trước khi trở lại tu viện Trúc Lâm, đức Phật nói với đại chúng rằng:

- Ai ánh sáng thì sẽ đi theo với ánh sáng, hòa với ánh sáng; ai là bóng tối thì sẽ đi theo với bóng tối, chìm trong bóng tối. Đức vua Bimbisāra của chúng ta, suốt một đời anh minh và hiền đức nên đã hóa sanh làm một vị thiên, kề cận Tỳ-sa-môn thiên vương để hộ trì giáo pháp. Đức vua của chúng ta đã có một đời sống mới, hạnh phúc, an vui và có nhiều oai lực hơn kiếp sống cũ. Đấy là điều mà chúng ta nên mừng vui mới phải! Chư vị hãy về đi! Chẳng có gì phải bận bịu và tiếc thương nữa!

Riêng về Devadattta. Sự việc mấy lần hãm hại đức Phật của ông đã được lan truyền khắp hang cùng ngõ hẻm dường như không còn ai là không biết. Những hành động tệ hại ấy làm cho Devadatta biến thành cái bóng của quỷ dữ; và dư luận quần chúng cũng như hai hàng cận sự đều lên án ông một cách nghiêm khắc và xa lánh ông như xa lánh cùi hủi. Chính vua Ajātasattu cũng chán nản ông, bỏ rơi ông, không nâng đỡ ông nữa. Mọi ân huệ của vua thế là mất hết. Khi lòng sân độc muốn hại Phật và lòng tham vọng đẩy ông đến chỗ xấu xa như thế thì mọi khả năng thần thông phép lạ của ông cũng tiêu tan luôn!

Thế nhưng ông chưa chịu ngừng lại. Với trí thông minh sẵn có, ông quay qua chiêu bài khác. Ông giả vờ đến sám hối đức Phật và xin đức Phật ban hành thêm năm điều vào trong quy chế cho hàng xuất gia:

- Thầy tỳ-khưu phải sống trọn đời trong rừng, vườn hoang, động vắng, núi sâu; không được ở trong thành phố, làng mạc, tu viện hay tịnh xá...

- Thầy tỳ-khưu phải trọn đời ôm bát xin ăn, không được dự lễ trai Tăng hay nhận lời mời đến tư gia đặt bát hay thọ thực của hai hàng cận sự.

- Thầy tỳ-khưu phải lượm vải rách, vải người ta quăng bỏ bên đường, vải bó xác tử thi để cắt may làm y mặc; không được phép thọ nhận vải đẹp, vải tốt, vải lành nguyên của thí chủ dâng cúng.

- Thầy tỳ-khưu trọn đời phải ngủ nghỉ chỗ không có mái che, nơi khoảng trống, dưới cội cây, giữa nghĩa địa, không được ngủ nghỉ trong phòng ốc, liêu cốc.

- Thầy tỳ-khưu trọn đời phải ăn ngũ cốc, rau trái, không được dùng các loại thịt, dù là thịt động vật đã chết!

Ðức Phật thấy rõ dã tâm của ông, nhưng ngài chỉ nói lên điều đáng nói:

- Hôm nay mà ông còn đến đây để giả vờ xin những điều có vẻ rất đúng đắn như vậy nữa hay sao? Ông biết Như Lai sẽ từ chối, và rồi ông sẽ đi rêu rao đây đó rằng, những điều ông đệ đạt, yêu cầu là chân chính hơn cho giáo pháp, là tốt đẹp hơn cho hàng xuất gia. Thế là một số tỳ-khưu nông nổi và quần chúng nhẹ dạ lại bị ông mê hoặc bởi chiêu bài cao thượng ấy!

