Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Ngỗng Trời Cất Cánh Thênh Thang

17/03/201408:35(Xem: 28588)
25. Ngỗng Trời Cất Cánh Thênh Thang
blank



Ngỗng Trời Cất Cánh Thênh Thang





Biết trưởng lão Mahā Kassapa chuẩn bị để lên đường cùng với đức Phật, chư vị tỳ-khưu, cả đệ tử và không đệ tử đến thăm viếng ngài ngày này sang ngày khác. Cận sự nam nữ hai hàng của kinh thành Rājagaha cũng quyến luyến đến thăm ngài từng nhóm, từng nhóm đông không kể xiết.

Thấy tình hình vậy, có một nhóm tỳ-khưu bàn tán với ý đồ không được tốt:

- Cả đệ tử và không phải đệ tử ai ai cũng kính trọng và mến mộ tôn giả ấy. Xem ra cái tình ấy chẳng khác gì là thân bằng quyến thuộc!

Một giọng nói cất cao lên:

- Thân bằng, quyến thuộc à? Đâu chỉ có từng ấy? Cả kinh thành Rājagaha này, xem chừng đều là thân bằng, quyến thuộc của tôn giả hết đó!

Một giọng chậm rãi:

- Được tôn kính, mến mộ, trọng đãi, cúng dường tứ sự... hỷ mãn... có khi nào trở thành thói quen không từ bỏ được chăng?

Một vị tỳ-khưu có trí đặt lại vấn đề:

- Này, này! Ông bạn hãy giữ gìn cái miệng! Nên nhớ rằng, trưởng lão chỉ thọ nhận vật thực ở những giới thủ-đà-la và chiên-đà-la thôi đó!

Im lặng khá lâu.

- Nhưng nói gì thì nói, dù tôn giả ấy đi đâu cùng không bằng ở đây. Tôn giả ấy đã là đôi mắt, là người cha hiền, là nơi phát sanh tín tâm, là nơi của trăm ngàn kỉnh mộ hướng về, là ruộng phước vô tận cho chư thiên và loài người. Chỉ thua có đức Tôn Sư thôi. Tôn giả ấy còn đi đâu được?

- Ý bạn nói là tôn giả do ái luyến những thứ ấy nên sẽ không đi đâu cả phải không?

- Đi chứ! Trưởng lão đã chuẩn bị đâu đó rồi đấy!

- Tôi không tin là ngài dứt đi được!

Có tiếng cười, rồi nói lơ lửng:

- Biết đâu, ngài chỉ lên “hang đá đừng dể duôi” rồi quay trở về?

- Thôi! Hãy xem như thế nào, nào! Đừng kết luận quá vội vàng!

Theo truyền thuyết, cái mà các vị ấy gọi là “hang đá đừng dể duôi” (Māpamāda) có cái sự tích của nó. Số là có một cái hang đá trên đỉnh Linh Thứu, nơi đức Phật thường lên đấy tĩnh cư; khi nào thấy chư tăng tìm lên thì đức Phật bảo: “Hãy quay trở lại! Các ông phải có phận sự trở về tịnh xá, tu tập và chăm lo mọi việc, đừng dể duôi!” Từ đấy, “hang đá đừng dể duôi” đã trở thành một thuật ngữ, có nghĩa là “Hãy quay trở lại! Đừng có dể duôi!”

Chuyện ấy thì trong chư tăng ai cũng biết.

Đến ngày lên đường, ai cũng thấy là tôn giả Mahā Kassapa cùng với năm trăm đệ tử đều đi theo đức Phật. Các vị tỳ-khưu bàn luận ở trên vẫn chưa tin. Có kẻ bán tín bán nghi. Một số cứ lầm thầm nói vào tai nhau nhau rằng: “Tôn giả ấy và chư đệ tử, đi thì có đi, nhưng họ sẽ đến ‘hang đá đừng dể duôi’ rồi quay trở về tịnh xá mà thôi! Hãy xem!”

Đi được chừng mấy do-tuần, chợt đức Phật dừng chân lại, cất tiếng hỏi tôn giả Moggallāna:

- Đi theo Như Lai đông như vậy thì ở tại Trúc Lâm, đại chúng còn khoảng bao nhiêu vị?

- Thưa, chừng năm trăm vị!

- Quản nhiệm, quản chúng, tri sự có những vị trưởng lão nào?

- Thưa! Chư vị trưởng lão đều ta-bà vân du hết cùng với chúng đệ tử của họ. Hiện tại ở tịnh xá, chỉ có một vài trưởng lão như Anuruddha quen sống tĩnh cư; người biết việc, chỉ còn tỳ-khưu Mahāpaṇthaka tạm thời trông coi trong ngoài, sau trước.

