Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúc Mừng Người Mới Quy Y

18/03/201407:36(Xem: 8637)
Chúc Mừng Người Mới Quy Y
Phat tu thien tri olaf-1

Buối sáng đầu tháng ba ở Bắc Đức. Thường những ngày này trong những năm trước tuyết vẫn còn đổ, có khi còn ngập cả sân. Năm nay hơi lạ, trời đã ấm như vào xuân. Bầu trời đã bắt đầu tỏa sáng, tôi thức dậy từ lúc 5 giờ sáng và chuẩn bị cho một ngày đặc biệt: dự Lễ Quy Y của người bạn Đức, anh Olaf Beuchling.

Bước vào sân Chùa Bảo Quang, nhìn nước dưới dòng sông Bille trước Chùa thật yên lặng. Vài chiếc lá trôi lơ lững, đám vịt nước đang bơi lội nhởn nhơ qua lại quá an lạc. Hòa với cái lạnh gây gây buổi sáng, khung cảnh ấy, không khí ấy quá vô cùng thoát tục. Ô hay, phải đây là Kỳ Viên Tịnh Xá chăng? Tai tôi đã nghe rõ tiếng mõ và lời kinh tụng Lăng Nghiêm thời Công Phu Khuya từ trong Chánh Điện vọng ra.

Vội thay áo tràng và bước vào Chánh Điện, tôi thấy đã có gần 20 vị có mặt ở đây rồi. Hòa Thượng Như Điển ngồi ở chiếc bàn bên mặt, bàn bên trái đã thấy Sư Bà Diệu Tâm và vị đệ tử của Sư Bà là Sư Cô Tuệ Đàm Giác. Anh Olaf beuchling đang quỳ thành kính giữa chánh điện, những Phật Tử khác thì ngồi trang nghiêm hai bên. Đại chúng đang lắng nghe lời tuyên đọc Giới Đàn Tăng của HT Bổn Sư Thích Như Điển bằng tiếng Đức. Xin ghi một đoạn ngắn trong khoảng một giờ của nghi thức Lễ ấy.

Ihr guten Männer und Frauen!

Ihr habt so eben durch die Reuezeremonie Euren Körper und Geist gereinigt. Jetzt könnt ihr die Zuflucht zu den Drei Juwelen nehmen. Bevor Ihr Zuflucht nehmt, müsst Ihr wissen, was Zuflucht (viet: QUY Y) bedeutet. Zuflucht ist, vollständig gesprochen, die Zuflucht zu den Drei Juwelen. Das Wort QUY bedeutet zurückkehren. Das Wort Y bedeutet sich stützen auf, das heißt also zurückkehren und sich auf Buddha, Dharma und Sangha zu stützen.

Này các Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn!

Vừa rồi quý vị đã sám hối, thân tâm được thanh tịnh rồi, bây giờ đây mới có thể quy y Tam Bảo được; Trước khi quy y, các vị cần phải biết rõ ý nghĩa quy y là gì? Quy y, nói cho đủ là quy y Tam Bảo. Chữ QUY là trở về; Y là nương tựa, là trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta đã nhiều đời nhiều kiếp say mê lầm lạc, nay cần phải quay về với Chánh pháp, nương tựa Tam Bảo.

Anh Olaf quỳ chắp tay cung kính, lắng lòng đón nhận từng chữ, từng câu theo lời đọc trầm bổng của Thầy Giới Sư. Lúc này không khí trong Chánh Điện như chùng xuống, như đọng lại. Tôi nghe rõ cả hơi thở và nhịp đập của trái tim của mình. Chúng tôi, mười mấy con người ngồi yên lặng chí thành cung kính nghe bằng cả trái tim khối óc lời dạy của Hòa Thượng Giới Sư. Có lúc vị giới tử đứng lên, quỳ xuống, đảnh lễ …

Hòa Thượng Giới Sư giải thích cặn kẻ ý nghĩa của năm giới và sau đó dõng dạc hỏi từng giới một:

Erstes Gelübde - Von heute an bis zum Ende des Lebens, kein Lebewesen zu töten, ist das Gelübde eines Laienbuddhisten, könnt Ihr dieses einhalten?

