Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Bảy Thánh Sản

17/03/201409:00(Xem: 24496)
35. Bảy Thánh Sản
blank

Bảy Thánh Sản


Vua trời Đế Thích trở lại thiên cung, mới nghỉ ngơi một đêm, sáng ngày, ông thấy sinh lực trong cơ thể tuôn chảy cuồn cuộn, theo đó, thân tướng của mình ngời ngời quang sắc; châu báu từ nơi thiên bào, mũ miện như cũng đồng loạt tiếp sức, thêm năng lượng, túa hắt ra ánh sáng; tất cả chúng kết dệt nên một thứ hào quang lóng lánh lan xa, chiếu xa không biết đến tận không gian biên xứ nào mà kể. Hào quang của ba vị thiên vương Cūḷaratha, Mahāratha, Anekavaṇṇa trước đây đã làm cho Đế Thích hổ thẹn, nay thì ngược lại, họ trở nên tối tăm, ỉu sìu, thảm hại.

Tự suy, tự ngẫm, Đế Thích vô cùng tri ân tôn giả Mahā Kassapa, bậc lậu tận, bậc đầu-đà đệ nhất khổ hạnh – đã cho đặt bát cúng dường nên phước báu quang sắc bây giờ mới được như thế này đây. Cảm kích vô cùng, ông nguyện từ đây sẽ hộ trì giáo pháp một cách nhiệt tình, chăm chuyên hơn trước đây.

Thế là từ đó, ông hằng chuyên để tâm theo dõi thế gian, xem ai có nhân duyên gì, xem có thể giúp đỡ được ai, sách tấn được ai trên con đường hướng thiện và hướng thượng.

Hôm nọ, quét thiên nhãn nhìn xuống kinh thành Vương Xá, thấy đức Chánh Đẳng Giác, sau khi đi trì bình khất thực, ngài ghé vào một tu viện ở ngoại ô, ngọ trai rồi thuyết pháp cho chư tăng và hai hàng cận sự nam nữ ở đây. Bài pháp nhắc nhở mọi người, không kể tăng hay tục, phải biết gìn giữ “gia tài của bậc thánh”, không để cho nó hư mất, mà ngược lại, luôn làm cho nó lớn mạnh. Cuối cùng, đức Phật đã tóm tắt “bảy thánh sản(1)ấy là như sau:

Một, có đức tin; ở đây là có đức tin nơi Tam Bảo, tin vào lý nhân quả nghiệp báo.

Hai, có thọ trì học giới, gìn giữ, trau dồi thân khẩu ý cho trong sạch, tránh xa tà vạy, bất chánh, tội lỗi.

Ba, biết hổ thẹn với lương tâm mình khi làm những điều xấu ác.

Bốn, biết sợ hãi dư luận, miệng tiếng chê cười khi làm những việc xấu ác.

Năm, thường xuyên nghe pháp, tầm cầu pháp, học hỏi pháp, thọ trì pháp và biết tích lũy kiến thức về pháp.

Sáu, có tâm xả ly, dứt bỏ, biết bố thí, cúng dường với bàn tay rộng mở.

Bảy, có tuệ thấy rõ nhân quả, tội phước, thiện ác; thấy rõ vô thường, khổ không và vô ngã của tâm và pháp.

Bài pháp chấm dứt, tiếng “sādhu” lành thay vang lên, va động vui tươi, xôn xao cả cây lá, cả không khí vườn rừng. Nhưng Đế Thích để ý, có một người không cất tiếng tán thán hòa chung sự hân hoan ấy, đó là một người đàn ông mang bệnh phong cùi lở loét! Ông ta đang núp sau một khóm cây, cạnh cửa sổ giảng đường, chăm chú lắng nghe thời pháp từ đầu đến cuối. Lúc thời pháp chấm dứt, hỷ lạc dâng trào, ông cảm thấy rõ tâm mình an bình kỳ lạ, và sự thấy biết về con đường giáo pháp rất rõ ràng, quang minh và chơn chánh. Trọn vẹn con người ông thay đổi, chuyển hóa, cả thân lẫn tâm, nói theo kinh điển thì ông đã vào dòng, đã nhập lưu, đã đắc quả Tu-đà-hoàn. Ông nhắm mắt lại, lắng nghe nội tâm và rồi ông an trú vào phúc lạc ấy. Có cái gì thúc đẩy ông, ông muốn vào trình với đức Phật cái mà ông đang cảm nhận, đang chứng nghiệm; nhưng đã mấy lần tranh đấu, ông vẫn lưỡng lự, không dám. Vả chăng, ông là người cùi hủi ghê tởm, đang bị quăng vất ngoài rìa xã hội; không biết phận mình hay sao mà lại chường mặt vào chốn giảng đường tôn nghiêm? Cho đến khi, đức Phật và đại chúng đã rời đi hết mà người cùi hủi vẫn còn ngồi nguyên chỗ cũ với sự do dự của mình.

