Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Cô Thị Nữ Lưng Gù

15/03/201410:46(Xem: 32097)
42. Cô Thị Nữ Lưng Gù
mot_cuoc_doi_bia_3

Cô Thị Nữ Lưng Gù





Đến Kosambī, đức Phật ghé thăm khu vườn rừng Ghositārāma, khu vườn rừng Kukkuṭārāma, sau đó thì ngài sang ngụ tại lâm viên Pāvārikārāma(1). Nơi nào cũng trên năm bảy trăm vị tỳ-khưu, riêng Pāvārikārāma thì khoảng chừng vài trăm. Các vị trưởng lão niên cao lạp lớn, hiện giờ đang hoằng pháp tại Kosala, Bārāṇasī, Rājagaha, Vesāli, Mallā, Koliya hoặc Kapilavatthu nên chư tăngi tại Kosambī này còn thiếu sự dẫn dắt tu tập, cần phải đặc biệt quan tâm nhiều hơn.

Sau một thời gian giáo giới tại hai trú xứ kia, đức Phật an cư tại vườn rừng Ghositārāma.

Cả đại gia đình ba nhà phú hộ Ghosaka, Kukkuṭa, Pāvārika tức tốc sai gia nhân trang hoàng nhà cửa trong ngoài cho rạng rỡ, quang đãng và sạch sẽ để có dịp họ cung thỉnh đức Phật và tăng chúng về tư gia đặt bát cúng dường.

Dịp này, ông Sumana, là chủ vườn hoa nổi tiếng Kosambī có cơ hội kiếm tiền. Vì bao nhiêu hoa, bao nhiêu tràng hoa cũng không đủ cung cấp cho ba nhà triệu phú tiền rừng bạc biển nầy - để cung đón đức Phật. Nhưng hôm nay, bỗng dưng ông Sumana chợt đăm chiêu, tư lự. Rồi để mặc công việc hái hoa, xâu tràng hoa cho gia nhân, ông tức tốc lên ngựa lần lượt đến gặp ba nhà triệu phú, thưa rằng:

- Xin cho tôi được cung thỉnh đức Phật và tăng chúng chúng chừng mươi vị để cho tôi được dịp cúng dường một lần trong đời.

Cả ba vị phú hộ đồng mỉm cười:

- Tại sao ông lại khởi tâm như thế, này Sumana?

- Thưa, tấm gương bố thí, cúng dường của ba ngài phú hộ như ba ngôi sao tỏ rạng kinh thành Kosambī. Hôm nay, nó lóe sáng lên trong cái tâm hồn tối tăm của tôi. Vậy xin ba ngài gia ân cho kẻ thấp hèn này được như nguyện.

Động lòng bi mẫn, cả ba vị triệu phú đến vườn rừng Ghositārāma thưa bạch với đức Phật thỉnh nguyện của lão trồng hoa, ngài im lặng nhận lời.

Vô cùng sung sướng, ông Sumana trở về nhà, tất bật công việc để ngày hôm sau cung đón đức Thế Tôn. Vốn là nhà trồng hoa nên ông muốn bao nhiêu hoa đẹp, hoa quý mang ra chưng bày hết. Đồng thời, chẳng thèm tính tiền tính bạc, ông sai gia nhân đi mua sắm thức ngon, vật lạ, thượng vị loại cứng, loại mềm để đặt bát. Vườn nhà trong ngoài của ông giờ trông như khuôn viên của cõi trời, được sắp đặt thêm các chỗ ngồi sang trọng, chỗ đi lót thảm quý, những chậu những ghè đựng nước rửa chân, rửa tay có khăn thơm.

Sáng sớm, mọi công việc đã xong, ông xoa tay nở nụ cười hoan hỷ, mãn nguyện.

Trong lúc ấy thì một cỗ xe ngựa quen thuộc từ triều đình đức vua Udena dừng lại ở đầu ngõ. Cô thị nữ sang trọng và quý phái của hoàng hậu Sāmāvatī bước vào với cái lưng hơi gù, với cái giỏ xách tay.

- Có việc gì mà trang hoàng ngôi nhà như cõi trời thế, ông già Sumana?

Ông Sumana hớn hở kể lại mục đích công việc của mình rồi tiếp lời:

- Vậy thì việc mua hoa hằng ngày xin quý nương hoãn lại cho một chút được không? Bao nhiêu hoa tôi đem chưng cả rồi. Một đời, một lần được dịp cúng dường đức Phật mà! Chắc hoàng hậu thánh đức và nhân hậu của chúng ta cũng thông cảm cho thôi!

Nghe chuyện cúng dường đức Phật, tâm cô thị nữ Khujjuttarā lưng gù chợt phát sanh niềm hân hoan kỳ lạ. Một cảm giác phơi phới, lâng lâng khó tả. Cô mỉm cười, dịu dàng đáp:

- Được, không sao! Hơn thế nữa, dù có mang về cung hoa héo, hoa tàn gì chắc hoàng hậu cũng hoan hỷ cả, tại sao ông Sumana biết không?

