Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

41. Tuệ Quán Ở Đây Và Bây Giờ

15/03/201408:40(Xem: 32469)
41. Tuệ Quán Ở Đây Và Bây Giờ
blank
Tuệ Quán
Ở Đây Và Bây Giờ

Thời pháp của đức Thế Tôn hôm ấy giống như điều chỉnh toàn bộ sự lập tâm, lập hạnh sai lầm của rất nhiều tỳ-khưu tăng cũng như ni. Hướng đến giác ngộ, giải thoát, Niết-bàn phải là mục tiêu tối hậu; đồng thời, sự giải thoát ấy phải ở ngay trong hiện tại này, trong đời sống này.

Một số vị phàm tăng thắc mắc:

- Hiện tại? Cái gì là giải thoát trong hiện tại?

- Trong đời sống này, cuộc đời này thì làm thế nào giải thoát được khi ai cũng đang dẫy đầy tham, sân, si như thế này?

- Ôi! Vô lượng chủng tử xấu ác, bất thiện ngủ ngầm trong tâm làm sao cắt đứt hết được bây giờ?

Biết được sự nghi ngờ, thắc mắc đã xảy ra những cuộc đối thoại, trao đổi nơi này và nơi kia trong tăng chúng về kết luận cuối cùng của ngài vào thời pháp hôm trước nên đức Phật lại phải triệu tập chư tăng ni, tổ chức một thời pháp khác nữa.

Lần này, đức Phật thuyết rộng rãi hơn.

- Này đại chúng! Những người có căn trí họ có khả năng giải thoát sinh tử khổ đau ngay hiện tại này, ngay trong đời sống này. Họ làm thế nào chư vị biết không? Họ thường trực thắp nơi tâm thức một ngọn đèn, vậy là cái gì xảy ra, đang xảy ra đều được soi sáng, đều được thấy rõ cả.

Cụ thể là cái gì đang xảy ra nơi thân thể, nơi cảm giác, nơi tri giác, nơi tâm hành, nơi tâm thức họ đều ghi nhận một cách trung thực; và họ luôn loại trừ cách thế xử lý chủ quan của bản ngã, theo tình cảm hoặc theo lý trì thường nghiệm riêng tư của mình. Như chân, như thực là ở chỗ đó. Sự sống, đời sống này nó luôn xảy ra trong hiện tại trong từng hơi thở, trong từng cảm giác, tri giác và trong từng trạng thái tâm lý. Bỏ quên, bất giác hay thất niệm cái hiện tại đang là ấy chính là đánh mất sự sống.

Người đời họ không thể làm được vậy. Có người không sống được trong thế giới hiện tại mới tinh khôi ấy mà họ chỉ thích sống với quá khứ.

Ôi! Quá khứ của tôi huy hoàng và oanh liệt dường bao! Tôi có sức vóc thanh xuân, tuổi trẻ; tôi có địa vị, danh vọng, bạc tiền, tha hồ hưởng thụ, vui chơi; rồi còn biết bao nhiêu là sở thích, đam mê, ham muốn góc trời, cuối biển. Có người không may mắn có quá khứ tốt đẹp như vậy, họ bất hạnh hơn. Thế là những đau thương sầu buồn đâu từ quá khứ dồn dập đổ về phủ chụp tâm trí họ. Làm họ luôn luôn hồi ức, hồi tưởng mà than thở ỉ ôi, chúng làm yếu nhược, tê liệt tất thảy mọi quan năng, mọi cảm giác, tri giác trong hiện tại. Quá khứ đã qua rồi, chỉ là bóng ma phải chăng? Là hình sương, bóng khỏi, phải chăng? Là một nghĩa địa đã chôn vùi biết bao xác chết kỷ niệm ấy, nhưng những kẻ sống với quá khứ, tầm cầu cái quá khứ thường hay bới nó lên, móc nó lên, đào cuốc nó lên bốc mùi thối hoắc: Những hận, những thù, những ghét, những oán, những sầu, nhưng não, những ưu kể cả bi hoan, ái lạc và cái gì cũng đã thối rữa cả rồi!

Tầm cầu quá khứ như vậy chỉ đưa đến phiền não, chồng chất phiền não là dĩ nhiên vậy.

Một số người khác lại thích sống với tương lai xa vời nào đó bởi ước vọng, bởi ước mơ, bởi bản ngã phóng đại, phóng vọt tới đằng trước; bởi dự báo, bởi dự định, bởi thiết định, bởi lập trình, bởi dự tưởng thế nào đó.

Ôi! Mai này ta sẽ là một thanh niên sức khỏe dồi dào như vậy, ta sẽ có địa vị như vậy, danh vọng như vậy, vợ con xinh đẹp và nhà cao cửa rộng như vậy. Vào ra, đến đi, võng lọng, ngựa xe, hầu trai, tớ gái chầu chực hầu hạ từ nhà trong ra cửa ngoài như vậy, như vậy. Chúng đều là ảo tưởng, không thực.