Còn đệ tử của Như Lai thì năm điều kia có người thực hành là tốt hay chỉ thực hành trung đạo năm điều ấy cũng tốt không khác gì; cứ để họ tùy nghi lựa chọn theo sở thích, khả năng sức khoẻ và sở hành của mình. Ông nên nhớ rằng với ăn, mặc, ngủ... bao giờ Như Lai cũng hằng khuyên là nên thiểu dục và tri túc! Ăn, mặc, ngủ... chừng mực, vừa đủ, dị giản là điều cần yếu; và quan trọng nhất là phải có một tri kiến chơn chánh như thế nào, phải tu tập một giáo pháp như thế nào con người mới trở nên hiền thiện được!

Giáo pháp của Như Lai là giáo pháp của tự do và tự nguyện, không bắt buộc, cưỡng ép ai, bao giờ cũng tùy thuộc căn cơ và tâm tánh của mỗi người. Ví như vị này chỉ muốn sống trong rừng, trong nghĩa địa, chỗ xa nơi huyên náo để hành thiền; nhưng vị khác lại muốn ở trong tu viện hay tịnh xá để theo học pháp nơi các vị trưởng lão – thì tại sao lại không được nào? Vị này thì đi trì bình khất thực chỉ dùng trong bát, chỉ thọ trong bát, chỉ đứng một nhà hoặc hai nhà theo với pháp hạnh của họ; nhưng có vị khác thì duyên với thí chủ này, thí chủ kia, cần phải thuyết pháp, nói đạo cho nhà này, nhà nọ - thì ai có thể cấm họ không thọ bát hoặc thọ thực tại tư gia? Chuyện y áo cũng tương tự vậy, có vị thọ đầu-đà, nguyện chỉ lượm vải rách, vải người ta quăng bỏ để may y mặc; nhưng có vị khác không theo pháp hạnh ấy, nhưng họ nhận vải lành nguyên do thí chủ dâng cúng thì vẫn đúng pháp và luật như thường. Việc ngủ nghỉ dưới cội cây, chỗ không có mái che hay ngủ nghỉ trong cốc liêu, tịnh xá cũng tùy thuộc hạnh, nguyện, tùy thuộc nhân duyên và hoàn cảnh nữa, bao giờ cũng theo lý trung đạo, không rơi vào cực này, không rơi vào cực kia! Cuối cùng là việc ăn mà ông muốn đề xuất là chỉ nên ăn ngũ cốc, hoa quả, rau củ chứ không nên dùng tam tịnh nhục(1), nghe ra thì có vẻ hay, có vẻ cao thượng nhưng sẽ không áp dụng được. Tại sao? Một vị tỳ-khưu ôm bát đi khất thực không được lựa chọn nhà sang nhà hèn, người giàu, người nghèo mà tâm vị ấy phải bình đẳng. Một người bà-la-môn hay gia chủ bà-la-môn chính thống, họ thường ăn ngũ cốc, rau quả nên họ sẽ đặt bát ngũ cốc và rau quả. Một gia đình sát-đế-lỵ, một hoàng gia, một quý tộc, một tướng quân, một chiến sĩ sát-đế lỵ, họ thường dùng các loại thịt nên họ sẽ đặt bát cúng dường các loại thịt khác nhau. Một gia đình thương gia thì thịt thà hay rau quả cũng tùy thuộc ngày hôm ấy họ dùng gì. Một gia đình thủ-đà-la với nghề nghiệp tay chân nặng nhọc thì vật thực của họ chỉ nhằm để no bụng, không biết rõ đấy là vật thực dở hay ngon. Một người chiên-đà-la đặt bát thì vật thực của họ, may ra chỉ để mà tồn tại. Như vậy đó, cái bát của vị tỳ-khưu đầy đủ bên trong vật thực của bốn giai cấp và cả nô lệ. Chẳng lẽ nào một vị tỳ-khưu ôm bát xin ăn mà bảo là tôi chỉ dùng món này mà không dùng món kia? Có quá đáng lắm không? Có kỳ thị không? Có bình đẳng không?

Này Devadatta! Chiêu bài của ông chỉ có thể lừa dối được kẻ ngu, cả tin, nhẹ dạ; không bao giờ qua mặt được người có trí, mắt sáng, có đức tin vững chắc đâu!