Nghe vậy, đức Phật cho gọi tôn giả Mahā Kassapa rồi nói:

- Ông và môn đệ hãy quay trở lại đi. Kinh thành Rājagaha và Trúc Lâm tịnh xá cần cái bóng của ông, cả cái tên của ông nữa! Hiện tại, dù ở đấy có năm trăm vị tỳ-khưu, nhưng đối với quyến thuộc lâu ngày của ông thì nó chẳng khác gì chùa không, vườn trống! Ông là sự kỉnh mộ và tôn trọng của chư tỳ-khưu cũng như các hàng cận sự. Hãy trở lại đấy cho mọi người có chỗ nương tựa!

Thế rồi, vâng lời đức Phật, tôn giả Mahā Kassapa cùng với môn đệ quay trở lại Trúc Lâm.

Nhóm tỳ-khưu bàn tán ở trên, tưởng là mình đoán trúng, họ rất là khoái, thú vị nói:

- Thấy chưa? Tôi nói như đinh đóng cột! Tôn giả ấy không đi được đâu!

- Ái luyến quyến thuộc! Ái luyến đệ tử của mình, môn đồ, tứ vật dụng, cả sự trọng đãi, tôn kính của mọi người thì bị vướng bận, bị đeo dính, bị kết buộc như ruồi dính mủ mít thôi!

Đức Phật biết tất cả mọi sự bàn tán, dị luận đối với Mahā Kassapa; nhưng đợi đến đêm ấy, dừng chân tại thị trấn Pāṭaligama, nơi một ngôi cổ miếu để đợi mai vượt sông Gaṅgā, đức Phật mới họp đại chúng để nói chuyện.

Duyên khởi là đêm ấy có ánh trăng sơ huyền nhưng rất sáng nên đức Phật cảm hứng ngữ đọc một câu kệ ngôn, có nghĩa là:

“- Ánh trăng nghìn muôn thuở

Soi sáng khắp núi sông

Thị thành cùng làng mạc

Chẳng dính mắc, bận lòng!”

Rồi ngài tiếp:

- Này chư tỳ-khưu! Ánh trăng kia là hạnh nguyện của tỳ-khưu Mahā Kassapa đấy! Kể từ một trăm ngàn đại kiếp về trước, kể từ thời đức Chánh Đẳng Giác Padumuttara, Mahā Kassapa đã tụ tập họ hàng quyến thuộc đông đảo, làm cho họ phát khởi tín tâm, hỷ tâm để cùng bắt tay nhau thiết lập một lễ đài và một tòa bảo tháp để cúng dường xá-lợi đức Thế Tôn ấy. Lễ đài trông như một tòa lâu đài hoa rực rỡ. Bảo tháp ấy chiếu sáng trông như một tháp bạc giữa đêm đen. Công đức và phước báu ấy đã đưa ông ta và họ hàng quyến thuộc lên hưởng lạc thú những cõi trời. Riêng ông ta có một cỗ xe trời được kéo bởi một ngàn con ngựa trời; một tòa lâu đài bảy tầng cao ngất cùng một ngàn mái nhọn bằng vàng ròng, một ngàn chóp nhọn bằng hồng ngọc... Và cứ thế, suốt sáu mươi ngàn kiếp, ông ta là những sát-đế-lỵ vĩ đại làm chúa bốn phương, làm Chuyển luân Thánh vương, đầy đủ bảy loại báu, quyến thuộc tùy tùng oai danh hiển hách. Và ngoài ra, không nói hết những sự xán lạn và vinh quang trong nhiều kiếp sống nữa. Và rồi, ông ta cũng đã từng buông bỏ, xả ly tất thảy chúng để sống đời ẩn sĩ ở non sâu, tuyết lãnh. Và ngay kiếp cuối cùng, ông ta sanh ra trong một gia tộc bà-la-môn danh giá, cự phú, đã cùng với người vợ chỉ trên danh nghĩa, phủi tay từ bỏ tám mươi Koṭi vàng không quyến niệm, không dính mắc để ra đi...

Này chư tỳ-khưu! Hiện tại, Mahā Kassapa là một đại sa-môn, là một đại A-la-hán, là một đại trưởng lão lậu tận. Cũng như ánh trăng rong ruổi chiếu sáng khắp mọi nơi mà không dính mắc ở đâu cả, thì Mahā Kassapa, hành trạng, công hạnh của ông ta cũng y như vậy. Ai mà bàn bạc, dị luận rằng là Mahā Kassapa dính mắc thân bằng, quyến thuộc, tứ sự; lưu luyến chỗ ở, am cốc, vườn rừng và ngay cả sự được kính trọng, được tôn trọng của cư dân kinh thành Rājagaha... thì có lỗi đấy; hãy tự sám hối ở trong tâm đi, bằng không những cái đầu ngu si, tật đố kia sẽ bị vỡ vụn ra từng mảnh đấy!