Giới thứ nhứt. - Từ nay đến suốt đời không được giết hại chúng sanh, là giới của người Phật tử tại gia, giới tử có thể giữ được không? Rồi lần lượt đến giới thứ hai, ba, tư và năm.

Sau mỗi từng câu hỏi, anh Olaf đã thành tâm trả lời thật cương quyết: Ja, ich gelobe es einzuhalten - Dạ con xin hứa giữ giới này được!

Và cứ mỗi câu trả lời là một lần đãnh lễ ba ngôi Tam Bảo. Thật vô cùng cung kính, thành khẩn.

Hòa Thượng cũng khuyên anh, sau khi đã quy y Tam Bảo phải phát nguyện ăn chay ít nhất hai ngày mỗi tháng, anh trả lời rằng anh và gia đình đã ăn chay từ nhiều năm rồi.

Phat tu thien tri olaf-2

Lễ Quy Y Tam Bảo của anh Olaf là một buổi lễ đặc biệt, khác với những buổi Lễ tôi đã từng tham dự. Anh Tiến Sĩ Olaf Beuchling là một trí thức Phật Giáo Đức, xuất thân từ Cơ Đốc Giáo. Anh đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Việt và Phật Giáo, hiện là giảng viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo thuộc Viện Đại Học Hamburg. Anh đã tìm đến với Phật Giáo dễ chừng đã đến hơn 20 năm nay. Cũng giống như nhiều trí thức Phật Giáo Tây phương đang làm công tác nghiên cứu ở đại học, anh thường nghĩ là chỉ làm nghiên cứu mà không quy y theo một tông phái nào để luôn giữ thế vô tư, không thiên vị theo truyền thống Phật Giáo nào. Cá nhân tôi và anh Olaf đã quen biết nhau từ hơn hai mươi năm rồi, lúc anh còn là sinh viên của Viện Đại Học Hamburg và đang viết luận án Tiến sĩ về đề tài Thanh Thiếu Niên Việt Nam ở Đức. Vào những năm 1987, 1988 anh thường đến Chùa Bảo Quang cùng chúng tôi tham gia những Phật sự của Chùa. Nhiều lần anh cũng đi cùng chúng tôi về Chùa Viên Giác để tham dự các sinh hoạt Gia Đình Phật Tử trong các dịp Lễ lớn như Vu Lan, Phật Đản… Sau khi anh tốt nghiệp, anh đã đi giảng dạy tại nhiều Đại Học ở miền Đông nước Đức hay ở ngoại quốc, tôi cũng bận bịu chuyện áo cơm nên có một thời gian không liên lạc nhau. Năm 2011 anh quay về làm việc tại Viện Đại Học Hamburg nên chúng tôi lại có cơ hội gần gũi nhau hơn. Lại thường gặp nhau, trao đổi nhiều chuyện đời chuyện đạo, nhiều nhận định thú vị. Anh kể tôi nghe, trong gần hai mươi năm qua, anh đã tìm hiểu, nghiên cứu và giảng dạy về Phật Giáo trong nhiều Truyền Thống khác nhau, từ Nguyên Thủy, Thiền học đến Tây Tạng, đã tiếp xúc với rất nhiều bậc Thầy ở những Tông phái này. Ngay trong số những sinh viên của anh cũng có những vị tu sĩ rất giỏi và đầy phẩm hạnh, ví dụ như Thượng Tọa Thalpavila Kusalagnana Thero, người Tích Lan, lãnh đạo Hội Phật Giáo Vihara tại Bắc Đức, hay nhiều sinh viên là tu sĩ từ Bhutan, Đại Hàn, Trung Hoa v.v…

