Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Phật tử Myanmar

15/03/201416:29(Xem: 6495)
04. Phật tử Myanmar

Phat_tu_Myanmar (2)
Phật tử Myanmar

Như chúng ta đã biết có đến 90% dân số Myanmar là Phật tử. Đạo Phật với chùa chiền, kinh sách, tu sỹ len lỏi đến từng làng mạc, thị trấn.

Dân Myanmar rất sùng đạo Phật. Tại bất cứ nơi đâu, thị xã hay vùng quê đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Chùa Myanmar luôn rất đẹp và thường được dát vàng nên trông rất nguy nga, tráng lệ và ấn tượng.

Theo các thông tin chính thức, 99% Phật tử là người Miến, người Shan và người Karen. Phật giáo Myanmar gốc trước đây là Đại thừa nhưng sau này chuyển thành phật giáo Nguyên thủy hay Theravada.

Điểm khác biệt lớn nhất so với Việt Nam ở chỗ các quý tăng không ở chùa. Chùa chỉ là nơi thờ Phật và dành cho Phật tử. Quý sư ở các tu viện. Điều này cũng được hiểu rằng chùa được quản lý bởi cư sỹ.

Ở Myanmar người dân còn rất nghèo. Chuyện bạn gặp các ngôi nhà làm bằng cót, bằng lá là thường tình. Thu nhập của người dân nơi đây còn khá thấp. Bạn tôi cho biết người thường thu nhập 2 -3 đô la một ngày. Ấy vậy nhưng hầu như tiền họ kiếm được bao nhiêu là gom góp để xây chùa, tạc tượng, đúc chuông. Chính vì vậy mà chùa nhiều lắm. Riêng ở Bagan, với một vùng đất trên dưới 40 km2 mà có đến trên 4.000 đền, chùa, tháp lớn nhỏ. Có đến Bagan mới biết, từ thời xa xưa Phật tử Myanmar đã rất mến mộ đạo Phật. Họ hết mình làm tất cả những gì có thể để hoằng pháp, để hộ pháp, để Phật Pháp trường tồn. Có đến ngắm những ngôi chùa cách đây hàng thế kỷ mới hiểu phần nào về Phật tử Myanmar.
Phat_tu_Myanmar (5)Phat_tu_Myanmar (4)

Anh bạn tôi người Myanmar cho biết, người dân nước anh hầu như không còn tham nữa. Do không có tham nên lúc nào họ cũng vui vẻ và bình an. Tôi chứng kiến rất nhiều gia đình đưa nhau vào chùa. Họ thật sự hạnh phúc bên nhau. Tôi nhìn thấy khắp nơi dán các tấm biển giới thiệu ngày, giờ và địa điểm giảng pháp của các vị sư khác nhau. Và các Phật tử nơi đây thường xuyên đi nghe pháp.

Các Phật tử Myanmar rất mộ đạo. Họ không chỉ tích cực xây dựng chùa và làm những gì liên quan đến tượng Phật và chùa, không chỉ thường xuyên nghe pháp mà họ rất hay mua những tờ giấy có vàng và tự mình đắp lên tượng Phật. Nhờ đó mà các bức tượng Phật ngày càng có lớp vàng dày hơn.

Cờ Phật giáo được các Phật tử Myanmar treo khắp nơi. Ở Việt Nam ta hình như rất khó làm được như vậy vì phải xin phép rất phiền phức. Tôi còn nghe nói rằng, ở ta, thường chỉ được treo quanh và trong chùa. Ở Myanmar thì khác. Cờ bay khắp nơi. Và như vậy tính Phật lại càng ngấm sâu vào từng tế bào của mỗi người dân của bao thế hệ.