Rồi cô kể chuyện:

- Hoàng hậu Sāmāvatī là đệ tử của đức Thế Tôn. Năm ngoái, khi đức ngài an cư mùa mưa ở đây, hoàng hậu đã đến nghe pháp, cúng dường. Bà còn hiến cúng cả khu rừng trầm hương cho Ni chúng nữa đó. Hôm ấy, bà đang mang thai, đức Phật có chú nguyện cho trẻ sau này trở thành một hoàng tử tốt. Gần một năm trôi qua, khi sinh đứa trẻ mẹ tròn con vuông, sáng sớm nào, bà cũng hướng vọng về miền Tây Bắc để đảnh lễ đức Tôn Sư. Ôi! Chú hoàng tử nhỏ kháu khỉnh và dễ thương lắm đấy.

Ông Sumana thốt lên:

- Ôi! Lành thay! Quý hóa quá!

Cô thị nữ Khujjuttarā chợt cất giọng buồn buồn:

- Nhưng cũng một năm nay, hoàng hậu của chúng ta không được vui. Tuy nhiên, đức Phật năm nay mà an cư ở đây là tốt rồi!

Ông già Sumana dường như cũng biết chuyện:

- Cái bà thứ hậu Māgaṇḍiyā lấn quyền à?

- Cả nước này ai cũng biết! Nó đẹp quá, kiêu xa quá, rực rỡ quá nên đức vua mê mẩn. Nó là dạ-xoa chứ không phải người! Cái con quỷ cái mà năm kia, đức Phật đã từng chê là “không dám sờ đụng đến, dù là sờ đụng bằng chân” nổi tiếng cả kinh thành ấy mà!

- Ừ, tôi cũng có nghe chuyện ấy.

Chợt cô Khujjuttarā như sực tỉnh, cất giọng mau mắn nói:

- Ôi! Tôi đã sa đà lắm chuyện. Đức Thế Tôn lúc nào ngài ngự đến? Xem tôi có phụ giúp được công việc gì không nào? Chuyện mua hoa tính sau. Tôi cũng muốn ở lại cung đón đức Thế Tôn và còn muốn nghe pháp nữa!

Thế rồi, đúng giờ, đức Phật cùng mười vị tỳ-khưu bộ hành đến nhà người trồng hoa. Ông bà Sumana, cô thị nữ Khujjuttarā và một số gia nhân trân trọng làm bổn phận của mình. Đức Thế Tôn và chư sư độ thực tại chỗ. Cuối buổi ngọ trai, đức Phật chú nguyện phúc lành cho người đã khuất và kẻ hiện tiền đồng lợi lạc, an vui.

Sau đó, đức Phật quán căn cơ, ban bố đến cho gia chủ một thời pháp nói về phước báu của bố thí, cúng dường. Đức Phật cũng nhấn mạnh về đức tin trong sạch, thanh khiết, chân chính là như thế nào? Ngài cũng giảng sơ qua nhưng rõ ràng về bốn hạng người mắt sáng, mắt mù trên thế gian:

Người mắt sáng, ở chỗ sáng tìm về chỗ sáng.

Người mắt sáng, ở chỗ sáng tìm về chỗ tối.

Người mắt mù, ở chỗ tối tìm về chỗ sáng.

Người mắt mù, ở chỗ tối tìm về chỗ tối.

Đến ngang đây, đức Thế Tôn chợt hỏi:

- Vậy ông là hạng người nào trong bốn hạng người ấy, này người trồng hoa?

- Dạ thưa! Con từ chỗ tối tìm về chỗ sáng!

- Đúng vậy! Nhưng ông lấy cái gì để biết mà từ chỗ tối tìm về chỗ sáng, này Sumana?

Thấy ông già lúng túng, cô thị nữ Khujjuttarā lưng gù đứng dậy:

- Bạch đức Tôn Sư! Có phải dùng trí đúng đắn, trí chơn chánh để thấy biết cái đúng, cái sai, cái lành tốt, cái xấu ác không ạ?

Đức Phật nhè nhẹ gật đầu, sau đó, ngài giảng thêm, phân tích cho mọi người rõ những cái thấy biết xấu quấy, sai trái, tức là tà kiến, không nên theo. Và những cái thấy biết đúng đắn, chơn chánh nên thọ trì, nên thực hành là như thế nào!

Cuối thời pháp, phát sanh điều bất ngờ nhất là cô thị nữ Khujjuttarā lưng gù đắc quả thánh Tu-đà-hoàn.

Cảm xúc tâm linh tuôn tràn, cô lặng lẽ quỳ xuống bên chân đức Đạo Sư, thành kính tri ân đảnh lễ mà ngài không nói được nên lời.