Tuy nhiên, trong an vui, hạnh phúc ấy làm sao tránh khỏi những buồn đau, mất mát, thất vọng hay tuyệt vọng. Ví dụ, những bà vợ thương yêu có thể họ ngoại tình, phản bội? Con cái có thể cứng đầu, khó dạy hoặc ngỗ nghịch, bất hiếu? Bạn bè có thể lường gạt, chơi xấu, bôi nhọ thanh danh? Rồi có thể nào có nạn vua quan, nạn nước, nạn lửa, nạn cướp bóc, nạn bão lũ làm cho tiêu tan nhà cửa, ruộng vườn? Nghĩ đến những chuyện tương lai ấy họ lại buồn thương, sầu khổ! Có quái lạ không chứ? Hóa ra, họ khổ, họ vui, họ sầu, họ lạc từ những hình ảnh, sự kiện, dữ kiện chưa hề xảy ra?

Bởi vậy, bậc trí giả, hành giả muốn có tâm giải thoát, tuệ giải thoát ngay hiện tại này, ngay đời sống này, đầu tiên là họ không được truy tìm, tầm cầu vào quá khứ vì quá khứ là cái đã qua rồi, đã chết rồi! Họ cũng không được vọng móng, vọng tưởng về tương lai vì tương lai là cái gì chưa đến, chưa hề xảy ra.

Rồi đức Phật tóm tắt bằng đoạn kệ:

“- Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai thì chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây!..
Sau đó, đức Phật tiếp tục giảng nói với đại ý rằng:

- Chư Thinh Văn đệ tử của Như Lai chỉ sống với từng sát-na hiện tại này. Và họ biết làm thế nào để sống trong hiện tại mà không bị hiện tại cuốn trôi? Trở về với hiện tại là trở về trong sự tỉnh thức, chú tâm, chánh niệm để tiếp xúc với thực tại nhiệm mầu luôn luôn sinh động và mới mẻ, chứ đừng để mình bị chảy trôi trong dòng sông cảm giác, dòng sông tri giác, dòng sông tâm lý, dòng sông tâm thức mà bao giờ chúng cũng là hình bóng bất thực của bản ngã chiếu rọi nên, vẽ vời nên, phóng đại ra. Ở đó là tôi thương bi, tôi sầu buồn, tôi lo sợ, tôi bất an, tôi xao xuyến, là tôi như thế này, là tôi như thế kia. Họ không còn bị chi phối bởi những cái ngã ấy nữa, chúng chỉ là giọt nước cảm giác, giọt nước tri giác, giọt nước tâm lý, giọt nước tâm thức trôi chảy liên miên bất tận. Phải quán chiếu thân tâm thực tại này ngày đêm như vậy. Rỗng không và giải thoát. Đừng hẹn đến tương lai, và biết đâu, ngày mai tử thần sẽ đến gõ cửa?

... Quán chiếu bây giờ đây

Hơi thở, sự sống này

Bậc trí giả biết vậy

Chú niệm, an trú tâm
Bất động, không xao động

Từng sát-na hiện tiền

Hôm nay tinh cần hành
Ngày mai ai biết được

Tử thần đến bất ngờ

Làm sao xin xỏ được?

Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi nhứt dạ hiền(1)

Bậc an tịnh, trầm lặng”.

Bài kệ này, sau này, chư vị trưởng lão như hai vị đại đệ tử, như chư vị tôn giả Mahā Kassapa, Mahā Kaccayana và Ānanda... thường hay trùng tuyên cho rất nhiều hội chúng tu học, riết rồi phần đông tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni đều thuộc nằm lòng cả.