Chúng tôi ở một số khách sạn và nhiều buổi chiều có nghe thấy loa tụng kinh. Hay thật. Giọng tụng trực tiếp chứ không phải ghi âm sẵn (vì vẫn nghe thấy tiếng ho, tiếng ngừng….). Vì tụng bằng tiếng Pali nên tôi không hiểu nhưng nghe giai điệu thấy rất thích. Khi ngồi nghe tôi tưởng tượng ra các loa truyền thanh phường xã của Việt Nam ta thay vì phát những tin không ai muốn nghe mà mở kinh Phật cho dân nghe thì hay biết nhường nào. Nếu làm được như vậy, Phât giáo mới đi sâu vào từng người con đất Việt và thiện lành mới có cơ hội tăng trưởng.
Phat_tu_Myanmar (6)

Tự nhiên tôi nhớ đến xe bán bánh tráng “ông già” ở Sà Gòn. Ông bà là bố đẻ của em Truyền, học trò của tôi. Vừa bán bánh tráng, họ thường xuyên mở các bài kinh, bìa giảng của quý thầy cho người mua hàng và khách quanh đó cùng nghe. Tiếc thay đây vẫn là cá biệt, là số ít.

Đi đến các chùa ở Myanmar chúng tôi thấy Phật tử địa phương mua hoa, trái cây lễ Phật. Tuy nhiên họ bày rất ngăn nắp với số lượng vừa phải. Hai thứ hay được dâng cúng Phật nhất là chuối và dừa. Có lẽ bởi thông dụng nhất. Chúng tôi chưa hề thấy ở đâu Phật tử cúng đồ mặn. Chỉ 100% là hoa và trái cây. Thật là thanh tịnh và sạch sẽ, thơm tho.
Phat_tu_Myanmar (3)

Phật tử Myanmar rất thành tâm và tính tín ngưỡng cũng cao. Chùa nào cũng có chỗ linh thiêng. Cũng thấy giới thiệu chùa nọ thiêng, Phật kia phù hộ độ trì. Và quan sát tôi thấy các Phật tử rất thành kính và rất thường xuyên lễ Phật, ngồi thiền hay tụng kinh.

Cũng nói luôn rằng ở đất nước này không hề có hiện tượng mặc áo ngắn tay, áo hở nách, quần cộc vào chùa. Các Phật tử cũng tự nguyên tháo dày dép để tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật và ngôi chùa. Chuyện này xảy ra bất kể ngày đêm và ở bất cứ ngôi chùa hay ngôi tháp nào. Có hôm, 3 giờ sáng chúng tôi trèo lên một ngôi tháp rất cao ở Bagan. Trời rất lạnh, vậy mà các Phật tử địa phương vẫn nhiệt tình soi đèn pin cho chúng tôi leo và nhắc tháo dày dép. Chao ôi, sao mà họ tốt và thành kính đến vậy.

Myanmar là đất nước của Phật giáo nguyên thủy nên không có các vị ni, tức quý cô. Nữ giới không được xuất gia. Và ở đất nước này có đến hơn môt nửa triệu tăng. Quý thầy là lực lượng quan trọng cho hoằng pháp và hướng dẫn các Phật tử tu tập.

Quãng thời gian ở Myanmar tôi thật sự quý kính những bạn đồng tu nơi đây. Một số thành viên trong đoàn còn không muốn về. 13 ngày trôi đi quá nhanh để rồi chúng tôi muốn quay lại đây lắm.

Khi tôi gõ những dòng này thì nhà hàng xóm đang tụng kinh. Tôi dừng máy ngồi nghe. Không biết cả khu chung cư tôi đang ở có bao nhiêu phần trăm nhận mình là Phật tử và trong đó có bao nhiêu phần trăm là tu thật. Tôi nhớ đến những nụ cười của các Phật tử Myanmar, đến câu nói của anh bạn “Ở nước tôi hầu như không có ai còn tham nữa”. Vậy thì các Phật tử Myanmar không tham, không sân và dĩ nhiên là không si. Họ đang gần Phật rồi. Phật bên cạnh họ thật rồi.

Vậy thì còn tôi thì sao? Còn bạn thì sao?