Đức Phật im lặng một lát để cho lời thuyết giảng ấy thấm sâu vào tâm trí của mọi người rồi kết luận bằng một bài kệ ngôn như dấu ấn bất tử của lộ trình giải thoát:

“- Sa-môn chánh niệm kiên trì

Lìa mọi trú xứ ra đi nhẹ nhàng

Ngỗng trời cất cánh thênh thang

Ao hồ bỏ lại, mây ngàn thong dong!”(1)



(1)Pháp cú 91:“Uyyuñjanti satīmanto na nikete ramanti te; haṃsā’va pallalaṃ hitvā okaṃ okaṃ jahanti te”.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2023(Xem: 4027)
Phương thức Nuôi Dưỡng Bồ Đề Tâm. Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh. Sự khác biệt của hai tâm này có thể ví như một người muốn đi và một người đang đi. Riêng Bồ Đề Tâm Nguyện, tự nó đã mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Đề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức. Tuy còn trôi lăn trong luân hồi, trói buộc bởi phiền não, nhưng những ai vừa phát Bồ Đề Tâm thì ngay khi đó liền trở thành "Con của Đấng Thiện Thệ" (Fils des Sugatas). Chư thiên và loài người sẽ cung kính kẻ đó.
29/04/2023(Xem: 5155)
Tặng 400 phần cơm chay ngày 23/04/2023 Thầy Ngộ Thông, Thầy Tánh Tuệ, Diệu Âm PA USA Ngọc Thiện, Canada AMIDAPHAT GIA ĐÌNH: HỌ ĐINH HP-VN Tặng 400 phần cơm chay Trước Bệnh Viện Ung Bướu cơ sở 2 Đợt 33 Ngày 23/ 4 / 2023
20/04/2023(Xem: 2270)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023, tôi được một món quà quý báu do Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời trao tặng. Món quà đó là cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” do HT Thích Như Điển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và vừa được Viên Giác Tùng Thư ấn hành vào đầu năm 2023.
16/04/2023(Xem: 3979)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu.. Trước thềm mùa Phật đản Vesak sẽ diễn ra đầu tháng 5 tại Bồ Đề Đạo Tràng. Để chia sẻ với người nghèo xứ Ấn niềm vui Vesak, tuần vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Parki parariya Village & Uruvela Village- Bodhgaya Bihar. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
12/04/2023(Xem: 4285)
Vấn : - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thực hành như thế nào để làm cho thân khẩu và ý của chúng ta được trong sạch? Đáp: - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn nhớ tưởng đến Phật-Pháp (Buddha-Dhamma), và nhận thấy rõ lợi ích của Phật-Pháp. Việc làm này sẽ giúp chúng ta tịnh hoá dần dần những hành động của thân, khẩu, và ý của chúng ta. Kế đó chúng ta sẽ dùng sự hiểu biết về Phật-Pháp này để thực hành cho đến mức có thể. Chẳng hạn, chúng ta phải phòng hộ sáu căn - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm của chúng ta. Phải cẩn thận không để bị các trần cảnh bên ngoài lôi đi.
07/04/2023(Xem: 2352)
Thông Báo Gây quỹ giúp Trẻ em Bị Ung thư: Giving Love-Trao Yêu Thương, Chủ Nhật 09/04/23 @Happy Receptions
05/04/2023(Xem: 3027)
Thiền rất quan trọng. Thiền có từ thời trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Đức Phật tìm ra thiền KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ, hướng dẫn các đệ tử có thể tu tập và chứng đạt từ Sơ thiền đến Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đức Phật cũng hướng dẫn rất rõ ràng cách thiền quán: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp đưa đến kết quả từng bước bớt khổ rồi hết khổ, chấm dứt sinh tử luân hồi.
01/04/2023(Xem: 4198)
LỜI NÓI ĐẦU Buồn thảm và nhiều việc không như ý. Những sự ngược đãi từ khi còn bé, không là chuyện lạ. Lại nữa việc bạo lực ở học đường, sự đối xử tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục được báo cáo rằng, trong mười năm gần đây quá xấu tệ. Thêm nữa việc chẳng đặng đừng của sự phá sản, thất nghiệp, cả hàng loạt chuyện bị ảnh hưởng không thể biết để so sánh được. Hầu như ở trong thời đại nầy không thể thấy trước hết được, mà chúng ta tùy theo từng trường hợp giới hạn để sinh sống, chứ không được ngoại trừ.
30/03/2023(Xem: 3925)
Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật. Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
25/03/2023(Xem: 3220)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền! Phải có tiền mới có nhà để ở, có tiền để mua sắm quần áo che thân, mua thức ăn nuôi dưỡng cơ thể, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà. Có tiền mới có xe để di chuyển đó đây. Người nào dư tiền lắm bạc mới bàn đến việc sở hữu của cải vật chất. Người không có tiền thì cuộc sống phải chịu thiếu thốn vất vả trăm bề.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]