Đức Phật biết rõ chuyện gì xảy ra, ngài quay qua nói với cô gái:

- Con đi mua hoa này mà lại được hoa khác, có phải vậy không, này Khujjuttarā?

- Tâu, vâng, bạch đức Thế Tôn!

- Toàn bộ buổi pháp thoại hôm nay, con có thể ghi nhớ và có khả năng lặp lại y hệt như vậy được không, Khujjuttarā?

- Tâu, vâng, bạch đức Thế Tôn! Đệ tử có thể làm được như vậy!

- Ừ! Để lợi ích cho nhiều người, từ rày về sau, con về xin với hoàng hậu Sāmāvatī được đi nghe pháp trong thời gian Như Lai an cư ở đây, được không, này Khujjuttarā?

- Tâu, vâng, bạch đức Tôn Sư! Hoàng hậu chắc sẽ hoan hỷ về điều ấy lắm.

Lúc tiễn chân đức Phật và tăng chúng về rồi, cô thị nữ lưng gù lấy tám đồng tiền vàng mua hoa rồi ra xe trở về hoàng cung.

Thấy một giỏ hoa đẹp và nhiều hơn mọi bữa, hoàng hậu Sāmāvatī ngạc nhiên:

- Sao hoa hôm nay lại nhiều vậy, Khujjuttarā? Ngươi bỏ thêm tiền túi à?

Cô thị nữ thú tội:

- Không phải vậy! Bữa nào cũng tám đồng tiền vàng cả, nhưng con thường ăn bớt hết một nửa, chỉ mua bốn đồng mà thôi!

Bà hoàng hậu hiền từ nói:

- Thế tại sao hôm nay ngươi lại không khởi tâm ăn bớt, này Khujjuttarā?

- Do hôm nay con đã được nghe pháp từ đức Thế Tôn nên con sẽ không còn trộm cắp, ăn bớt, ăn xén xấu xa như trước đây nữa!

- Ồ! Quý hóa quá! Vậy ngươi đã nghe được pháp gì kỳ diệu mà có thể thay tâm đổi tánh tuyệt vời như thế hở Khujjuttarā?

Cô thị nữ cất giọng bí hiểm:

- Pháp ấy nó trong và nó ngọt như nước suối tận nguồn cao. Hôm nay con đã uống được vài giọt. Cõi nhân sinh này không có loại nước ấy đâu, hoàng hậu quý kính ơi!

- Thế ngươi thuyết lại cho ta uống với?

- Pháp ấy không dễ thuyết. Thứ nhất là phải biết kính trọng pháp, thứ hai là phải biết kính trọng người thuyết, thứ ba là người thuyết và người nghe phải dọn mình cho sạch sẽ, thanh tịnh!

Hoàng hậu Sāmāvatī do khát khao giáo pháp nên chẳng nệ hà gì, làm theo tất thảy mọi yêu cầu nghiêm túc của cô thị nữ. Mọi người còn chưng hoa và xông hương chiên đàn nên cả không gian chợt trở thơm ngát và thanh tịnh

Vậy là buổi chiều, sau khi ai cũng tắm rửa sạch sẽ, cô thị nữ ngồi trên pháp tọa cao, giảng nói lại toàn bộ buổi pháp thoại buổi sáng của đức Thế Tôn cho hội chúng gồm hoàng hậu Sāmāvatī và một số cung nga thể nữ nghe!

Cô thị nữ Khujjuttarā lưng gù đã tỏ ra bản lãnh thiên tài của một vị pháp sư, không những ý nghĩa khúc chiết, mạch lạc mà giọng nói còn trầm bổng, du dương như thu nhiếp hồn người.

Và cũng kỳ diệu thay! Đức Phật dẫu ở xa, nhưng ngài đã hướng tâm nghe được và ngài còn biết khá nhiều cung nga, thể nữ đã được uống giọt nước bất tử!