Phat tu thien tri olaf-3

Trước đây hơn một năm, anh và tôi cùng bắt tay sưu tầm nghiên cứu viết tác phẩm „Xuôi dòng Cửu Long Đậu Bến Elbe. Nếp Chùa Việt Trên Đất Khách“, tác phẩm nói về quá trình phát triển Phật Giáo Việt Nam tại Đức, tại Hamburg và rộng hơn là quá trình toàn cầu hóa Phật Giáo, song ngữ Đức-Việt. Tác phẩm đã được đưa vào thư mục tài liệu nghiên cứu của trường Đại Học Hamburg (nghe nói là anh Hồ Thành, giảng viên của Đại Học Friedrich-Schiller ở Jena cũng đưa vào phần tư liệu cho sinh viên nghiên cứu). Có thể qua đó anh Olaf có tìm thấy những an lạc trong quá trình tiếp xúc với Sư Bà, quý Sư Cô cũng như Phật Tử ở Chùa Bảo Quang. Anh cũng đã có nhiều lần tiếp xúc và tìm đọc những sách vở của Hòa Thượng Như Điển, nên đầu năm nay (năm Giáp Ngọ, 2014) anh ngỏ ý mong muốn được quy y với Hòa Thượng. Là người có nhiều quan hệ với tất cả những tổ chức Phật Giáo, anh cũng được các tông phái như Tây Tạng hay Theravada khuyến khích anh đến sinh hoạt với họ - có thể cũng thuận lợi hơn cho anh vì những tông phái này nói tiếng Đức, nhưng anh cứ đắn đo mãi. Anh cũng vừa đến thuyết trình với tư cách khách phát biểu danh dự tại Trung Tâm Tây Tạng vào mùng hai tết Giáp Ngọ, ngày 31.01.14. Trước đây, anh ta cũng từng là khách danh dự đọc bài thuyết trình khai mạc Lễ Hội Tam Hợp Vesakh của tất cả các Tông Phái tại Hamburg vào năm 2012, hoặc thuyết trình tại Lễ Hội Hoa Thế Giới International Gartenschau Hamburg 2013 v.v.. Sau những năm tháng trăn trở và tìm hiểu, hôm nay anh chính thức quyết định quy y Phật Pháp Tăng và cung kính nhận Hòa Thượng Như Điển làm Thầy. Và Hòa Thượng cũng đã hứa khả.

Trong đời tôi đã nhiều lần được dự những Lễ Quy Y, nhưng đây là lần đầu tiên vào buổi sáng sớm tinh sương sau thời Công Phu Khuya. Thầy đã từ bi chấp nhận lời thỉnh cầu của anh Olaf Beuchling và đã dừng bước trên đường đi Phật sự từ Đan Mạch ghé ngang qua Chùa Bảo Quang để thu nhận một đệ tử tại gia mới, cũng là mở ra một con đường mới, tạo một điều kiện cho giới nghiên cứu Phật Giáo ở Đức có cơ hội tiếp cận với Phật Giáo Việt Nam, tiếp cận trong quan hệ Thầy-Trò. Phải chăng, đây là lối mở, là giải đáp cho một vấn nạn, là chiếc cầu bắt ngang một hố cách ngăn cho một bên là môi trường nghiên cứu về Phật Giáo nói chung tại Đức và bên kia là thế đứng của Phật Giáo Việt Nam trong địa hạt nghiên cứu và quảng bá Phật Giáo Việt Nam ở Tây phương. Nói như Giáo Sư Michael Zimmermann, nhà nghiên cứu Phật Giáo và giáo dục có thẩm quyền ở Đức: […] Ngay cả đến thời gian gần đây các nhà nghiên cứu Phật học vẫn chưa ý thức được rằng, cộng đồng Phật Giáo Việt Nam là cộng đồng Phật Giáo Á châu lớn nhất tại nước Đức. Những tài liệu ấn phẩm về đề tài này vẫn còn quá hiếm hoi ... (Trích: Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora, tr.10)

Khác với những Phật Tử người Tây phương khác, đầu tiên họ tò mò tìm đến Phật Giáo và từ đó mới bắt đầu học hỏi giáo lý và tu tập. Anh Olaf Beucling là người đã hiểu biết nhiều về giáo lý Phật Đà, hiểu nhiều về lịch sử Phật Giáo. Sau hơn hai mươi năm mò mẫm dạo chơi trong vườn hoa Phật Giáo theo lối cởi ngựa xem hoa, hôm nay anh Olaf Beuchling, người bạn quý của tôi đã quy y Tam Bảo, đã tiếp nhận năm giới của Phật tử tại gia. Anh đã được Hòa Thượng Giới Sư đặt pháp danh là Thiện Trí.