Đế Thích thiên chủ, vốn là cư sĩ bậc thánh, theo dõi tâm và biết rõ người cùi hủi sau khi nghe pháp đã đi vào dòng(1), đồng thời biết luôn tâm tư, nguyện vọng của người cùi hủi tội nghiệp kia nữa. Tự dưng, Đế Thích khởi tâm muốn thử thách người cùi hủi, xem thử cái bất động tâm, bất động trí của ông ta như thế nào!

Ý nghĩ ấy vừa khởi sanh, tức khắc, Đế Thích thiên chủ đã hiện xuống khu vườn, đứng lơ lửng giữa hư không, cách mặt đất chừng ba, bốn tầm cây thốt nốt. Để cho người cùi hủi thấy mình, Đế Thích mới cất tiếng nói:

- Này Suppabuddha(2)! Ngươi là kẻ bần cùng, là kẻ mạt hạng, đói nghèo, khốn khổ, lại mang thân cùi hủi ghê tởm; không biết thân biết phận hay sao mà lại bò lết đến đây, trốn sau khóm cây như trốn trong hang chuột mà nghe pháp? Pháp của ông Cù Đàm có gì hay ho mà lôi cuốn được ngươi, kẻ đã bị xã hội ruồng bỏ, xem như một con số đen bất hạnh? Việc ngươi phải lo trước mắt là cơm bánh, y phục và chỗ ở. Phải dẹp bỏ cái pháp của ông Cù Đàm đi để lo cho cái thân của mình trước đã, nghe rõ chưa?

- Tôi biết chớ! Nhưng pháp của đức Thế Tôn tại sao lại phải bỏ?

- Ta có một điều kiện đây. Nếu ngươi chịu nói, nói thật to lên rằng, Phật không phải Phật, Pháp không phải Pháp, Tăng không phải Tăng; ta chẳngnương tựa Phật, ta chẳng nương tựaPháp, ta chẳng nương tựa Tăng thì ta sẽ cho ngươi đầy đủ, sung mãn thức ăn, vật uống, áo quần, chỗ ở cùng những tiện nghi sinh sống phú túc cho đến trọn đời! Ta lại còn cho ngươi thêm vàng bạc cùng châu báu nữa kìa! Ta có quyền lực đấy, và ta sẽ làm được điều ta đã hứa!

Nghe nói vậy, người cùi hủi ngước mắt lên, hỏi gắt:

- Ngài là ai?

- Ta là Đế Thích thiên chủ đây! Ta đang cai quản ba mươi ba tầng trời và cả bốn châu thiên hạ!

- Vậy là ngài có nhiều oai lực, quyền lực thật! Là một vị vua trời cao sang, sao thiên chủ lại thốt lên lời ngu si, bất kính và phạm thượng như thế mà không biết xấu hổ? Mà không sợ tội địa ngục a-tỳ? Tại sao lại bắt tôi phủ bác Phật, Pháp, Tăng khi Phật, Pháp, Tăng là tuệ sáng của nhân loại, là trái tim của nhân loại? Thiên chủ bảo tôi nghèo đói, khốn khổ ư? Không! Thiên chủ lầm rồi! Chính thiên chủ mới là kẻ đang nghèo đói, đang khốn khổ và bất hạnh!

Đế Thích cười ha hả:

- Nói nghe hay dữ! Tại sao? Giải thích cho ta nghe thử với nào, xem có lọt tai không?

- Thưa, vì tôi có một gia tài rất lớn. Cái gia tài này vô cùng quý báu, mà tài sản thế gian, những vật trân quý nhất như bảy báu, như vương vị hoặc như uy lực, quyền lực bao trùm cả quả đất này, nếu đem so sánh cũng không có nghĩa lý gì!

Đế Thích, trong bụng cảm thấy rất thú vị, nhưng ngoài mặt thì ra vẻ chế nhạo:

- Nói khoác! Nói vậy mà không biết xấu hổ ư? Gia tài vô giá của ngươi chắc là đựng ở trong cái đãy dơ dáy và hôi hám kia? Giấu trong cái lớp da sần sùi, ghẻ lở, gớm ghiếc kia ư?