(1) Bài kinh “Bhaddekaratta” - Hòa thượng Minh Châu dịch là “ Nhất dạ hiền giả kinh”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2017(Xem: 8011)
Sáng chủ nhật ngày 30 tháng 7, dưới sự chứng minh của Thượng toạ Thích Đức Thiện - Tổng thư ký Trung ương GHPG Việt Nam, Trụ trì chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh và Thượng toạ Thích Bửu Chánh - ủy viên Hội Đồng Trị Sự TWGHPGVN, phó ban Hoằng Pháp Trung Ương, phó viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM, viện chủ Thiền viện Phước Sơn TP Biên Hòa, CLB Trí thức Doanh nhân Sư sỹ Phật tử Hà Nội đã chính thức ra mắt.
01/08/2017(Xem: 11435)
Với truyền thống tốt đạo đẹp đời đất nước ta đã có chiều dài lịch sử bốn nghìn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam có tín ngưỡng lâu đời là thờ cúng ông bà tổ tiên. Thế cho nên đạo thờ ông bà tổ tiên nói lên tinh thần hiếu thảo là văn hóa đạo đức bất di bất dịch đối với đời sống đạo đức con người.
29/07/2017(Xem: 8922)
Đó là một trong những phương pháp mình phải thực tập. Đó cũng là một trong những phương pháp mình phải thiền tập. Khi nảy có một Phật tử nói khi đó mình niệm Phật. Câu trả lời rất hay. Hay ở chỗ mình không đi theo cái bực bội của mình, mình không đi theo cái phiền muộn của mình, mình không đi theo cái bất như ý của mình mà chỉ nhớ tới Phật, thì rõ ràng những cái kia không có cơ hội tồn tại trong tâm thức mình. Mình nghĩ tới Phật thì không có tâm nào nghĩ tới những bất như ý đó nữa, cho nên những cái đó tự lặn xuống
29/07/2017(Xem: 11304)
Nhận được bản thảo quyển sách Con Đường Duy Nhất do ban biên tập Thư Viện Hoa Sen kết tập từ các bài viết của chúng tôi gửi đăng, chúng tôi rất lấy làm vui vì sách sẽ được chính thức xuất bản và phát hành rộng rãi trên toàn cầu bởi đại công ty Amazon. Con Đường Duy Nhất – tựa sách mà ban biên tập Thư Viện Hoa Sen đã lấy từ bài đầu tiên trong số 21 bài, sẽ trở thành một quyển sách có ý nghĩa và giá trị như tên gọi. Con đường duy nhất ở đây nói lên triết lý sống theo quan điểm đạo Phật, xây dựng con người biết cách hoàn thiện chính mình để sống dấn thân, cống hiến, và phục vụ nhân loại mà không bị dòng đời cuốn trôi.
28/07/2017(Xem: 5995)
Thưa Thượng tọa Trụ trì, Thượng tọa Tâm Hiền cùng tất cả Phật tử quý mến. Hôm nay là ngày 7 tháng 7 năm 2017, tại chùa Từ Đàm thành phố Birmingham, vương quốc Anh. Tôi có duyên được gặp hai Thượng tọa và các nam nữ Phật tử hiện diện trong ngôi chùa ấm cúng, đạo vị này. Nhân đây, tôi xin chia sẻ pháp thoại đến quý vị với đề tài Làm Mới Thân Tâm.
28/07/2017(Xem: 6769)
Hòa Thượng Thích Thông Hải đang thực hiện một đài truyền hình toàn cầu, nơi Phật tử từ khắp thế giới, kể cả từ Việt Nam hay Anh, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Nga... có thể xem được qua các thiết bị di động. Chương trình truyền hình 24 giờ này có thể xem qua điện thoại di động hay máy tính bảng, với một app miễn phíđược hạ tải một lần. Phật tử muốn dùng miễn phí app này, có thể vào mạng gbtvapp.com để cài đặt miễn phí. Hòa Thượng Thích Thông Hải đã trình bày về chương trình này với ba vị khách văn nghệ tới thăm Tu Viện An Lạc ở Ventura, California, hôm Thứ Ba 11 tháng 7/2017.
27/07/2017(Xem: 8727)
Khóa tu mùa hè năm 2017 tại chùa Ba Vàng kéo dài 1 tuần, từ chủ nhật ngày 23 tháng 7 đến tối thứ 7 ngày 29 tháng 7. Gần một ngàn sinh viên, thanh niên có may mắn được quy tụ về chùa để có trọn 1 tuần để nghỉ ngơi, thư giãn, để tu học và để tìm lại chính mình.
27/07/2017(Xem: 5936)
Cần nói rõ ngay từ dòng chữ đầu tiên, rằng đây là chuyện Quốc hội Mỹ, không dính gì tới Quốc hội Tây, Tàu, Ta, Đức, Nhật… Nói thế, để hoàn toàn xa lìa mọi liên tưởng không thích nghi. Và tỉnh thức, là nói theo nghĩa Thiền tập, tức là mindfulness, một phương pháp đang ứng dụng nhiều tại Hoa Kỳ, không còn ý nghĩa tôn giáo và được dùng chỉ như một liệu pháp đa dụng.
27/07/2017(Xem: 5598)
Hãy hình dung về một nhà nước, từ người lãnh đạo cho tới cán bộ cấp làng xóm, rủ nhau tập Thiền mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi giây phút… Nói như thế, có vẻ như chúng ta đang nói về một Tây Tạng một thời quá khứ? Không. Bài này không nói gì về chuyện xưa, chỉ muốn nói chuyện nay. Cũng không nói về các nhà nước Tây, Tàu, Ta, Đức, Nhật… và chỉ có ý nói về các nhà nước Anh, Úc, và một phần Hoa Kỳ, dựa theo các bản tin tiếng Anh, và độc giả có thể dò lại nguồn tin bằng cách đưa dòng chữ nhan đề của bản tin vào Google để tìm.
23/07/2017(Xem: 7231)
Nam mô Phật đà da Nam mô Đạt ma da Nam mô Tăng già da Thưa đại chúng, trước khi nghe pháp thoại, xin đại chúng ngồi ngay thẳng, thân và tâm có mặt trong nhau để chúng ta thực tập thiền tập, khiến cho ba nghiệp của tất cả chúng ta giờ này thanh tịnh. Nhờ ba nghiệp (nghe không rõ)…. mà đưa tới sự chuyển hóa … (nghe không rõ) Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe, Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]