Thôi, ông hãy đi đi, đừng bao giờ trở lại nơi này, trở lại tăng đoàn của Như Lai nữa. Hôm nay Như Lai đã nói quá nhiều. Quả địa ngục đang chờ đón ông đấy. Hãy ghi nhớ lời ấy, và chỉ cần ghi nhớ một lời ấy mà thôi!

Ðức Phật đã ân cần giải thích, đã tận tình nhắc nhở, đã từ bi cảnh tỉnh Devadatta và hội chúng như vậy rồi, nhưng cũng có chừng năm trăm tỳ-khưu bị Devadatta dụ dỗ bởi chiêu bài cao thượng đã theo chân ông ta đến tu viện ở dãy núi Gayāsīsa, chính thức hình thành một giáo đoàn riêng. Sự chia rẽ tăng-già (Saṅgha) đã đến hồi trầm trọng.

Tuy nhiên, đức Thế Tôn lại bảo hai vị đại đệ tử:

- Bây giờ, Như Lai lại làm phiền đến Sāriputta và Mahā Moggallāna một lần nữa. Cả hai ông hãy đi mau, theo chân Devadatta đến Gayāsīsa, thuyết pháp cho năm trăm tỳ-khưu nhẹ dạ. Như Lai biết rằng, khi trở về, năm trăm tỳ-khưu kia sẽ tháp tùng theo hai ông. Và từ đây cho đến cuối đời, Devadatta sẽ không còn làm gì được nữa đâu.

Và đúng như vậy thật, tôn giả Sāriputta và Mahā Moggallāna đến tu viện trên dãy núi Gayāsīsa khi Devadatta đang nghỉ ngơi, hai vị đã thuyết pháp đến cho năm trăm thầy tỳ-khưu. Sau thời pháp, cả năm trăm thầy tỳ-khưu đều đắc quả Tu-đà-hoàn! Và họ đồng theo chân hai vị trưởng lão về Trúc Lâm yết kiến đức Thế Tôn và xin sám hối cái tội dại khờ và nông nổi của mình.

Devadatta biết ra thì đã muộn, nhìn khung cảnh quạnh quẽ xung quanh, ông ta gục xuống, thổ ra một bụm máu tươi! Không ai làm hại ông cả mà bởi chính tâm cuồng vọng của ông đã đẩy ông đến tuyệt lộ!


(1)Là loại thịt không thấy, không nghe, không nghi - tức là thịt từ vật đã chết rồi, không có sự sống, không còn thức tánh. Khi vị tỳ-khưu thọ dụng thịt ấy, không thấy trước mắt con vật bị giết, không nghe tiếng kêu của con vật đang bị giết, không nghi ngờ là con vật ấy chết là do người ta giết để dâng cúng cho mình. Ngoài ra, trong tạng Luật, đức Phật còn chế định thêm 10 loại thịt không được dùng: Người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, cọp, báo, gấu, linh cẩu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2013(Xem: 6770)
“Người thanh tịnh như vầng trăng êm ả Không bao giờ buồn cũng chẳng hề vui Không thương riêng ai chưa từng hờn dỗi Tình thiêng liêng bao phủ khắp muôn loài” Diệu Tịnh
14/12/2013(Xem: 13025)
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013
14/12/2013(Xem: 8815)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35250)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10575)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
13/12/2013(Xem: 12585)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 8994)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?
13/12/2013(Xem: 13845)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
13/12/2013(Xem: 11907)
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt;
12/12/2013(Xem: 10132)
Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC. Phim do Sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng và tường thuật và diễn giải sâu sắc về Cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất hay... Phụ tá với Sử gia Bettany Hughes, có Giáo sư Robert Thurman dạy Triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến sĩ Ulrich Pagal về Ngôn ngữ & Tôn giáo, và Ông Richard Coombrich Đại học Oxford.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]