Người cùi hủi không hề giận:

- Tôi cảm thương cho sự ngu ngốc, thiểu trí của thiên chủ! Thôi được rồi, tôi sẽ nói cho thiên chủ nghe! Gia tài vô giá ấy chính là bảy thánh sản, là tài sản của bậc thánh mà đức Thế Tôn vừa trao cho tôi trong thời pháp vừa rồi...

Nói thế xong, tuần tự từng điểm một, từng điểm một, người cùi hủi Suppabuddha chịu khó giảng giải lại cho trời Đế Thích nghe, khá trôi chảy, khá rõ ràng, mạch lạc... Rồi cao hứng, ông ta còn tóm tắt chúng trong một bài kệ ngôn:

“ Cầm tay tín, giới lên đường

Có thêm tàm, quý tựa nương vững vàng

Đa văn, pháp học sẵn sàng

Lại còn dứt bỏ nhẹ nhàng như không

Cuối cùng, thắp ngọn tuệ hồng

Thấy nhân, biết quả, giải thông ba thời

Nữ nam cận sự trên đời

Đủ bảy thánh sản, phúc trời sá chi

Kim cương, ngọc báu nghĩa gì

Giàu sang ‘vô lậu, vô vi’ xuất phàm!”(1)

Nghe xong, Đế Thích thiên chủ tỏ lời cảm tạ, tri ân người cùi hủi; còn lanh tay bỏ vào đãy cho Suppabuddha một số vàng bạc, không cho ông ta biết rồi biến mất giữa hư không, sau đó có mặt ngay tại Veḷuvanārāma tịnh xá.

Đức Phật lắng nghe Đế Thích kể xong đầu đuôi câu chuyện về người cùi hủi, ngài gật đầu nói rằng:

- Đúng là vậy đó, này Sakka! Dẫu cho một trăm hay một ngàn người như thiên chủ, với miệng lưỡi tài giỏi, khéo ngôn, khéo thuyết hơn thiên chủ, tìm cách thuyết phục, với thêm phần thưởng bảy báu thế gian, cũng không thể nào bảo một thánh đệ tử, có đầy đủ bảy thánh sản - phủ bác Phật, phủ bác Pháp, phủ bác Tăng cho được. Thiên chủ thất bại là lẽ đương nhiên. Nhưng thất bại của thiên chủ chính lại là thành công của giáo pháp Bất Tử vậy!

Chuyện còn kể rằng, sau đó không bao lâu, người cùi hủi bị bò húc chết, nhưng do trạng thái tâm của một vị thánh Nhập Lưu, lại đang còn hoan hỷ trong thời pháp nên ông ta hóa sanh lên cõi trời Đao Lợi.



(1)Bảy thánh sản: 1- Tín (saddhā). 2- Giới (sīla). 3- Tàm (hiri). 4- Quý (ottappa). 5- Đa văn (bāhusacca) 6- Dứt bỏ, thí (cāga). 7- Tuệ (paññā).

(1)Đế Thích đã đắc quả Nhập Lưu. Vị thánh Nhập Lưu có thiên nhãn, tha tâm thông - có thể biết tâm của vị Nhập Lưu; tương tự, vị thánh tầng quả trên có thiên nhãn, tha tâm thông, có thể biết tâm của vị thánh quả dưới – nhưng ngược lại thì không thể.

(2)Trùng tên với đức vua Thiện Giác.

(1)Dịch thoát từ câu kệ Pāḷi – trong “Chú giải kinh Pháp cú” của trưởnglão Pháp Minh: Saddhādhanaṃ sīladhanaṃ, hirī ottappiyaṃ dhanaṃ, sutadhanañca cāgo ca paññā ve sattamaṃ dhanaṃ, yassa etā dhanā atthi, ittthiyā purisassa vā, adaliddoti taṃ ahu, amoghaṃ tassa jīvitanti.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2016(Xem: 8361)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6107)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 7963)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12141)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
26/01/2016(Xem: 8105)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7500)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
25/01/2016(Xem: 13850)
Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng Cần hỏi mình rằng: '' phải Sống làm sao? '' Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.
24/01/2016(Xem: 8059)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
23/01/2016(Xem: 9259)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
23/01/2016(Xem: 6707)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]