(1)Hoặc Pāvārikambavana.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/11/2017(Xem: 7712)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo, Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tập là thoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.
30/10/2017(Xem: 11470)
Giữa tháng 9 năm 2017, chúng tôi đi Paris, nước Pháp, để thăm gia đình và bạn bè, đã 10 năm chưa có dịp gặp lại. Thi và tôi đã để ra 3 ngày đi thăm vợ chồng người bạn của Thi khi còn học ở trường Trung học Gia Long - Saigon, vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Chị Hồng và anh Ngọc đang ở tại thành phố Oberhausen. Đây là thành phố nằm trong vùng kỹ nghệ sông Ruhr thuộc tiểu bang NordRhein- Westfalen, phía Tây-Bắc nước Đức.
30/10/2017(Xem: 10095)
Dưới đây là bài viết của Lạt-ma Denys tóm lược một số các bài thuyết giảng của chính tác giả tại ngôi chùa Tây Tạng Karma Ling, tọa lạc trong vùng núi Alpes trên đất Pháp. Bài viết nêu lên một sự hiểu biết mang một tầm quan trọng vô song trong Dharma/Đạo Pháp của Đức Phật, đó là khái niệm "Tương liên, tương tác và tương tạo" giữa tất cả mọi hiện tượng dù vô hình hay hữu hình, thuộc thế giới bên ngoài hay bên trong tâm thức một cá thể. Tiếng Pa-li gọi khái niệm này là Paticca-samuppada, tiếng Phạn là Pratitya-samutpada, tiền ngữ "pratitya" có nghĩa là "lệ thuộc vào" [một thứ gì khác], hậu ngữ "samutpada" có nghĩ là "hiện lên" hay "hình thành"..., Các ngôn ngữ Tây Phương gọi khái niệm này là: Interdependence, dependent origination, dependent arising, dependent co-production, conditioned co-production, conditioning co-production, v.v.; kinh sách Hán ngữ gọi là "Lý duyên khởi". Có thể tạm dịch sang tiếng Việt là "Nguyên lý tương liên, tương tác và tương tạo", tuy nhiên cũng có thể gọi vắn
27/10/2017(Xem: 10407)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ. Nhỏ như chuyện bất hoà khó chịu xảy ra liên tục với người xung quanh. Nhỏ như yêu thương người này ghét bỏ người kia một cách tự nhiên, hay người này cực khổ chăm sóc nuôi dưỡng người kia mà bị người kia càm ràm nặng nhẹ gây khó dễ hết chuyện này sang chuyện khác, hoặc chính bản thân mình đau ốm bệnh hoạn triền miên chạy chữa khắp nơi mà không dứt bệnh. Lớn như chuyện con cái trong nhà không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, ra ngoài xã hội quậy phá phạm luật chịu cảnh tù tội khiến kẻ làm cha làm mẹ chịu nhiều lo âu và đau khổ.
26/10/2017(Xem: 9885)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
23/10/2017(Xem: 29406)
Tin vui: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng, Rudolf Breuss đã dành cả cuộc đời để tìm cách chữa bệnh ung thư và cuối cùng vị nhân sĩ người Áo này đã thành công.
23/10/2017(Xem: 102068)
Gần hai tuần qua chúng ta nghe tin tức phóng sự trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc Hoa Kỳ về cảnh cháy rừng khủng khiếp ở vùng bắc San Francisco bang California. Theo báo cáo cách đây 4 ngày thì khoảng 250,000 km2 diện tích bị cháy (tương đương với diện tích tiểu bang New York). Nhà cửa bị cháy, 43 người chết, hơn 200 người mất tích, và gần 40,000 người phải di tản. Hiện nay đám cháy vẫn còn tiếp diễn nhưng ở một vài nơi cư dân di tản đã được phép trở về lại nhà của mình.
17/10/2017(Xem: 8610)
Văn hóa Phật giáo tại hội sách Frankfurt Book Fair lớn nhất thế giới 2017 Đây là lần đầu tiên 2 chúng tôi đi Đức và cũng là lần đầu tiên đến với hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Chúng tôi lại được Thầy của chúng tôi, TS Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp dẫn đi. Một tuần ở hội sách chúng tôi mệt lừ nhưng ai cũng hạnh phúc vì chúng tôi học được rất nhiều và hơn thế nữa những trải nghiệm từ nhiều góc độ làm chúng tôi trưởng thành hơn. Nhưng trong bài này, chúng tôi chỉ chia sẻ 1 góc rất nhỏ về văn hóa Phật giáo ở đây trong những ngày qua.
17/10/2017(Xem: 7864)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
15/10/2017(Xem: 11528)
Giới đàn là một trong những sinh hoạt đặc thù của Tăng-già, được quy định hết sức chặt chẽ trong Luật tạng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thực hiện giới đàn chưa được quan tâm một cách nghiêm túc cần thiết. Sau đây là một trong những hiện tượng như thế. Từ lá thư hoài nghi của một tân giới tử Tỳ-kheo-ni… Vào một buổi chiều tháng 12 gần cuối nămdương lịch, người viết tới thăm Hòa thượng Luật sư Thích Minh Thông tại Giới đàn viện Huệ Nghiêm. Vì là chỗ Thầy trò, cũng là để học hỏi và trao đổi giới luật với ngài nên chúng tôi thường xuyênlui tới mỗi khi có dịp. Lần này vào thăm ngài, bàn trà chưa kịp rót ra như mọi khi thì Hòa thượng đã vội đến bàn làm việc, lục tìm trong chồng thư từ ra một bức thư chuyển phát nhanh. Hòa thượng trở lại bàn trà và mở lá thư ra đọc cho người viết nghe nội dung bức thư ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]