Olaf ơi, Thiện Trí ơi! Phật Pháp mênh mông lắm! Bạn đã có học, có hiểu nhưng mà phải có tu tập thì may ra mới có thể nếm được mùi vị giải thoát. Tôi biết, thường ngày bạn là người thích và nấu bếp giỏi thì chuyện này bạn rành quá rồi, nếu chỉ nấu mà không ăn thì làm sao biết được món ăn ngon và bồi bổ, phải thế không, hởi người bạn quý của tôi? Thầy cũng mới vừa dạy đó, Quy là Trở Về, Y là Nương Tựa. Chúc mừng bạn đã trở về, chúc mừng bạn đã tìm được gốc Bồ Đề vững chắc để nương tựa.

Lành thay Phật ra đời

Lành thay Pháp được giảng…

(Pháp Cú)

Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo.

Xin ghi ơn Tam Bảo, con lại vừa nhìn thấy bánh xe Pháp vẫn quay đều.

Đức Quốc, Lập Xuân Giáp Ngọ

Nguyên Đạo Văn Công Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2020(Xem: 4805)
Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu. Ngày 8-4, Bộ Y tế Indonesia ghi nhận thêm 218 ca nhiễm virus corona mới và 19 ca tử vong mới. Tổng số ca nhiễm virus corona của Indonesia là 2.956 trường hợp và tổng số ca tử vong do bệnh COVID-19 ở nước này là 240. Ngoài ra, có 222 người đã hồi phục sức khoẻ.
09/04/2020(Xem: 6815)
Thế là đã 12 ngày trôi qua, kể từ ngày chính phủ Ấn Độ quyết định phong tỏa toàn quốc. Dù quyết định này đã làm nhiều nơi trong xứ Ấn gào lên đây là .. một '' Thảm họa Nhân Đạo '', nhưng cá nhân tôi vẫn thông cảm cho sự chọn lựa này của Thủ tướng Ấn, bởi có sự chọn lựa nào mà toàn vẹn, không thương tổn, đớn đau ? nhất là với một đất nước quá đông dần này.
08/04/2020(Xem: 6006)
Do có nguy cơ bị đại dịch Virus Corona tấn công, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới đều đóng cửa (bế môn), để cho công chúng tuân thủ các biện pháp giãn cách toàn xã hội trong thời gian nhất định nào đó. Chư tôn đức giáo thọ Phật giáo đang đưa ra những giáo lý đạo Phật, nhằm nhắc nhở cộng đồng Phật tử từ xa về các yếu tố chính của sự thực hành.
07/04/2020(Xem: 13630)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
04/04/2020(Xem: 6203)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt. Nhưng với người theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của chúng ta, những giờ phút yên lặng rất cần cho đời sống tâm linh trước những tiếng ồn của cuộc sống.
03/04/2020(Xem: 5428)
Thượng tọa Siêu Phàm (超凡上座), người sáng lập Hiệp hội Giáo dục Phật giáo Hoa Kỳ (美國佛教教育協會-佛教教育) tại ngôi già lam Phúc Tuệ Tự (福慧寺), làng Rancocas, thị trấn Westampton, New Jersey, một trong 4 tiểu bang nhỏ nhất của Hoa Kỳ.
02/04/2020(Xem: 5524)
Tình hình Vũ Hán trong thời gian cực điểm, người dân thất vọng trước sống chết cận kề, kẻ nhảy lầu tự sát, người bung tiền xuống lầu khi thấy đồng tiền cả đời gom góp bằng công sức, giờ đây trở thành vô nghĩa khi sự sống không thể bảo về bằng đồng tiền.
02/04/2020(Xem: 5566)
Trong cuộc sống, cảm nhận buồn vui luôn vây quanh chúng ta; Buồn vui, tốt xấu, hên xui…đều là những hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, gặp thuận duyên chúng phát khởi.Cảm thọ đứng vị trí thứ bảy trong thuyết Mười hai nhân duyên, nó ở vị trí thứ hai trong năm uẩn tạo thành con người.
30/03/2020(Xem: 5480)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 7587)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]