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

5, Tu Pht như ở Myanmar

6, Bình an như Myanmar

7, Tượng Phật ở Myanmar

8, Kinh sách và đọc như ở Myanmar

9, Bí mật Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2019(Xem: 6359)
Vườn Yêu Thương thực hành hạnh yêu thương với chương trình “ĐIỀU ƯỚC CHO EM” tại Viện Huyết học truyền máu trung ương, Chúng tôi là những thành viên của Vườn Yêu Thương nên luôn thực hành hạnh yêu thương ở mọi lúc mọi nơi, ở bất cứ nơi nào có thể. Chúng tôi là những người con Phật nên luôn thực hành lời Phật dạy. Và chúng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc
27/05/2019(Xem: 9531)
Một hành giả tiến tới Quả Phật như thế nào qua việc trau đồi thiền quán những con đường của động cơ và tuệ trí? Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật trình bày những trình độ của con đường trong một tuyên bố ngắn gọn và thậm thâm, “Tadyata gate gate paragate parasamgate bodhi svaha,” có nghĩa là, “Thật sự là như vậy, tiến tới, tiến tới, tiến vượt tới, tiến vượt tới triệt để, thành tựu Giác Ngộ.”
27/05/2019(Xem: 6650)
Trong Phật giáo có hai loại thực tập căn bản Hiển Giáo và Mật Giáo. Cho đến giờ, chúng ta đang thảo luận về sự thực hành Hiền Giáo. Mục tiêu đặc biệt của Mật Giáo là để cung ứng một con đường nhanh hơn vì thế những hành giả đủ điều kiện có thể phục vụ người khác một cách nhanh chóng hơn. Trong Mật Giáo năng lực của quán tưởng được khai thác để hành thiền trong một sự thực hành gọi là bổn tôn du già. Trong sự thực hành này ta tưởng tượng:
27/05/2019(Xem: 6435)
Vào mỗi lần đại gia đình nhà tôi khi có dịp gặp mặt đầy đủ vào những ngày giỗ lễ lớn quan trọng và phù hợp với School holiday, tôi thường lắng tai nghe các con tôi trao đổi kinh nghiệm sống khi tiếp xúc và xã giao với các bạn bè hay trong công việc của chúng ( hai đứa con tôi mỗi gia đình ngụ tại hai thành phố khác nhau của Australia- Sydney / Melbourne) .
25/05/2019(Xem: 7712)
SỐNG TRỌN VẸN NHƯ THẾ NÀO Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
20/05/2019(Xem: 7884)
Đến tận giây phút này, giờ phút ngồi trước máy tính gõ bàn phím, khi tóc đã bạc sương vào tuổi sáu mươi của đời người ngắn ngủi, tôi vẫn còn nhớ như in buổi học môn Văn của lớp 9/5. Thầy, tôi nhớ không lầm là thầy dạy thế, tạm thời đứng lớp thay cho thầy Xuân mới chuyển công tác, nên cái duyên kết dính với lớp của tôi rất mỏng manh. Buổi học đó thầy giảng đến bài “Các thể loại Thơ”, cứ mỗi thể thơ nhắc đến đều được thầy đưa ví dụ một bài thơ tiêu biểu, và đến thể thơ “Ngũ ngôn” thì thầy đọc ngâm: “Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua…”
17/05/2019(Xem: 7022)
Theo Yahoo News ngày 19/11/2018, nữ dân biểu Hồi Giáo ILhan Omar vừa đắc cử ở Minnesota (nơi đông đảo sắc dân Somalia) nói rằng bà sẽ tranh đấu để hủy bỏ lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại phòng họp của Hạ Viện kéo dài đã 181 năm. Các dân biểu của Đảng Dân Chủ tuần rồi loan báo (vào Tháng Giêng 2019) họ sẽ thay đổi luật cấm choàng khăn tại đây mà điều luật này cũng có nghĩa là cấm đội khăn trùm đầu mà Bà Omar đang đội. Bà Omar còn nói rằng, không ai trùm chiếc khăn này lên đầu tôi. Đó là lựa chọn của tôi và nó được Tu Chính Án Số Một bảo vệ. (No one puts a scarf on my head but me, Omar wrote. “It’s my choice - one protected by the First Amendment.)
16/05/2019(Xem: 8382)
Từ Bi là căn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai (Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543), tr.520, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh). Vì thế, người con Phật không thể không thực hành hạnh từ bi.
14/05/2019(Xem: 16640)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
12/05/2019(Xem: 8616)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau: Trong tâm, tâm không tìm thấy được, bản chất của tâm là linh quang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]